Nhạc sĩ Ngô Thụy Miên gửi nỗi nhớ Sài Gòn da diết vào nhạc phẩm “Biết bao giờ trở lại”


CA KHÚC “BIẾT BAO GIỜ TRỞ LẠI”

  • Tên ca khúc: Biết bao giờ trở lại
  • Nhạc sĩ sáng tác: Ngô Thụy Miên
  • Thể loại: Tình ca
  • Năm ra đời: Sau 1975
  • Ca sĩ thể hiện tiêu biểu: Danh ca Khánh Ly, Thái Hòa, Ngọc Anh, Lân Nhã…

Ca khúc “Biết bao giờ trở lại” ra đời trong hoàn cảnh nào?

Nhạc sĩ Ngô Thụy Miên tên thật là Ngô Quang Bình, sinh ra tại Hải Phòng nhưng sau này lại theo gia đình di cư vào Sài Gòn sinh sống. Tại đây, ông theo học ở trường Trung học Nguyễn Trãi, sau đó là Trường Đại học Khoa học Sài Gòn (này là trường Đại học Khoa học tự nhiên). 

Tình yêu và âm nhạc của Ngô Thụy Miên cũng được nảy nở trên mảnh đất Sài Gòn. Năm 1960, ông theo học vĩ cầm với Giáo sư Đỗ Thế Phiệt, học nhạc lý với Giáo sư Hùng Lân ở trường Quốc gia Âm nhạc Sài Gòn. Bên cạnh đó, ông còn quen biết và có mối tình sâu đậm với nàng Đoàn Thanh Vân (con gái tài tử Đoàn Châu Mậu). Phần đa những tình khúc bất hủ của ông đều viết cho cuộc tình này.



hoan-canh-ra-doi-ca-khuc-biet-bao-gio-tro-lai-cua-ngo-thuy-mien-8
Nhạc sĩ Ngô Thụy Miên từng có thời gian dài gắn bó với Sài Gòn trước khi ra nước ngoài định cư

Sài Gòn tuy không phải nơi “chôn rau cắt rốn” của Ngô Thụy Miên nhưng phần lớn quãng đời trưởng thành của ông là ở Sài Gòn, vì thế, ông có một tình cảm đặc biệt với mảnh đất này. Khi nhắc về nơi đã từng gắn bó một thời, ông chia sẻ: “Tôi sinh ra ở Hải Phòng miền Bắc Việt Nam, nhưng đã lớn lên tại Sài Gòn, đã được nuôi dưỡng bởi cái tánh khí bình dị, cái tinh thần mộc mạc của miền Nam, đã có cả một thời mơ mộng, cả một tuổi trẻ với bao mộng ước đầu đời, khát khao…”.

Sau năm 1975 (chính xác là năm 1978), Ngô Thụy Miên sang Pulau Bidong (Mã Lai) và khoảng 6 tháng sau được bảo lãnh sang Montréal (Canada) – tháng 4/1979. Tiếp đó, ông gặp lại Đoàn Thanh Vân, kết hôn, rồi chuyển đến Seattle (Washington) sinh sống. Từ thời điểm 1978, Ngô Thụy Miên chính thức rời xa Việt Nam đến định cư, sinh sống nơi xứ người. Thế nhưng, tâm trí của ông luôn hướng về quê hương, nhất là mảnh đất Sài Gòn thân yêu. 



hoan-canh-ra-doi-ca-khuc-biet-bao-gio-tro-lai-cua-ngo-thuy-mien-9
Nỗi nhỡ Sài Gòn đã thúc đẩy Ngô Thụy Miên sáng tác “Biết bao giờ trở lại”

Ở nơi xứ người, Ngô Thụy Miên sáng tác khá nhiều ca khúc về Sài Gòn (Hát cho người ra đi, Nắng Paris – nắng Sài Gòn, Sài Gòn còn đó nỗi buồn, Thu Sài Gòn), nhưng nổi tiếng nhất có lẽ ca khúc “Biết bao giờ trở lại”. Ca khúc này được thể hiện lần đầu bởi danh ca Khánh Ly trong 2 đêm nhạc NTM tại Sydney, và Melbourne, Australia. Một bài hát đã một lần nữa nói lên nỗi gắn bó của tôi với Sài Gòn sẽ là mãi mãi.

“Trong nỗi nhớ tận cùng… tôi đã viết Biết bao giờ trở lại”

Sau năm 1975, khi chứng kiến những thay đổi của thời cuộc, người yêu theo gia đình tản cư sang bên kia bờ đại dương, Ngô Thụy Miên đã sáng tác “Em còn nhớ mùa xuân” – ca khúc duy nhất ông viết tại Sài Gòn sau 1975. Ca khúc không chỉ là nỗi lòng xót xa vì xa cách người yêu mà còn là lời ca ngợi vẻ đẹp của Sài Gòn:

“Những thành phố em sẽ đi qua

Đây Paris, đây London, đây Vienne

Nhưng có đâu bằng Sài Gòn hôm qua…”

