Khúc ca “Đón xuân”: Nhạc phẩm được viết trong những năm tháng rực rỡ nhất của Phạm Đình Chương


CA KHÚC “ĐÓN XUÂN”

  • Sáng tác: Phạm Đình Chương
  • Thể loại: Nhạc xuân
  • Năm ra đời: 1953
  • Thể hiện: Thái Thanh

Ca khúc “Đón xuân” ra đời trong hoàn cảnh nào?

Nhạc sĩ Phạm Đình Chương bắt đầu sáng tác từ năm 18 tuổi (năm 1947). Đến năm 1951, ông cùng gia đình di cư vào Sài Gòn sinh sống. Sau đó, ông cùng với các anh chị em trong gia đình họ Phạm thành lập ban hợp ca Thăng Long (ca sĩ Hoài Bắc – chính là Phạm Đình Chương, ca sĩ Hoài Trung, danh ca Thái Thanh, Danh ca Thái Hằng và đôi khi là sự góp mặt của nhạc sĩ Phạm Duy cũng như ca sĩ Khánh Ngọc). Sự nghiệp sáng tác của ông gắn liền với hoạt động biểu diễn của ban hợp ca Thăng Long.

Nhìn vào toàn bộ sự nghiệp sáng tác của Phạm Đình Chương có thể thấy rất nhiều ca khúc vui tươi, hồn hậu, lãng mạn. Nhưng những nhạc phẩm này chỉ tập trung vào giai đoạn từ năm 1952 – 1953. Bởi đây là những năm tháng mà nhạc sĩ Phạm Đình Chương thăng hoa cả trong sự nghiệp và tình yêu.

Đầu thập niên 1950, ban hợp ca Thăng Long được đón nhận nồng hậu ở thị trường âm nhạc Sài Gòn. Họ được mời đến biểu diễn ở các phòng trà, rạp chiếu bóng… Đến năm 1953, tình yêu của Phạm Đình Chương và ca sĩ Khánh Ngọc đơm hoa kết trái với hôn lễ tốn nhiều giấy mực của báo chí Sài Gòn.



hoan-canh-ra-doi-ca-khuc-don-xuan-cua-nhac-si-pham-dinh-chuong
Tờ bìa ca khúc “Đón xuân” của nhạc sĩ Phạm Đình Chương

Trong số những tác phẩm được sáng tác ở giai đoạn này có 2 bài hát trở thành khúc xuân ca bất hủ của âm nhạc Việt Nam, đó là “Ly rượu mừng” và “Đón xuân”. Nếu “Ly rượu mừng” là lời chúc tụng may mắn dịp đầu năm với lời ca giản dị, phóng khoáng thì “Đón xuân” lại là ca khúc ngợi ca mùa xuân, tình yêu ngọt ngào, tươi trẻ và lãng mạn.

Ca khúc “Đón xuân” được Phạm Đình Chương sáng tác năm 1953. Ngay sau khi ra được, nhạc phẩm được nữ danh ca Thái Thanh thể hiện và được công chúng rất yêu thích.

Hơn 40 năm sau, khoảng giữa những năm 90 của thế kỷ trước, giọng ca trẻ trung và trong trẻo của Như Quỳnh vào thời đỉnh cao của sự nghiệp đã làm bật lên sức sống tươi trẻ, yêu đời, tràn trề nhựa sống cho ca khúc. Tiếc rằng, nhạc sĩ Phạm Đình Chương đã tạ thế trước đó vài năm nên không kịp thưởng thức ca khúc của mình qua giọng ca Như Quỳnh.

Dưới đây là lời ca khúc “Đón xuân” của nhạc sĩ Phạm Đình Chương:

Xuân đã đến rồi

Reo rắc ngàn hồn hoa xuống đời

Vui trong bình minh

Muôn loài chim hát vang mọi nơi

Đẹp trong tiếng cười

Cho kiếp người tình thương đắm đuối

Ánh xuân đem vui với đời.

