Giai thoại về “mối tình nghệ sĩ” Đoàn Chuẩn – Mộc Lan [P1]: Gã tình si hào hoa vượt gần 2000km vào Sài Gòn chinh phục “nàng thơ”


Cụ thể, nhạc sĩ Lê Hoàng Long có viết một cuốn sách với tựa “Chuyện tình các nhạc sĩ tiền chiến” xuất bản năm 1996. Trong cuốn sách này, ông kể lại những kỷ niệm giữa mình với các nhạc sĩ thân thiết, trong đó có “Đoàn công tử” hào hoa của đất Cảng. Bài viết về nhạc sĩ Đoàn Chuẩn được đặt tựa là “Gửi gió cho mây ngàn” nói về cuộc gặp gỡ, lối tỏ tình đậm chất “ngôn tình” giữa “ông hoàng nhạc tình” với nữ danh ca sắc nước hương trời – Mộc Lan.

Dưới đây là nội dung bài viết được trích dẫn trong sách:

Cuối năm 1953, tôi đưa một số ca nhạc sĩ từ Hà Nội xuống Hải Phòng, tổ chức ba buổi ca nhạc tại rạp Lido. Được quảng cáo khá rầm rộ từ 10 ngày trước nên ngay buổi đầu, toàn ban Lửa Hồng, ban ca nhạc duy nhất của thành phố Cảng gồm có nhạc sĩ Phí Quốc Thăng, Huyền Linh, Hoài An và nữ ca sĩ Ánh Tuyết đã có mặt đông đủ trên hàng đầu ghế khán giả. Anh chị em ca nhạc sĩ đất cảng với chúng tôi giao lưu tốt đẹp ngay từ phút hội ngộ ấy. Tình cảm ấy được giữ mãi cho đến tận sau này.

Ngay ngày hôm sau, tôi đến thăm nhạc sĩ Đoàn Chuẩn. Trong lần sơ giao này, tôi cũng được gặp cả Từ Linh, người chuyên viết lời cho nhạc của Đoàn Chuẩn. Khi ấy, Đoàn Chuẩn là giám đốc hãng nước mắm Vạn Vân nổi tiếng của miền Bắc, nhà tỷ phú Hải Phòng. Lúc ấy xe hơi hoa Kỳ, hiệu Buick ở miền Bắc mới có 2 chiếc, ông Thủ Hiến Bắc Việt có một chiếc và Đoàn Chuẩn một chiếc.

Ngay phút đầu gặp gỡ, nhạc sĩ Đoàn Chuẩn tỏ ra rất vui và tếu như tôi, nên chuyện cứ thế nổ như bắp rang. Ngay cả sở thích của hai chúng tôi cũng giống nhau: Chỉ thích mỹ nhân! Chính vì thế mà hướng sáng tác Đoàn Chuẩn và tôi là nhạc trữ tình mà nhạc hứng được gợi từ mớ tóc dài và hai tà áo.

Cuộc sống tình cảm của nhạc sĩ Đoàn Chuẩn phải nói là vô cùng phong phú và đầy thi vị, nhưng cũng rất nghệ sĩ. Đối với Đoàn Chuẩn, chẳng có gì đáng gọi là quan trọng nên cuộc giao du của anh rất là xởi lởi, không chấp nhất và dễ bỏ qua mọi chuyện. Nhạc của Đoàn Chuẩn được gợi hứng từ những tà áo xanh để có những lá thư dù không tránh khỏi dang dở nhưng cũng không ngại phiêu lưu trong tình ái để rồi gửi gió cho mây ngàn bay.

