Duy Khánh và nỗi lòng của người lính già sống kiếp lưu vong thầm hẹn ngày về chết giữa quê hương


Duy Khánh không phải là ca sĩ nhạc vàng đầu tiên nhưng Duy Khánh lại là một trong những ca sĩ hát nhạc vàng thành công nhất. Thập niên 60 của thế kỷ trước, ở Sài Gòn, các ca sĩ hát được giọng Ténor rất hiếm, giọng Ténor của Duy Khánh đặc biệt bởi có độ ngân vượt quá sự tưởng tượng của công chúng. Theo Phạm Duy và Trầm Tử Thiêng, giọng của Duy Khánh có thể ngân dài đến 21 nhịp và chuyển từ thấp lên cao,  vượt hai bát độ một cách nhẹ nhàng. 

Phạm Duy từng phát biểu, trong giọng ca Duy Khánh, nghe âm hưởng tiếng trống cổ thành, tiếng thông reo trên đồi cảnh Vọng. Quả vậy, Duy Khánh được xem là ca – nhạc sĩ của miền quê sông Hương núi Ngự, của miền Trung nghèo khó. Mấy mươi năm đi hát, Duy Khánh vẫn dùng giọng đặc sệt Quảng Trị. Bởi ông muốn lưu lại trong chính con người mình những kỷ niệm thân thương nhất về quê hương miền Trung (ở đây là những điều trân quý về Quảng Trị và xứ Huế).

Duy Khánh rất nặng lòng với quê hương, chính vì thế, khi bước chân vào nghiệp sáng tác, ông dành rất nhiều lời hay ý đẹp cho quê hương miền Trung. Ông thả toàn bộ nỗi nhớ quê da diết vào các cung nhạc. Tính sơ qua, Duy Khánh có đến chục bài hát viết về miền Trung như: Thương về miền Trung, Sao không thấy anh về (Thương về miền Trung 2), Ai ra xứ Huế, Bao giờ em quên…

Sau năm 1975, vì nhiều lý do mà Duy Khánh bị cấm hát một thời gian. Mãi sau này khi các đoàn ca nhạc được chính quyền nới lỏng cho hoạt động trở lại, Duy Khánh mới thành lập đoàn Quê Hương – nơi quy tụ các nghệ sĩ tài danh của miền Nam trước năm 1975. Duy Khánh đã tổ chức nhiều buổi lưu diễn và khá thành công.

Đến năm 1988, Duy Khánh đưa vợ con ra nước ngoài định cư qua sự bảo lãnh của người em. Đến đấy Mỹ, ông tiếp tục tham gia các chương trình văn nghệ để kiếm kế sinh nhai. Song ông không còn có thể tìm lại được hình ảnh hào hoa, lịch lãm năm nào. Những dấu vết khắc khổ của thời gian in hằn trên khuôn mặt của ông. Giọng ca nội lực năm nào cũng bị tàn phá bởi những giọt rượu chán đời.

Đối với một người con yêu quê hương da diết như Duy Khánh, còn gì buồn hơn khi phải sống tha hương cầu thực nơi xứ người. Ban ngày đi hát, đêm về ôm nỗi nhớ thương về đất mẹ. 



duy-khanh-va-noi-long-cua-nguoi-linh-gia-song-kiep-luu-vong-0
Ca – nhạc sĩ Duy Khánh mang trong mình nỗi nhớ và tình yêu quê hương thiết tha

Có người nói rằng, trong đời nghệ sĩ của mình, ca sĩ có thể hát hàng trăm, hàng ngàn bài cho khán giả nghe, nhưng trong đó vẫn có đôi ba bài họ hát tặng chính mình. Với Duy Khánh, có lẽ ông hát “Xin anh giữ trọn tình yêu” và “Người lính già xa quê hương” là để dành tặng chính mình.

