Phỏng vấn nhạc sĩ Lê Dinh: Ca sĩ ngày nay gọi là “hét sĩ” thì đúng hơn!


Bài phỏng vấn nhạc sĩ Lê Dinh lúc sinh thời do ký giả Bích Xuân thực hiện ở hải ngoại. Trong bài phỏng vấn này, ông đã chia sẻ về những sáng tác của mình và đưa ra nhận xét về dòng nhạc nhận xét về dòng nhạc trẻ hiện nay.

Dưới đây là bài phỏng vấn chi tiết:

Hầu hết khán giả đều biết nhạc sĩ Lê Dinh bắt đầu sáng tác từ năm 1956, nhưng ít ai biết rằng ông còn làm về ngành thông tin tại đài phát thanh trước năm 1975 và làm chủ bút tờ báo ở hải ngoại. Nhạc sĩ có thể chia sẻ thêm về điều này?

Khi chủ trương một tờ báo, tôi không có tham vọng to lớn, chỉ muốn là ngoài việc truyền tải thông tin về âm nhạc, thời sự, kiến thức phổ thông,… thì chính yếu là muốn nhắc lại cho các thế hệ sau biết những người đi trước trong lĩnh vực văn học, âm nhạc, nghệ thuật. Ngoài ra, còn là để giới thiệu, nâng đỡ những mầm non văn nghệ trên con đường họ đã chọn.

Ở hải ngoại, ngoài làm báo nhạc sĩ Lê Dinh còn sáng tác không?

Tôi vẫn sáng tác, nhưng so với trước năm 1975 thì rất ít vì ở đây còn rất nhiều thứ cần thì giờ để giải quyết và cơm áo gạo tiền ràng buộc không cho mình còn nhiều thời gian để sáng tác.

Tôi được biết nhạc sĩ Lê Dinh có những bản nhạc viết về quê hương rất tha thiết. Xin nhạc sĩ cho biết thêm về những ca khúc ấy!

Về những bản nhạc quê hương, không hiểu tại sao khi còn ở trong nước thì tôi không viết, nhưng giờ đây ở hải ngoại mới thấy thấm thía 2 từ “quê hương” và viết rất dễ, rất suôn sẻ, chẳng hạn như bài “Thương về Gò Công”



phong-van-nhac-si-le-dinh-ca-si-ngay-nay-goi-la-het-si-thi-dung-hon (1)
Chân dung nhạc sĩ Lê Dinh (1934 – 2020)

Nhớ nhung ôi thiết tha,

Vùng đất quê hương mình

Đẹp xinh như gấm hoa

Còn biết bao nhiêu tình

Ôi quê mình đẹp sao,

Gò Công xứng danh địa linh

Giồng Sơn Quy – đất lành bia đá còn ghi

Gò Công, ai về nhớ mãi trong lòng

Mênh mông đám lá

Tối trời mênh mông.

Gò Công đất quý là đây

Phong thủy hợp nhất nơi này quê tôi…

Theo nhạc sĩ, những bài nhạc trước năm 1975 có những đặc điểm gì giống và khác so với nhạc bây giờ?

Nhạc trước năm 1975 kỹ thuật không rắc rối, lời ca viết ra cũng đơn giản, bình dị, không cầu kỳ như nhạc sau năm 1975. Nhạc sau này kỹ thuật vững chãi hơn, hơi khó khăn hơn, có lẽ là do sống gần với nền âm nhạc của ngoại quốc. Lời ca của ca khúc cũng thay đổi nhiều do hoàn cảnh đang ở tạm nơi xứ người, mang thân phận ly hương.

Nhạc sĩ Lê Dinh có thể chia sẻ vài kinh nghiệm khi làm nhạc?

Nói về kinh nghiệm trong việc viết nhạc thì cứ viết nhạc nhiều từ từ kỹ thuật sẽ vững chắc hơn, không còn những lỗi ấu trí, những khiếm khuyết buồn cười nữa. Thông thường, những người viết nhạc từ 10 năm trở lên sẽ không còn vấp phải những lỗi lầm hay gặp nữa. Còn về phần hồn nhạc thì không ai giống ai, cũng không phải do kinh nghiệm mà có, bởi nó thuộc về thiên phú.

Nhạc sĩ có nhận xét gì về các ca sĩ hiện nay ở hải ngoại không?