Kìa trong vạt nắng

Mạch Xuân tràn dâng

Khóm hoa nhẹ rung

Môi cười thẹn thùng

Cùng bao nguồn sống.

Bướm say duyên lành

Thắm tô trời Xuân

Bầy chim tung cánh

Hát vui đón mừng mùa nắng tươi lan.

Ta nghe gió về

Lòng thiết tha như muôn tiếng đàn

Xuân dâng niềm vui

Cho ngày xanh không hoen lời than

Sầu thương xóa mờ

Tình yêu đời càng thêm chan chứa

Khát khao Xuân tươi thái hoà.

Cùng đón chúa Xuân

Đang giáng xuống trần

Thế gian lắng nghe tình Xuân nồng

Kiếp hoa hết phai đời hương phấn.

Nào ai hững hờ

Xuân vẫn ngóng chờ

Tới đây nắm tay cùng ca múa

Hát lên đón Xuân của tuổi thơ.

“Đón xuân” – Khúc ca của mùa xuân, của tình yêu, của tuổi trẻ lãng mạn

Một trong những điều mà người ta luôn mong đợi và luôn được tiếp đón nồng hậu nhất chính là mùa xuân. Với mùa xuân, từ già đến trẻ, cả nam và nữ, kẻ buồn hoặc người vui, ai ai cũng chộn rộn và háo hức đón xuân về.

Mỗi người mỗi kiểu, mỗi người có cách đón xuân riêng. Nhạc sĩ Phạm Đình Chương cũng vậy. “Đón xuân” của ông mang màu sắc tươi mới của tuổi trẻ, của tình yêu của sự lãng mạn.

Ca khúc “Đón xuân” được nhạc sĩ Phạm Duy viết ở âm thể Trưởng, nhịp phách đơn giản nhưng vẫn khả dĩ chuyển tải được niềm vui rộn rã và đầy màu sắc mùa xuân. Ca từ diễn tả sự tích cực trong cuộc sống:

“Xuân đã đến rồi gieo rắc ngàn hồn hoa xuống đời

Vui trong bình minh muôn loài chim hót vang mọi nơi

Đem trong tiếng cười cho kiếp người tình thương đắm đuối

Ánh xuân đem vui với đời”

Mùa xuân là mùa của sum họp, mùa của khởi đầu mới, mùa của cỏ cây đâm chồi nảy lộc, mùa bắt đầu một chu kỳ sinh trưởng mới. Và con người hòa chung vào niềm vui ấy, tận hưởng không khí hân hoan cùng đất trời. 

Mỗi người sẽ trải qua rất nhiều mùa xuân trong đời, nhưng cứ mỗi dịp xuân về là lại như một lần được khoác tấm áo mới, lại hòa ca khúc nhạc xuân tình như lần đầu tiên gặp gỡ. Nhạc sĩ lý giải điều đó bằng một cảm nhận đầy tinh tế rằng, mùa xuân sẽ đến mang theo phép màu huyền diệu của mình “gieo rắc ngàn hồn hoa xuống đời”. Xuân đến mang theo hạnh phúc, niềm vui từ muôn loài.

“Kìa trong vạt nắng mạch xuân tràn dâng

Khóm hoa nhẹ rung môi cười thẹn thùng cùng bao nguồn sáng

Bướm say duyên lành

Thắm tô trời xanh

Bầy chim tung cánh hót vui đón mừng mùa nắng tươi lan”

Bức tranh xuân được nhạc sĩ Phạm Đình Chương khắc họa nhẹ nhàng, tươi vui, tràn trề nhựa sống. Có lẽ vì vậy mà ca khúc rất phù hợp với giọng ca trẻ trung của ca sĩ Nhu Quỳnh. Mùa xuân hiện qua khung hình của một đoạn phim quay chậm, từng cảnh sắc được nhạc sĩ vẽ từ xa đến gần, từ mênh mông dàn trải đến nét chấm phá tinh tế, xinh xắn. Chỉ với 5 câu hát đã hiện ra bức tranh mùa xuân xinh đẹp, tươi sáng.

