Sự trùng hợp thú vị trong 2 nhạc phẩm “Tình khúc chiều mưa” và Thương nhau ngày mưa”


Điệp khúc của bài hát “Tình khúc chiều mưa” của Nguyễn Ánh 9 và một đoạn trong “Thương nhau ngày mưa” của Nguyễn Trung Cang có sự trùng hợp về giai điệu khiến ai cũng ngỡ ngàng. Vì sao có sự trùng hợp này?

Âm nhạc
Nguồn: Internet

Đôi nét về nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9 và nhạc sĩ Nguyễn Trung Cang

Bầu trời âm nhạc Việt Nam trở nên rực rỡ hơn khi có sự góp mặt của rất nhiều nhạc sĩ nổi tiếng. Trong số đó không thể không nhắc đến Nguyễn Ánh 9 và Nguyễn Trung Cang.

Nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9 (tên thật là Nguyễn Đình Ánh, SN 1940) nổi tiếng trong âm nhạc Việt Nam từ thập niên 1970 trở về sau. Ông  bắt đầu sự nghiệp viết nhạc một cách rất tình cờ, từ chuyến đi Nhật biểu diễn cùng ca sĩ Khánh Ly vào tháng 8/1970. Lần đó, Khánh Ly được phía Nhật mời biểu diễn trong khuôn khổ hội chợ văn hóa tại Osaka và Nguyễn Ánh 9 đi cùng với vai trò nghệ sĩ đệm đàn guitar cho Khánh Ly hát. 

Nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9 kể rằng, khi cùng Khánh Ly đứng chờ thang máy lên khách sạn, thấy bạn mang vẻ mặt buồn buồn, Khánh Ly hỏi: “Còn thương nó không bạn?” – Ý nói về mối tình năm 18 tuổi của ông mà Khánh Ly từng được ông tâm sự. Sẵn cây đàn trong tay, Nguyễn Ánh 9 gảy ngay rồi ngẫu hứng cất tiếng hát: “Không! Không! Tôi không còn, tôi không còn yêu em nữa…”. Khi trở về Việt Nam, Khánh Ly đề nghị ông viết tiếp để thành một ca khúc hoàn chỉnh. Và Nguyễn Ánh 9 đã đồng ý.



su-trung-cua-2-nhac-pham-tinh-khuc-chieu-mua-va-thuong-nhau-ngay-mua-4
Chân dung nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9

Trong sự nghiệp sáng tác, Nguyễn Ánh 9 viết không quá nhiều nhưng lại để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng công chúng với các ca khúc như: Không, Ai đưa em về, buồn ơi chào mi, Tình khúc chiều mưa, Cô đơn, Bơ vơ, Tiếng hát lạc loài, Mùa thu cánh nâu, Tình yêu đến trong giã từ…

Còn Nguyễn Trung Cang là một nhạc sĩ trẻ tại Sài Gòn trước năm 1975. Tên tuổi của ông gắn liền với ban nhạc Phượng Hoàng. Ông là một trong những nhạc sĩ tiên phong trong phong trào nhạc trẻ đầu thập niên 1970. 

Sự nghiệp sáng tác của nhạc sĩ Nguyễn Trung Cang chia thành 2 giai đoạn, trước 1975 và sau 1975. Trong đó có 2 ca khúc nổi tiếng là “Bâng khuâng chiều nội trú” và “Còn yêu em mãi”. 

Nhiều người yêu nhạc cho rằng, âm nhạc của Nguyễn Trung Cang (hoặc các ca khúc chung tay với nhạc sĩ Lê Hựu Hà trong ban Phượng Hoàng) là những lời ca, những nét nhạc của sự bi quan, chất chứa sự thở than trước nhân tình thế thái. Nhưng sâu thẳm bên trong những ca khúc của Nguyễn Trung Cang là sự lạc quan. Minh chứng rõ nét nhất là “Còn yêu em mãi” – khúc nhạc dành cho người vợ yêu quý. 

