Nhạc sĩ Phạm Duy: Nhào nặn 2 câu ca dao quen thuộc thành nhạc sĩ phẩm nổi tiếng “Tóc mai sợi vắn sợi dài”


CA KHÚC “TÓC MAI SỢI VẮN SỢI DÀI”

  • Tên ca khúc: Tóc mai sợi vắn sợi dài
  • Nhạc sĩ sáng tác: Phạm Duy
  • Thể loại: Trữ tình
  • Năm ra đời: 1969
  • Ca sĩ thể hiện tiêu biểu: Thái Thanh

Ca khúc “Tóc mai sợi vắn sợi dài” ra đời trong hoàn cảnh nào?

Phạm Duy là người nhạc sĩ luôn đau đáu về quê hương, đất nước. Phạm Duy sống và viết nhạc với những vui, buồn, sướng, khổ, nhục, vinh… của bao kiếp người hằn trên đất Việt. Ông luôn tự hào về giống nòi, truyền thống lịch sử, đất nước mình. Và đặc biệt, ông luôn cố gắng đưa hồn cốt dân gian Việt Nam vào âm nhạc. Phạm Duy đã dành nhiều thời gian nghiên cứu, phổ nhạc cho ca dao.

Chỉ bằng hai câu ca dao ngắn ngủi: “Tóc mai sợi vắn sợi dài/ Lấy nhau chẳng đặng thương hoài ngàn năm” mà Phạm Duy đã sáng tác nên ca khúc nổi tiếng “Tóc mai sợi vắn sợi dài”. Cho đến nay, ca khúc này vẫn còn chỗ đứng nhất định trong lòng công chúng.



hoan-canh-ra-doi-ca-khuc-toc-mai-soi-van-soi-dai-cua-nhac-si-pham-duy-0
Tờ bìa ca khúc “Tóc mai sợi vắn sợi dài”

Nhạc sĩ Phạm Duy sáng tác “Tóc mai sợi vắn sợi dài” năm 1969 và phổ biến rộng rãi ở Sài Gòn. Trước năm 1975, danh ca Thái Thanh đã thu âm ca khúc này và rất được yêu thích. Sau năm 1975, con gái của bà là Ý Lan đã trở thành thế hệ thứ hai hát ca khúc này. Bà song cùng với Vũ Khanh tạo nên bản cover vô cùng ấn tượng. 

Dưới đây là ca khúc “Tóc mai sợi vắn sợi dài” của nhạc sĩ Phạm Duy:

Thuở ấy em vừa thôi kẹp tóc

Thuở ấy anh vừa thôi học xong

Yêu anh, yêu anh em làm thơ

Yêu em, yêu em anh soạn nhạc

Thuở ấy thơ còn non mùi sữa

Thuở ấy tiếng đàn nghe vụng quá

Cho nên không khoe nhau bài thơ

Cho nên không khoe nhau bài nhạc

Ở nhà mẹ dạy câu ca

Mang ra cho nhau nghe nhé

Ở nhà mẹ dạy câu ru

Mang ra cho nhau ghi nhớ.

A à ! Lan Huệ sầu ai Lan Huệ héo

Lan Huệ sầu đời trong héo ngoài tươi.

Từ đó ta thành đôi tình nhân

Từ đó ta cùng vui tình xuân

Yêu nhau, yêu nhau theo thời gian

Xa nhau, xa nhau theo mộng tàn

Từ đó em làm dâu người ta

Từ đó anh thành anh nghệ sĩ

Em thôi, em thôi không làm thơ

Em yên, em yên vui chuyện nhà

Còn đời người bạn năm nao

Trôi theo, trôi theo cơm áo

Cười đùa đàn địch xôn xao

Nhưng không quên câu hoa héo.

A à ! Lan Huệ sầu ai Lan Huệ héo

Lan Huệ sầu đời trong héo ngoài tươi.

Ðời sống trôi hoài không nghỉ ngơi

Ðời sống kéo dài cõi trần ai

Con tim, con tim gieo ngàn nơi

Anh yêu, anh yêu cũng nhiều rồi

Lòng vẫn thương người em tuổi thơ

Lòng vẫn nhớ tình duyên ngày xưa

Bao nhiêu, bao nhiêu thiên Trường Ca

Không qua, không qua câu Mẹ hò

Ngày nào Mẹ dạy câu ca

Ðôi ta ru nhau trong gió

Ngày rày đọc lại câu thơ

Mưa rơi, mưa rơi trên má.

