Top 10 ca khúc hay nhất của nhạc sĩ Lam Phương


Nhạc sĩ Lam Phương (1937 – 2020) từng ưu ái gọi là “nhạc sĩ của đại chúng” bởi sau một quá trình dài cống hiến hết mình cho âm nhạc, tên tuổi của Lam Phương đã quá đỗi quen thuộc với nhiều thế hệ, tầng lớp khán giả. Lam Phương là một nhạc sĩ đa tài, viết nhạc theo nhiều phong cách khác nhau: từ trữ tình, bolero đến các bản nhạc mang âm hưởng dân gian. Dù là ở dòng nhạc nào Lam Phương cũng tỏa sáng rực rỡ.

Nhìn lại chặng đường sáng tác của nhạc sĩ Lam Phương, ta dễ dàng nhận thấy cả một cuộc đời sáng tác của cố nhạc sĩ đều gắn liền với thân phận con người, tình yêu đôi lứa và những nỗi buồn, sự khắc khoải trong tâm hồn. Lam Phương gieo niềm đam mê âm nhạc và nỗi lòng của mình vào các sáng tác một cách bình dị, nhẹ nhàng, sâu lắng, đậm chất tình như chính con thật của ông.

Dưới đây là top 10 ca khúc hay nhất của nhạc sĩ Lam Phương được khán thính giả yêu mến suốt nhiều năm qua.

Cỏ úa

“Cỏ úa” là ca khúc được nhạc sĩ Lam Phương sáng tác sau năm 1975 ở hải ngoại. Trong những ngày tháng trĩu nặng, u buồn vì hôn nhân tan vỡ, Lam Phương đã viết nên ca khúc này.



Top-10-ca-khuc-hay-nhat-cua-nhac-si-Lam-Phuong
Ca khúc “Cỏ úa” của nhạc sĩ Lam Phương

Với phần lời ca da diết đầy đau thương và cay đắng, ca khúc “Cỏ úa” được đánh giá là một trong những sáng tác đỉnh cao, là tình khúc buồn nhất trong những bản nhạc buồn viết về sự chia ly, đổ vỡ trong tình yêu của nhạc sĩ Lam Phương.

Thu sầu

Trong khoảng thập niên 1960, mối tình đơn phương mà nhạc sĩ Lam Phương dành cho danh ca Bạch yến đã trở thành nguồn cảm hứng để ông sáng tác rất nhiều ca khúc bất hủ. Trong đó, tiêu biểu nhất là ca khúc “Thu sầu”. Bài hát này được yêu thích qua tiếng hát của danh ca Thái Thanh.

Lắng nghe ca khúc “Thu sầu” người nghe sẽ cảm nhận trong đó là sự day dứt, nhớ nhung, khắc khoải khôn nguôi của một mối tình vô vọng.

Bài tango cho em

Trong loạt tình khúc viết cho người đẹp Cẩm Hường, nổi tiếng nhất và được phổ biến rộng rãi nhất trong công chúng yêu nhạc chính là ca khúc “Bài tango cho em”. Đây cũng là 1 trong top 10 ca khúc hay nhất được chắp bút bởi nhạc sĩ Lam Phương. Bài hát được yêu thích qua giọng hát mê đắm của Khánh Ly.



Top-10-ca-khuc-hay-nhat-cua-nhac-si-Lam-Phuong (1)
Ca khúc “Bài tango cho em” của nhạc sĩ Lam Phương

Với nhịp nhả chữ vừa từ tốn, vừa thong dong, lại vừa giật nhẹ vui tươi, nồng nhiệt “Bài tango cho em” đã lọt tả gần như trọn vẹn niềm hân hoan, hạnh phúc trong giai đoạn say trong men tình của nhạc sĩ Lam Phương ngày ấy.