Sự trùng hợp thú vị trong 2 sáng tác của Nguyễn Ánh 9 và Nguyễn Trung Cang

Nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9 và nhạc sĩ Nguyễn Trung Cang tưởng chừng như chẳng có gì liên quan, từ câu chuyện đời tư cho đến phong cách sáng tác nhạc, thế nhưng trong bài viết của tác giả Đông Kha (Nhạc xưa) có nhắc đến sự trùng hợp thú vị trong 2 ca khúc của 2 nhạc sĩ này: Ca khúc “Tình khúc chiều mưa” của Nguyễn Ánh 9 và “Thương nhau ngày mưa” của Nguyễn Trung Cang. Cụ thể, đó là sự trùng hợp về giai điệu của đoạn điệp khúc “Tình khúc chiều mưa” và một đoạn trong ca khúc “Thương nhau ngày mưa”. 

Đó là đoạn:

“Chiều nay một mình chiếc bóng đơn côi

Mưa rơi lạnh lùng xóa dấu chân xưa

Tin yêu bây giờ trả lại người xưa”



su-trung-cua-2-nhac-pham-tinh-khuc-chieu-mua-va-thuong-nhau-ngay-mua-7
(Tình khúc chiều mưa – Nguyễn Ánh 9)

“Như mưa ngày nào thấm ướt vai em

Như mưa ngày nào khuất lấp sao đêm

Thương em ngày nào khóc ướt môi mềm”



su-trung-cua-2-nhac-pham-tinh-khuc-chieu-mua-va-thuong-nhau-ngay-mua-8
(Thương nhau ngày mưa – Nguyễn Trung Cang)

Lúc sinh thời, nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9 từng chia sẻ: Việc trùng hợp giai điệu một đoạn nào đó của các bài hát khác nhau không phải trường hợp hiếm. Có thể người này bị ảnh hưởng bởi bài hát của người kia. Song trong trường hợp hai bài hát này, không có ai bị ảnh hưởng bởi ai, vì cả hai bài hát được viết và phát hành cùng một thời điểm (khoảng năm 1973).

Sau này, nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9 và nhạc sĩ Nguyễn Trung Cang có chạm mặt trong một buổi họp mặt. Cả hai nói sự trùng hợp này một cách đầy vui vẻ. Họ cho rằng, đây là một điều khá thú vị.

Ca hai ca khúc “Tình khúc chiều mưa” và “Thương nhau ngày mưa” đều viết về mưa; viết cùng một thời điểm; đặc biệt là đều gắn liền với tên tuổi của ca sĩ Elvis Phương trước năm 1975. Đó là một sự trùng hợp thú vị đến từ 2 nhạc sĩ thuộc thế hệ nhạc sĩ trẻ của thập niên 1970 ở Sài Gòn. 

Sau này, hai ca khúc được nhiều nhạc sĩ ghép lại để thành một liên khúc mưa. Các kết hợp này được công chúng đón nhận nồng hậu. 



Theo Amnhac.net

Các bài viết khác:
Cuộc đời kỳ lạ của ca sĩ Vũ Khanh: Vinh quang và sa ngã!
Cuộc đời kỳ lạ của ca sĩ Vũ Khanh: Vinh quang và sa ngã!
[ad_1] Vinh quang Ca sĩ Vũ Khanh (tên đầy đủ là Vũ Công Khanh) sinh năm 1954 tại Hà Nội trong gia đình Công giáo. Khi còn nhỏ, Vũ Khanh...

SlimV: Từ anh DJ EDM không ai biết đến Giám đốc âm nhạc show Anh Trai Vượt Ngàn Chông Gai
SlimV: Từ anh DJ EDM không ai biết đến Giám đốc âm nhạc show Anh Trai Vượt Ngàn Chông Gai
[ad_1] HỒ SƠ - TIỂU SỬ PRODUCER SLIMV Tên thật: Cao Văn Vịnh. Nghệ danh: SlimV. Ngày sinh: 03/08/1988. Quê quán: Hà Nội. Nghề nghiệp: DJ, producer, nhạc sĩ và...

Lạc bước vào “Mùa thu Đông Kinh” đầy lãng mạn của Hoàng Thi Thơ
Lạc bước vào “Mùa thu Đông Kinh” đầy lãng mạn của Hoàng Thi Thơ
[ad_1] CA KHÚC "MÙA THU ĐÔNG KINH” Tên các khúc: Mùa thu Đông Kinh  Nhạc sĩ: Hoàng Thi Thơ Năm phát thành: 1963 Ca sĩ trình bày tiêu biểu: Thúy...