A à ! Tóc mai sợi vắn sợi dài

Lấy nhau chẳng đặng, thương hoài ngàn năm.

“Tóc mai sợi vắn sợi dài” – Lấy nhau chẳng đặng thương hoài ngàn năm

Từ hai câu ca dao, nhạc sĩ Phạm Duy đã phổ nhạc thành một bài rất hay, được mở đầu bằng hai tiếng thân thương: “Thuở ấy”. Đó là cái thuở ban đầu lưu luyến chẳng ai quên được. Khi ấy, em vừa “thôi kẹp tóc” để thành thiếu nữ buông xõa mái tóc thề và anh thì vừa học xong. Mối tình tuổi mới lớn vốn đã đẹp, lại càng đẹp hơn khi “Yêu anh em làm thơ” và “Yêu anh em soạn nhạc”. Hai trái tim loạn nhịp yêu thương được gần nhau hơn nhờ mối tương giao đồng điệu thi ca. Thuở ấy, dù lời thơ còn non, tiếng đàn còn vụng về nhưng vẫn là nét chấm phá đẹp đẽ tạo nên mối tình đẹp mơ: 

“Thuở ấy em vừa thôi kẹp tóc

Thuở ấy anh vừa thôi học xong

Yêu anh, yêu anh em làm thơ

Yêu em, yêu em anh soạn nhạc

Thuở ấy thơ còn non mùi sữa

Thuở ấy tiếng đàn nghe vụng quá

Cho nên không khoe nhau bài thơ

Cho nên không khoe nhau bài nhạc”

Đoạn đầu của ca khúc “Tóc mai sợi vắn sợi dài” đã nhắc lại thuở ban đầu tươi đẹp, đôi trai gái yêu nhau, được kết nối nhờ tình yêu thi ca, đây là điều ít thấy trong nhiều mối tình thường tình khác. Họ đến với nhau bằng nhịp đập tương lân giao cảm của thơ và nhạc nên chuyện tình trở nên thơ mộng hơn, đẹp đẽ hơn bao giờ hết.

“Ở nhà mẹ dạy câu ca

Mang ra cho nhau nghe nhé

Ở nhà mẹ dạy câu ru

Mang ra cho nhau ghi nhớ

A a à!

Lan Huệ sầu ai Lan Huệ héo

Lan Hậu sầu đời trong héo ngoài tươi”

Câu ca dao mẹ đọc, lời ru mẹ hát chính là những bài học đầu đời nâng bước con lớn khôn. Những câu ca dao mộc mạc đã nuôi dạy chúng ta nên người. Và chuyện tình ở nơi đây cũng đã được nuôi dưỡng bằng tinh hoa từ đồng gió nội phả làn gió ngọt lành của ca dao trữ tình dân tộc. 



hoan-canh-ra-doi-ca-khuc-toc-mai-soi-van-soi-dai-cua-nhac-si-pham-duy-9
Lời bài hát “Tóc mai sợi vắn sợi dài”

Câu ca dao mẹ hát “Lan Huệ sầu ai Lan Huệ héo”, những loài hoa mà cũng biết u sầu huống chi lòng người. Nỗi sầu man mác từ lời nhạc đem đến cho người nghe từ nỗi sầu không định hình rõ rệt là “vì ai” mà đã mang đến nỗi buồn nhẹ nhàng “sầu ai”. Người có buồn thì buồn vậy nhưng bề ngoài vẫn vui vẻ để sống với đời, như Lan Huệ dù sầu vẫn “trong héo ngoài tươi”.

Từ đó ta cùng vui tình xuân

Yêu nhau, yêu nhau theo thời gian

Xa nhau, xa nhau theo mộng tàn

Từ đó em làm dâu người ta

Từ đó anh thành anh nghệ sĩ

Em thôi, em thôi không làm thơ

Em yên, em yên vui chuyện nhà”

Tình yêu từ hạt giống nhỏ đã nảy mầm “cùng vui tình xuân”. Nhưng hạnh phúc chẳng tày giang, tình dang dở phải “xa nhau theo mộng tàn”, vì cuộc đời không là mùa xuân mãi mãi và cuộc tình không đẹp như câu hát lời thơ. 

