Top 4 bài hát chính ca tiêu biểu nhất của nhạc sĩ Lưu Hữu Phước


Nhạc sĩ Lưu Hữu Phước là “cha đẻ” của các bài hát chính ca xuất sắc, có tầm tư tưởng lớn, giá trị nghệ thuật cao và giá trị lịch sử: Thanh niên hành khúc, Lên đàng, Hồn tử sĩ, Giải phóng miền Nam.

Âm nhạc
Nguồn: Internet

Âm nhạc là thứ vũ khí lợi hại cổ vũ tinh thần đấu tranh của nhân dân ta trong chặng đường cách mạng bi tráng, hào hùng. Trên mặt trận đấu tranh bằng âm nhạc, nhạc sĩ Lưu Hữu Phước chính là “ngọn cờ đầu”, có đóng góp quan trọng, to lớn. Những sáng tác của của ông thấm đã khí thế thời đại, như lời hiệu triệu thúc giục tinh thần đấu tranh trong nhân dân.

Nhạc sĩ Lưu Hữu Phước cũng là người tiên phong sử dụng thể loại hành khúc – một thể loại từ âm nhạc phương tây. Với thể loại này, ông đã thai nghén ra nhiều bản chính ca xuất sắc, có giá trị về tư tưởng, nghệ thuật và tính thời đại, lịch sử rất cao. 



top-4-bai-hat-chinh-ca-tieu-bieu-nhat-cua-nhac-si-luu-huu-phuoc
Chân dung nhạc sĩ Lưu Hữu Phước

Dưới đây, Amnhac.net xin giới thiệu đến quý độc giả, quý khán thính giả yêu nhạc Lưu Hữu Phước top 4 ca khúc chính ca tiêu biểu của ông:

Bài hát “Thanh niên hành khúc”

“Thanh niên hành khúc” là sản phẩm âm nhạc của nhạc sĩ Lưu Hữu Phước. Ban đầu, bài hát này có tên tiếng Pháp là “La Marche des Étudiants” ra đời cuối năm 1939. Ca khúc tiếng Pháp do Lưu Hữu Phước sáng tác nhạc, Mai Văn Bộ đặt lời Pháp với mục đích để làm bài hát chính cho Câu lạc bộ Học sinh (Scholar Club) Trường Trung học Pétrus Trương Vĩnh Ký và nhanh chóng trở ca khúc chính thức của học sinh miền Nam. 

Đến năm 1941, Tổnng hội Sinh viên Đông Dương chọn bài hát này làm bài hát chính thức. Nhân sự kiện này, nhạc sĩ Lưu Hữu Phước đã viết lại lời Việt với tên gọi “Tiếng gọi thanh niên”. Bài hát được chia làm 3 phần:

– Lời 1 do Mai Văn Bộ và Lưu Hữu Phước soạn năm 1941 (trước 1945, chỉ hát bí mật).

– Lời 2 là “Tiếng gọi sinh viên” do Lê Khắc Thiều và Đặng Ngọc Tốt soạn cuối năm 1941 (xuất bản năm 1943 rồi bị cấm).

– Lời 3 do Hoàng Mai Lưu soạn vào tháng 4/1945, xuất bản trong những ngày tiền khởi nghĩa tháng 8/1945.



top-4-bai-hat-chinh-ca-tieu-bieu-nhat-cua-nhac-si-luu-huu-phuoc-0
Bài hát “Thanh niên hành khúc” có thể được gọi với tên “Tiếng gọi thanh niên”

“Thanh niên hành khúc” từng bị VNCH tự ý lấy, sửa chữ lời để biến thành bản quốc ca với tên gọi “Tiếng gọi công dân”. Nhạc sĩ Lưu Hữu Phước từng vô cùng bức xúc với việc này. Suốt từ năm 1949 đến năm 1975, ông đã phản đối kịch liệt việc sử dụng trái phép tác phẩm của ông để làm “quốc ca” cho các chế độ ở Sài Gòn. Phải đến sau năm 1975, bản gốc của bài hát mới chính thức được lưu hành tại Việt Nam dưới tên “Tiếng gọi thanh niên” hay “Thanh niên hành khúc”. 

Bài hát “Lên đàng”

“Lên đàng” (Lên đường) được nhạc sĩ Lưu Hữu Phước sáng tác vào năm 1944. Sau đó, bài hát được phổ biến rộng rãi đến thế hệ thanh thiếu niên và học sinh và trở thành bài hát chính thức của Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam. Trước năm 1976, bài hát này là bài hát chính thức của Đoàn Thanh niên Nhân dân cách mạng Hồ Chí Minh. 

