CUỘC ĐỜI VÀ SỰ NGHIỆP CỦA JULIAN BREAM (1933-2020)


“Sẽ là không đúng nếu quy việc bùng nổ của niềm yêu thích cây đàn guitar cổ điển cho mình Julian Bream vào thời điểm hiện tại”, Tony Palmer đã nói trong A Life on the Road, cuốn sách mà ông viết với sự cộng tác của Bream, “nhưng điều đó không thể phủ nhận rằng ông là một nghệ sĩ, rằng những tác phẩm trình tấu của ông, cũng như những cống hiến trong phần lớn cuộc đời dành cho con đường mà ông đã lựa chọn, đã có một ảnh hưởng sâu sắc trong sự phát triển và tương lai của cây đàn guitar”. Đó là những tác phẩm thời Elizabethan và Baroque mà Julian Bream đã chơi với cây đàn lute, là những bản nhạc guitar được ông chuyển soạn từ các tác giả ở thế kỷ 20 – những tác phẩm dàn trải trong suốt thế kỷ – được thể hiện đầy sức sống với cây đàn guitar cũng như họ hàng của nó. Ông liên tục phát triển và mở rộng công việc của mình, tuy nhiên, nó lại khơi gợi một xu hướng âm nhạc thuần túy, cái xu hướng đã phê phán phong cách hiện đại của Bream với cây đàn lute; và ông nhanh chóng gạt bỏ chúng sang một bên. Đối với Bream, chơi nhạc không có nghĩa là phô diễn kỹ thuật, và ông luôn cố gắng tạo nên sự sôi nổi khiến người nghe cảm nhận được tâm hồn của mình, cũng như thể hiện một tiếng đàn đầy ma thuật. “Một người nghệ sĩ lý tưởng luôn có một trách nhiệm đặc biệt”, ông nói như vậy trong cuốn A Life on the Road, “trách nhiệm đó là mang tới cho người nghe những cảm nhận và mở toang cánh cửa của nhận thức theo cách mà mỗi người mong muốn”.

JULIAN BREAM (1933-2020)

Julian Bream sinh vào ngày 15/07/1933 tại Battersea, Anh. Ông xuất hiện lần đầu trong một buổi biểu diễn âm nhạc do cha mình là Henry Bream tổ chức. Cha của Bream cũng chính là người đã dạy cho ông những bài học cơ bản của cây đàn guitar. Mặc dù cho cha ông thuyết phục học jazz, nhưng Bream lại chọn vào Royal College of Music và theo học piano, sáng tác, và cello, bên cạnh đó vẫn kiên trì theo đuổi guitar cổ điển. Với quyết tâm không thể lay chuyển của bản thân với cây đàn guitar, Bream đã rời khỏi trường vào năm 1952. Sau đó ông đã phải gia nhập quân ngũ, nơi mà ông đã chơi electric jazz guitar trong nhóm nhạc Royal Artillery suốt ba năm.

Ở độ tuổi 16-17, Bream kiếm tiền ở trường học nhờ việc thường xuyên chơi nhạc nền cho các vở kịch – hàng trăm vở kịch cổ – và được truyền đi qua đài BBC. Ông cảm thấy thích thú với âm nhạc thời kỳ Elizabethan trong lịch sử của nước Anh, và khi việc nghiên cứu âm nhạc cho các vở kịch, ông đã được tiếp cận tới thời đại của âm nhạc này với sự phổ biến của một loại nhạc cụ: Cây đàn lute. “Bằng bản năng của mình tôi cảm nhận được rằng nó là một nhạc cụ tiêu biểu cho âm nhạc của thời kỳ đó, với một vẻ đẹp tuyệt vời, đầy sáng tạo, và đầy sức sống”, ông thuật lại trong cuốn sách của mình. “Và dường như tôi có khả năng đem lại sức sống mới cho dòng âm nhạc này. Tôi như có một sứ mệnh: sẵn sàng giúp đỡ dòng âm nhạc này trên con đường – không như ngày xưa – mà là của hiện tại, mặc dù vẫn giữ nguyên bản chất và tinh thần vốn có của nó”.

Vào buổi đầu của những năm 1950, có rất ít các cầm thủ lute hoặc người dạy nhạc cụ này. Thay cho việc tìm thầy dạy học, Bream đã tự chơi bằng việc thay đổi những kỹ thuật guitar của ông cho phù hợp và áp dụng vào cây đàn lute. Cây đàn lute truyền thống được gảy với đầu ngón tay ở gần ngựa đàn, với âm thanh đơn điệu, và đặc trưng, gần gũi nhưng cũng đầy phong nhã. Tuy nhiên, Bream đã chơi lute bằng móng tay, ông gảy những sợi dây đàn giữa những phím đàn và ngựa đàn, tạo nên một thành quả lớn lao, khác biệt trong âm thanh và tạo nên sự linh hoạt. Điều này rất quan trọng trong việc xử lý âm thanh của nhạc cụ này trong những buổi hòa nhạc độc tấu.