Câu ca dao “Lan Huệ sầu ai Lan Huệ héo/Lan Huệ sầu đời trong héo ngoài tươi” như vận nỗi “sầu đời” vào cuộc tình của đôi trẻ. Ngã rẽ cuộc đời đã đưa đôi tình nhân đi hai lối: “Từ đó em làm dâu người ta” và “anh thành anh nghệ sĩ”. Em thôi không làm thơ để yên vui bên chồng, anh thì vẫn tiếp tục một đời nghệ sĩ. Những kỷ niệm đẹp đẽ thuở ấy cứ theo anh mãi.

“Còn đời người bạn năm nao

Trôi theo, trôi theo cơm áo

Cười đùa đàn địch xôn xao

Nhưng không quên câu hoa héo

A a à!

Lan Huệ sầu ai Lan Huệ héo

Lan Huệ sầu đời trong héo ngoài tươi”

Và đời “người bạn thơ” năm nao đã trôi theo cơm áo. Người nghe nhạc cảm được những nốt nhạc trôi nhanh theo dòng đời vô tình chảy xuôi lãng phai theo năm tháng. Dù là trôi nhanh nhưng còn lắng đọng lại niềm luyến tiếc lung linh trầm mặc những viên đá cuội hoài niệm trong dòng chảy thời gian vô tình trôi.

Nhưng người nghệ sĩ vẫn lưu luyến những kỷ niệm xưa: “Cười đùa đàn địch xôn xao/ Nhưng không quên câu hoa héo”. Định mệnh đã chia rẽ mỗi người mỗi ngả:

“Ðời sống trôi hoài không nghỉ ngơi

Ðời sống kéo dài cõi trần ai

Con tim, con tim gieo ngàn nơi

Anh yêu, anh yêu cũng nhiều rồi

Lòng vẫn thương người em tuổi thơ

Lòng vẫn nhớ tình duyên ngày xưa

Bao nhiêu, bao nhiêu thiên Trường Ca

Không qua, không qua câu Mẹ hò”

Người nghệ sĩ dấn thân vạn nẻo đường, con tim gieo yêu thương trên từng cung đàn tiếng nhạc ngàn nơi, và cũng trải qua nhiều yêu thương nhưng “lòng vẫn thương người em tuổi thơ”. Có lẽ là vì kỷ niệm mối tình thơ dại buổi ban đầu không ai quên được, và những câu ca dao mẹ dạy vẫn khắc ghi trong lòng nhớ về duyên nơi quê cũ ngày xưa.

“Bao nhiêu thiên trường ca không qua câu mẹ hò” – đó là thông điệp của nhạc sĩ, đề cao giá trị kho tàng ca dao của dân tộc qua tiếng hát của mẹ, gửi nhắn cho chúng ta luôn biết trên trọng, yêu thêm tiếng Việt của mình. Những ca khúc của Phạm Duy thường lấp lánh bóng dáng quê hương qua các làn điệu, ca dao bình dị mà thấm đẫm tình quê:

“Ngày nào mẹ dạy câu ca

Đôi ta ru nhau trong gió

Ngày rày đọc lại câu thơ

Mưa rơi, mưa rơi trên má

A a à!

Tóc mai sợi vắn sợi dài

Lấy nhau chẳng đặng, thương hoài ngàn năm…”

Khi đã xa nhau, nghe lại câu thơ cũ bên tiếng mưa rơi, nỗi nhớ lại ùa về. Lòng chợt nhớ thương hoài những năm tháng xưa.

Cuối cùng, bài hát đã mượn câu ca dao để kết lại khiến người nghe cảm động trước tấm chân tình và cảm thương trước nỗi si tình người con trai dành cho mối tình thuở ấy:

“Tóc mai sợi vắn sợi dài

Lấy nhau chẳng đặng, thương hoài ngàn năm”.



Theo Amnhac.net

Các bài viết khác:
Vì sao ban nhạc anh chị em nhà họ Phạm lại chọn cái tên “Thăng Long”?
Vì sao ban nhạc anh chị em nhà họ Phạm lại chọn cái tên “Thăng Long”?
[ad_1] Thông tin cơ bản về ban hợp ca Thăng Long Thành lập: 1949 tại Hà Nội Thể loại: Nhạc tiền chiến Hoạt động sôi nổi: Thập niên 1950 Ca...