“Kìa trong vạt nắng…” đến “bướm say duyên lành” là 3 câu hát hiện rõ nên bức tranh mùa xuân xinh đẹp, rươi mới, ngập tràn sức sống. Còn 2 câu hát “Thắm tô trời xanh…” đến “…mùa nắng tươi lan” tựa như lời thì thầm của chàng nhạc sĩ trẻ hướng về những ngày tươi vui, hạnh phúc.



hoan-canh-ra-doi-ca-khuc-don-xuan-cua-nhac-si-pham-dinh-chuong-9

“Nắng tươi lan” là hình ảnh đẹp và tinh tế. Đó là thứ nắng trong trẻo, vàng ruộm của bình minh, từng chút từng chút lan rộng, phủ tràn lên khắp mọi vật. Ánh nắng lan tới đâu, cảnh vật lấp lánh tới đó. Đặc biệt trong những ngày xuân mới, khi vạn vật đang đua nhau khoe sắc, đâm mầm chồi mới thì ánh nắng đó bỗng trở nên huyền diệu, đẹp lung linh.

“Ta nghe gió về đang thiết tha như muôn tiếng đàn

Xuân dâng niềm vui cho ngày xanh không hoen lời than

Sầu thương xóa mờ tình yêu đời càng thêm chan chứa

Khát khao xuân tươi thái hòa”

Trong khoảnh khắc xuân sang đó, tiếng gió cũng trở nên tình tự hơn. Đó không phải là thứ gió khô gầy của mùa hạ, cũng không phải thứ gió heo hút của mùa thu hay thứ gió lạnh cóng của mùa đông. Đó là gió xuân mơn man, tươi mát, trầm bổng như tiếng đàn. Và tiếng gió ấy của mà xuân như liều thuốc tiên xóa tan phiền muộn, sầu thương để “tình yêu đời càng thêm chan chứa”, để “xuân tươi thái hòa”.

“Cùng đón chúa xuân đang giáng xuống trần

Thế gian lắng nghe tìm xuân hồng

Kiếp hoa hết phai đời hương phấn

Nào ai hững hờ

Xuân vẫn ngóng chờ

Hát lên đón xuân của tuổi thơ”

Nhạc sĩ Phạm Đình Chương tựa như sứ giả mang tin xuân tươi vui truyền đến mọi người. Mùa xuân như món quà mà chúa xuân dành tặng cho mọi người chứ không phải cho riêng một ai. Vậy nên, hãy tận hưởng mùa xuân diệu kỳ một cách hồn nhiên, tươi vui nhất.



Theo Amnhac.net

Các bài viết khác:
Top 3 ca khúc hay nhất của ca sĩ Anh Tú
Top 3 ca khúc hay nhất của ca sĩ Anh Tú
[ad_1] Ca sĩ Anh Tú là một nghệ sĩ tài năng nhưng vắn số, từng nổi tiếng với những ca khúc nhạc ngoại lời Việt. Nguồn: Internet Ca sĩ Anh...

Nhạc sĩ Huy Du: Người viết tình ca qua mưa bom lửa đạn
Nhạc sĩ Huy Du: Người viết tình ca qua mưa bom lửa đạn
[ad_1] HỒ SƠ TIỂU SỬ NHẠC SĨ HUY DU Tên thật: Nguyễn Huy Du Nghệ danh: Huy Du, Huy Cầm Ngày sinh: 1926 - 2007 Quê quán: xã Tân Chi,...

Ca sĩ Trish Thùy Trang: Nhớ lắm “nữ hoàng nhạc pop” một thời, tài năng mà cũng nhiều tai tiếng
Ca sĩ Trish Thùy Trang: Nhớ lắm “nữ hoàng nhạc pop” một thời, tài năng mà cũng nhiều tai tiếng
[ad_1] HỒ SƠ - TIỂU SỬ CA SĨ TRISH THÙY TRANG Tên thật: Nguyễn Thùy Trang. Nghệ danh: Trish Thùy Trang. Ngày sinh: 15/12/1980. Quê quán: TP.HCM. Nghề nghiệp: Ca...

