Băng nhạc “Tiếng hát Thanh Tuyền” và chuyện “bây giờ mới kể” của nữ ca sĩ Thanh Tuyền


Băng nhạc “Tiếng hát Thanh Tuyền” là những cuốn băng nổi tiếng nhất của nữ ca sĩ, và đây là câu chuyện thú vị xoay quanh nó.

Âm nhạc
Nguồn: Internet

Ca sĩ Thanh Tuyền là một trong những danh ca dòng nhạc vàng bolero được yêu thích nhất. Bà có nhiều ca khúc cũng như băng đĩa “để đời”, được khán thính giả vô cùng yêu thích. 

Trong đó, nổi tiếng nhất là bộ 3 băng nhạc “Tiếng hát Thanh Tuyền” phát hành đầu thập niên 1970. Chỉ riêng cuốn số 1 đã ghi nhận doanh số kỷ lục, đến nay vẫn là một trong những cuốn băng nhạc được nghe nhiều nhất. Tất cả những ca khúc trong album đều đã trở nên “bất hủ”, giúp tên tuổi của Thanh Tuyền lên tới đỉnh cao.

Trong một buổi livestream với Trung tâm Thúy Nga năm 2018, bà đã hiếm hoi chia sẻ câu chuyện thú vị liên quan đến băng nhạc này. Thanh Tuyền kể: “Tôi đến với Thúy Nga từ ban đầu, khi trung tâm mới thành lập trước năm 1975. Ngày đó, tôi là bạn của bà Thúy – tức bà chủ trung tâm. Thời trẻ, tôi ham chơi lắm, nên nghe chị rủ rê làm cuốn băng tiếng hát của mình thì nhận luôn. Đó cũng chính là bộ 3 băng nhạc ‘Tiếng hát Thanh Tuyền’ trước năm 1975”.



chuyen-hiem-ai-biet-ve-bang-tieng-hat-thanh-tuyen-cua-nu-ca-si
Ca sĩ Thanh Tuyền và nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông

Thế nhưng, theo nữ ca sĩ, cũng vì cuốn băng này mà bà lại làm mất lòng người thầy của mình. Đó là nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông, cũng là ân nhân của Thanh Tuyền. Bà kể: “Cô Thúy hồi trẻ rất mê âm nhạc, lại mơ mộng, nên cứ nghĩ làm chơi thôi, không ngờ cuốn băng ấy lại nổi tiếng thế.

Tôi không biết rằng, việc thu cuốn băng đó lại khiến tôi phạm phải sai lầm với thầy tôi là nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông. Trung tâm âm nhạc của ông hoàn toàn đủ điều kiện để tôi thu băng, thế mà tôi lại đi làm với Thúy Nga. 

Sau đó, nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông giận đến 2 năm liền, không nhìn mặt tôi. Ông mắng tôi toàn quyền làm mọi thứ, không chịu hỏi ý. Tôi phải xin lỗi, vì biết ông thương tôi”.

Lại nói, thời điểm đó Thanh Tuyền đang là ca sĩ độc quyền cho trung tâm của Nguyễn Văn Đông. Có lẽ, ông giận một phần là vì bà đã thu âm cho trung tâm khác mà không hỏi ý kiến ông, và cũng phần nào là không làm đúng theo cách một “ca sĩ độc quyền” nên làm.



chuyen-hiem-ai-biet-ve-bang-tieng-hat-thanh-tuyen-cua-nu-ca-si-3

Nhận thấy thành công của Tiếng hát Thanh Tuyền 1, bà nhanh chóng thu âm “Tiếng hát Thanh Tuyền 2” rồi bán cho Hãng đĩa Việt Nam. Hãng đĩa này lại mời Thanh Tuyền thực hiện “Tiếng hát Thanh Tuyền 3”, “Tiếng hát Thanh Tuyền 4” cho đến năm 1975. 