Kiếp nghèo

Ca khúc “Kiếp nghèo” là một trong những ca khúc ra đời trong giai đoạn sáng tác đầu tiên của nhạc sĩ Lam Phương. Bài hát được đón nhận và yêu thích qua tiếng hát của danh ca Thanh Tuyền

“Kiếp nghèo” ra đời trong hoàn cảnh và cảm xúc thực của nhạc sĩ Lam Phương khi đó là rất nghèo. Những năm tháng ấy, nhạc sĩ Lam Phương vừa phải đi học, vừa phải bươn chải để kiếm sống. Khi ấy, việc sáng tác nhạc đối với ông ngoài niềm đam mê, còn là vì mưu sinh. Sau khi ra đời, bài hát này rất được yêu thích và nhờ tiền bản quyền của ca khúc này mà nhạc sĩ Lam Phương đã thoát được “kiếp nghèo” đeo bám.

Thành phố buồn

“Thành phố buồn” là 1 trong top 10 ca khúc hay nhất của nhạc sĩ Lam Phương và đây cũng là ca khúc ăn khách nhất, đắt giá nhất trong lịch sử âm nhạc Việt.



Top-10-ca-khuc-hay-nhat-cua-nhac-si-Lam-Phuong (2)
Ca khúc “Thành phố buồn” của nhạc sĩ Lam Phương

Buồn chi em ơi

Bài hát này được nhạc sĩ Lam Phương viết trong khoảng cuối thập niên 1950 khi ông đang ở trong quân ngũ. “Buồn chi em ơi” có thể xem là một trong những ca khúc nhạc vàng đầu tiên của làng nhạc Việt và được yêu thích qua tiếng hát của ca sĩ Hoàng Anh.

Nhạc sĩ Lam Phương sáng tác bài hát này để nói về tình người tính chiến, chấp nhận gian khổ để làm tròn nghĩa vụ với đất nước với niềm tin sẽ có một ngày được trở về sum họp trong tiếng hát cười.

Lầm

“Lầm” là một trong những ca khúc được viết trong những ngày tháng thê lương, đau khổ nhất trong cuộc đời của nhạc sĩ Lam Phương ở hải ngoại. Ca khúc này đã góp phần đưa tên tuổi nam ca sĩ Nguyễn Hưng đến với công chúng yêu nhạc.



Top-10-ca-khuc-hay-nhat-cua-nhac-si-Lam-Phuong (3)
Ca khúc “Lầm” của nhạc sĩ Lam Phương

Nỗi đau ray rứt của cuộc tình tan vỡ trên đất khách, cộng với nỗi bất lực khi tiền bạc, danh vọng đều không còn đã khiến người nhạc sĩ tài hoa Lam Phương viết nên ca khúc “Lầm” với lời ca đầy day dứt, bi thương, gợi lên sự đồng cảm của những người Việt ở hải ngoại thời bấy giờ.

Thiên đàn ái ân

“Thiên đường ái ân” là một tình khúc sôi động, trẻ trung, chứa đầy men say tình ái của nhạc sĩ Lam Phương. Ngay từ khi ra mắt, bài hát đã rất được yêu thích. Có rất nhiều ca sĩ trình diễn ca khúc này, nhưng nổi tiếng nhất là qua tiếng hát của vợ chồng nghệ sĩ Chí Tài và Phương Loan.

Bài hát nằm trong một loạt ca khúc vui tươi, yêu đời được nhạc sĩ Lam Phương sáng tác trong thời gian sống tại Pháp cùng người vợ thứ hai là người đẹp Cẩm Hường.

Mùa thu yêu đương

“Mùa thu yêu đương” là 1 trong top 10 ca khúc hay nhất của nhạc sĩ Lam Phương. Khác với nhiều ca khúc trữ tình khác của cố nhạc sĩ, “Mùa thu yêu đương” mang màu khắc phóng khoáng, bùng thoát với những tình tự táo bạo, trẻ trung của những người trẻ.



Top-10-ca-khuc-hay-nhat-cua-nhac-si-Lam-Phuong (4)
Ca khúc “Mùa thu yêu đương” của nhạc sĩ Lam Phương

Dường như không khí lãng mạn của nước Pháp cùng cô vợ trẻ xinh đẹp, trẻ trung đã khiến người nhạc sĩ ở tuổi ngũ tuần có một cuộc “hồi xuân” ngoạn mục trong sáng tác của mình.

