Kể chuyện về nhạc sĩ Lê Uyên Phương: Hoài niệm về một thiên đường đã qua


Bài viết dưới đây là một cuộc phỏng vấn do Nguyễn Vĩnh Nguyên thực hiện, được đăng tải trên tờ Người Đô Thị.

“Toàn bộ sự nghiệp của anh Phương chỉ khoảng 60 ca khúc. Nhưng mọi người biết đến chủ yếu là những bản tình ca trong giai đoạn chúng tôi còn ở Đà Lạt và một vài sáng tác trong thời gian đầu về Sài Gòn (1966 – 1972).  Đặc biệt 15 ca khúc trong 2 tập nhạc đầu tay của anh là “Khi loài thú xa nhau” năm 1970 và “Yêu nhau khi còn thơ” năm 1971 được mọi người rất yêu thích. Nhưng đó chỉ là một phận nhỏ trong sự nghiệp âm nhạc của nhạc sĩ Lê Uyên Phương”, ca sĩ Lê Uyên đã bắt đầu câu chuyện như thế.

Rõ ràng với âm nhạc Lê Uyên Phương sẽ là sự khởi đầu của một phong cách đủ mạnh để xác định biểu tượng cho toàn bộ sự nghiệp. Nói đến Lê Uyên Phương chính là nói đến chất lãng tử, tự do và tinh thần hiến dâng trong tình yêu. Trong suy nghĩ của nhiều người, Lê Uyên Phương thuộc về mảnh đất Đà Lạt với sự lãng đãng, mộng mơ nên họ thường chỉ nhớ về những ca khúc của ông ở thời kỳ đầu.

Những biểu tượng quá sâu đã vô tình trở thành hào quang bao phủ lên hành trình sáng tạo về sau của nhạc sĩ Lê Uyên Phương.

Xin kể về giai đoạn sau năm 1975, khi anh chị đã rời xa Đà Lạt?

Đây là thời điểm quan trọng của anh Phương. Năm 1970, khi chúng tôi chuyển về Sài Gòn sống anh ấy vẫn sáng tác. Thời gian đầu sống tại Sài Gòn đối với anh Phương rất khó khăn, anh mãi không viết được, thế là một thời gian anh lại về Đà Lạt để tìm nguồn cảm hứng. Anh ấy chật vật lắm, tưởng chừng không thể dứt khỏi bầu sinh khí thiên nhiên, núi đồi đã quen thuộc bấy lâu nay. Nhưng về sau, khi thích ứng được với nhịp sống ở Sài Gòn rồi thì sáng tác của anh Phương có một màu sắc khác.

Sự kiện năm 1975 đã làm thay đổi cuộc sống sinh hoạt của rất nhiều văn nghệ sĩ. Điều đó được thể hiện rõ trong tinh thần các ca khúc anh ấy đã viết trong giai đoạn này 1975 – 1979. Đó là loạt ca khúc nhìn về thân phận con người với đôi mắt lo âu, buồn bã, như một cuốn nhật ký nội tâm giàu suy tưởng của chủ nghĩa hiện sinh.



ca-si-le-uyen-chuyen-ve-nhac-si-le-uyen-phuong-sau-nam-1975
Tập tùy bút Không có đám mây ngắn trên thành phố Los Angeles (1990) của Lê Uyên Phương

Ở giai đoạn thứ hai này, thiên nhiên đã thực sự lùi xa, dành chỗ cho những xúc cảm trần trụi nhất, vùi sâu vào tình yêu để quên đi thực tại.

Ngoài âm nhạc, mạch suy tư này cũng hiện diện trong các tác phẩm văn chương của Lê Uyên Phương như tập thơ Lục diệp thuốc (1977 – 1990), hay tập tùy bút Không có đám mây ngắn trên thành phố Los Angeles (1990).

Trong tập tùy bút Không có đám mây ngắn trên thành phố Los Angeles tôi đặc biệt chú ý đến tùy bút có tựa đề “Âm nhạc ở thiên đường”. Trong tùy bút này, Lê Uyên Phương đã kể về những trải nghiệm âm nhạc đầu đời: “Ít nhất là 4 lần, những lần tôi còn nhớ được, âm nhạc đến với tôi, đã xòe 10 ngón tay kỳ kỳ điều khiển nó vuốt ve trái tim tôi, để rồi từ đó tôi đã thả nổi cuộc đời mình theo những âm thanh trầm bổng, dài ngắn, to nhỏ của cuộc đời và đã vô tình bước vào định mệnh đầy những điều bất ngờ như những nốt nhạc bật lên từ một cảm xúc cực đến lạc nhịp trong đời sống”.