Trong ca khúc “Xin anh giữ trọn tình quê” do Duy Khánh sáng tác và trình diễn có lời ca chan chứa nhớ nhung quê hương như sau:

“Anh ơi cho dù anh trở về quê hương hoặc còn tha hương

Xin anh còn giữ vẹn câu thề

Ngày mai ta xa nhau rồi nhưng tin trong đời anh sẽ còn gặp tôi

Quê cũ mừng vui”

Còn ca khúc “Người lính già xa quê hương” lại giống như lời tâm sự, những giọt nước mắt nghẹn ngào nuốt ngược vào trong. Đó là hình ảnh người lính buồn thương, da diết nhớ quê và thương cho kiếp lưu vong của mình.

“Người lính già xa quê hương

Bao nhiêu đêm anh nằm không ngủ

Nhớ quá Mẹ hiền, nhớ quá anh em

Vẫn thấy quê hương đêm ngày réo gọi

Vẫn thấy trong tim canh cánh đường về

Vẫn thấy nơi đây chỉ là đất tạm

Thầm hẹn ngày về chết giữa quê hương”

Nhưng tiếc thay, hiện thực phũ phàng, Duy Khánh không thể hiện thực hóa được ước mong của mình. Thậm chí, ông còn không thể quay về quê hương một lần kể từ khi sống kiếp lưu vong. 

Sau nhiều năm tháng ra vào viện vì mắc những căn bệnh trầm kha, ca – nhạc sĩ Duy Khánh đã qua đời ở tuổi 66 (tại bệnh viện Fountain Valley, Quận Cam, California,). Lễ tang của ông được quay phim và phát hành thành băng, trở thành một hiện tượng băng nhạc thời đó. 

Duy Khánh (1936 – 2003) tên thật là Nguyễn Văn Diệp. Trong cuộc đời nghệ thuật, ông còn dùng một số nghệ danh khác như Tăng Hồng, Hoàng Thanh. 

Duy Khánh nổi danh từ thập niên 1960 với vai trò ca – nhạc sĩ. Ông được mệnh danh là 1 trong 4 giọng nam nổi bật nhất của dòng nhạc vàng (tứ trụ nhạc vàng). 

Trong vai trò nhạc sĩ, Duy Khánh có hơn 30 ca khúc đặc sắc, trong đó có nhiều bài hát về miền Trung – nơi chôn rau cắt rốn của ông.

Ngoài ra, Duy Khánh còn là một người chăm chỉ tìm kiếm, phát hiện và đào tạo các ca sĩ mới và tham gia sản xuất băng nhạc. Người học trò nổi danh nhất của Duy Khánh có lẽ là ca sĩ Băng Châu.



Theo Amnhac.net

Các bài viết khác:
Ca khúc “Nghìn trùng xa cách”: Tuyệt phẩm về “mối tình đồng trinh duy nhất” của nhạc sĩ Phạm Duy
Ca khúc “Nghìn trùng xa cách”: Tuyệt phẩm về “mối tình đồng trinh duy nhất” của nhạc sĩ Phạm Duy
[ad_1] VỀ CA KHÚC NGHÌN TRÙNG XA CÁCH Tên ca khúc: Nghìn trùng xa cách Nhạc sĩ sáng tác: Phạm Duy Thể loại: Nhạc trữ tình Năm ra đời: 1968...

CUỘC ĐỜI VÀ SỰ NGHIỆP CỦA UMBERTO GIORDANO (1867-1948)
CUỘC ĐỜI VÀ SỰ NGHIỆP CỦA UMBERTO GIORDANO (1867-1948)
[ad_1] Khi nói đến opera verismo (chân thực) – trường phái opera bao trùm lên nước Ý vào những năm cuối thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20 với...

Nhạc sĩ Hoàng Quý: Người tài mệnh yểu đã đi cùng dân tộc đến hơi thở cuối cùng
Nhạc sĩ Hoàng Quý: Người tài mệnh yểu đã đi cùng dân tộc đến hơi thở cuối cùng
[ad_1] HỒ SƠ TIỂU SỬ NHẠC SĨ HOÀNG QUÝ Tên thật: Hoàng Kim Hải sau đổi thành Hoàng Kim Quý Nghệ danh: Hoàng Quý Năm sinh: 1920 Năm mất: 1946...

