Nhạc sĩ Minh Kỳ: Nghìn thu bạc mệnh, một đời tài hoa


HỒ SƠ TIỂU SỬ NHẠC SĨ MINH KỲ

  • Tên thật: Nguyễn Phúc Vĩnh Mỹ
  • Nghệ danh: Minh Kỳ
  • Ngày sinh: 1930 – 1975
  • Quê quán: Nha Trang, Khánh Hòa
  • Nghề nghiệp: Nhạc sĩ, Cảnh sát
  • Thể loại sáng tác: nhạc trữ tình, nhạc xuân, nhạc lính
  • Ca khúc nổi tiếng: Cánh thiệp đầu xuân, Xuân đã về, Anh tiền tuyến em hậu phương
  • Ca sĩ trình bày: Y Phụng, Hoàng Anh, Phương Dung,…    
  • Thời gian hoạt động: 1949 – 1975

Nhạc sĩ Minh Kỳ là ai?

Nhạc sĩ Minh Kỳ sinh năm 1930, tên thật là Nguyễn Phúc Vĩnh Mỹ, là con trai duy nhất của một gia đình khá giả thuộc hoàng tộc triều Nguyễn, cháu đời thứ 5 của vua Minh Mạng, có vai vế ngang với vua Bảo Đại.

Nhạc sĩ Minh Kỳ lớn lên ở Quy Nhơn và Nha Trang. Năm 14 tuổi, ông học nhạc ở trường Gagelin (Quy Nhơn), sau đó được gia đình gửi đi du học ở Trường Bách khoa Paris. Tại Pháp, nhạc sĩ Minh Kỳ tiếp tục học nhạc qua sách vở, rồi được hàm thụ với trường Ecole Universelle. Năm 1949, nhạc sĩ Minh Kỳ có sáng tác đầu tay mang tên “Chị Hằng”.

Năm 1952, nhạc sĩ Minh Kỳ lập gia đình ở Nha Trang, đến năm 1957 ông và gia đình chuyển vào Sài Gòn sinh sống. Tại đây ông làm công chức và hoạt động văn nghệ. Trong khoảng thời gian này, nhạc sĩ Minh Kỳ đã cho ra rất nhiều nhạc phẩm phù hợp với thị hiếu đại chúng và được đón nhận nhiệt tình.



Nhạc sĩ Minh Kỳ là ai và sự ra đi bí ẩn được dự báo trước của Minh Kỳ
Nhạc sĩ Minh Kỳ là cháu đời thứ 5 của vua Minh Mạng

Năm 1959, nhạc sĩ Minh Kỳ cùng Lê Dinh thành lập ban tân nhạc Sóng Mới để trình diễn hàng tuần trên Đài phát thanh Sài Gòn.

Từ giữa thập niên 1960, nhạc sĩ Minh Kỳ kết hợp cùng với nhạc sĩ Lê Dinh và Anh Bằng tạo thành nhóm sáng tác huyền thoại Lê Minh Bằng, cho ra đời rất nhiều nhạc phẩm nổi tiếng.

Tại Sài Gòn, nhạc sĩ Minh Kỳ còn gia nhập lực lượng cảnh sát, trở thành Trưởng ban Văn nghệ Nha Tổng Giám Đốc Cảnh Sát Quốc Gia. Tại Nha cảnh sát Đô thành, nhạc sĩ Minh Kỳ thường xuyên gặp gỡ với một sĩ quan cảnh sát khác là nhạc sĩ Hoài Linh. Cả hai đã hợp soạn cho ra nhiều ca khúc nhạc vàng nổi tiếng như “Chuyến tàu hoàng hôn”, “Sầu tìm thiệp hồng”, “Biệt kinh kỳ”,…

Cấp bậc cuối cùng của nhạc sĩ Minh Kỳ trong chính quyền khi ấy là đại úy cảnh sát, nên sau năm 1975 ông bị bắt đi cải tạo ở trại An Dưỡng, Biên Hòa. Khuya ngày 31/08/1975, một vụ nổ không rõ lý do trong trại cướp đã cướp đi sinh mạng của 3 người, trong đó có nhạc sĩ Minh Kỳ.