Tất cả những hoài niệm về một thiên đường đã qua.

Ca sĩ Lê Uyên lại kể tiếp: “Những ngày tháng trên đất Mỹ, chúng tôi đã bắt đầu cuộc sống như bao người khác. Anh Phương vẫn viết nhạc với nỗi hoài vọng về thành phố thiên đường của mình. Nhưng dẫu vậy chúng tôi vẫn phải sống, mở quán cà phê và đi hát chỗ này chỗ kia để tồn tại. Thời kỳ này anh có viết một tập nhạc mang tựa là “Trái tim kẻ lạ”, đánh dấu một giai đoạn mới của sáng tác. Cảm hứng đến từ những xáo trộn trong đời sống tại một xứ sở xa lạ, con người và văn hóa xa lạ. Năm 1985, tai họa bất ngờ ập đến, tôi bị vạ đạn trong một vụ ẩu đả của băng đảng xã hội. Tôi hôn mê suốt 19 ngày, anh Phương đã ngồi bên giường bệnh của tôi với tâm trạng đau đớn như bài tình ca anh từng viết trước đó:



ca-si-le-uyen-chuyen-ve-nhac-si-le-uyen-phuong-sau-nam-1975 (1)
Vợ chồng nhạc sĩ Lê Uyên Phương thời trẻ

“Giờ đây còn nhìn nhau

Nhìn chết  sống như kiên trì

Nhìn trong suốt như chết mòn

Mệt mỏi vết thương đau

Ngày mai ta không còn thấy nhau…”

Khi viết những ca từ đó, chúng tôi đâu ngờ rằng nó sẽ vận vào cuộc đời mình. Sau đó tôi mất 4 năm để dưỡng bệnh, không xuất hiện trên sân khấu nữa. Những thông tin bên ngoài đồn đoán rằng chúng tôi chia tay. Tính cách của anh ấy là ưa yên tĩnh nên không lên tiếng giải thích về việc này. Anh vẫn lặng thầm lo cho sức khỏe của tôi và chăm sóc hai cô con gái.

Như chị nói, ngay cả chuyện chia tay, nếu có thì điều đó cũng đã được dự cảm trong các bản tình ca trước đây do Lê Uyên Phương viết ra?

Khi anh Phương qua đời, 3 năm đầu tôi không thể chấp nhận sự thật, tôi bắt mình nghĩ rằng anh chỉ mang balo về Đà Lạt viết nhạc rồi sẽ quay lại. Tôi sống trong nỗi chờ đợi trong suốt vài năm như vậy. Tôi đã chuẩn bị thuốc ngủ cực mạnh để đi theo anh trong dịp 49 ngày của anh. Nhưng rồi tôi lại nhớ đến những lời anh nói: “Nếu anh có mệnh hệ nào thì em phải tiếp tục sống và hát để tình yêu chúng ta được lan tỏa khắp nơi, trong trái tim nhiều người, để mọi người yêu thương nhau nhiều hơn”.

Sau đó, bằng nỗ lực riêng, tôi đã vượt qua nỗi đau để sống tiếp, đứng một mình trên sân khấu, hát những ca khúc của anh. Tôi mua nhà ở Cali và bài trí như ở Đà Lạt. Hằng ngày tôi pha trà rồi ngồi trước bức tượng của anh, đối thoại với anh trong tĩnh lặng. Tôi cũng dành thời gian để chăm chút cho các bản thu âm và đưa những tác phẩm của anh đến với mọi người.

Giờ tôi nhận ra rằng, vì có tình yêu nên con người ta sẽ sống tốt với nhau, họ sẽ vượt qua đời sống hữu hạn để được bất tử.

Nguyễn Vĩnh Nguyên – Người Đô Thị



Theo Amnhac.net

Các bài viết khác:
Nhạc sĩ Lê Thương và quan điểm làm nhạc: “Không mang đậm phong vị dân tộc, chớ mong tác phẩm sống lâu được”
Nhạc sĩ Lê Thương và quan điểm làm nhạc: “Không mang đậm phong vị dân tộc, chớ mong tác phẩm sống lâu được”
[ad_1] HỒ SƠ TIỂU SỬ NHẠC SĨ LÊ THƯƠNG Tên thật: Ngô Đình Hộ Nghệ danh: Lê Thương Năm sinh - năm mất: 1914 - 1996 Quê quán: Hà Nội...

