Nhạc Phạm Duy và thơ Nguyễn Tất Nhiên: Cuộc hạnh ngộ định mệnh!


Cuộc hạnh ngộ định mệnh tạo nên những tác phổ quý giá

Phạm Duy là “cây đại thụ” của văn nghệ Sài Gòn trước 1975 và là “ngôi sao sáng” của nền tân nhạc Việt Nam kể từ khi nó được hình thành. Ông nổi tiếng với tài sáng tác và phổ nhạc cho thơ. Bằng những nốt nhạc thiên tài, ông từng được ví như “phù thủy âm nhạc” có thể “phù phép” cho những bài thơ vô danh và nâng bổng tên tuổi của những thi sĩ còn tương đối lạ lẫm với công chúng. Và Phạm Thiên Thư là một minh chứng rõ nét. Nhờ Phạm Duy phổ nhạc “Ngày xưa Hoàng Thị”, “Em lễ chùa này”… mà tên tuổi của Phạm Thiên Thư bay cao, bay xa hơn. 

Vào đầu thập niên 1970, Phạm Duy cũng chính là người có công lớn trong việc đưa tên tuổi thi sĩ Nguyễn Tất Nhiên đến gần với những công chúng yêu thơ, yêu nhạc bằng bộ “tam khúc”: Thà như giọt mưa, Em hiền như ma soeur và Hai năm tình lận đận.  Trong đó “Thà như giọt mưa” là ca khúc nổi tiếng hơn cả. Cho đến nay, nó vẫn được phổ biến rộng rãi, sống mãi trong tâm trí nhiều thế hệ nghe nhạc. 

Trong hồi ký của mình, Phạm Duy viết: “Đi qua đời tôi có khá nhiều thi nhân thuộc nhiều thế hệ, đa số đều như tôi, đều khá hồn nhiên, nghĩa là có tí máu điên. Nhưng trong làng thơ Việt Nam, có ba nhà thơ hồn nhiên nhất, đó là Nguyễn Ngu Í, Bùi Giáng và Nguyễn Tất Nhiên…”.



pham-duy-va-cuoc-hanh-ngo-dinh-menh-voi-nguyen-tat-nhien-9
Nhạc sĩ Phạm Duy và thi sĩ Nguyễn Tất Nhiên

Trong số đó, cuộc gặp gỡ giữa âm nhạc của Phạm Duy và thơ của Nguyễn Tất Nhiên là một trong những cuộc hạnh ngộ định mệnh mang đến cho văn nghệ Việt Nam những tác phẩm quy giá. 

Chia sẻ về cuộc hạnh ngộ này, sinh thời nhạc sĩ Phạm Duy có viết: “Tôi gặp Nguyễn Tất Nhiên trong bầu không khí thơ ở miền Nam hơi nặng nề vào lúc đó, đầy rẫy những bài thơ chủ đề về thời cuộc… thì thơ của chàng thư sinh mới 17 tuổi này là thơ phi chính trị… Thơ hồn nhiên, rất ngộ nghĩnh, theo tôi, nếu đem phổ nhạc cũng sẽ rất hợp với giọng ca trẻ trung của Duy Quang trong ban nhạc gia đình là ban The Dreamers mà tôi đang cần lăng-xê”.

Một trong những bài hát đầu tiên của Duy Quang hát nhạc tình ca sinh viên của ông bố Phạm Duy có lẽ là “Thà như giọt mưa” được phổ nhạc từ bài thơ “Khúc tình buồn” của thi sĩ Nguyễn Tất Nhiên. Ca khúc này hầu như ngày nào cũng được phát trên Đài phát thanh Sài Gòn thập niên 1970 và được giới học sinh, sinh viên đặc biệt yêu thích.

Trong lịch sử âm nhạc, làm nhạc phổ thơ không dễ, nhạc phổ thơ mà làm cho hay, cho vừa vặn, để nhạc không lấn át thơ, thơ cũng không gượng ép bởi nhạc thì khó vô cùng. Nhưng, với Phạm Duy khó cỡ nào cũng có cách giải quyết. Vì ông tìm ra sự đồng điệu trong cung nhạc của mình với vần thơ của các thi sĩ.

Ẩn sâu trong những ngôn từ táo bạo, ngông nghênh của Nguyễn Tất Nhiên, lẩn khuất đâu đó vẫn có chút “âm tính” mềm mại, pha chút yếu đuối, bi lụy đến tội nghiệp. Những điều này có lẽ đặc biệt phù hợp với chất nhạc phóng khoáng, hào sảng đầy “dương tính” trong âm nhạc của Phạm Duy. Bằng tài phổ nhạc điêu luyện của mình, Phạm Duy đã chinh phục những dòng thơ tình kỳ lạ của Nguyễn Tất Nhiên, mang đến cho tác phẩm hơi thở mới, sức sống mới. 