Ta còn nhớ trên trang bìa cứng của cuốn tự điển Larousse của Pháp có vẽ hình một người đàn bà gieo trước gió với câu phụ đề được tạm dịch là: Tôi gieo trước gió khắp, thì Đoàn Chuẩn là người gieo tình cảm của mình khắp mọi nơi. Thật vậy! chit tại thành phố cảng thôi mà anh đã có rất nhiều mối tình với những cô thiếu nữ xinh đẹp, duyên dáng. Theo Đoàn Chuẩn kể với tôi trong những lần đối ẩm thì trước sau, tính ra mỗi phố anh đều có một người yêu. Vì thế với Đoàn Chuẩn, tại Hải Phòng có khá nhiều đường… cấm! Lúc đầu mới nghe tôi hơi ngạc nhiên, xong được giải thích thì mới biết rằng, khi đi chơi với cô mới sau này anh không dám rước đèn qua cô cũ ngày xưa. Phải chăng chàng nhạc sĩ đào hoa mới chỉ yêu, tình yêu của tuổi trẻ, chưa tìm được người yêu lý tưởng nên anh đã lộ rõ ý nghĩ thầm kín của mình bằng lời ca của bài “Tình nghệ sĩ” là duyên hờ? Cũng chính vì ý nghĩ ấy mà với Đoàn Chuẩn tình yêu chỉ là “cầm bằng như không biết mà thôi”! Trong thư gửi cho tôi anh viết vậy, nhưng tôi nghĩ rằng nói không biết có nghĩa là biết và thậm chí biết rõ nữa là đằng khác.



giai-thoai-ve-moi-tinh-nghe-si-giua-doan-chuan-va-moc-lan-phan-1-2
Chân dung nhạc sĩ Đoàn Chuẩn và danh ca Mộc Lan thời trẻ

Trong cuộc đời tình ái của nhạc sĩ trữ tình Đoàn Chuẩn, tuy có khá nhiều kỷ niệm đáng ghi nhớ trong tim và mỗi nhạc phẩm của ông là bóng dáng của một người đàn bà. Nhưng mối tình đẹp nhất, nghệ sĩ nhất, lưu lại cho anh một dấu son đậm nét nhất vẫn là mối tình Bắc – Nam, Châu về Hiệp phố!

Vào thập niên 1950, trong số nữ ca sĩ nổi tiếng của ba miền Bắc Trung Nam, Đoàn Chuẩn đã đem lòng yêu mến một cô ca sĩ người Bắc sống trong Sài Gòn. Cô này vừa có sắc lại vừa có hương. Khi còn ở Cố đô Huế, cô rất nổi danh và được người người mến mộ. Tôi còn nhớ thời ấy, bài “Đi chơi chùa Hương” thơ của Nguyễn Nhược Pháp được Trần Văn Khê phổ nhạc, bài vừa dài vừa khó hát hay nên được rất ít ca sĩ trình bày trên đài phát thanh, vì thế mà bài hát này ít được phổ biến rộng rãi. Nhà xuất bản Tinh Hoa tổ chức một đêm ca nhạc tại Gia Hội Hý Viện ở thành phố Huế cốt để giới thiệu những nhạc phẩm hay đã được phát hành. Trong đêm này, cô ca sĩ này, mỹ danh là M.L. đã ra sân khấu hát bài “Đi chơi chùa hương” được mọi người tán thưởng và từ đó người ta cũng biết đến bài hát này nhiều hơn. Bài dài, hát cả mười lăm phút, được giọng ca ấm áp, truyền cảm của M.L. trình bày, tất cả khán giả bên dưới im lặng lắng nghe thấy thấm từng lợi quyện tròn với điệu nhạc.