Tuấn Vũ – Sơn Tuyền: Cặp song ca tiêu biểu của nhạc vàng thập niên 1990
Tuấn Vũ – Sơn Tuyền: Cặp song ca tiêu biểu của nhạc vàng thập niên 1990
[ad_1] Tuấn Vũ - Sơn Tuyền là cặp song ca nổi đình nổi đám ở thập niên 1990 với những nhạc phẩm bất hủ như: Vườn tao ngộ, Tình ca...

“Mùa xuân đó có em” – ca khúc nổi tiếng ra đời trong tâm trạng lo âu của Anh Việt Thu
“Mùa xuân đó có em” – ca khúc nổi tiếng ra đời trong tâm trạng lo âu của Anh Việt Thu
[ad_1] VỀ CA KHÚC"MÙA XUÂN ĐÓ CÓ EM" Tên ca khúc: Mùa xuân đó có em Nhạc sĩ sáng tác: Anh Việt Thu Thể loại: Nhạc xuân Năm ra đời:...

Ca khúc “Niệm khúc cuối” của Ngô Thụy Miên: Bản tình ca đẹp nhất, cao thượng nhất và nam tính nhất
Ca khúc “Niệm khúc cuối” của Ngô Thụy Miên: Bản tình ca đẹp nhất, cao thượng nhất và nam tính nhất
[ad_1] CA KHÚC "NIỆM KHÚC CUỐI" Nhạc sĩ sáng tác: Ngô Thụy Miên Năm ra đời: 1971 Thể loại: Tình ca Ca sĩ thể hiện tiêu biểu: Tuấn Ngọc, Khánh...

Hoàn cảnh ra đời ca khúc “Giọt lệ đài trang”: Tiếc thương nàng tiểu thư khuê cát một thời!
Hoàn cảnh ra đời ca khúc “Giọt lệ đài trang”: Tiếc thương nàng tiểu thư khuê cát một thời!
[ad_1] CA KHÚC “GIỌT LỆ ĐÀI TRANG” Tên ca khúc: Giọt lệ đài trang Nhạc sĩ sáng tác: Châu Kỳ Thể loại: Nhạc trữ tình Năm phát thành: 1969 Ca...

Ý thức thực tế về hoàn cảnh đất nước trong âm nhạc của Anh Bằng
Ý thức thực tế về hoàn cảnh đất nước trong âm nhạc của Anh Bằng
[ad_1] Dưới đây là đôi lời bình phẩm về âm nhạc của Anh Bằng được nhà thơ Du Tử Lê viết vào tháng 9 năm 2011. Tôi không biết trước...

Phạm Duy – Khánh Ngọc và cuộc tình ngoài luồng bùng cháy từ phim?
Phạm Duy – Khánh Ngọc và cuộc tình ngoài luồng bùng cháy từ phim?
[ad_1] Ca sĩ Khánh Ngọc tên thật là Hàn Thị Lan ANh (SN 1937) tại Hà Nội. Bà là trái ngọt của mối tình mẹ Việt cha người Minh Hương....

Ca sĩ Tuấn Vũ: Cuộc đời nhiều thăng trầm của “phượng hoàng không mỏi” đình đám nhất nhì làng nhạc hải ngoại
Ca sĩ Tuấn Vũ: Cuộc đời nhiều thăng trầm của “phượng hoàng không mỏi” đình đám nhất nhì làng nhạc hải ngoại
[ad_1] HỒ SƠ - TIỂU SỬ CA SĨ TUẤN VŨ Tên thật: Nguyễn Văn Tài. Nghệ danh: Tuấn Vũ. Ngày sinh: 16/12/1959. Quê quán: Bình Thuận (nguyên quán Nghệ An)....

Hoàn cảnh ra đời ca khúc “Không”: Nỗi khắc khoải về mối tình đầu khó quên
Hoàn cảnh ra đời ca khúc “Không”: Nỗi khắc khoải về mối tình đầu khó quên
[ad_1] CA KHÚC “KHÔNG” Tên ca khúc: Không Nhạc sĩ sáng tác: Nguyễn Ánh 9 Thể loại: Nhạc trữ tình Năm phát hành: 1970 Ca sĩ thể hiện: Khánh Ly...