Với ca sĩ Thanh Tuyền, bà rất coi trọng hai người thầy của mình là nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông và nhạc sĩ Mạnh Phát. Bà từng khẳng định: “… Nếu không có hai người thì không có Thanh Tuyền đâu. Họ dạy tôi từ nhạc lý tới cách sống, đúng theo ‘tiên học lễ, hậu học văn’. Thầy còn dạy, trong nghề này mà cứ đố kị, thì sẽ mất duyên. Bởi vậy, ân tình mà khán giả dành cho tôi, tôi sẽ nhớ mãi.

Thầy Nguyễn Văn Đông còn nói với tôi một câu khác mà tôi cũng nhớ mãi. Ấy là: ‘Ở cuộc đời này phải biết nhún nhường. Mình càng cao bao nhiêu, lại càng phải hạ mình bất nhiêu'”.



Theo Amnhac.net

Các bài viết khác:
Cuộc đời kỳ lạ của ca sĩ Vũ Khanh: Vinh quang và sa ngã!
Cuộc đời kỳ lạ của ca sĩ Vũ Khanh: Vinh quang và sa ngã!
[ad_1] Vinh quang Ca sĩ Vũ Khanh (tên đầy đủ là Vũ Công Khanh) sinh năm 1954 tại Hà Nội trong gia đình Công giáo. Khi còn nhỏ, Vũ Khanh...

SlimV: Từ anh DJ EDM không ai biết đến Giám đốc âm nhạc show Anh Trai Vượt Ngàn Chông Gai
SlimV: Từ anh DJ EDM không ai biết đến Giám đốc âm nhạc show Anh Trai Vượt Ngàn Chông Gai
[ad_1] HỒ SƠ - TIỂU SỬ PRODUCER SLIMV Tên thật: Cao Văn Vịnh. Nghệ danh: SlimV. Ngày sinh: 03/08/1988. Quê quán: Hà Nội. Nghề nghiệp: DJ, producer, nhạc sĩ và...

Lạc bước vào “Mùa thu Đông Kinh” đầy lãng mạn của Hoàng Thi Thơ
Lạc bước vào “Mùa thu Đông Kinh” đầy lãng mạn của Hoàng Thi Thơ
[ad_1] CA KHÚC "MÙA THU ĐÔNG KINH” Tên các khúc: Mùa thu Đông Kinh  Nhạc sĩ: Hoàng Thi Thơ Năm phát thành: 1963 Ca sĩ trình bày tiêu biểu: Thúy...

Top 10 câu nói hay nhất về âm nhạc của Trịnh Công Sơn
Top 10 câu nói hay nhất về âm nhạc của Trịnh Công Sơn
[ad_1] Khi nhắc tài hoa của Trịnh Công Sơn, nhạc sĩ Phạm Duy phải thốt lên: "Toàn bộ âm nhạc của anh đẹp như một bức họa trừu tượng hơn...

“Uống nước bên bờ suối” – Giai điệu tình yêu mang màu sắc hy vọng hiếm hoi trong sáng tác của Lê Uyên Phương
“Uống nước bên bờ suối” – Giai điệu tình yêu mang màu sắc hy vọng hiếm hoi trong sáng tác của Lê Uyên Phương
[ad_1] CA KHÚC "UỐNG NƯỚC BÊN BỜ SUỐI” Tên các khúc: Uống nước bên bờ suối Nhạc sĩ: Lê Uyên Phương Năm phát thành: 1971 Ca sĩ trình bày tiêu...

“Thu, hát cho người”: Nhạc phẩm lừng danh ra đời trong một giây xuất thần
“Thu, hát cho người”: Nhạc phẩm lừng danh ra đời trong một giây xuất thần
[ad_1] VỀ CA KHÚC "THU, HÁT CHO NGƯỜI" Tên ca khúc: Thu hát cho người Nhạc sĩ sáng tác: Vũ Đức Sao Biển Thể loại: Nhạc trữ tình Năm ra...

CUỘC ĐỜI VÀ SỰ NGHIỆP CỦA WILTOLD LUTOSLAWSKI (1913-1994)
CUỘC ĐỜI VÀ SỰ NGHIỆP CỦA WILTOLD LUTOSLAWSKI (1913-1994)
[ad_1] Âm nhạc Ba Lan nửa sau thế kỷ 20 xuất hiện một nhân vật có nhiều đóng góp vào tiến trình phát triển – nhà soạn nhạc Witold Lutoslawski...