Bài hát “Lên đàng” thể hiện rõ phương châm dân tộc, khoa học và đại chúng trong Đề cương văn hóa Việt Nam 1943. Bài hát như một lời thúc giục mạnh mẽ thế hệ thanh niên Việt Nam tham gia cách mạng, cứu nước, giải phóng dân tộc. 



top-4-bai-hat-chinh-ca-tieu-bieu-nhat-cua-nhac-si-luu-huu-phuoc-9
Bài hát “Lên đàng”

“Lên đàng” được đánh giá là bài hát chính ca tiêu biểu của nhạc sĩ Lưu Hữu Phước. Bài hát này cũng giúp cố nhạc sĩ ghi dấu ấn đậm nét trong nền âm nhạc cách mạng Việt Nam.

Bài hát “Hồn tử sĩ”

Khi vừa sáng tác ra ca khúc này, nhạc sĩ Lưu Hữu Phước đặt tên là “Hát Giang trường hận”. Bài hát sử dụng nhịp điệu trầm hùng, gợi nhớ đến công ơn, sự hi sinh của Hai Bà Trưng trong kháng chiến chống ách đô hộ của nhà Hán.

Đến năm 1944, nhạc sĩ Lưu Hữu Phước vào Nam theo yêu cầu của Mặt trận Việt Minh. Ông tham gia vận động phong trào “Xếp bút nghiên” của sinh viên 3 miền Nam – Trung Bắc để tham gia hoạt động cách mạng. Đầu năm 1945, khi tổ chức Thanh niên Tiền phong được thành lập, ông trở thành thủ lĩnh phong trào. Đến tháng 8/1945, ông tham gia giành chính quyền tại Sài Gòn.



top-4-bai-hat-chinh-ca-tieu-bieu-nhat-cua-nhac-si-luu-huu-phuoc-7
Bài hát “Hồn tử sĩ”

Sau khi Pháp tái chiếm Nam Bộ, ông được phân giữ chức Giám đốc phòng xuất bản Nam Bộ cho đến tháng 5/1946. Trong thời gian này, ông cùng Hồng Lực (một người đồng nghiệp) sửa chữa lại bài hát “Hát Giang trường hận”. Bài hát được đổi tên thành “Hồn tử sĩ” để tưởng nhớ và chiêu hồn các anh hùng liệt sĩ trong cuộc kháng chiến chống Pháp. 

Bài hát “Hồn tử sĩ” được sử dụng trong các buổi tang lễ đưa tiễn các liệt sĩ về nơi an nghỉ cuối cùng. Bài hát cũng được sử dụng trong nghi thức lễ tang chính thức của nhà nước Việt Nam hiện nay.

Bài hát “Giải phóng miền Nam”

Bài hát “Giải phóng miền Nam” ra đời do nhu cầu tìm kiếm về một bài hát chính thức dành cho Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam (thành lập năm 1960). Nhóm nhạc sĩ Lưu Hữu Phước, Mai Văn Bộ và Huỳnh Văn Tiểng được Hội Văn nghệ Giải phóng miền Nam Việt Nam “chọn mặt gửi vàng” để sáng tác bài hát chính cho mặt trận.



top-4-bai-hat-chinh-ca-tieu-bieu-nhat-cua-nhac-si-luu-huu-phuoc-6
Bài hát “Giải phóng miền Nam”

Sau khi nhận được lời đề nghị, bộ ba Huỳnh – Mai – Lưu đã nhanh chóng bắt tay vào sáng tác. Mai Văn3 Bộ và Huỳnh Văn Tiểng phác thảo ca từ của bài hát, còn Lưu Hữu Phước viết phần nhạc. Chỉ trong một tuần, ca khúc “Giải phóng miền Nam” ra đời. 

Sau vài lần sửa chữa ca từ cho phù hợp với yêu cầu cách mạng, bài hát “Giải phóng miền Nam được phổ biến rộng rãi trên sóng phát thanh của Đài Phát thanh Giải phóng miền Nam và các đoàn văn công Giải phóng.



Theo Amnhac.net

Các bài viết khác:
Nhạc sĩ Huy Du: Người viết tình ca qua mưa bom lửa đạn
Nhạc sĩ Huy Du: Người viết tình ca qua mưa bom lửa đạn
[ad_1] HỒ SƠ TIỂU SỬ NHẠC SĨ HUY DU Tên thật: Nguyễn Huy Du Nghệ danh: Huy Du, Huy Cầm Ngày sinh: 1926 - 2007 Quê quán: xã Tân Chi,...