Phỏng vấn nhạc sĩ Hoàng Thanh Tâm: “Viết nhạc đã trở thành một nghiệp dĩ đối với tôi”
Phỏng vấn nhạc sĩ Hoàng Thanh Tâm: “Viết nhạc đã trở thành một nghiệp dĩ đối với tôi”
[ad_1] Vào tháng 7/2008, Tuần báo Văn Nghệ đã có một buổi phỏng vấn với nhạc sĩ Hoàng Thanh Tâm. Trong buổi phỏng vấn này, nhạc sĩ Hoàng Thanh Tâm...

Khúc ca “Đón xuân”: Nhạc phẩm được viết trong những năm tháng rực rỡ nhất của Phạm Đình Chương
Khúc ca “Đón xuân”: Nhạc phẩm được viết trong những năm tháng rực rỡ nhất của Phạm Đình Chương
[ad_1] CA KHÚC "ĐÓN XUÂN" Sáng tác: Phạm Đình Chương Thể loại: Nhạc xuân Năm ra đời: 1953 Thể hiện: Thái Thanh Ca khúc "Đón xuân" ra đời trong hoàn...

Cô Ba Thanh Loan – nữ danh ca nức tiếng hết lòng vì nghệ thuật cải lương và cách mạng
Cô Ba Thanh Loan – nữ danh ca nức tiếng hết lòng vì nghệ thuật cải lương và cách mạng
[ad_1] HỒ SƠ - TIỂU SỬ NGHỆ SĨ THANH LOAN Tên thật: Nguyễn Thị Loan Nghệ danh: Thanh Loan, Cô Ba Thanh Loan Ngày sinh: 12/01/1917 - Ngày mất: 13/10/1982....

Top 3 ca khúc hay nhất của nhạc sĩ Khúc Lan
Top 3 ca khúc hay nhất của nhạc sĩ Khúc Lan
[ad_1] Khúc Lan là nữ nhạc sĩ xinh đẹp của làng nhạc hải ngoại và được khán giả vô cùng yêu thích qua những ca khúc nhạc ngoại lời Việt....

Chuyện tình danh ca Bạch Yến: Từ chối người đàn ông Tây giàu có để lấy chàng nhạc sĩ vô danh
Chuyện tình danh ca Bạch Yến: Từ chối người đàn ông Tây giàu có để lấy chàng nhạc sĩ vô danh
[ad_1] Danh ca Bạch Yến tên đầy đủ là Quách Thị Bạch Yến, sinh năm 1942 tại Sóc Trăng. Vừa lên 10 tuổi, bà đã bước chân lên sân khấu...

Nhạc sĩ Khánh Băng: Người viết nhiều dòng nhạc nhất trước năm 1975
Nhạc sĩ Khánh Băng: Người viết nhiều dòng nhạc nhất trước năm 1975
[ad_1] HỒ SƠ TIỂU SỬ NHẠC SĨ KHÁNH BĂNG Tên thật: Phạm Văn Minh Nghệ danh: Khánh Băng, Nhật Hà, Anh Minh, Thanh Hà, Thủy Thanh Lam Ngày sinh: 1935...

Ca khúc “Tiếng dân chài” của nhạc sĩ Phạm Đình Chương: Bức tranh siêu đẹp về cảnh lao động hăng say của người cần lao miền biển
Ca khúc “Tiếng dân chài” của nhạc sĩ Phạm Đình Chương: Bức tranh siêu đẹp về cảnh lao động hăng say của người cần lao miền biển
[ad_1] CA KHÚC "TIẾNG DÂN CHÀI" Sáng tác: Phạm Đình Chương Thể loại: Nhạc tiền chiến Năm ra đời: 1950 Ca sĩ thể hiện tiêu biểu: Ban hợp ca Thăng...

Kiếp đời truân chuyên của “nữ hoàng kiếm hiệp” Mỹ Châu nức tiếng một thời
Kiếp đời truân chuyên của “nữ hoàng kiếm hiệp” Mỹ Châu nức tiếng một thời
[ad_1] HỒ SƠ - TIỂU SỬ NGHỆ SĨ MỸ CHÂU Tên thật: Nguyễn Thị Mỹ Châu Nghệ danh: Mỹ Châu. Ngày sinh: 21/08/1950. Quê quán: Long An. Nghề nghiệp: Nghệ...

Biến cố hôn nhân của Phạm Đình Chương ảnh hưởng thế nào đến hoạt động của ban hợp ca Thăng Long?
Biến cố hôn nhân của Phạm Đình Chương ảnh hưởng thế nào đến hoạt động của ban hợp ca Thăng Long?
[ad_1] Ở thập niên 1950, ban hợp ca Thăng Long nổi đình nổi đám ở Sài Gòn với các tên tuổi: Hoài Trung (Phạm Đình Viêm, 1920-2002) Thái Hằng (Phạm...

Ads Bottom