Hoàn cảnh ra đời ca khúc “Trúc đào”: Nhạc thơ tràn muôn lối!
Hoàn cảnh ra đời ca khúc “Trúc đào”: Nhạc thơ tràn muôn lối!
[ad_1] CA KHÚC “TRÚC ĐÀO" Tên các khúc: Trúc đào Nhạc sĩ sáng tác: Anh Bằng Phổ thơ: "Trúc đào" của Nguyễn Tất Nhiên Năm phát thành: 1980 Ca sĩ trình...

BÍ QUYẾT THỂ HIỆN CẢM XÚC TRONG ÂM NHẠC
BÍ QUYẾT THỂ HIỆN CẢM XÚC TRONG ÂM NHẠC
[ad_1] Bạn có thể thể hiện rõ ràng cảm xúc của mình trong âm nhạc không? Một trong những khả năng lớn nhất mà bạn có thể có với tư cách...

“Kiếp nghèo” đưa chàng nhạc sĩ nhập cư Lam Phương một bước lên mây, trở thành đại gia nức tiếng một thời
“Kiếp nghèo” đưa chàng nhạc sĩ nhập cư Lam Phương một bước lên mây, trở thành đại gia nức tiếng một thời
[ad_1] CA KHÚC “KIẾP NGHÈO" Tên các khúc: Kiếp nghèo Nhạc sĩ sáng tác: Lam Phương Năm phát thành: 1954 Ca sĩ trình bày tiêu biểu: Thanh Thúy, Thanh Tuyền,... Hoàn cảnh...

Hồi ức về Trường ca “Sông Lô’’ của nhạc sĩ Văn Cao
Hồi ức về Trường ca “Sông Lô’’ của nhạc sĩ Văn Cao
[ad_1] Trong cuốn hồi ký “Văn Cao - Đời & nghiệp" do nhà thơ Văn Thao – con trai nhạc sĩ Văn Cao viết có một bài viết về hoàn...

Nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ: Từ “người tiên phong” đến “cây đại thụ” của dòng nhạc vàng Việt Nam
Nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ: Từ “người tiên phong” đến “cây đại thụ” của dòng nhạc vàng Việt Nam
[ad_1] HỒ SƠ NHẠC SĨ HOÀNG ANH THƠ Tên thật: Hoàng Thi Thơ Nghệ danh: Hoàng Thi Thơ, Tôn Nữ Trà My, Tôn Nữ Diễm Hồng, Bích Khê và Triệu...

Tượng đài âm nhạc Lưu Hữu Phước và 2 bài hát bất hủ về Bác Hồ kính yêu
Tượng đài âm nhạc Lưu Hữu Phước và 2 bài hát bất hủ về Bác Hồ kính yêu
[ad_1] Nhạc sĩ Lưu Hữu Phước là một nhà hoạt động chính trị lỗi lạc, có nhiều đóng góp cho sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc. Đặc biệt,...

“Phút cuối” – Lời tuyệt vọng nhạc sĩ Lam Phương viết cho đoạn tình oan trái
“Phút cuối” – Lời tuyệt vọng nhạc sĩ Lam Phương viết cho đoạn tình oan trái
[ad_1] CA KHÚC “PHÚT CUỐI” Tên các khúc: Phút cuối Nhạc sĩ sáng tác: Lam Phương Năm phát thành: 1971 Ca sĩ trình bày tiêu biểu: Túy Hồng – Diên...

“Người ngoài phố” – Bản tình ca bất hủ ra đời từ cảnh… không có tiền sắm Tết?
“Người ngoài phố” – Bản tình ca bất hủ ra đời từ cảnh… không có tiền sắm Tết?
[ad_1] CA KHÚC "NGƯỜI NGOÀI PHỐ" Tác giả: Anh Việt Thu Thể loại: Quê hương  Năm ra đời: Cuối thập niên 1960 Ca sĩ thể hiện tiêu biểu: Thanh Tuyền,...