Phạm Duy và “tam khúc” được phổ nhạc từ thơ Nguyễn Tất Nhiên

“Khúc tình buồn” là bài thơ đầu tiên của Nguyễn Tất Nhiên được Phạm Duy phổ nhạc. Ca khúc được hoàn thành vào năm 1972. Phạm Duy đặt tên cho ca khúc này là “Thà như giọt mưa”. Thông qua giọng ca nam Duy Quang, ca khúc được phổ biến mạnh mẽ và được giới trẻ Sài Gòn trước 1975 vô cùng yêu thích. 

Đặc biệt, khi ca khúc này được trình bày bởi Duy Quang cũng là thời điểm Nguyễn Tất Nhiên chập chững bước vào nghề. Nhờ tài nghệ của Phạm Duy mà tên tuổi và tác phẩm của Tất Nhiên được bay cao, bay xa hơn, đến gần công chúng yêu thơ, yêu nhạc hơn.

Nguyễn Tất Nhiên từng tự nhận bản thân là một kẻ hoang đàng, cả trong thơ lẫn tính cách ngoài đời thực. Thơ ông phóng khoáng, lời lẽ không cao sang mà rất thực, gần gũi, tươi mới. Tất cả những lời thơ đó đã được Phạm Duy truyền tải trọn vẹn vào trong ca khúc và dễ dàng chạm đến trái tim khán giả trẻ – những người đang khát khao tìm kiếm những tác phẩm mô tả được những nhịp thở của thời đại mới, nơi mà không còn trăng gió thơ mộng như thời tiền chiến.



pham-duy-va-cuoc-hanh-ngo-dinh-menh-voi-nguyen-tat-nhien-7
“Thà như giọt mưa” có lẽ là ca khúc nổi tiếng nhất trong bộ “tam khúc”

 Ca khúc thứ 3 trong “tam khúc” mang tên “Hai năm tình lận đận”. Ca khúc này được nhạc sĩ Phạm Duy phổ nhạc và do ca sĩ Duy Quang thể hiện rất thành công trước năm 1975. 

Trong cuốn băng nhạc “Tình khúc Nguyễn Tất Nhiên” thực hiện sau năm 1975, nhà thơ đã gom ý từ từ bộ “tam khúc”: Thà như giọt mưa – Em hiền như ma soeur – Hai năm tình lận đận để viết lời giới thiệu:

“Tôi đã nguyện làm cây thánh giá đứng chơ vơ trên chót đỉnh cô đơn nhìn bụi thời gian phủ rong rêu lên đời mình cô quạnh. Tôi đã xin làm giọt mưa vỡ trên mặt người yêu dấu. Tôi đã quỳ ngay trên nát tan mình xưng tụng tình yêu, ngưỡng vọng người yêu hiền dịu như ‘ma soeur’ tuyệt vời như thánh nữ.

Từ muôn thuở, nhân loại vẫn ưa nhìn những sắc màu buồn thảm. Tình khúc tuyệt vời, và vả chăng, là khổ đau chất ngất. 

Khi tác một tác phẩm đã thành hình, đã được ném vào mênh mông cõi trần gia hệ lụy, thì, ‘nói năng chi cũng thừa!”

Cảm ơn người bước vào tình khúc tôi. Hay nói khác đi, cảm ơn người đã mang lấy tình tôi”.

Tóm lại, bộ “tam khúc” này mang đậm nét thư sinh, phù hợp với sinh viên, là đối tượng mà Phạm Duy hướng đến cho giọng ca Duy Quang. Và sự kết hợp giữa thơ Nguyễn Tất Nhiên, Phạm Duy, giọng ca Duy Quang đã tạo nên tiếng vang chấn động!



Theo Amnhac.net

Các bài viết khác:
CÓ NÊN LỰA CHỌN ĐÀN GUITAR CŨ HAY KHÔNG?
CÓ NÊN LỰA CHỌN ĐÀN GUITAR CŨ HAY KHÔNG?
[ad_1] Thị trường đàn Guitar hiện nay vô cùng rộng lớn, người chơi đàn cũng nhiều, người bán đàn cũng không hề thiếu, vậy nên lựa chọn đàn guitar cũ...