Nhạc sĩ Minh Kỳ là ai và sự ra đi bí ẩn được dự báo trước của Minh Kỳ
Vợ chồng nhạc sĩ Minh Kỳ

Về đời tư của nhạc sĩ Minh kỳ còn khá ít thông tin, mọi người chỉ biết ông lập gia đình vào năm 1952 ở Nha Trang, sau đó cả gia đình chuyển vào Sài Gòn sinh sống. Năm 1975, nhạc sĩ Minh Kỳ mất để lại vợ và 9 người con. Trong đó, một người con trai của ông tên là Bảo Thương, hiện đang sống tại Sài Gòn.

Đôi nét về sự nghiệp sáng tác của nhạc sĩ Minh Kỳ

Sinh ra và lớn lên tại mảnh đất duyên hải Quy Nhơn, Nha Trang, mảnh đất nơi đây đã nuôi dưỡng cảm xúc của một người nghệ sĩ tài hoa. Chính vì thế mà trong những sáng tác đầu tay của mình như “Tiễn bạn”, “Nha Trang”, “Dòng thời gian”, “Nhớ Nha Trang”,… đều mang đậm dấu ấn của quê hương. Những ca khúc này được viết theo giai điệu chậm rãi, từ tốn với những quãng âm rộng được ví như tiếng sóng vỗ nơi miền biển quê hương ông.

Là người nhạc sĩ trong thời chiến, Minh Kỳ hiểu được tâm tình sâu nặng giữa những người lính và hậu phương nơi quê nhà. Chính nguồn cảm hứng bất tận này đã giúp nhạc sĩ Minh Kỳ cho ra đời hàng hoạt nhạc phẩm bất hủ về người lính như: “Anh tiền tuyến em hậu phương”, “Biệt động quân”, “Tình hậu phương”,…

Nhạc sĩ Minh Kỳ sáng tác rất đa dạng, ở chủ đề nào ông cũng có những tác phẩm đi vào lòng người. Như với chủ đề cảnh đẹp quê hương đất nước, ông cũng đã để lại những ca khúc đi cùng năm tháng như “Người em Vỹ Dạ”, “Thương về xứ Huế”, “Mưa trên phố Huế”, “Đà lạt hoàng hôn”,… Nhạc sĩ Minh Kỳ đã rất thành công tái hiện khung cảnh non nước hữu tình, chan chứa tình yêu thương bằng âm nhạc. Không phải ngẫu nhiên mà những giai điệu này lại được bao thế hệ người Việt say đắm đến thế.



Nhạc sĩ Minh Kỳ là ai và sự ra đi bí ẩn được dự báo trước của Minh Kỳ
Nhạc sĩ Minh Kỳ trong nhóm Lê Minh Bằng

Nhắc đến âm nhạc của nhạc sĩ Minh Kỳ, không thể không nhắc đến những ca khúc mùa xuân. Dù là chủ đề không mấy mới mẻ, thế nhưng nhạc sĩ Minh Kỳ vẫn có chỗ đứng nhất định đối với dòng nhạc này. Trong những ca khúc xuân mà ông sáng tác, nổi tiếng nhất phải kể đến 2 ca khúc “Xuân đã về” ra đời năm 1954 và “Cánh thiệp đầu xuân” ra đời năm 1963. Cứ mỗi độ tết đến xuân về, khắp đường làng ngõ xóm, từ nông thôn đến thành thị đều vang lên những bài hát xuân của nhạc sĩ Minh Kỳ.

Trong chặng đường làm nghệ thuật của nhạc sĩ Minh Kỳ, việc kết hợp chung với nhạc sĩ Anh Bằng và Lê Dinh tạo thành nhóm sáng tác chung Lê Minh Bằng được xem là thời kỳ đỉnh cao trong sự nghiệp của ông. Bởi từ sự kết hợp này hàng loạt nhạc phẩm bất hủ đã ra đời như “Đêm nguyện cầu”, “Chuyện tình Lan và Điệp”, “Mưa trên phố Huế”, “Chỉ hai đứa mình”, “Cho người tình nhỏ”, “Tình đời”,… Khi ấy, nhóm Lê Minh Bằng chủ trương nhạc sáng tác ra phải là loại nhạc phù hợp với mọi tầng lớp công chúng, lời ca phải trong sáng, giản dị, dễ nhớ và dễ thuộc lòng. Thế nên, những ca khúc này sau khi ra đời đã khiến khán giả nghe một lần liền nhớ thoang thoảng trong lòng.