Top 3 ca khúc hay nhất của ca sĩ Thế Sơn
Top 3 ca khúc hay nhất của ca sĩ Thế Sơn
[ad_1] Ca sĩ Thế Sơn là một giọng ca nhạc vàng bolero nổi tiếng, có không ít ca khúc hit được khán thính giả yêu mến. Nguồn: Internet Ca sĩ...

Nhạc sĩ Lữ Liên và “gia đình nghệ thuật” nổi tiếng
Nhạc sĩ Lữ Liên và “gia đình nghệ thuật” nổi tiếng
[ad_1] Nhạc sĩ Lữ Liên (1917 - 2012) tên thật là Lữ Văn Liên,  quê ở Hải Phòng. Ông từng theo học tại trường THPT Tiên Lãng và tốt nghiệp...

Nhạc sĩ Dương Thiệu Tước: Gửi hồn dân tộc trên điệu Tây phương
Nhạc sĩ Dương Thiệu Tước: Gửi hồn dân tộc trên điệu Tây phương
[ad_1] HỒ SƠ TIỂU SỬ NHẠC SĨ DƯƠNG THIỆU TƯỚC Tên khai sinh: Dương Thiệu Tước Ngày sinh: 1915 - 1995 Quê quán: làng Vân Đình, Hà Nội Nghề nghiệp:...

Ca khúc “Tiếng dân chài” của nhạc sĩ Phạm Đình Chương: Bức tranh siêu đẹp về cảnh lao động hăng say của người cần lao miền biển
Ca khúc “Tiếng dân chài” của nhạc sĩ Phạm Đình Chương: Bức tranh siêu đẹp về cảnh lao động hăng say của người cần lao miền biển
[ad_1] CA KHÚC "TIẾNG DÂN CHÀI" Sáng tác: Phạm Đình Chương Thể loại: Nhạc tiền chiến Năm ra đời: 1950 Ca sĩ thể hiện tiêu biểu: Ban hợp ca Thăng...

Hoàn cảnh ra đời “Thương tình ca”: Bản tình ca đích thực gắn với mối tình cao thượng nhất đời Phạm Duy
Hoàn cảnh ra đời “Thương tình ca”: Bản tình ca đích thực gắn với mối tình cao thượng nhất đời Phạm Duy
[ad_1] CA KHÚC "THƯƠNG TÌNH CA" Tên ca khúc: Thương tình ca Nhạc sĩ sáng tác: Phạm Duy Thể loại: Trữ tình Năm ra đời: 1956 Ca khúc "Thương tình...

Giải mã ý nghĩa khác biệt giữa 2 câu hát “trốn phong ba” và “chốn phong ba” trong ca khúc “Thành phố buồn”
Giải mã ý nghĩa khác biệt giữa 2 câu hát “trốn phong ba” và “chốn phong ba” trong ca khúc “Thành phố buồn”
[ad_1] THÔNG TIN CA KHÚC "THÀNH PHỐ BUỒN" Tên ca khúc: Thành phố buồn Nhạc sĩ sáng tác: Lam Phương Năm phát hành: 1970 Thể loại: Nhạc vàng Ca sĩ...

ÂM NHẠC TRONG XÃ HỘI MỚI
ÂM NHẠC TRONG XÃ HỘI MỚI
[ad_1] Âm nhạc là một phần của cuộc sống. Âm nhạc bây giờ nó không chỉ là nghe để giải trí, nghe để đã tai mà nó còn là một...

NHỊP LẤY ĐÀ LÀ GÌ? VÍ DỤ VỀ NHỊP LẤY ĐÀ
NHỊP LẤY ĐÀ LÀ GÌ? VÍ DỤ VỀ NHỊP LẤY ĐÀ
[ad_1] Nhịp lấy đà là gì? Nhịp lấy đà là ô nhịp đầu tiên trong bản nhạc không đủ số phách theo quy định của số chỉ nhịp. Sự khác nhau...

Những điều thú vị về “Giọt lệ cho ngàn sau”- CD ăn khách và nổi tiếng nhất của làng nhạc hải ngoại
Những điều thú vị về “Giọt lệ cho ngàn sau”- CD ăn khách và nổi tiếng nhất của làng nhạc hải ngoại
[ad_1] CD "GIỌT LỆ CHO NGÀN SAU" "Giọt lệ cho ngàn sau" là album của danh ca Tuấn Ngọc, tập hợp 10 tình khúc được viết bởi nhạc sĩ Từ...

