Ray rứt nhói lòng hình ảnh “uống nước dừa hay nước mắt quê hương” trong nhạc khúc “Những ngày xưa thân ái”


 CA KHÚC “NHỮNG NGÀY XƯA THÂN ÁI”

  • Sáng tác: Phạm Thế Mỹ
  • Thể loại: Nhạc trữ tình
  • Năm ra đời: 1957
  • Ca sĩ thể hiện tiêu biểu: Thanh Lam, Quang Lê…

Ca khúc “Những ngày xưa thân ái” ra đời trong hoàn cảnh nào?

Phạm Thế Mỹ là nhạc sĩ tiêu biểu của dòng nhạc vàng. Ông có nhiều sáng tác bất hủ ở nhiều thể loại khác nhau nhưng tiêu biểu nhất có lẽ là các bài hát đậm chất dân ca và tình yêu quê hương như: Thương quá Việt Nam, Bến duyên lành, Đường về hai thôn, Chuyến tàu quê ngoại… Bên cạnh đó, ông còn sáng tác những ca khúc về người lính như: Trăng trên hè phố, Đan áo mùa xuân, Những ngày xưa thân bái.

Trong khuôn khổ bài viết này, Amnhac.net xin gửi đến quý độc giả những thông tin tổng hợp chi tiết nhất về ca khúc “Những ngày xưa thân ái”. Chỉ với một ca khúc này, Phạm Thế Mỹ đã khiến cho thế hệ thanh niên miền Nam năm xưa cảm nhận rõ nét thế nào là chiến tranh, là sự mất mát, đau thương. Nhưng trên hết là tình nhơn loại, tình anh em…

Theo một số ghi chép, ca khúc “Những ngày xưa thân ái” được lấy cảm hứng sáng tác từ bài thơ cùng tên của Phạm Hổ – anh trai của nhạc sĩ Phạm Thế Mỹ – người phải tập kết ra bắc. Ông Phạm Hổ hoạt động văn chương ở ngoài Bắc, là nhà thơ có đóng góp đặc biệt cho văn học viết cho thiếu nhi. Trong khi đó, Phạm Thế Mỹ ở miền Nam làm thơ, viết nhạc. Ông được công chúng nhớ đến với những nhạc phẩm ăn khách. Từng có thời điểm, Phạm Thế Mỹ đem thơ Phạm Hổ đăng cạnh thơ mình trên tờ “Đối diện”, còn thơ của chính ông có lần bị tịch thu và bị đưa ra tòa. 



hoan-canh-ra-doi-ca-khuc-nhung-ngay-xua-than-ai-cua-pham-the-my
Tờ bìa ca khúc “Những ngày xưa thân ái”

Về hoàn cảnh ra đời “Những ngày xưa êm ái”, có tài liệu ghi: Năm 1957 khi Phạm Hổ viết bài thơ “Những ngày xưa thân ái” thì Phạm Thế Mỹ cũng sáng tác nhạc phẩm cùng tên. Một bài thơ, một bài hát nhưng có điểm chung là đượm buồn. Nhưng cái khác là hai nỗi buồn không giống nhau. 

Trong thơ Phạm Hổ, đó là nỗi buồn khi chính tay phải bắn chết người bạn thuở nhỏ nay đã theo chân giặc. Còn trong bài hát của Phạm Thế Mỹ là nỗi buồn miên man, hoài niệm và tiếc nuối cho số phận của người bạn thuở nhỏ nay đã ngã xuống.

Dưới đây xin trích dẫn lại bài thơ “Những ngày xưa thân ái” của Phạm Hổ:

“Tôi bắn hắn rồi

Những ngày xưa thân ái

Không ngăn nổi tay tôi

Những ngày xưa thân ái

Chắc hắn quên rồi

Riêng tôi, tôi nhớ:

Đồng làng mênh mông biển lúa

Sương mai đáp trắng cỏ đường

Hai đứa tôi,

Sách vở cặp chung

Áo quần nhàu giấc ngủ

Song song bước nhỏ chân trần

Gói cơm mo mẹ vắt tùng tơn

Nón rộng hỏng quai

Trong túi hộp diêm nhốt dế

Những ngày xưa êm đẹp thế

Không đem chung hai đứa một ngày mai

Hắn bỏ làng theo giặc mấy năm nay

Tôi buồn tôi giận

Đêm nay gặp hắn,

Tôi bắn hắn rồi

Những ngày xưa thân ái

Không ngăn nổi tay tôi

Xác hắn nằm bờ ruộng

Không phải hắn thuở xưa

Tôi cúi nhìn mặt hắn

Tiếc hắn thuở ấu thơ”.