Kho tàng âm nhạc và những nhạc phẩm đặc sắc của nhạc sĩ Minh Kỳ

Trong cuộc đời và sự nghiệp ngắn ngủi của mình, nhạc sĩ Minh Kỳ đã để lại hàng trăm bài hát nổi tiếng đóng góp vào kho tàng âm nhạc Việt Nam.



Nhạc sĩ Minh Kỳ là ai và sự ra đi bí ẩn được dự báo trước của Minh Kỳ
Ca khúc “Từ giã kinh kỳ” của nhạc sĩ Minh Kỳ

Những nhạc phẩm nổi tiếng của nhạc sĩ Minh Kỳ: Ánh xuân về, Bình minh đồng quê, Chị Hằng, Cô lái sông Hương, Đón trăng, Nha Trang chiều mưa, Trai làng tôi, Tiễn bạn, Tuổi hoa niên, Xuân đã về, Anh tiền tuyến em hậu phương, Chỉ có một người, Đón xuân hòa bình, Lá vàng rơi, Lời mẹ tôi, Người đưa thư, Người em miền cát trắng, Thế là hết, Tiễn anh ra đi, Về với cát bụi, Xe hoa rẽ lối,…

Những ca khúc nhạc sĩ Minh Kỳ sáng tác chung với những nhạc sĩ khác: Cánh thiệp đầu xuân (Lê Dinh), Đường chiều sơn cước (Lê Dinh), Hạnh phúc đầu xuân (Lê Dinh), Gác nhỏ đêm xuân (Lê Dinh), Mùa xuân gửi em (Lê Dinh), Bao giờ em lấy chồng (Hoài Linh), Chuyến tàu hoàng hôn (Hoài Linh), Mưa buồn (Hoài Linh), Thương về xứ Huế (Hoài Linh), Chuyến tàu tiễn biệt (Y Vân), Ân tình lên ngôi (Nguyễn Hiền), Tình đời đổi thay (Song An), Chuyện tình Hồ Than Thở (Anh Bằng), Vọng gác lưng đồi (Anh Bằng),…

Sức ảnh hưởng của nhạc sĩ Minh Kỳ

Tính từ ca khúc đầu tiên, nhạc sĩ Minh Kỳ có khoảng 26 năm làm nghệ thuật. Dù quãng đường sự nghiệp khá ngắn ngủi, nhưng nhạc sĩ Minh Kỳ với gia tài đồ sộ hàng trăm ca khúc, luôn được xem là một trong những nhạc sĩ tiêu biểu nhất của dòng nhạc vàng. Tài năng và âm nhạc của nhạc sĩ Minh Kỳ đã để lại dấu ấn không phai nhòa trong nghệ thuật và trong lòng công chúng yêu nhạc.



Nhạc sĩ Minh Kỳ là ai và sự ra đi bí ẩn được dự báo trước của Minh Kỳ
Ca khúc “Sầu tím thiệp hồng” của nhạc sĩ Minh Kỳ và Hoài Linh

Ngoài đóng góp những bản tình ca bất hủ vào kho tàng âm nhạc Việt, nhạc sĩ Minh Kỳ cùng với nhạc sĩ Anh Bằng và Lê Dinh, còn là người thầy giảng dạy, dìu dắt thành công nhiều ca sĩ nổi tiếng hàng đầu như Giáng Thu, Kim Loan, Mạnh Quỳnh, Hải Lý, Trang Mỹ Dung, Nhật Thiên Lan, Ngọc Tuyền,…

Đánh giá về âm nhạc của nhạc sĩ Minh Kỳ – Một đời tài hoa vắn số

Nhận xét về nhạc sĩ Minh Kỳ, người bạn thân là nhạc sĩ Lê Dinh từng kể lại rằng: “Minh Kỳ làm nhạc rất xuất sắc, nhanh mà hay. Nhưng anh không văn chương, không bóng bẩy trong lời ca, không phải là anh không làm được mà là sẽ hay hơn nếu nhờ một người khác làm lời”.



Nhạc sĩ Minh Kỳ là ai và sự ra đi bí ẩn được dự báo trước của Minh Kỳ
Minh Kỳ là một trong những nhạc sĩ tiêu biểu nhất của dòng nhạc vàng

Ca sĩ Hoàng Anh cũng từng nhận xét về nhạc sĩ Minh Kỳ: “Nhạc của Minh Kỳ tha thiết, trìu mến. Giai điệu đơn giản, uyển chuyển, dễ đàn và dễ hát. Nét nhạc của Minh Kỳ trong sáng, bình dị. Nhạc và lời êm ái, hòa quyện vào nhau”.