Ca khúc “Chú Cuội” của Phạm Duy: Hóa ra là bản tình ca viết tặng vợ!
Ca khúc “Chú Cuội” của Phạm Duy: Hóa ra là bản tình ca viết tặng vợ!
[ad_1] CA KHÚC "CHÚ CUỘI" Tên ca khúc: Chú Cuội Nhạc sĩ sáng tác: Phạm Duy Năm ra đời: 1948 Ca sĩ thể hiện tiêu biểu: Thái Thanh, Ái Vân......

CUỘC ĐỜI VÀ SỰ NGHIỆP CỦA JOHANN SEBASTIAN BACH (1685-1750)
CUỘC ĐỜI VÀ SỰ NGHIỆP CỦA JOHANN SEBASTIAN BACH (1685-1750)
[ad_1] Nhà soạn nhạc người Đức Johann Sebastian Bach đã có những đóng góp to lớn cho kho tàng âm nhạc của nhân loại. Nhạc của Bach đã tạo nên...

Ca khúc “Tiếng dân chài” của nhạc sĩ Phạm Đình Chương: Bức tranh siêu đẹp về cảnh lao động hăng say của người cần lao miền biển
Ca khúc “Tiếng dân chài” của nhạc sĩ Phạm Đình Chương: Bức tranh siêu đẹp về cảnh lao động hăng say của người cần lao miền biển
[ad_1] CA KHÚC "TIẾNG DÂN CHÀI" Sáng tác: Phạm Đình Chương Thể loại: Nhạc tiền chiến Năm ra đời: 1950 Ca sĩ thể hiện tiêu biểu: Ban hợp ca Thăng...

CUỘC ĐỜI VÀ SỰ NGHIỆP CỦA GEORGE FRIDERIC HANDEL (1685-1759)
CUỘC ĐỜI VÀ SỰ NGHIỆP CỦA GEORGE FRIDERIC HANDEL (1685-1759)
[ad_1] George Frideric Händel, có lẽ là nhạc sĩ tiêu biểu nhất thời kì Baroque, sinh ra tại Halle ngày 23 tháng 2 năm 1685, cùng năm với nhạc sĩ...

Cuộc đời kỳ lạ của ca sĩ Vũ Khanh: Vinh quang và sa ngã!
Cuộc đời kỳ lạ của ca sĩ Vũ Khanh: Vinh quang và sa ngã!
[ad_1] Vinh quang Ca sĩ Vũ Khanh (tên đầy đủ là Vũ Công Khanh) sinh năm 1954 tại Hà Nội trong gia đình Công giáo. Khi còn nhỏ, Vũ Khanh...

SlimV: Từ anh DJ EDM không ai biết đến Giám đốc âm nhạc show Anh Trai Vượt Ngàn Chông Gai
SlimV: Từ anh DJ EDM không ai biết đến Giám đốc âm nhạc show Anh Trai Vượt Ngàn Chông Gai
[ad_1] HỒ SƠ - TIỂU SỬ PRODUCER SLIMV Tên thật: Cao Văn Vịnh. Nghệ danh: SlimV. Ngày sinh: 03/08/1988. Quê quán: Hà Nội. Nghề nghiệp: DJ, producer, nhạc sĩ và...

Lạc bước vào “Mùa thu Đông Kinh” đầy lãng mạn của Hoàng Thi Thơ
Lạc bước vào “Mùa thu Đông Kinh” đầy lãng mạn của Hoàng Thi Thơ
[ad_1] CA KHÚC "MÙA THU ĐÔNG KINH” Tên các khúc: Mùa thu Đông Kinh  Nhạc sĩ: Hoàng Thi Thơ Năm phát thành: 1963 Ca sĩ trình bày tiêu biểu: Thúy...

Top 10 câu nói hay nhất về âm nhạc của Trịnh Công Sơn
Top 10 câu nói hay nhất về âm nhạc của Trịnh Công Sơn
[ad_1] Khi nhắc tài hoa của Trịnh Công Sơn, nhạc sĩ Phạm Duy phải thốt lên: "Toàn bộ âm nhạc của anh đẹp như một bức họa trừu tượng hơn...

“Uống nước bên bờ suối” – Giai điệu tình yêu mang màu sắc hy vọng hiếm hoi trong sáng tác của Lê Uyên Phương
“Uống nước bên bờ suối” – Giai điệu tình yêu mang màu sắc hy vọng hiếm hoi trong sáng tác của Lê Uyên Phương
[ad_1] CA KHÚC "UỐNG NƯỚC BÊN BỜ SUỐI” Tên các khúc: Uống nước bên bờ suối Nhạc sĩ: Lê Uyên Phương Năm phát thành: 1971 Ca sĩ trình bày tiêu...