Đến khi phải xa Sài Gòn, rời chốn yêu dấu thì khó lòng tránh khỏi những xót xa. Trong nỗi nhớ miên man, nhạc sĩ Ngô Thụy Miên đã chắp bút viết nên “Biết bao giờ trở lại”:

“Tôi đã đi, tôi vẫn đi mãi biết bao giờ trở lại

Sài Gòn ơi, sao em còn mãi trong tim tôi

Ôi những con đường ngày nào còn nghe lá rơi

Nụ cười còn tươi nét môi

Hay áo màu phai úa rồi…

Tôi đã đi, tôi vẫn mãi biết bao giờ trở lại

Hỏi lòng nhau cơn mưa nào xóa đi thương đau

Bao tháng năm dài miệt mài đời như khói sương

Nghìn trùng giòng sông vấn vương

Để nhớ thương lệ mắt buồn”



hoan-canh-ra-doi-ca-khuc-biet-bao-gio-tro-lai-cua-ngo-thuy-mien-7
Lân Nhã là một trong những ca sĩ trẻ hát “Biết bao giờ trở lại” khá thành công

Từng lời ca giống như lời tâm sự của một người con tha hương, một bước rời đi là thành xa nghìn trùng không biết khi nào mới có dịp trở lại. Sài Gòn được gọi bằng một cách rất thân thương “em”. Vì đã xa rồi nên luôn tự hỏi rằng “em” có còn tươi nét vui như ngày cũ hay đã bạc màu phai úa tấm áo sau những dạt trôi trên đường đời hư ảo tự sương khói, nhuốm bao nhiêu đau thương khó xoa dịu.

“Tôi vẫn mơ thành phố cũ lối xưa đi về

Dù hồn nghe tái tê, tìm đâu thấy những cơn mộng mê

Một ngày nào đó như cánh chim bạt gió

Có nghe mùa thu qua xót xa tình phôi pha

Tôi vẫn tin, tôi vẫn tin sẽ có ngày trở lại

Để cùng em rong chơi tìm những cánh sao rơi

Cho tiếng hát buồn ngày nào nhịp vang phố vui

Nụ cười về trên nét môi

Hạnh phúc tôi, một góc trời”

Dẫu có nghìn trùng xa cách, vẫn nhớ về chốn ấy; nhớ như in từng con số, nhớ như in từng hàng cây… Và khát khao có một ngày nào đó sẽ được trở về, hít hà bầu không khí thân quen ngày xưa ấy…

Hiện tại, nhạc sĩ Ngô Thụy Miên đang có cuộc sống êm ả và kín tiếng bên người vợ hiền ở xứ cờ hoa. Thế nhưng, nỗi nhớ quê hương vẫn lẩn khuất, thường trực trong tâm trí ông… 



Theo Amnhac.net

Các bài viết khác:
“Người ngoài phố” – Bản tình ca bất hủ ra đời từ cảnh… không có tiền sắm Tết?
“Người ngoài phố” – Bản tình ca bất hủ ra đời từ cảnh… không có tiền sắm Tết?
[ad_1] CA KHÚC "NGƯỜI NGOÀI PHỐ" Tác giả: Anh Việt Thu Thể loại: Quê hương  Năm ra đời: Cuối thập niên 1960 Ca sĩ thể hiện tiêu biểu: Thanh Tuyền,...

Nhạc sĩ Từ Công Phụng và ca sĩ Từ Dung: Trai tài gặp giai nhân giúp nền tân nhạc có thêm cặp song ca ăn khách
Nhạc sĩ Từ Công Phụng và ca sĩ Từ Dung: Trai tài gặp giai nhân giúp nền tân nhạc có thêm cặp song ca ăn khách
[ad_1] Tài và sắc đã trói buộc Từ Công Phụng và Từ Dung vào nhau, để họ nên vợ thành chồng. Và nền tân nhạc có thêm một cặp song...

Nhạc sĩ Song Ngọc: Sống tận hiến với cuộc đời nghệ thuật đầy rực rỡ
Nhạc sĩ Song Ngọc: Sống tận hiến với cuộc đời nghệ thuật đầy rực rỡ
[ad_1] HỒ SƠ TIỂU SỬ NHẠC SĨ SONG NGỌC Tên thật: Nguyễn Ngọc Thương Nghệ danh: Song Ngọc, Hàn Sinh, Nguyên Hà, Hoàng Ngọc Anh, Anh Tuyến và Phương Sinh...

“Rong chơi cuối trời quên lãng” bản nhạc tình đau thương của Hoàng Thi Thơ
“Rong chơi cuối trời quên lãng” bản nhạc tình đau thương của Hoàng Thi Thơ
[ad_1] CA KHÚC "RONG CHƠI CUỐI TRỜI QUÊN LÃNG” Tên các khúc: Rong chơi cuối trời quên lãng  Nhạc sĩ: Hoàng Thi Thơ Năm phát thành: trước năm 1975 Ca...

LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN DÂY ĐÀN GUITAR CLASSICAL
LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN DÂY ĐÀN GUITAR CLASSICAL
[ad_1] Dây đàn guitar classic (cổ điển) là loại dây đàn được sử dụng cho đàn guitar classic. Nếu dây đàn guitar acoustic modern và dây đàn guitar điện được...