Từ đêm ấy, M.L. đã nổi danh lại càng nổi thêm như diều gặp gió. Cho đến khi M.L. ra trình diễn tại nhà Hát lớn Hà Nội, Đoàn Chuẩn có đi nghe cô hát, ra về anh đã đem lòng thầm yêu trộm nhớ cô ca sĩ. Được tin cô vào Nam, Đoàn Chuẩn liền ra Hà Nội rồi đáp máy bay và Sài Gòn. Mất ít ngày thăm dò, anh biết được địa chỉ nhà riêng của ca sĩ M.L. đầy hương sắc này. Đoàn Chuẩn còn được biết tin M.L. vừa mới thôi chồng. Thế nhưng anh không đến nhà mà hẹn cô ra đại lộ Charner (nay là Nguyễn Huệ) vào một kiosque bán hoa tươi. Gặp chủ quán, Đoàn Chuẩn ngỏ ý muốn đặt tiệm trước cả tháng để mỗi sáng tiệm cho người mang một bó hoa hồng tươi đến địa chỉ cô M.L. Khi đưa hoa, không được nói tên ai gửi tặng. Đoàn Chuẩn không quên ghi lại địa chỉ của anh ngoài Hải Phòng để có gì cần thì liên lạc với anh. Về phần chồng cũ của cô M.L. Đoàn Chuẩn biết rất rõ, đó là một ca – nhạc sĩ. Vợ chồng cô M.L. khi ấy là cặp nghệ sĩ hát chung trên sân khấu rất nổi tiếng, được rất nhiều khán giả mến mộ. Cả hai đã từng ra biểu diễn tại Hà Nội, tôi cũng đi nghe rồi về có bài phê bình tài năng của họ trên nhật báo Giang Sơn, Hà Nội.

Về tiệm, người đưa hoa kể lại với chủ, ông chủ vội vàng đánh điện tín ra bắc để hỏi xin ý kiến Đoàn Chuẩn. Đoàn Chuẩn thấy thời gian tặng hoa đã kéo dài 3 tuần lễ rồi nên bằng lòng cho nói tên và địa chỉ.

Được lệnh, một sáng như thường lệ, người đưa hoa tới gặp cô ca sĩ, mặt vui tươi, hớn hở nói: “Tôi đã được phép thưa để cô rõ danh tính người tặng hoa, đó là nhạc sĩ Đoàn Chuẩn ạ!”.



giai-thoai-ve-moi-tinh-nghe-si-giua-doan-chuan-va-moc-lan-phan-1-3
Cuốn sách của nhạc sĩ Lê Hoàng Long và ca khúc “Gửi gió cho mây ngàn bay” của nhạc sĩ Đoàn Chuẩn

Sau phút bàng hoàng, sự ngạc nhiên tột độ hiện rõ trên nét mặt cô ca sĩ M.L.. Một lúc sau, cô hỏi thêm địa chỉ của Đoàn Chuẩn. Với sự nhạy bén và lém lỉnh, người đưa hoa bảo là không biết địa chỉ, để về hỏi xin rồi báo lại sau. Vài ngày sau, người đưa hoa mới trao cho cô một tờ giấy ghi rõ địa chỉ của chàng nhạc sĩ hào hoa, đa tình họ Đoàn. M.L. lịch sự ngỏ lời cảm ơn và còn tặng người đưa ho một ít tiền để uống cà phê.

Người đưa hoa về, M.L. vội vào bàn lấy giấy viết ra viết thư cảm ơn Đoàn Chuẩn và ngỏ ý hy vọng sẽ có ngày được hội ngộ. Trong thời gian này ở Hải Phòng, Đoàn Chuẩn cũng rất nóng lòng chờ xem thái độ của người đẹp ra sao. Sau khi nhận được thư tường trình sự việc của ông chủ tiệm hoa, Đoàn Chuẩn còn ra bưu điện gửi bưu phiếu điện tín vào bảo tiệm hoa cứ tiếp tục tặng hoa mỗi sáng trong 2 tháng tới nữa.

Trong lúc đang bồn chồn ngóng tin thì đùng một sáng, Đoàn Chuẩn nhận được thư của M.L., anh liền bóc vội ra đọc đi đọc lại với hàng trăm ý nghĩ trong đầu. Buổi trưa hôm ấy, khác hẳn mọi ngày, Đoàn Chuẩn trằn trọc không ngủ được. Một lúc sau, tiếng chuông đồng hồ treo tường vang lên, anh liền vụt ngồi dậy lấy giấy ra cắm cúi ghi dòng nhạc chảy từ con tim lai láng ái tình, tràn trề như dòng suối trong vắt nhưng cũng vấn có lúc ngập ngừng vì đá ghềnh ngăn cản. Điệu nhạc được ghi xong trọn vẹn, Đoàn Chuẩn liền đặt tên là “Gửi gió cho mây ngàn bay”. Hát lại thấy ưng ý, chàng nhạc sĩ liền chép ra một tờ giấy hoa tuyệt đẹp, phun nước hoa vào rồi cho vào phong bì, gửi ngay vào nam cho M.L..