Về nhạc hải ngoại hiện nay, với những ca sĩ trưởng thành từ trước năm 1975 thì họ vẫn giữ được phong độ, hát bằng tâm hồn mình. Còn một số ca sĩ trẻ mới lên thì một số hát bằng ngoại hình hơn là hát bằng cảm xúc trong tâm hồn. Những người này cần phải có vũ công múa may xung quanh mới hát được, trình diễn được. Và khán giản thì coi họ hát hơn là nghe họ hát.

Xin nhạc sĩ cho biết, tại sao bây giờ các nhạc sĩ thường chuộng sáng tác những ca khúc mang giai điệu “gào thét”?

Âm nhạc những năm sau này, nhất là âm nhạc trong nước, không phải là âm nhạc nữa… tôi cũng chẳng biết nên gọi đó là gì. Nghe loại nhạc chói tai này đang vui mình bỗng thấy bực tức ngang xương. Ca sĩ thì không gào thét không phải là ca sĩ, có thể gọi là “hét sĩ” thì đúng hơn. Tuy nhiên, nói thì nói như vậy nhưng trong nước vẫn có một số ít những bài rất dễ thương, đi vào lòng người như “Sông quê”, “Tiếng hát chim đa đa”,…

Bích Xuân



Theo Amnhac.net

Các bài viết khác:
Hoàn cảnh ra đời ca khúc “Họp mặt lần cuối”: Lời giã từ tuổi học trò đầy day dứt
Hoàn cảnh ra đời ca khúc “Họp mặt lần cuối”: Lời giã từ tuổi học trò đầy day dứt
[ad_1] VỀ CA KHÚC HỌP MẶT LẦN CUỐI Tên ca khúc: Họp mặt lần cuối. Nhạc sĩ sáng tác: Song Ngọc (dùng bút danh Hàn Sinh). Thể loại: Nhạc vàng....

Nghệ sĩ Năm Sa Đéc và chuyện tình ngọt ngào lẫn đắng cay với học giả Vương Hồng Sển
Nghệ sĩ Năm Sa Đéc và chuyện tình ngọt ngào lẫn đắng cay với học giả Vương Hồng Sển
[ad_1] Nghệ sĩ Năm Sa Đéc tên thật là Nguyễn Kim Chung, là một nghệ sĩ cải lương nổi tiếng. Ban đầu, bà đi biểu diễn hát bội với biệt...

Top 5 bài nhạc phổ thơ hay nhất của nhạc sĩ Phạm Duy
Top 5 bài nhạc phổ thơ hay nhất của nhạc sĩ Phạm Duy
[ad_1] Nhạc phổ thơ của Phạm Duy đa dạng về tiết tấu, phong phú trong cảm xúc. Nhạc phổ thơ của ông lúc trữ tình thi vị, lúc lại lặng...

Hoàn cảnh ra đời ca khúc “Lời đắng cho cuộc tình”: Bản “thất tình ca” dành cho mối tình si của danh ca Duy Khánh
Hoàn cảnh ra đời ca khúc “Lời đắng cho cuộc tình”: Bản “thất tình ca” dành cho mối tình si của danh ca Duy Khánh
[ad_1] VỀ CA KHÚC "LỜI ĐẮNG CHO CUỘC TÌNH" Tên ca khúc: Lời đắng cho cuộc tình Nhạc sĩ sáng tác: Nhật Ngân Năm ra đời: 1989 Thể loại: Nhạc...

Chuyện tình buồn “sớm nở tối tàn” của nhạc sĩ Châu Kỳ và danh ca Mộc Lan
Chuyện tình buồn “sớm nở tối tàn” của nhạc sĩ Châu Kỳ và danh ca Mộc Lan
[ad_1] Chân dung nhạc sĩ Châu Kỳ và danh ca Mộc Lan Nhạc sĩ Châu Kỳ sinh ngày 5/11/1923 tại làng Dưỡng Mong, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế....

ĐÁNH GIÁ DÒNG GUITAR FENDER HIGHWAY
ĐÁNH GIÁ DÒNG GUITAR FENDER HIGHWAY
[ad_1] Fender đang có một sứ mệnh. Công ty không chỉ làm hài lòng những người truyền thống với những cây đàn guitar có thiết kế phản ánh gốc rễ...

“Chuyện tình cô lái đò Bến Hạ” của Hoàng Thi Thơ: Xót xa cho mối tình đẹp thời chiến loạn
“Chuyện tình cô lái đò Bến Hạ” của Hoàng Thi Thơ: Xót xa cho mối tình đẹp thời chiến loạn
[ad_1] CA KHÚC "CHUYỆN TÌNH CÔ LÁI ĐÒ BẾN HẠ” Tên các khúc: Chuyện tình cô lái đò Bến Hạ  Nhạc sĩ: Hoàng Thi Thơ Năm phát thành: 1971 Ca...