Và đây là lời ca khúc “Những ngày xưa thân ái” của nhạc sĩ Phạm Thế Mỹ:

Những ngày xưa thân ái anh gởi lại cho ai

Gió mùa xuân êm đưa rung hàng cau lưa thưa

Anh cùng tôi bước nhỏ áo quần nhăn giấc ngủ

Đi tìm chim sáo nở ôi bây giờ anh còn nhớ?

Những ngày xưa thân ái anh gởi lại cho ai

Trăng mùa thu lên cao khóm dừa xanh lao xao

Anh cùng tôi trốn ngủ ra ngồi hiên lá đổ

Trông bầy chim trắng hiền mơ một nàng tiên dịu hiền.

Đêm đêm nằm nghe súng nổ giữa rừng khuya thác đổ, anh còn nhắc tên tôi?

Đêm đêm nhìn trăng sáng tỏ bên đồi hoa trắng nở, cuộc đời anh có vui?

Thời gian qua mau tìm anh nơi đâu

Tôi về qua xóm nhỏ con đò nay đã già

Nghe tin anh gục ngã

Dừng chân quán năm xưa

Uống nước dừa hay nước mắt quê hương.

Những đường xưa phố cũ thôi nỡ đành quên sao

Xin gọi lại tên anh giữa trời sao long lanh

Anh giờ yên giấc ngủ, tôi nằm nghe sú*g nổ

Như lời anh nhắc nhở ôi căm hờn dâng ngập lối.

Những ngày xưa thân ái xin buộc vào tương lai

Anh còn gì cho tôi tôi còn gì cho em

Chỉ còn tay súng nhỏ giữa rừng sâu giết thù

Những ngày xưa thân ái xin gởi lại cho em”.

Cảm nhận về âm nhạc và câu chuyện trong “Những ngày xưa thân ái”

Trong cuộc đời mỗi ngày, ai cũng sẽ có những ngày xưa thân ái để trân trọng, để cất giữ trong ngăn ký ức. Để rồi mỗi lần nhớ về, là mỗi lần tâm hồn ta như được tưới mát. Nhạc sĩ Phạm Thế Mỹ đã đưa những kỷ niệm năm xưa vào âm nhạc khiến muôn triệu lòng người xúc động, bồi hồi. 

Nhạc sĩ Phạm Thế Mỹ mở đầu ca khúc bằng giai điệu mượt mà:

“Những ngày xưa thân ái anh gởi lại cho ai

Gió mùa xuân êm đưa rung hàng cây lưa thưa

Anh cùng tôi bước nhỏ áo quần nhăn giấc ngủ

Đi tìm chim sáo nở ôi bây giờ anh còn nhớ?”

Những ngày xưa ấy, xin gửi lại cho những đêm trăng mùa thu vằng vặc. Những đêm ánh trăng huyền diệu sáng bàng bạc như mơ xanh trên từng khóm dừa lao xao, như chắt lọc ra từ màu huyền nhiệm cổ tích. Vì màu trăng của ngày xưa thân ái là màu trinh nguyên chưa từng vẩn đục sầu lo của thế gian. Năm ấy, anh và tôi thường trốn ngủ ra ngoài hiên lá đổ để cùng mơ màng về những cánh chim trắng bay xung quanh một nàng tiên hiền.

“Những ngày xưa thân ái anh gởi lại cho ai

Anh cùng tôi trốn ngủ ra ngồi trên lá đỏ

Trong bầy chim trắng hiện mơ một nàng tiên dịu hiền”

Những ngày xưa thân ái ấy qua vội vã. Những đêm nằm giữa rừng khuya, anh còn nhớ đến tôi, nhớ đến những ngày cùng chung kỷ niệm êm đềm ở quê nhà. Đó là những đêm nhìn trăng sáng tỏ bên đồi hoa trắng nở. Đó là hình ảnh thật đẹp, êm đềm.



hoan-canh-ra-doi-ca-khuc-nhung-ngay-xua-than-ai-cua-pham-the-my-09
Tờ nhạc ca khúc “Những ngày xưa thân ái” của Phạm Thế Mỹ

Thời gian vô tình trôi qua, con người cũng phải trưởng thành và chia ly. Tôi về lại xóm nhỏ năm xưa, dòng sông bến nước vẫn còn, duy chỉ có con đò xưa đã già nua khắc khoải. Nghe tin anh đã gục ngã nơi chiến trường, tôi dừng chân lại quán xưa năm cũ, tiếc nuối kỷ niệm năm nao. Hình ảnh “uống nước dừa hay nước mắt quê hương” làm ray rức nhói lòng người nghe.

“Đêm đêm nằm nghe súng nổ giữa rừng khuya thác đổ, 

anh còn nhắc tên tôi?