Theo Amnhac.net

Các bài viết khác:
Nhạc sĩ Dương Thiệu Tước: Gửi hồn dân tộc trên điệu Tây phương
Nhạc sĩ Dương Thiệu Tước: Gửi hồn dân tộc trên điệu Tây phương
[ad_1] HỒ SƠ TIỂU SỬ NHẠC SĨ DƯƠNG THIỆU TƯỚC Tên khai sinh: Dương Thiệu Tước Ngày sinh: 1915 - 1995 Quê quán: làng Vân Đình, Hà Nội Nghề nghiệp:...

Ca khúc “Tiếng dân chài” của nhạc sĩ Phạm Đình Chương: Bức tranh siêu đẹp về cảnh lao động hăng say của người cần lao miền biển
Ca khúc “Tiếng dân chài” của nhạc sĩ Phạm Đình Chương: Bức tranh siêu đẹp về cảnh lao động hăng say của người cần lao miền biển
[ad_1] CA KHÚC "TIẾNG DÂN CHÀI" Sáng tác: Phạm Đình Chương Thể loại: Nhạc tiền chiến Năm ra đời: 1950 Ca sĩ thể hiện tiêu biểu: Ban hợp ca Thăng...

Hoàn cảnh ra đời “Thương tình ca”: Bản tình ca đích thực gắn với mối tình cao thượng nhất đời Phạm Duy
Hoàn cảnh ra đời “Thương tình ca”: Bản tình ca đích thực gắn với mối tình cao thượng nhất đời Phạm Duy
[ad_1] CA KHÚC "THƯƠNG TÌNH CA" Tên ca khúc: Thương tình ca Nhạc sĩ sáng tác: Phạm Duy Thể loại: Trữ tình Năm ra đời: 1956 Ca khúc "Thương tình...

Giải mã ý nghĩa khác biệt giữa 2 câu hát “trốn phong ba” và “chốn phong ba” trong ca khúc “Thành phố buồn”
Giải mã ý nghĩa khác biệt giữa 2 câu hát “trốn phong ba” và “chốn phong ba” trong ca khúc “Thành phố buồn”
[ad_1] THÔNG TIN CA KHÚC "THÀNH PHỐ BUỒN" Tên ca khúc: Thành phố buồn Nhạc sĩ sáng tác: Lam Phương Năm phát hành: 1970 Thể loại: Nhạc vàng Ca sĩ...

ÂM NHẠC TRONG XÃ HỘI MỚI
ÂM NHẠC TRONG XÃ HỘI MỚI
[ad_1] Âm nhạc là một phần của cuộc sống. Âm nhạc bây giờ nó không chỉ là nghe để giải trí, nghe để đã tai mà nó còn là một...

NHỊP LẤY ĐÀ LÀ GÌ? VÍ DỤ VỀ NHỊP LẤY ĐÀ
NHỊP LẤY ĐÀ LÀ GÌ? VÍ DỤ VỀ NHỊP LẤY ĐÀ
[ad_1] Nhịp lấy đà là gì? Nhịp lấy đà là ô nhịp đầu tiên trong bản nhạc không đủ số phách theo quy định của số chỉ nhịp. Sự khác nhau...

Những điều thú vị về “Giọt lệ cho ngàn sau”- CD ăn khách và nổi tiếng nhất của làng nhạc hải ngoại
Những điều thú vị về “Giọt lệ cho ngàn sau”- CD ăn khách và nổi tiếng nhất của làng nhạc hải ngoại
[ad_1] CD "GIỌT LỆ CHO NGÀN SAU" "Giọt lệ cho ngàn sau" là album của danh ca Tuấn Ngọc, tập hợp 10 tình khúc được viết bởi nhạc sĩ Từ...