Những thành quả đầu tiên của Bream vào giữa những năm 1950 vượt ra khỏi sự cảm nhận của công chúng yêu âm nhạc. Nhưng sự công nhận Bream với cây đàn lute lớn dần lên khiến cho những người say mê lute truyền thống bắt đầu lên tiếng, họ kịch liệt phê phán cách chơi đàn của ông. Bream đã bị thờ ơ, thừa nhận rằng cách tiếp cận của ông với âm nhạc luôn luôn đấu tranh cho việc biểu lộ tình cảm vượt qua những kỹ thuật. “Sự ngay thật và một trái tim ẩn sau sự xuẩn ngốc, đã cho tôi nghị lực vượt qua tất cả”, ông đã viết như vậy. “Tôi thích chơi lute cổ, với những cảm xúc mạnh mẽ, cũng như với một sự tinh tế và, tôi hy vọng về điều đẹp đẽ đang đón chờ”. Gần 30 năm sau, William Ellis đã đồng ý như vậy. Khi nghe lại những bản nhạc buổi ban đầu của Bream lúc chúng được tái bản, Ellis phát biểu trong American Record Guide rằng những bản thu âm có “rất nhiều điều để những nghệ sĩ trẻ chơi nhạc cụ này học tập. Ẩn dưới những nốt rung và tiếng đàn mạnh mẽ của ông (cho đàn lute nói riêng) là một thứ âm nhạc đầy phong phú, nó thế hiện nhiều khía cạnh trên phương diện của lịch sử (hoặc tôi có thể nói “đầy sắc bén”) của cây đàn này, điều đó giúp những người chơi đàn có một định hướng đúng trong cách học”.

Năm 1960, Bream thành lập Julian Bream Consort, một nhóm nghệ sĩ chơi những nhạc cụ dựa trên kiểu mẫu thời Elizabethan, bao gồm violin, alto flute, bass viol, pandora, cittern và lute, và trên hết, ông muốn kinh qua tất cả các tác phẩm được viết cho loại nhạc cụ này. Nhưng ông không chỉ bằng lòng với việc khám phá mỗi cây đàn lute và âm nhạc cổ của nó. “Một điều bạn phải nhận thức được trong việc này đó là bạn cần tiếp tục phát huy những truyền thống vốn có”, Bream chú thích, thêm nữa “đó là tương lai của guitar, và rằng, mọi thứ dù nhỏ nhất đều quan trọng như quá khứ của chính nó”. Sự thấu hiểu này đã nhắc nhở Bream tìm đến những nhà soạn nhạc cổ điển xuất sắc thời hiện đại như Benjamin Britten, Malcolm Arnold, và William Walton để sáng tác các bản nhạc cho guitar. Toàn bộ những tác phẩm có ảnh hưởng rất nhiều đến guitar cổ điển và một trong số đó, Nocturnal của Britten, từ đó trở thành một tác phẩm chuẩn mực trong vốn tiết mục cho guitar hiện đại.

“Tôi dành tất cả bản thân cho sự thay đổi và phát triển đa dạng hơn của cây đàn”, Bream đã nói với Allan Kozinn trong một cuộc phỏng vấn. “Kinh nghiệm của bạn trong cuộc sống phần lớn được chắt lọc trong những buổi biểu diễn. Khi bạn đã chín chắn hơn, bạn tập trung thể hiện diện mạo của âm nhạc, thứ mà trước đây có lẽ chỉ khiến bạn cảm thấy xúc động”. Vào giai đoạn cuối của những năm 1970 và 1980, Bream đặt cây đàn lute sang một bên và thêm một lần nữa tập trung vào cây đàn guitar. Ông đã quay trở lại với những tác phẩm mới, tìm kiếm những tác phẩm ngoài nằm ngoài kho tàng âm nhạc guitar Tây Ban Nha mà có thể ông đã bỏ sót, và làm một loạt phim với tựa đề Guitarra!, bộ phim đã khám phá sự phát triển của guitar Tây Ban Nha xuyên suốt qua các thời kỳ với vốn tác phẩm hết sức phong phú.