Ca sĩ Trish Thùy Trang: Nhớ lắm “nữ hoàng nhạc pop” một thời, tài năng mà cũng nhiều tai tiếng
Ca sĩ Trish Thùy Trang: Nhớ lắm “nữ hoàng nhạc pop” một thời, tài năng mà cũng nhiều tai tiếng
[ad_1] HỒ SƠ - TIỂU SỬ CA SĨ TRISH THÙY TRANG Tên thật: Nguyễn Thùy Trang. Nghệ danh: Trish Thùy Trang. Ngày sinh: 15/12/1980. Quê quán: TP.HCM. Nghề nghiệp: Ca...

“Uống nước bên bờ suối” – Giai điệu tình yêu mang màu sắc hy vọng hiếm hoi trong sáng tác của Lê Uyên Phương
“Uống nước bên bờ suối” – Giai điệu tình yêu mang màu sắc hy vọng hiếm hoi trong sáng tác của Lê Uyên Phương
[ad_1] CA KHÚC "UỐNG NƯỚC BÊN BỜ SUỐI” Tên các khúc: Uống nước bên bờ suối Nhạc sĩ: Lê Uyên Phương Năm phát thành: 1971 Ca sĩ trình bày tiêu...

Top 3 ca khúc nhạc tiền chiến hay nhất của nhạc sĩ Nhật Bằng
Top 3 ca khúc nhạc tiền chiến hay nhất của nhạc sĩ Nhật Bằng
[ad_1] Xuyên suốt sự nghiệp của mình, nhạc sĩ Nhật Bằng sáng tác gần 100 ca khúc với đủ thể loại. Trong đó, loại nhạc tình cảm thì tiêu biểu...

Nhạc sĩ Nguyễn Trung Cang: Náu mình trong âm nhạc với những lời ca đầy ám ảnh
Nhạc sĩ Nguyễn Trung Cang: Náu mình trong âm nhạc với những lời ca đầy ám ảnh
[ad_1] HỒ SƠ TIỂU SỬ NHẠC SĨ NGUYỄN TRUNG CANG Tên thật: Nguyễn Trung Cang Nghệ danh: Không có NS - NM: 1947 - 1985 Quê quán: Đồng Nai Gia...

NSƯT Thanh Nga: “Nữ hoàng sân khấu” tài sắc vẹn toàn, ra đi tức tưởi khiến ai nấy đều xót xa
NSƯT Thanh Nga: “Nữ hoàng sân khấu” tài sắc vẹn toàn, ra đi tức tưởi khiến ai nấy đều xót xa
[ad_1] HỒ SƠ - TIỂU SỬ NSƯT THANH NGA Tên thật: Juliette Nguyễn Thị Nga Nghệ danh: Thanh Nga. Ngày sinh: 31/07/1942 - Ngày mất: 26/11/1978. Quê quán: Tây Ninh....

Phải chăng nhạc sĩ Phạm Đình Chương viết “Nửa hồn thương đau” vì bị phụ bạc?
Phải chăng nhạc sĩ Phạm Đình Chương viết “Nửa hồn thương đau” vì bị phụ bạc?
[ad_1] Có không ít ý kiến cho rằng, ca khúc "Nửa hồn thương đau" là sản phẩm được viết sau nhiều năm đau đớn, giằng xé vì bị vợ -...

Nhạc sĩ Thanh Bình: Sóng gió cuộc đời gieo chữ sầu vào nốt nhạc
Nhạc sĩ Thanh Bình: Sóng gió cuộc đời gieo chữ sầu vào nốt nhạc
[ad_1] HỒ SƠ TIỂU SỬ NHẠC SĨ THANH BÌNH Tên thật: Nguyễn Ngọc Minh Nghệ danh: Thanh Bình Ngày sinh: 1932 - 2014 Quê quán: Bắc Ninh Nghề nghiệp: Nhạc...

Top 5 ca khúc hay nhất của nhạc sĩ Vũ Đức Sao Biển
Top 5 ca khúc hay nhất của nhạc sĩ Vũ Đức Sao Biển
[ad_1] Ở vai trò ca sĩ, nhạc sĩ Vũ Đức Sao Biển đã để lại cho đời hơn 300 bản tình ca. Trong đó nổi bật nhất là 5 ca...

“Trùm Sò” Giang Châu: Ngôi sao của sân khấu lớn phải hạ mình hát đám ma
“Trùm Sò” Giang Châu: Ngôi sao của sân khấu lớn phải hạ mình hát đám ma
[ad_1] HỒ SƠ - TIỂU SỬ NSND GIANG CHÂU Tên khai sinh: Trần Ngọc Châu Nghệ danh: Giang Châu Biệt danh: Trùm Sò NS - NM: 1952 - 2019 Quê...

Ads Bottom