Top 10 câu nói hay nhất về âm nhạc của Trịnh Công Sơn
Top 10 câu nói hay nhất về âm nhạc của Trịnh Công Sơn
[ad_1] Khi nhắc tài hoa của Trịnh Công Sơn, nhạc sĩ Phạm Duy phải thốt lên: "Toàn bộ âm nhạc của anh đẹp như một bức họa trừu tượng hơn...

“Uống nước bên bờ suối” – Giai điệu tình yêu mang màu sắc hy vọng hiếm hoi trong sáng tác của Lê Uyên Phương
“Uống nước bên bờ suối” – Giai điệu tình yêu mang màu sắc hy vọng hiếm hoi trong sáng tác của Lê Uyên Phương
[ad_1] CA KHÚC "UỐNG NƯỚC BÊN BỜ SUỐI” Tên các khúc: Uống nước bên bờ suối Nhạc sĩ: Lê Uyên Phương Năm phát thành: 1971 Ca sĩ trình bày tiêu...

“Thu, hát cho người”: Nhạc phẩm lừng danh ra đời trong một giây xuất thần
“Thu, hát cho người”: Nhạc phẩm lừng danh ra đời trong một giây xuất thần
[ad_1] VỀ CA KHÚC "THU, HÁT CHO NGƯỜI" Tên ca khúc: Thu hát cho người Nhạc sĩ sáng tác: Vũ Đức Sao Biển Thể loại: Nhạc trữ tình Năm ra...

CUỘC ĐỜI VÀ SỰ NGHIỆP CỦA WILTOLD LUTOSLAWSKI (1913-1994)
CUỘC ĐỜI VÀ SỰ NGHIỆP CỦA WILTOLD LUTOSLAWSKI (1913-1994)
[ad_1] Âm nhạc Ba Lan nửa sau thế kỷ 20 xuất hiện một nhân vật có nhiều đóng góp vào tiến trình phát triển – nhà soạn nhạc Witold Lutoslawski...

Hoàn cảnh ra đời ca khúc “Trúc đào”: Nhạc thơ tràn muôn lối!
Hoàn cảnh ra đời ca khúc “Trúc đào”: Nhạc thơ tràn muôn lối!
[ad_1] CA KHÚC “TRÚC ĐÀO" Tên các khúc: Trúc đào Nhạc sĩ sáng tác: Anh Bằng Phổ thơ: "Trúc đào" của Nguyễn Tất Nhiên Năm phát thành: 1980 Ca sĩ trình...

BÍ QUYẾT THỂ HIỆN CẢM XÚC TRONG ÂM NHẠC
BÍ QUYẾT THỂ HIỆN CẢM XÚC TRONG ÂM NHẠC
[ad_1] Bạn có thể thể hiện rõ ràng cảm xúc của mình trong âm nhạc không? Một trong những khả năng lớn nhất mà bạn có thể có với tư cách...

“Kiếp nghèo” đưa chàng nhạc sĩ nhập cư Lam Phương một bước lên mây, trở thành đại gia nức tiếng một thời
“Kiếp nghèo” đưa chàng nhạc sĩ nhập cư Lam Phương một bước lên mây, trở thành đại gia nức tiếng một thời
[ad_1] CA KHÚC “KIẾP NGHÈO" Tên các khúc: Kiếp nghèo Nhạc sĩ sáng tác: Lam Phương Năm phát thành: 1954 Ca sĩ trình bày tiêu biểu: Thanh Thúy, Thanh Tuyền,... Hoàn cảnh...

Hồi ức về Trường ca “Sông Lô’’ của nhạc sĩ Văn Cao
Hồi ức về Trường ca “Sông Lô’’ của nhạc sĩ Văn Cao
[ad_1] Trong cuốn hồi ký “Văn Cao - Đời & nghiệp" do nhà thơ Văn Thao – con trai nhạc sĩ Văn Cao viết có một bài viết về hoàn...

Nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ: Từ “người tiên phong” đến “cây đại thụ” của dòng nhạc vàng Việt Nam
Nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ: Từ “người tiên phong” đến “cây đại thụ” của dòng nhạc vàng Việt Nam
[ad_1] HỒ SƠ NHẠC SĨ HOÀNG ANH THƠ Tên thật: Hoàng Thi Thơ Nghệ danh: Hoàng Thi Thơ, Tôn Nữ Trà My, Tôn Nữ Diễm Hồng, Bích Khê và Triệu...

Tượng đài âm nhạc Lưu Hữu Phước và 2 bài hát bất hủ về Bác Hồ kính yêu
Tượng đài âm nhạc Lưu Hữu Phước và 2 bài hát bất hủ về Bác Hồ kính yêu
[ad_1] Nhạc sĩ Lưu Hữu Phước là một nhà hoạt động chính trị lỗi lạc, có nhiều đóng góp cho sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc. Đặc biệt,...

“Phút cuối” – Lời tuyệt vọng nhạc sĩ Lam Phương viết cho đoạn tình oan trái
“Phút cuối” – Lời tuyệt vọng nhạc sĩ Lam Phương viết cho đoạn tình oan trái
[ad_1] CA KHÚC “PHÚT CUỐI” Tên các khúc: Phút cuối Nhạc sĩ sáng tác: Lam Phương Năm phát thành: 1971 Ca sĩ trình bày tiêu biểu: Túy Hồng – Diên...

“Người ngoài phố” – Bản tình ca bất hủ ra đời từ cảnh… không có tiền sắm Tết?
“Người ngoài phố” – Bản tình ca bất hủ ra đời từ cảnh… không có tiền sắm Tết?
[ad_1] CA KHÚC "NGƯỜI NGOÀI PHỐ" Tác giả: Anh Việt Thu Thể loại: Quê hương  Năm ra đời: Cuối thập niên 1960 Ca sĩ thể hiện tiêu biểu: Thanh Tuyền,...

Hợp âm xem nhiều

01. Đừng tổn thương người nên trân trọng - Chí Bảo

02. Ôm lại ngọn triều - Ngô Thanh Nam

03. Cuốn tiểu thuyết buồn - Nguyễn Văn Chung

04. Về qua nhà cũ - Thanh Trang

05. Mùa hè quê hương - Nhóm Ký Túc Xá

06. Kỷ niệm nào vội tan (Cho đến trời đất sụp đổ – tzhí zhì xiāo shī tiān yǔ de – 直至消失天与地 - Nhạc Hoa

07. Sau ba ngày tết - Hồng Vân

08. Taxi - Sỹ Luân

09. Thắng đường đua, thua đường tình - Hạnh Ngân

10. Nhìn lại - Thành Thịnh

11. Tình người đất Vĩnh Long - Trần Duy Phương

12. Áo trắng - Hoàng Thanh Tâm

13. Thụ Độc (树读) - Nhạc Hoa

14. Anh yêu tà áo trắng - Quốc An

15. Em còn nhớ người - Phi Bằng

16. Bữa cơm không người - Dương Hoài Phong

17. Thương ca thân phận - Trường Hải

18. Mệt mỏi - Nguyễn Đình Chương

19. Tình mãi bên anh (Truy mộng nhân – Zhuī mèng rén – 追梦人 – Tomorrow will come) - Nhạc Hoa

20. Trúc ơi - Minh Vy

21. Mặc khúc - Đỗ Thất Kinh

22. Mấy ai bằng anh - Keyo

23. Tòa đại sảnh (Daai wui tong jin zau teng – Dà huìtáng yǎnzòu tīng – 大會堂演奏廳) - Nhạc Hoa

24. Lời nguyện cầu trong đêm - Lăng Lập

25. Thế giới không tình yêu - Nguyễn Duy An

26. Mai tôi xa em - Mai Hoài Thu

27. Sài Gòn tôi mưa - Nguyễn Kim Tuyên

28. Nhân duyên do trời - Nguyễn Minh Cường

29. Tình sầu mưa và mây - Thùy Vân

30. Xin em đừng buồn - Huy Thái