Bream đã quay trở lại với cây đàn lute vào những năm đầu 1990. Ông chơi với một sự khác biệt nhỏ, gần giống với hình thức chơi đàn lute trong lịch sử của nó. Nhưng cách tiếp cận của ông với âm nhạc vẫn không thay đổi; ông vẫn “chắc chắn rằng giá trị của việc bộc lộ cảm xúc trong trình diễn quan trọng hơn nhiều so với việc cố gắng tái thể hiện âm sắc xác thực của cây đàn lute”. Ông còn nói rằng, “không có một tác phẩm guitar nào có được vẻ đẹp như những bản piano sonata của Mozart, hoặc những tác phẩm hoàn hảo ngoài sức tưởng tượng và đầy cảm xúc như những bản tứ tấu cho đàn dây của Beethoven”, ông nói. “[Nhưng] tôi biết rằng tôi có thể làm những việc đơn giản với tự nhiên vốn có, kể cả âm nhạc guitar thời xưa cùng chất thi ca trong đó, thứ mà có thể lôi cuốn được những đôi tai, và cùng với nó tạo nên một nhận định rằng đó là một sự hoàn hảo mang tính hợp lệ cho âm nhạc thời đại ngày nay. Tôi chỉ cần một chút ít tư liệu về nó, không cần quá đặc biệt, và tôi sẽ thực hiện”.

Những điểm nổi bật trong sự nghiệp của Julian Bream trong những năm gần đây đó là buổi phát thanh qua đài BBC và trên truyền hình, chơi guitar concerto của Malcolm Arnold tại buổi hòa nhạc BBC Prom năm 1991, chơi tác phẩm độc tấu cũng như concerto của Takemitsu trong Japan Festival tại London (mùa thu năm 1991) với London Symphony Orchestra. Trong suốt mùa diễn năm 1992-1993, ông đã hai lần biểu diễn tại Wigmore Hall, một lần cho Gala Re-opening Festival tổ chức tại đó, và lần khác là một buổi hòa nhạc đặc biệt dành cho sinh nhật lần thứ 60 của mình. Ông cũng thực hiện những chuyến du lịch xa, qua một loạt nước như Hồng Kông, Đài Loan, Hàn Quốc, Nhật Bản, và chơi tác phẩm Iberia của Albéniz được chuyển soạn cho guitar và dàn nhạc bởi Leo Brouwer. Năm 1994 ông lần đầu tiên biểu diễn tại Thổ Nhĩ Kỳ và Israel, nhận được sự tán dương hết sức nhiệt liệt, và năm sau đó ông chơi nhạc cho bộ phim Don Juan de Marcos của Hollywood.

Năm 1997, trong dịp kỷ niệm 50 năm lần đầu tiên biểu diễn trước công chúng, ông tổ chức một buổi độc tấu tại Cheltenham Town Hall. Một vài tuần sau BBC tổ chức một buổi phát sóng đặc biệt trên tivi với nhan đề “This Is Your Life” dành cho Julian Bream, được làm sau một buổi hòa nhạc kỷ niệm tại Queen Elizabeth Hall ở London.

Những buổi biểu diễn được lên lịch sẵn trong những năm gần đây gồm có một buổi độc tấu tại Philharmonic Hall, Liverpool, một buổi hòa nhạc Kosovo Aid tại St. John’s, Smith Square, London, tại Norfolk and Norwich Festival và trong một tour lưu diễn do UK National Trust tổ chức vào mùa hè và mùa thu năm 2000. Vào tháng 11 năm 2001, ông tổ chức một buổi độc tấu tại Wigmore Hall, kỷ niệm 50 năm lần đầu tiên biểu diễn tại đây kể từ năm 1951. Tháng 10 năm 2003, DVD “Julian Bream – My Life in Music” được phát hành, và ở đó ta có thể thấy được những cống hiến của cuộc đời ông dành cho âm nhạc. Julian Bream được coi là nghệ sĩ đầu tiên (thuộc thời kỳ cuối Thế Chiến II) phổ biến cây đàn guitar cổ điển. Với một khả năng bao quát rộng lớn các tác phẩm, sở hữu những kỹ thuật hoàn hảo cùng phong cách trình diễn độc đáo, đóng vai trò quan trọng trong việc làm hồi sinh những nhạc cụ thời Phục hưng, và một số lượng lớn các bản thu âm để lại đã khiến Julian Bream trở thành một trong những tượng đài khổng lồ của âm nhạc guitar thế kỷ 20.





Sưu tầm

Các bài viết khác:
“Sông quê” – nhạc phẩm đầu tiên đưa Phi Nhung đến với khán giả yêu nhạc
“Sông quê” – nhạc phẩm đầu tiên đưa Phi Nhung đến với khán giả yêu nhạc
[ad_1] Sau 5 năm lăn lội với nghề (làm ca sĩ hát lót, đi bán dĩa nhạc dạo để quảng bá tên tuổi), Phi Nhung lần đầu tiên được giới...