“Uống nước bên bờ suối” – Giai điệu tình yêu mang màu sắc hy vọng hiếm hoi trong sáng tác của Lê Uyên Phương
“Uống nước bên bờ suối” – Giai điệu tình yêu mang màu sắc hy vọng hiếm hoi trong sáng tác của Lê Uyên Phương
[ad_1] CA KHÚC "UỐNG NƯỚC BÊN BỜ SUỐI” Tên các khúc: Uống nước bên bờ suối Nhạc sĩ: Lê Uyên Phương Năm phát thành: 1971 Ca sĩ trình bày tiêu...

Top 3 ca khúc nhạc tiền chiến hay nhất của nhạc sĩ Nhật Bằng
Top 3 ca khúc nhạc tiền chiến hay nhất của nhạc sĩ Nhật Bằng
[ad_1] Xuyên suốt sự nghiệp của mình, nhạc sĩ Nhật Bằng sáng tác gần 100 ca khúc với đủ thể loại. Trong đó, loại nhạc tình cảm thì tiêu biểu...

Nhạc sĩ Nguyễn Trung Cang: Náu mình trong âm nhạc với những lời ca đầy ám ảnh
Nhạc sĩ Nguyễn Trung Cang: Náu mình trong âm nhạc với những lời ca đầy ám ảnh
[ad_1] HỒ SƠ TIỂU SỬ NHẠC SĨ NGUYỄN TRUNG CANG Tên thật: Nguyễn Trung Cang Nghệ danh: Không có NS - NM: 1947 - 1985 Quê quán: Đồng Nai Gia...

NSƯT Thanh Nga: “Nữ hoàng sân khấu” tài sắc vẹn toàn, ra đi tức tưởi khiến ai nấy đều xót xa
NSƯT Thanh Nga: “Nữ hoàng sân khấu” tài sắc vẹn toàn, ra đi tức tưởi khiến ai nấy đều xót xa
[ad_1] HỒ SƠ - TIỂU SỬ NSƯT THANH NGA Tên thật: Juliette Nguyễn Thị Nga Nghệ danh: Thanh Nga. Ngày sinh: 31/07/1942 - Ngày mất: 26/11/1978. Quê quán: Tây Ninh....

Phải chăng nhạc sĩ Phạm Đình Chương viết “Nửa hồn thương đau” vì bị phụ bạc?
Phải chăng nhạc sĩ Phạm Đình Chương viết “Nửa hồn thương đau” vì bị phụ bạc?
[ad_1] Có không ít ý kiến cho rằng, ca khúc "Nửa hồn thương đau" là sản phẩm được viết sau nhiều năm đau đớn, giằng xé vì bị vợ -...

Nhạc sĩ Thanh Bình: Sóng gió cuộc đời gieo chữ sầu vào nốt nhạc
Nhạc sĩ Thanh Bình: Sóng gió cuộc đời gieo chữ sầu vào nốt nhạc
[ad_1] HỒ SƠ TIỂU SỬ NHẠC SĨ THANH BÌNH Tên thật: Nguyễn Ngọc Minh Nghệ danh: Thanh Bình Ngày sinh: 1932 - 2014 Quê quán: Bắc Ninh Nghề nghiệp: Nhạc...

Top 5 ca khúc hay nhất của nhạc sĩ Vũ Đức Sao Biển
Top 5 ca khúc hay nhất của nhạc sĩ Vũ Đức Sao Biển
[ad_1] Ở vai trò ca sĩ, nhạc sĩ Vũ Đức Sao Biển đã để lại cho đời hơn 300 bản tình ca. Trong đó nổi bật nhất là 5 ca...

Ads Bottom