Đêm đêm nhìn trăng sáng tỏ bên đồi hoa trắng nở, 

cuộc đời anh có vui?

Thời gian qua mau tìm anh nơi đâu?

Tôi về qua xóm nhỏ con đò nay đã già

Nghe tin anh gục ngã

Dừng chân quán năm xưa

Uống nước dừa hay nước mắt quê hương”

Những ngày xưa thân ái, tôi cùng anh chung bước đến trường. Xin gọi tên anh giữa trời sao long lanh ngày ấy. Anh bây giờ đã yên giấc ngàn thu còn tôi vẫn trăn trở với tiếng súng nổ rừng xa vọng nỗi hờn căm nơi mấy nẻo ly loạn:

“Những đường xưa phố cũ thôi nỡ đành quên sao

Xin gọi lại tên anh giữa trời sao long lanh

Anh giờ yên giấc ngủ tôi nằm nghe súng nổ

Như lời anh nhắc nhở tôi căm hờn dâng ngập lối”

Những ngày xưa thân ái ấy là những mùa trăng yên bình của tuổi thơ, là nơi nương về mỗi lúc mệt mỏi, cô quạnh. Anh có còn nhớ kỷ niệm ngắm trăng mơ về tương lai tươi đẹp? Nhưng giờ đây chỉ còn ánh trăng nhỏ treo đầu súng ở tít tắp mù xa. Từng đêm dài hun hút gió xương, xin gửi lại cho em hết những ngày xưa thân ái, như gửi hết về em những mộng ước tương lai đã buộc hết những dấu ái ngày xưa:

“Những ngày xưa thân ái xin buộc vào tương lai

ANh còn gì cho tôi còn gì cho em

Chỉ còn tay súng nhỏ giữa rừng sâu giết thù

Những ngày xưa thân ái xin gởi lại cho em”



Theo Amnhac.net

Các bài viết khác:
CUỘC ĐỜI VÀ SỰ NGHIỆP CỦA WILTOLD LUTOSLAWSKI (1913-1994)
CUỘC ĐỜI VÀ SỰ NGHIỆP CỦA WILTOLD LUTOSLAWSKI (1913-1994)
[ad_1] Âm nhạc Ba Lan nửa sau thế kỷ 20 xuất hiện một nhân vật có nhiều đóng góp vào tiến trình phát triển – nhà soạn nhạc Witold Lutoslawski...

Hoàn cảnh ra đời ca khúc “Trúc đào”: Nhạc thơ tràn muôn lối!
Hoàn cảnh ra đời ca khúc “Trúc đào”: Nhạc thơ tràn muôn lối!
[ad_1] CA KHÚC “TRÚC ĐÀO" Tên các khúc: Trúc đào Nhạc sĩ sáng tác: Anh Bằng Phổ thơ: "Trúc đào" của Nguyễn Tất Nhiên Năm phát thành: 1980 Ca sĩ trình...

BÍ QUYẾT THỂ HIỆN CẢM XÚC TRONG ÂM NHẠC
BÍ QUYẾT THỂ HIỆN CẢM XÚC TRONG ÂM NHẠC
[ad_1] Bạn có thể thể hiện rõ ràng cảm xúc của mình trong âm nhạc không? Một trong những khả năng lớn nhất mà bạn có thể có với tư cách...

“Kiếp nghèo” đưa chàng nhạc sĩ nhập cư Lam Phương một bước lên mây, trở thành đại gia nức tiếng một thời
“Kiếp nghèo” đưa chàng nhạc sĩ nhập cư Lam Phương một bước lên mây, trở thành đại gia nức tiếng một thời
[ad_1] CA KHÚC “KIẾP NGHÈO" Tên các khúc: Kiếp nghèo Nhạc sĩ sáng tác: Lam Phương Năm phát thành: 1954 Ca sĩ trình bày tiêu biểu: Thanh Thúy, Thanh Tuyền,... Hoàn cảnh...

Hồi ức về Trường ca “Sông Lô’’ của nhạc sĩ Văn Cao
Hồi ức về Trường ca “Sông Lô’’ của nhạc sĩ Văn Cao
[ad_1] Trong cuốn hồi ký “Văn Cao - Đời & nghiệp" do nhà thơ Văn Thao – con trai nhạc sĩ Văn Cao viết có một bài viết về hoàn...

Nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ: Từ “người tiên phong” đến “cây đại thụ” của dòng nhạc vàng Việt Nam
Nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ: Từ “người tiên phong” đến “cây đại thụ” của dòng nhạc vàng Việt Nam
[ad_1] HỒ SƠ NHẠC SĨ HOÀNG ANH THƠ Tên thật: Hoàng Thi Thơ Nghệ danh: Hoàng Thi Thơ, Tôn Nữ Trà My, Tôn Nữ Diễm Hồng, Bích Khê và Triệu...