“Mùa xuân đó có em” – ca khúc nổi tiếng ra đời trong tâm trạng lo âu của Anh Việt Thu
“Mùa xuân đó có em” – ca khúc nổi tiếng ra đời trong tâm trạng lo âu của Anh Việt Thu
[ad_1] VỀ CA KHÚC"MÙA XUÂN ĐÓ CÓ EM" Tên ca khúc: Mùa xuân đó có em Nhạc sĩ sáng tác: Anh Việt Thu Thể loại: Nhạc xuân Năm ra đời:...

Ca khúc “Xóm đêm” của Phạm Đình Chương: Bức tranh tả thực đời sống nghèo khó bên cạnh phồn hoa đô thị
Ca khúc “Xóm đêm” của Phạm Đình Chương: Bức tranh tả thực đời sống nghèo khó bên cạnh phồn hoa đô thị
[ad_1] CA KHÚC "XÓM ĐÊM" Sáng tác: Phạm Đình Chương Thể loại: Nhạc quê hương Năm ra đời: 1955 Ca sĩ thể hiện tiêu biểu: Thái Thanh và Ban hợp...

“Cho em quên tuổi ngọc” – Tuyệt tác duy nhất được Lam Phương viết bằng 2 thứ tiếng
“Cho em quên tuổi ngọc” – Tuyệt tác duy nhất được Lam Phương viết bằng 2 thứ tiếng
[ad_1] CA KHÚC “CHO EM QUÊN TUỔI NGỌC” Tên các khúc: Cho em quên tuổi ngọc Nhạc sĩ sáng tác: Lam Phương Năm phát thành: 1984 Ca sĩ trình bày...

Chuyện tình Dương Thiệu Tước – Minh Trang [P1]: Kết mối duyên nồng nơi xứ Huế
Chuyện tình Dương Thiệu Tước – Minh Trang [P1]: Kết mối duyên nồng nơi xứ Huế
[ad_1] Trong cuốn sách “Chuyện tình các nhạc sĩ tiền chiến” xuất bản năm 1996, nhạc sĩ Lê Hoàng Long đã kể lại những kỷ niệm, câu chuyện về những...

CUỘC ĐỜI VÀ SỰ NGHIỆP CỦA GAETAN DONIZETTI (1797 – 1848)
CUỘC ĐỜI VÀ SỰ NGHIỆP CỦA GAETAN DONIZETTI (1797 – 1848)
[ad_1] Domenico Gaetano Maria Donizetti cất tiếng khóc chào đời ngày 29 tháng 11 năm 1797 tại một căn hầm rượu cũ nát của một căn nhà nằm sát sườn...

Hoàn cảnh ra đời ca khúc Bà mẹ Gio Linh: Tiếng khóc thương xé lòng của người mẹ liệt sĩ mất con
Hoàn cảnh ra đời ca khúc Bà mẹ Gio Linh: Tiếng khóc thương xé lòng của người mẹ liệt sĩ mất con
[ad_1] THÔNG TIN VỀ CA KHÚC BÀ MẸ GIO LINH Tên nhạc phẩm: Bà mẹ Gio Linh. Nhạc sĩ sáng tác: Phạm Duy. Thể loại: Nhạc cách mạng.  Năm ra...

Hoàn cảnh ra đời ca khúc “Hương xưa” của Cung Tiến: Từ bài hát tặng bạn đến bản tình ca bất hủ
Hoàn cảnh ra đời ca khúc “Hương xưa” của Cung Tiến: Từ bài hát tặng bạn đến bản tình ca bất hủ
[ad_1] VỀ NHẠC PHẨM HƯƠNG XƯA Tên ca khúc: Hương xưa Nhạc sĩ sáng tác: Cung Tiến Thể loại: Nhạc tiền chiến Năm ra đời: 1957 Nằm trong album: Ca...

Hoàn cảnh ra đời ca khúc “Nỗi lòng người đi”: Tuyệt phẩm trữ tình sống mãi cùng năm tháng
Hoàn cảnh ra đời ca khúc “Nỗi lòng người đi”: Tuyệt phẩm trữ tình sống mãi cùng năm tháng
[ad_1] VỀ NỖI LÒNG NGƯỜI ĐI Tên ca khúc: Nỗi lòng người đi Nhạc sĩ sáng tác: Anh Bằng Thể loại: Trữ tình Năm ra đời: 1965 Nằm trong album:...