Biển tình

“Biển tình” là ca khúc được nhạc sĩ Lam Phương sáng tác sau một chuyến lưu diễn ở Nha Trang. Tại đây ông đã có những rung động thoáng qua với một nữ ca sĩ xinh đẹp. Những cảm xúc ấy đã hóa thành lời ca, nốt nhạc để nhạc sĩ Lam Phương viết thành một bản tình ca lãng mạn.

Ca khúc “Biển tình” với tiếng hát của danh ca Thanh Tuyền trước năm 1975 cho đến nay vẫn được xem là một trong những bản thu thanh kinh điển của làng nhạc Vàng.



Theo Amnhac.net

Các bài viết khác:
Bài báo cũ năm 1957 về Thái Hằng: Phẩm chất của một danh ca và sự điềm đạm, duyên dáng của người phụ nữ ở độ tuổi chín muồi
Bài báo cũ năm 1957 về Thái Hằng: Phẩm chất của một danh ca và sự điềm đạm, duyên dáng của người phụ nữ ở độ tuổi chín muồi
[ad_1] Danh ca Thái Hằng (tên thật là Phạm Thị Quang Thái) là người vợ tào khang của nhạc sĩ Phạm Duy và là thân mẫu của các ca sĩ...

CUỘC ĐỜI VÀ SỰ NGHIỆP CỦA ARNOLD BAX (1883 – 1953)
CUỘC ĐỜI VÀ SỰ NGHIỆP CỦA ARNOLD BAX (1883 – 1953)
[ad_1] Tên đầy đủ của Sir Arnold Bax là Arnold Edward Trevor Bax.Ông sinh ngày 8 tháng 12 năm 1883 tại Streatham, London, Anh Quốc và mất ngày 3 tháng...

3 KIẾN THỨC CẦN THIẾT KHI MUA ĐÀN CLASSIC
3 KIẾN THỨC CẦN THIẾT KHI MUA ĐÀN CLASSIC
[ad_1] Đối với những người mới học chơi đàn thì không thể bỏ qua việc sở hữu một cây đàn guitar classic cao cấp với thiết kế cổ điển, âm...

Vì sao ban nhạc anh chị em nhà họ Phạm lại chọn cái tên “Thăng Long”?
Vì sao ban nhạc anh chị em nhà họ Phạm lại chọn cái tên “Thăng Long”?
[ad_1] Thông tin cơ bản về ban hợp ca Thăng Long Thành lập: 1949 tại Hà Nội Thể loại: Nhạc tiền chiến Hoạt động sôi nổi: Thập niên 1950 Ca...

Top 3 ca khúc hay nhất của ca sĩ Thế Sơn
Top 3 ca khúc hay nhất của ca sĩ Thế Sơn
[ad_1] Ca sĩ Thế Sơn là một giọng ca nhạc vàng bolero nổi tiếng, có không ít ca khúc hit được khán thính giả yêu mến. Nguồn: Internet Ca sĩ...

Nhạc sĩ Lữ Liên và “gia đình nghệ thuật” nổi tiếng
Nhạc sĩ Lữ Liên và “gia đình nghệ thuật” nổi tiếng
[ad_1] Nhạc sĩ Lữ Liên (1917 - 2012) tên thật là Lữ Văn Liên,  quê ở Hải Phòng. Ông từng theo học tại trường THPT Tiên Lãng và tốt nghiệp...

Nhạc sĩ Dương Thiệu Tước: Gửi hồn dân tộc trên điệu Tây phương
Nhạc sĩ Dương Thiệu Tước: Gửi hồn dân tộc trên điệu Tây phương
[ad_1] HỒ SƠ TIỂU SỬ NHẠC SĨ DƯƠNG THIỆU TƯỚC Tên khai sinh: Dương Thiệu Tước Ngày sinh: 1915 - 1995 Quê quán: làng Vân Đình, Hà Nội Nghề nghiệp:...