Vài thông tin hay về “Người tình mùa đông” – nhạc phẩm làm nên tên tuổi ca sĩ Như Quỳnh
Vài thông tin hay về “Người tình mùa đông” – nhạc phẩm làm nên tên tuổi ca sĩ Như Quỳnh
[ad_1] CA KHÚC "NGƯỜI TÌNH MÙA ĐÔNG" Nguyên tác: Miyuki Nakajima Lời Việt "Người tình mùa đông": Anh Bằng Lời Việt "Thuyền tình trên sông": Khúc Lan Lời Việt "Còn...

Bài báo cũ năm 1957 về Thái Hằng: Phẩm chất của một danh ca và sự điềm đạm, duyên dáng của người phụ nữ ở độ tuổi chín muồi
Bài báo cũ năm 1957 về Thái Hằng: Phẩm chất của một danh ca và sự điềm đạm, duyên dáng của người phụ nữ ở độ tuổi chín muồi
[ad_1] Danh ca Thái Hằng (tên thật là Phạm Thị Quang Thái) là người vợ tào khang của nhạc sĩ Phạm Duy và là thân mẫu của các ca sĩ...

CUỘC ĐỜI VÀ SỰ NGHIỆP CỦA ARNOLD BAX (1883 – 1953)
CUỘC ĐỜI VÀ SỰ NGHIỆP CỦA ARNOLD BAX (1883 – 1953)
[ad_1] Tên đầy đủ của Sir Arnold Bax là Arnold Edward Trevor Bax.Ông sinh ngày 8 tháng 12 năm 1883 tại Streatham, London, Anh Quốc và mất ngày 3 tháng...

3 KIẾN THỨC CẦN THIẾT KHI MUA ĐÀN CLASSIC
3 KIẾN THỨC CẦN THIẾT KHI MUA ĐÀN CLASSIC
[ad_1] Đối với những người mới học chơi đàn thì không thể bỏ qua việc sở hữu một cây đàn guitar classic cao cấp với thiết kế cổ điển, âm...

Vì sao ban nhạc anh chị em nhà họ Phạm lại chọn cái tên “Thăng Long”?
Vì sao ban nhạc anh chị em nhà họ Phạm lại chọn cái tên “Thăng Long”?
[ad_1] Thông tin cơ bản về ban hợp ca Thăng Long Thành lập: 1949 tại Hà Nội Thể loại: Nhạc tiền chiến Hoạt động sôi nổi: Thập niên 1950 Ca...

Top 3 ca khúc hay nhất của ca sĩ Thế Sơn
Top 3 ca khúc hay nhất của ca sĩ Thế Sơn
[ad_1] Ca sĩ Thế Sơn là một giọng ca nhạc vàng bolero nổi tiếng, có không ít ca khúc hit được khán thính giả yêu mến. Nguồn: Internet Ca sĩ...

Nhạc sĩ Lữ Liên và “gia đình nghệ thuật” nổi tiếng
Nhạc sĩ Lữ Liên và “gia đình nghệ thuật” nổi tiếng
[ad_1] Nhạc sĩ Lữ Liên (1917 - 2012) tên thật là Lữ Văn Liên,  quê ở Hải Phòng. Ông từng theo học tại trường THPT Tiên Lãng và tốt nghiệp...

Nhạc sĩ Dương Thiệu Tước: Gửi hồn dân tộc trên điệu Tây phương
Nhạc sĩ Dương Thiệu Tước: Gửi hồn dân tộc trên điệu Tây phương
[ad_1] HỒ SƠ TIỂU SỬ NHẠC SĨ DƯƠNG THIỆU TƯỚC Tên khai sinh: Dương Thiệu Tước Ngày sinh: 1915 - 1995 Quê quán: làng Vân Đình, Hà Nội Nghề nghiệp:...

Ca khúc “Tiếng dân chài” của nhạc sĩ Phạm Đình Chương: Bức tranh siêu đẹp về cảnh lao động hăng say của người cần lao miền biển
Ca khúc “Tiếng dân chài” của nhạc sĩ Phạm Đình Chương: Bức tranh siêu đẹp về cảnh lao động hăng say của người cần lao miền biển
[ad_1] CA KHÚC "TIẾNG DÂN CHÀI" Sáng tác: Phạm Đình Chương Thể loại: Nhạc tiền chiến Năm ra đời: 1950 Ca sĩ thể hiện tiêu biểu: Ban hợp ca Thăng...

Hoàn cảnh ra đời “Thương tình ca”: Bản tình ca đích thực gắn với mối tình cao thượng nhất đời Phạm Duy
Hoàn cảnh ra đời “Thương tình ca”: Bản tình ca đích thực gắn với mối tình cao thượng nhất đời Phạm Duy
[ad_1] CA KHÚC "THƯƠNG TÌNH CA" Tên ca khúc: Thương tình ca Nhạc sĩ sáng tác: Phạm Duy Thể loại: Trữ tình Năm ra đời: 1956 Ca khúc "Thương tình...