Nhạc sĩ Lê Dinh: Tâm tình mộc mạc gửi vào những nốt nhạc mê say
Nhạc sĩ Lê Dinh: Tâm tình mộc mạc gửi vào những nốt nhạc mê say
[ad_1] Để vinh danh và tưởng nhớ nhạc sĩ Lê Dinh với hơn 40 cống hiến nghệ thuật, nhóm nghệ sĩ đã cùng nhau tổ chức một đêm nhạc để...

Top 5 ca khúc hay nhất của ca sĩ Elvis Phương
Top 5 ca khúc hay nhất của ca sĩ Elvis Phương
[ad_1] Ca sĩ Elvis Phương là một trong những giọng ca rất được yêu thích thập niên 1960-1970, và đây là top 5 ca khúc hay nhất của ông. Nguồn:...

Nhạc sĩ Trúc Hồ: “Như Quỳnh là ca sĩ mà nửa thế kỷ mới xuất hiện một lần”
Nhạc sĩ Trúc Hồ: “Như Quỳnh là ca sĩ mà nửa thế kỷ mới xuất hiện một lần”
[ad_1] Trong mắt nhạc sĩ Trúc Hồ, Như Quỳnh không chỉ có giọng ca đẹp, vóc dáng xuất sắc mà còn giỏi múa, ăn ảnh, bắt camera, trình diễn rất...

Chuyện ít biết về hoàn cảnh ra đời và nhân vật chính trong bài thơ, bài hát “Đôi mắt người Sơn Tây”
Chuyện ít biết về hoàn cảnh ra đời và nhân vật chính trong bài thơ, bài hát “Đôi mắt người Sơn Tây”
[ad_1] CA KHÚC "ĐÔI MẮT NGƯỜI SƠN TÂY" Thơ: Quang Dũng Phổ nhạc: Phạm Đình Chương Thể loại: Nhạc trữ tình Năm ra đời: Thập niên 1970 Ca sĩ thể...

Thế Sơn – Thủy Tiên: Từ đôi song ca nổi tiếng ở trong nước đến ca sĩ hải ngoại đình đám
Thế Sơn – Thủy Tiên: Từ đôi song ca nổi tiếng ở trong nước đến ca sĩ hải ngoại đình đám
[ad_1] Mỗi khi xuân về, các ca khúc xuân lại vang lên khắp các ngõ ngách từ phố phường đô thị tới thôn quê xa vắng. Trong những khúc nhạc...

Top 3 ca khúc hay nhất của ca sĩ Hương Thủy: Xứng danh đóa hoa phù sa miền sông nước
Top 3 ca khúc hay nhất của ca sĩ Hương Thủy: Xứng danh đóa hoa phù sa miền sông nước
[ad_1] Ca sĩ Hương Thủy là một trong những ca sĩ hát nhạc dân ca, cải lương nổi tiếng, được nhiều người mến mộ. Nguồn: Internet Ca sĩ Hương Thủy...

Bài báo cũ năm 1957 về Thái Hằng: Phẩm chất của một danh ca và sự điềm đạm, duyên dáng của người phụ nữ ở độ tuổi chín muồi
Bài báo cũ năm 1957 về Thái Hằng: Phẩm chất của một danh ca và sự điềm đạm, duyên dáng của người phụ nữ ở độ tuổi chín muồi
[ad_1] Danh ca Thái Hằng (tên thật là Phạm Thị Quang Thái) là người vợ tào khang của nhạc sĩ Phạm Duy và là thân mẫu của các ca sĩ...

“Tình yêu trả lại trăng sao” của Lê Dinh: Lời nghẹn đắng dành cho cuộc tình buồn
“Tình yêu trả lại trăng sao” của Lê Dinh: Lời nghẹn đắng dành cho cuộc tình buồn
[ad_1] CA KHÚC "TÌNH YÊU TRẢ LẠI TRĂNG SAO” Ca khúc “Tình yêu trả lại trăng sao” ra đời trong hoàn cảnh nào? “Tình yêu trả lại trăng sao” là...

Cố danh ca Quỳnh Giao và đôi lời về dòng “nhạc sến”
Cố danh ca Quỳnh Giao và đôi lời về dòng “nhạc sến”
[ad_1] Nếu có phải giải thích cho người ngoại quốc về tân nhạc Việt Nam, có lẽ chúng ta sẽ hơi lúng túng. Có lần một bà bạn Mỹ (một...

Ads Bottom