Nhìn lại chặng đường âm nhạc của nhạc sĩ Minh Kỳ, khán giả không ngừng cảm thán trước sự tài hoa nhưng văn số của ông. Dù đường đời và sự nghiệp khá ngắn ngủi, nhưng những ca khúc thiết tha mang nét nhạc trong sáng, bình dị của nhạc sĩ Minh Kỳ sẽ sống mãi với thời gian, trong trái tim của những người yêu nhạc.

Tổng hợp



Theo Amnhac.net

Các bài viết khác:
Ca khúc “Nghìn trùng xa cách”: Tuyệt phẩm về “mối tình đồng trinh duy nhất” của nhạc sĩ Phạm Duy
Ca khúc “Nghìn trùng xa cách”: Tuyệt phẩm về “mối tình đồng trinh duy nhất” của nhạc sĩ Phạm Duy
[ad_1] VỀ CA KHÚC NGHÌN TRÙNG XA CÁCH Tên ca khúc: Nghìn trùng xa cách Nhạc sĩ sáng tác: Phạm Duy Thể loại: Nhạc trữ tình Năm ra đời: 1968...

CUỘC ĐỜI VÀ SỰ NGHIỆP CỦA UMBERTO GIORDANO (1867-1948)
CUỘC ĐỜI VÀ SỰ NGHIỆP CỦA UMBERTO GIORDANO (1867-1948)
[ad_1] Khi nói đến opera verismo (chân thực) – trường phái opera bao trùm lên nước Ý vào những năm cuối thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20 với...

Nhạc sĩ Hoàng Quý: Người tài mệnh yểu đã đi cùng dân tộc đến hơi thở cuối cùng
Nhạc sĩ Hoàng Quý: Người tài mệnh yểu đã đi cùng dân tộc đến hơi thở cuối cùng
[ad_1] HỒ SƠ TIỂU SỬ NHẠC SĨ HOÀNG QUÝ Tên thật: Hoàng Kim Hải sau đổi thành Hoàng Kim Quý Nghệ danh: Hoàng Quý Năm sinh: 1920 Năm mất: 1946...

Tuấn Vũ – Sơn Tuyền: Cặp song ca tiêu biểu của nhạc vàng thập niên 1990
Tuấn Vũ – Sơn Tuyền: Cặp song ca tiêu biểu của nhạc vàng thập niên 1990
[ad_1] Tuấn Vũ - Sơn Tuyền là cặp song ca nổi đình nổi đám ở thập niên 1990 với những nhạc phẩm bất hủ như: Vườn tao ngộ, Tình ca...

“Mùa xuân đó có em” – ca khúc nổi tiếng ra đời trong tâm trạng lo âu của Anh Việt Thu
“Mùa xuân đó có em” – ca khúc nổi tiếng ra đời trong tâm trạng lo âu của Anh Việt Thu
[ad_1] VỀ CA KHÚC"MÙA XUÂN ĐÓ CÓ EM" Tên ca khúc: Mùa xuân đó có em Nhạc sĩ sáng tác: Anh Việt Thu Thể loại: Nhạc xuân Năm ra đời:...

Ca khúc “Niệm khúc cuối” của Ngô Thụy Miên: Bản tình ca đẹp nhất, cao thượng nhất và nam tính nhất
Ca khúc “Niệm khúc cuối” của Ngô Thụy Miên: Bản tình ca đẹp nhất, cao thượng nhất và nam tính nhất
[ad_1] CA KHÚC "NIỆM KHÚC CUỐI" Nhạc sĩ sáng tác: Ngô Thụy Miên Năm ra đời: 1971 Thể loại: Tình ca Ca sĩ thể hiện tiêu biểu: Tuấn Ngọc, Khánh...

Hoàn cảnh ra đời ca khúc “Giọt lệ đài trang”: Tiếc thương nàng tiểu thư khuê cát một thời!
Hoàn cảnh ra đời ca khúc “Giọt lệ đài trang”: Tiếc thương nàng tiểu thư khuê cát một thời!
[ad_1] CA KHÚC “GIỌT LỆ ĐÀI TRANG” Tên ca khúc: Giọt lệ đài trang Nhạc sĩ sáng tác: Châu Kỳ Thể loại: Nhạc trữ tình Năm phát thành: 1969 Ca...