Ca khúc “Tiếng dân chài” của nhạc sĩ Phạm Đình Chương: Bức tranh siêu đẹp về cảnh lao động hăng say của người cần lao miền biển
Ca khúc “Tiếng dân chài” của nhạc sĩ Phạm Đình Chương: Bức tranh siêu đẹp về cảnh lao động hăng say của người cần lao miền biển
[ad_1] CA KHÚC "TIẾNG DÂN CHÀI" Sáng tác: Phạm Đình Chương Thể loại: Nhạc tiền chiến Năm ra đời: 1950 Ca sĩ thể hiện tiêu biểu: Ban hợp ca Thăng...

Hoàn cảnh ra đời “Thương tình ca”: Bản tình ca đích thực gắn với mối tình cao thượng nhất đời Phạm Duy
Hoàn cảnh ra đời “Thương tình ca”: Bản tình ca đích thực gắn với mối tình cao thượng nhất đời Phạm Duy
[ad_1] CA KHÚC "THƯƠNG TÌNH CA" Tên ca khúc: Thương tình ca Nhạc sĩ sáng tác: Phạm Duy Thể loại: Trữ tình Năm ra đời: 1956 Ca khúc "Thương tình...

Giải mã ý nghĩa khác biệt giữa 2 câu hát “trốn phong ba” và “chốn phong ba” trong ca khúc “Thành phố buồn”
Giải mã ý nghĩa khác biệt giữa 2 câu hát “trốn phong ba” và “chốn phong ba” trong ca khúc “Thành phố buồn”
[ad_1] THÔNG TIN CA KHÚC "THÀNH PHỐ BUỒN" Tên ca khúc: Thành phố buồn Nhạc sĩ sáng tác: Lam Phương Năm phát hành: 1970 Thể loại: Nhạc vàng Ca sĩ...

ÂM NHẠC TRONG XÃ HỘI MỚI
ÂM NHẠC TRONG XÃ HỘI MỚI
[ad_1] Âm nhạc là một phần của cuộc sống. Âm nhạc bây giờ nó không chỉ là nghe để giải trí, nghe để đã tai mà nó còn là một...

NHỊP LẤY ĐÀ LÀ GÌ? VÍ DỤ VỀ NHỊP LẤY ĐÀ
NHỊP LẤY ĐÀ LÀ GÌ? VÍ DỤ VỀ NHỊP LẤY ĐÀ
[ad_1] Nhịp lấy đà là gì? Nhịp lấy đà là ô nhịp đầu tiên trong bản nhạc không đủ số phách theo quy định của số chỉ nhịp. Sự khác nhau...

Những điều thú vị về “Giọt lệ cho ngàn sau”- CD ăn khách và nổi tiếng nhất của làng nhạc hải ngoại
Những điều thú vị về “Giọt lệ cho ngàn sau”- CD ăn khách và nổi tiếng nhất của làng nhạc hải ngoại
[ad_1] CD "GIỌT LỆ CHO NGÀN SAU" "Giọt lệ cho ngàn sau" là album của danh ca Tuấn Ngọc, tập hợp 10 tình khúc được viết bởi nhạc sĩ Từ...

ROYAL MATSUOKA – THƯƠNG HIỆU GUITAR NHẬT BẢN ĐƯỢC YÊU THÍCH TẠI VIỆT NAM
ROYAL MATSUOKA – THƯƠNG HIỆU GUITAR NHẬT BẢN ĐƯỢC YÊU THÍCH TẠI VIỆT NAM
[ad_1] Ryoji Matsuoka là một trong những bậc thầy làm đàn guitar nổi tiếng ở Nhật chuyên sản xuất và gia công dòng đàn Classic (đàn gắn dây nylon). Chính...

Nhạc sĩ Hoàng Nguyên: Người “đội vương miện” cho nhan sắc Đà Lạt
Nhạc sĩ Hoàng Nguyên: Người “đội vương miện” cho nhan sắc Đà Lạt
[ad_1] HỒ SƠ TIỂU SỬ NHẠC SĨ HOÀNG NGUYÊN Tên thật: Cao Cự Phúc Nghệ danh: Hoàng Nguyên Ngày sinh: 1930 - 1973 Quê quán: xã Diễn Bình, huyện Diễn...