“Thu, hát cho người”: Nhạc phẩm lừng danh ra đời trong một giây xuất thần
“Thu, hát cho người”: Nhạc phẩm lừng danh ra đời trong một giây xuất thần
[ad_1] VỀ CA KHÚC "THU, HÁT CHO NGƯỜI" Tên ca khúc: Thu hát cho người Nhạc sĩ sáng tác: Vũ Đức Sao Biển Thể loại: Nhạc trữ tình Năm ra...

CUỘC ĐỜI VÀ SỰ NGHIỆP CỦA WILTOLD LUTOSLAWSKI (1913-1994)
CUỘC ĐỜI VÀ SỰ NGHIỆP CỦA WILTOLD LUTOSLAWSKI (1913-1994)
[ad_1] Âm nhạc Ba Lan nửa sau thế kỷ 20 xuất hiện một nhân vật có nhiều đóng góp vào tiến trình phát triển – nhà soạn nhạc Witold Lutoslawski...

Hoàn cảnh ra đời ca khúc “Trúc đào”: Nhạc thơ tràn muôn lối!
Hoàn cảnh ra đời ca khúc “Trúc đào”: Nhạc thơ tràn muôn lối!
[ad_1] CA KHÚC “TRÚC ĐÀO" Tên các khúc: Trúc đào Nhạc sĩ sáng tác: Anh Bằng Phổ thơ: "Trúc đào" của Nguyễn Tất Nhiên Năm phát thành: 1980 Ca sĩ trình...

BÍ QUYẾT THỂ HIỆN CẢM XÚC TRONG ÂM NHẠC
BÍ QUYẾT THỂ HIỆN CẢM XÚC TRONG ÂM NHẠC
[ad_1] Bạn có thể thể hiện rõ ràng cảm xúc của mình trong âm nhạc không? Một trong những khả năng lớn nhất mà bạn có thể có với tư cách...

“Kiếp nghèo” đưa chàng nhạc sĩ nhập cư Lam Phương một bước lên mây, trở thành đại gia nức tiếng một thời
“Kiếp nghèo” đưa chàng nhạc sĩ nhập cư Lam Phương một bước lên mây, trở thành đại gia nức tiếng một thời
[ad_1] CA KHÚC “KIẾP NGHÈO" Tên các khúc: Kiếp nghèo Nhạc sĩ sáng tác: Lam Phương Năm phát thành: 1954 Ca sĩ trình bày tiêu biểu: Thanh Thúy, Thanh Tuyền,... Hoàn cảnh...

Hợp âm xem nhiều

01. Chị Cả - Nguyễn Ngọc Thiện

02. Đến bên em - Trang Pháp

03. Em có từng yêu - Võ Hoài Phúc

04. Gặp nhau dưới trời thu Hà Nội - Phạm Tuyên

05. Rừng đêm bình yên - Minh Huề

06. Mưa giữa cầu - Hồng Em

07. Nhớ một người - Phan Thanh Tâm

08. Xuân vọng cố hương - Thiên Tú

09. Nhớ em đến nỗi không ngủ được (Xiǎng nǐ xiǎng dào shuì bù zháo – 想你想到睡不着) - Nhạc Hoa

10. Trái tim sầu - Châu Đình An

11. Quên lối đường tơ - Trần Hải Sâm

12. Con yêu (Anak – Child) - Freddie Aguilar

13. Những cây bút chì màu - Nguyễn Văn Hiên

14. Khi tôi đến nơi đây - Từ Công Phụng

15. Tương tư 2 - Mặc Thế Nhân

16. Muốn buông nhưng nghĩ tới lại sợ (Fàng bù xià xiǎng yòu pà – 放不下想又怕) - Nhạc Hoa

17. Nhanh một giây sai một đời - Nguyên Chấn Phong

18. Giọt mưa khuya - Thăng Long

19. Em còn thương anh không - Trương Khải Minh

20. Ngày từ đêm trắng sinh ra - Tăng Nhật Tuệ

21. Thiên đường mong manh - Nguyễn Đức Trung

22. Nỗi nhớ nơi em - Nguyễn Đình Vũ

23. Giấc mơ anh và em bên nhau - Nhật Trung

24. Vấp ngã - Hoàng Minh

25. Lục bát xa người - Võ Tá Hân

26. Nước mắt quê hương - Châu Kỳ

27. Sợ không còn yêu - Phạm Năng Tùng

28. Trường Sa Hoàng Sa trong trái tim Việt Nam - Thuannovo Tran

29. Nửa đường thế giới (én jiān bàn tú – 人間半途) - Nhạc Hoa

30. Nỗi đau vô thường - Thái Hùng