ROYAL MATSUOKA – THƯƠNG HIỆU GUITAR NHẬT BẢN ĐƯỢC YÊU THÍCH TẠI VIỆT NAM
ROYAL MATSUOKA – THƯƠNG HIỆU GUITAR NHẬT BẢN ĐƯỢC YÊU THÍCH TẠI VIỆT NAM
[ad_1] Ryoji Matsuoka là một trong những bậc thầy làm đàn guitar nổi tiếng ở Nhật chuyên sản xuất và gia công dòng đàn Classic (đàn gắn dây nylon). Chính...

Nhạc sĩ Hoàng Nguyên: Người “đội vương miện” cho nhan sắc Đà Lạt
Nhạc sĩ Hoàng Nguyên: Người “đội vương miện” cho nhan sắc Đà Lạt
[ad_1] HỒ SƠ TIỂU SỬ NHẠC SĨ HOÀNG NGUYÊN Tên thật: Cao Cự Phúc Nghệ danh: Hoàng Nguyên Ngày sinh: 1930 - 1973 Quê quán: xã Diễn Bình, huyện Diễn...

HỢP ÂM CHẶN TRÊN GUITAR – CÓ THỂ BẠN CHƯA BIẾT
HỢP ÂM CHẶN TRÊN GUITAR – CÓ THỂ BẠN CHƯA BIẾT
[ad_1] Hầu hết các nhạc cụ dây có phím đàn như guitar đều có hợp âm chặn và chúng thực sự gây đau tay. Tuy nhiên, chúng giúp bạn hiểu rõ...

ÂM NHẠC THỜI KỲ LÃNG MẠN (1820-1910)
ÂM NHẠC THỜI KỲ LÃNG MẠN (1820-1910)
[ad_1] Thời kỳ đầuĐầu thế kỷ 19, các tác phẩm âm nhạc của trường phái cổ điển Vienna với những tên tuổi như Haydn, Mozart, Beethoven chiếm lĩnh toàn bộ...

Chân dung người vợ tào khang đứng sau đời nghệ thuật thăng hoa của nhạc sĩ Huy Du
Chân dung người vợ tào khang đứng sau đời nghệ thuật thăng hoa của nhạc sĩ Huy Du
[ad_1] Gần 50 năm gắn bó, PGS TS, nhạc sĩ Nguyễn Thị Nhung không chỉ là người vợ, còn là người bạn, người đồng nghiệp thân thiết giúp nhạc sĩ...

Hợp âm xem nhiều

01. Nụ tình phôi phai - Đang cập nhật

02. Trò chơi cay đắng - Minh Khang

03. Em cần anh mà - Lê Bảo Quốc

04. Tưởng niệm - Trầm Tử Thiêng

05. Hoa nở sao vội tàn - Hào K2

06. Thề non hẹn biển - Đài Phương Trang

07. Đời vô tư hay người vô tâm - Mai Chí Thiện

08. Sukiyaki (上を向いて歩こう?- Ue o Muite Arukou) - Hachidai Nakamura

09. Tinh mơ bình yên - Lệ Hồng

10. Lặng lẽ ôm vết thương sâu - Phương Uyên

11. Nên hy vọng không - Đỗ Hiếu

12. Tây Nguyên mừng Phật đản - Uy Thi Ca

13. Sinh nhật rạng tươi - Hoàng Bảo

14. Đừng nhắc chuyện lòng - Đài Phương Trang

15. Thoáng một giấc mơ - Thăng Long

16. Người đàn bà thứ hai - Xuân Phương

17. Cô đơn chiều mưa - Duy Lễ

18. Ngày em đến - Từ Huy

19. Chuyện tình ở quê - Thanh Trang

20. Biết tìm đâu nữa - Đinh Công Minh

21. Ánh sao cuộc đời - Vân Thanh

22. Hãy yêu người em yêu - Nguyễn Khải Hoàn

23. Bến đục bến trong - Trà Bình

24. Vì nghèo nên mất em 3 (Đường tím bằng lăng) - Nhạc cải biên

25. Vắng nhau bên đời - Trương Tấn Minh

26. Tình sao hững hờ - Joseph Nguyen (Quốc Hải)

27. Bởi vì anh yêu em - Phan Đinh Tùng

28. Tôi một đời đáy thẳm - Nguyễn Minh Hải

29. Nụ hôn gởi gió - Hoàng Việt Khanh

30. Nhìn vào đôi mắt này (Chàng trai của em OST) - Long Cao