NGHỆ NHÂN HIROSHI TAMURA – HUYỀN THOẠI CHẾ TÁC GUITAR NHẬT BẢN
NGHỆ NHÂN HIROSHI TAMURA – HUYỀN THOẠI CHẾ TÁC GUITAR NHẬT BẢN
[ad_1] Tamura là họ của hai bậc thầy nổi tiếng làm đàn guitar tại Nhật Bản thập niên 1950-1980 “gồm có Hiroshi và Mitsuru, trong đó Hiroshi lớn hơn Mitsuru”....

Thiên tình sử Đoàn Chuẩn – Thanh Hằng: Nàng thơ áo xanh khiến chàng công tử hào hoa mê đắm một đời!
Thiên tình sử Đoàn Chuẩn – Thanh Hằng: Nàng thơ áo xanh khiến chàng công tử hào hoa mê đắm một đời!
[ad_1] Khoảng giữa thập niên 1950, danh ca Thanh Hằng (NSUT Lê Hằng sau này) là bóng hồng nổi danh trong những tình khúc bất hủ của chàng nhạc sĩ...

“Thương nhau ngày mưa” – bản tình ca ít chất sầu nhất của nhạc sĩ Nguyễn Trung Cang
“Thương nhau ngày mưa” – bản tình ca ít chất sầu nhất của nhạc sĩ Nguyễn Trung Cang
[ad_1] Bằng tài hoa của mình, nhạc sĩ Nguyễn Trung Cang đã cho những tiếng mưa một "nhan sắc" khác, ít buồn, ít sầu hơn qua ca khúc "Thương nhau...

Cùng nhà thơ Du Tử Lê bước vào khu rừng tình khúc của nhạc sĩ Anh Bằng
Cùng nhà thơ Du Tử Lê bước vào khu rừng tình khúc của nhạc sĩ Anh Bằng
[ad_1] Với hàng ngàn ca khúc được sáng tác từ hơn nửa thế kỷ qua, ở mọi thể loại từ nhạc quê hương, đất nước, đến chiến tranh, xã hội...

Hợp âm xem nhiều

01. Tuổi thơ dâng chúa - Lm. Nguyễn Duy

02. Bể dâu tình đời - Nhựt Phương

03. Trách người bội bạc - Nguyên Chấn Phong

04. Đó là khi anh buồn nhất - Dykey Nhân

05. Cao ốc 20 - B-Ray

06. Gọi vầng trăng tỏ - Phạm Hoàng & Như Ngọc Hoa

07. Yêu thương không là mãi mãi - K-ICM

08. Ru em từng ngón xuân nồng - Trịnh Công Sơn

09. Em quên điệu lý tình quê - Thái Hùng

10. Bờ đá xanh tạ tội - Đỗ Vy Hạ

11. Hy vọng nơi xuân - Nguyễn Đình Chương

12. Em làm gì còn nước mắt - Lê Thao Lee

13. Rét quá đi - Tuấn Cry

14. Sài Thành đêm nhớ mẹ - Cao Nhật Minh

15. Nắng chiều trên phố xưa - Hòa Bình

16. Hoài niệm Tịnh Bình ca - Nguyễn Tùng

17. Đời tôi hiu quạnh (Tôi cô đơn – ngo zik mok – 我寂寞) - Nhạc Hoa

18. Bài ca Mi Ya Hee - Nhạc Ngoại

19. California dreaming - John Phillips

20. Đêm nhớ về anh - Cao Nhật Minh

21. Tuổi thôi nôi - Anh Việt Thu

22. Tình quay gót - Quang Huy

23. Con gà trống gáy - Trần Duy Phương

24. Thà khóc lên cho nhẹ lòng - Tài Nguyễn

25. Ghen - Huỳnh Nhật Tân

26. Ru đêm bụi mờ - Nguyễn Minh Hải

27. Hãy nói yêu em (Độc thoại – 別話 – Lời ước hẹn mùa đông – 大约在冬季 – Say you will – Speak of love) - Nhạc Ngoại

28. Vương vấn tình thơ - Trương Tấn Minh

29. Rồi tới luôn - Nal

30. Hương tình ái - Lý Kiến Trung