Tượng đài âm nhạc Lưu Hữu Phước và 2 bài hát bất hủ về Bác Hồ kính yêu
Tượng đài âm nhạc Lưu Hữu Phước và 2 bài hát bất hủ về Bác Hồ kính yêu
[ad_1] Nhạc sĩ Lưu Hữu Phước là một nhà hoạt động chính trị lỗi lạc, có nhiều đóng góp cho sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc. Đặc biệt,...

“Phút cuối” – Lời tuyệt vọng nhạc sĩ Lam Phương viết cho đoạn tình oan trái
“Phút cuối” – Lời tuyệt vọng nhạc sĩ Lam Phương viết cho đoạn tình oan trái
[ad_1] CA KHÚC “PHÚT CUỐI” Tên các khúc: Phút cuối Nhạc sĩ sáng tác: Lam Phương Năm phát thành: 1971 Ca sĩ trình bày tiêu biểu: Túy Hồng – Diên...

“Người ngoài phố” – Bản tình ca bất hủ ra đời từ cảnh… không có tiền sắm Tết?
“Người ngoài phố” – Bản tình ca bất hủ ra đời từ cảnh… không có tiền sắm Tết?
[ad_1] CA KHÚC "NGƯỜI NGOÀI PHỐ" Tác giả: Anh Việt Thu Thể loại: Quê hương  Năm ra đời: Cuối thập niên 1960 Ca sĩ thể hiện tiêu biểu: Thanh Tuyền,...

Nhạc sĩ Từ Công Phụng và ca sĩ Từ Dung: Trai tài gặp giai nhân giúp nền tân nhạc có thêm cặp song ca ăn khách
Nhạc sĩ Từ Công Phụng và ca sĩ Từ Dung: Trai tài gặp giai nhân giúp nền tân nhạc có thêm cặp song ca ăn khách
[ad_1] Tài và sắc đã trói buộc Từ Công Phụng và Từ Dung vào nhau, để họ nên vợ thành chồng. Và nền tân nhạc có thêm một cặp song...

Nhạc sĩ Song Ngọc: Sống tận hiến với cuộc đời nghệ thuật đầy rực rỡ
Nhạc sĩ Song Ngọc: Sống tận hiến với cuộc đời nghệ thuật đầy rực rỡ
[ad_1] HỒ SƠ TIỂU SỬ NHẠC SĨ SONG NGỌC Tên thật: Nguyễn Ngọc Thương Nghệ danh: Song Ngọc, Hàn Sinh, Nguyên Hà, Hoàng Ngọc Anh, Anh Tuyến và Phương Sinh...

“Rong chơi cuối trời quên lãng” bản nhạc tình đau thương của Hoàng Thi Thơ
“Rong chơi cuối trời quên lãng” bản nhạc tình đau thương của Hoàng Thi Thơ
[ad_1] CA KHÚC "RONG CHƠI CUỐI TRỜI QUÊN LÃNG” Tên các khúc: Rong chơi cuối trời quên lãng  Nhạc sĩ: Hoàng Thi Thơ Năm phát thành: trước năm 1975 Ca...

LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN DÂY ĐÀN GUITAR CLASSICAL
LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN DÂY ĐÀN GUITAR CLASSICAL
[ad_1] Dây đàn guitar classic (cổ điển) là loại dây đàn được sử dụng cho đàn guitar classic. Nếu dây đàn guitar acoustic modern và dây đàn guitar điện được...

Vài thông tin hay về “Người tình mùa đông” – nhạc phẩm làm nên tên tuổi ca sĩ Như Quỳnh
Vài thông tin hay về “Người tình mùa đông” – nhạc phẩm làm nên tên tuổi ca sĩ Như Quỳnh
[ad_1] CA KHÚC "NGƯỜI TÌNH MÙA ĐÔNG" Nguyên tác: Miyuki Nakajima Lời Việt "Người tình mùa đông": Anh Bằng Lời Việt "Thuyền tình trên sông": Khúc Lan Lời Việt "Còn...

Bài báo cũ năm 1957 về Thái Hằng: Phẩm chất của một danh ca và sự điềm đạm, duyên dáng của người phụ nữ ở độ tuổi chín muồi
Bài báo cũ năm 1957 về Thái Hằng: Phẩm chất của một danh ca và sự điềm đạm, duyên dáng của người phụ nữ ở độ tuổi chín muồi
[ad_1] Danh ca Thái Hằng (tên thật là Phạm Thị Quang Thái) là người vợ tào khang của nhạc sĩ Phạm Duy và là thân mẫu của các ca sĩ...