Ý thức thực tế về hoàn cảnh đất nước trong âm nhạc của Anh Bằng
Ý thức thực tế về hoàn cảnh đất nước trong âm nhạc của Anh Bằng
[ad_1] Dưới đây là đôi lời bình phẩm về âm nhạc của Anh Bằng được nhà thơ Du Tử Lê viết vào tháng 9 năm 2011. Tôi không biết trước...

Phạm Duy – Khánh Ngọc và cuộc tình ngoài luồng bùng cháy từ phim?
Phạm Duy – Khánh Ngọc và cuộc tình ngoài luồng bùng cháy từ phim?
[ad_1] Ca sĩ Khánh Ngọc tên thật là Hàn Thị Lan ANh (SN 1937) tại Hà Nội. Bà là trái ngọt của mối tình mẹ Việt cha người Minh Hương....

Ca sĩ Tuấn Vũ: Cuộc đời nhiều thăng trầm của “phượng hoàng không mỏi” đình đám nhất nhì làng nhạc hải ngoại
Ca sĩ Tuấn Vũ: Cuộc đời nhiều thăng trầm của “phượng hoàng không mỏi” đình đám nhất nhì làng nhạc hải ngoại
[ad_1] HỒ SƠ - TIỂU SỬ CA SĨ TUẤN VŨ Tên thật: Nguyễn Văn Tài. Nghệ danh: Tuấn Vũ. Ngày sinh: 16/12/1959. Quê quán: Bình Thuận (nguyên quán Nghệ An)....

Hoàn cảnh ra đời ca khúc “Không”: Nỗi khắc khoải về mối tình đầu khó quên
Hoàn cảnh ra đời ca khúc “Không”: Nỗi khắc khoải về mối tình đầu khó quên
[ad_1] CA KHÚC “KHÔNG” Tên ca khúc: Không Nhạc sĩ sáng tác: Nguyễn Ánh 9 Thể loại: Nhạc trữ tình Năm phát hành: 1970 Ca sĩ thể hiện: Khánh Ly...

NGHỆ NHÂN HIROSHI TAMURA – HUYỀN THOẠI CHẾ TÁC GUITAR NHẬT BẢN
NGHỆ NHÂN HIROSHI TAMURA – HUYỀN THOẠI CHẾ TÁC GUITAR NHẬT BẢN
[ad_1] Tamura là họ của hai bậc thầy nổi tiếng làm đàn guitar tại Nhật Bản thập niên 1950-1980 “gồm có Hiroshi và Mitsuru, trong đó Hiroshi lớn hơn Mitsuru”....

Thiên tình sử Đoàn Chuẩn – Thanh Hằng: Nàng thơ áo xanh khiến chàng công tử hào hoa mê đắm một đời!
Thiên tình sử Đoàn Chuẩn – Thanh Hằng: Nàng thơ áo xanh khiến chàng công tử hào hoa mê đắm một đời!
[ad_1] Khoảng giữa thập niên 1950, danh ca Thanh Hằng (NSUT Lê Hằng sau này) là bóng hồng nổi danh trong những tình khúc bất hủ của chàng nhạc sĩ...

“Thương nhau ngày mưa” – bản tình ca ít chất sầu nhất của nhạc sĩ Nguyễn Trung Cang
“Thương nhau ngày mưa” – bản tình ca ít chất sầu nhất của nhạc sĩ Nguyễn Trung Cang
[ad_1] Bằng tài hoa của mình, nhạc sĩ Nguyễn Trung Cang đã cho những tiếng mưa một "nhan sắc" khác, ít buồn, ít sầu hơn qua ca khúc "Thương nhau...

Cùng nhà thơ Du Tử Lê bước vào khu rừng tình khúc của nhạc sĩ Anh Bằng
Cùng nhà thơ Du Tử Lê bước vào khu rừng tình khúc của nhạc sĩ Anh Bằng
[ad_1] Với hàng ngàn ca khúc được sáng tác từ hơn nửa thế kỷ qua, ở mọi thể loại từ nhạc quê hương, đất nước, đến chiến tranh, xã hội...