ROYAL MATSUOKA – THƯƠNG HIỆU GUITAR NHẬT BẢN ĐƯỢC YÊU THÍCH TẠI VIỆT NAM
ROYAL MATSUOKA – THƯƠNG HIỆU GUITAR NHẬT BẢN ĐƯỢC YÊU THÍCH TẠI VIỆT NAM
[ad_1] Ryoji Matsuoka là một trong những bậc thầy làm đàn guitar nổi tiếng ở Nhật chuyên sản xuất và gia công dòng đàn Classic (đàn gắn dây nylon). Chính...

Nhạc sĩ Hoàng Nguyên: Người “đội vương miện” cho nhan sắc Đà Lạt
Nhạc sĩ Hoàng Nguyên: Người “đội vương miện” cho nhan sắc Đà Lạt
[ad_1] HỒ SƠ TIỂU SỬ NHẠC SĨ HOÀNG NGUYÊN Tên thật: Cao Cự Phúc Nghệ danh: Hoàng Nguyên Ngày sinh: 1930 - 1973 Quê quán: xã Diễn Bình, huyện Diễn...

HỢP ÂM CHẶN TRÊN GUITAR – CÓ THỂ BẠN CHƯA BIẾT
HỢP ÂM CHẶN TRÊN GUITAR – CÓ THỂ BẠN CHƯA BIẾT
[ad_1] Hầu hết các nhạc cụ dây có phím đàn như guitar đều có hợp âm chặn và chúng thực sự gây đau tay. Tuy nhiên, chúng giúp bạn hiểu rõ...

ÂM NHẠC THỜI KỲ LÃNG MẠN (1820-1910)
ÂM NHẠC THỜI KỲ LÃNG MẠN (1820-1910)
[ad_1] Thời kỳ đầuĐầu thế kỷ 19, các tác phẩm âm nhạc của trường phái cổ điển Vienna với những tên tuổi như Haydn, Mozart, Beethoven chiếm lĩnh toàn bộ...

Chân dung người vợ tào khang đứng sau đời nghệ thuật thăng hoa của nhạc sĩ Huy Du
Chân dung người vợ tào khang đứng sau đời nghệ thuật thăng hoa của nhạc sĩ Huy Du
[ad_1] Gần 50 năm gắn bó, PGS TS, nhạc sĩ Nguyễn Thị Nhung không chỉ là người vợ, còn là người bạn, người đồng nghiệp thân thiết giúp nhạc sĩ...

Ca khúc “Nghìn trùng xa cách”: Tuyệt phẩm về “mối tình đồng trinh duy nhất” của nhạc sĩ Phạm Duy
Ca khúc “Nghìn trùng xa cách”: Tuyệt phẩm về “mối tình đồng trinh duy nhất” của nhạc sĩ Phạm Duy
[ad_1] VỀ CA KHÚC NGHÌN TRÙNG XA CÁCH Tên ca khúc: Nghìn trùng xa cách Nhạc sĩ sáng tác: Phạm Duy Thể loại: Nhạc trữ tình Năm ra đời: 1968...

CUỘC ĐỜI VÀ SỰ NGHIỆP CỦA UMBERTO GIORDANO (1867-1948)
CUỘC ĐỜI VÀ SỰ NGHIỆP CỦA UMBERTO GIORDANO (1867-1948)
[ad_1] Khi nói đến opera verismo (chân thực) – trường phái opera bao trùm lên nước Ý vào những năm cuối thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20 với...

Nhạc sĩ Hoàng Quý: Người tài mệnh yểu đã đi cùng dân tộc đến hơi thở cuối cùng
Nhạc sĩ Hoàng Quý: Người tài mệnh yểu đã đi cùng dân tộc đến hơi thở cuối cùng
[ad_1] HỒ SƠ TIỂU SỬ NHẠC SĨ HOÀNG QUÝ Tên thật: Hoàng Kim Hải sau đổi thành Hoàng Kim Quý Nghệ danh: Hoàng Quý Năm sinh: 1920 Năm mất: 1946...