CUỘC ĐỜI VÀ SỰ NGHIỆP CỦA GEORGE ENESCU (1881-1955)


“Sự hoàn hảo là niềm đam mê của rất nhiều người nhưng nó không làm tôi quan tâm. Trong nghệ thuật quan trọng nhất là sự rung cảm của nghệ sĩ và sự đồng cảm của khán giả.” – George Enescu

George Enescu sinh ngày 19 tháng 8 năm 1881 ra tại Liveni, một thị trấn nhỏ thuộc vùng Moldavian phía Bắc của Romania. Cha ông là một nông dân nên ông làm quen với văn hóa Gypsy từ rất nhỏ và ông đặc biệt thích các bài ca của người du mục hát trong những lễ hội cũng như trong lúc lao động. Enescu bộc lộ năng khiếu âm nhạc của mình từ rất sớm, ông có thể chơi lại hầu hết các gia điệu yêu thích trên cây violin của mình và người cha đã quyết định cho ông theo con đường âm nhạc. Lúc đầu cha Enescu cho ông theo học những  thầy giáo tốt nhất tại Rumani và khi ông  lên 7 tuổi thì theo học violin tại Nhạc viện Vienna và là trường hợp thứ hai nhạc viện nhận học sinh dưới 10 tuổi. Tại đây ông học violin với Joseph Hellmesberger và học hòa âm cũng như sáng tác với Robert Fuchs. Enescu sở hữu một trí nhớ tốt bẩm sinh, ông thuộc hầu như toàn bộ các tác phẩm của Bach, Beethoven, Wagner và nhạc cảm của ông cũng đạt đến độ hoàn hảo đến mức nghệ sĩ cello vĩ đại Pablo Casals phải thốt lên rằng “Ông ấy là thiên tài âm nhạc nổi bật nhất sau Mozart.’’

Georges Enesco (1881 – 1955)

Trí nhớ phi thường của Enescu có lẽ được minh họa tốt nhất qua câu chuyện của nghệ sĩ violin Menuhin. Khi cha con Menuhin cùng Enescu đang trong phòng tập thì nhạc soạn nhạc Ravel đến mang theo bản sonata cho violin của mình tới và hỏi xem có ai chơi được không, Enescu không ngần ngại nhìn qua bản nhạc và xem lại một vài điểm quan trọng rồi ông đã chơi thuộc lòng ngay bản nhạc trước sự thán phục của của Ravel cũng như cha con Menuhin!

Ngày 7 tháng 11 năm 1895, ở tuổi 13 Enescu được nhận vào Nhạc viện Paris học violin với giáo sư Martin Pierre Marsick, ngoài ra ông còn học sáng tác trong lớp của Jules Massenet và học đối âm trong lớp của André Gédalge. Một năm sau ông có buổi biểu diễn tại Bucharest với pianist Theodore Fuchs, họ chơi các tác phẩm của Wieniawski, Vieuxtemps, Bruch và nhận được xuất học bổng 3000 Francs một năm để tiếp tục theo học tại Paris. Sau 3 năm theo học tại nhạc viện ông được nhận giải thưởng lớn của nhạc viện về thành tích học tập và ông được chơi bản violin concerto của Beethoven với dàn nhạc Colonne. Và cũng chính dàn nhạc này đã giới thiệu Enescu với tư cách một nhà soạn nhạc khi trình diễn tác phẩm đánh số đầu  tiên của ông – tác phẩm “Romanian Poem” nửa năm sau đó.

Ngay từ khi còn là học sinh trường nhạc Enescu thường nhận chép lại các bản nhạc để giảng dạy và chơi trong các dàn nhạc để tự trang trải cuộc sống và học tập bởi bố ông kiếm được rất ít tiền. Và ông cũng rất may mắn khi được sự chú ý của Carmen Sylva, hoàng hậu Elizabeth của Rumani. Bà là người đã dành nhiều sự quan tâm đặc biệt tới cậu bé thần đồng và ưu ái bổ nhiệm cậu làm nhạc công trong cung đình. Khi nói đến những nguời giúp đỡ mình Enescu luôn nhắc tới người thầy  André Gédalge tại nhạc viện Paris, người mà ông cho rằng đã ảnh hưởng tới mình nhiều nhất trên con đường nghệ thuật .

Enescu có vẻn vẹn khoảng 30 tác phẩm có đánh số đã xuất bản và hàng trăm bản thảo khác đang được các nhà xuất bản nghiên cứu để chuẩn bị xuất bản. Các sáng tác trong hơn 7 thập kỷ của ông cho thấy một sự phát triển không ngừng: Nếu các sáng tác thời kỳ đầu khi còn là sinh viên chịu ảnh hưởng của Schumann và Brahms, thời kỳ tiếp đó chịu ảnh hưởng của các nhạc sĩ Pháp như Gabriel Fauré, thì giai đoạn cuối là âm nhạc dân gian Rumani. Enescu đã trả lời trong một cuộc phỏng vấn với một nhà báo Mỹ về phong cách âm nhạc của ông : “Khán giả thường hay bối rối và phàn nàn khi nghe âm nhạc của tôi bởi họ không biết xếp tôi vào trường phái nào. Nó không phải âm nhạc của người Pháp như Debussy hay kiểu Đức và khán giả cảm thấy khó khăn khi nghe chúng. Điều đó cũng dễ hiểu bởi tôi chịu ảnh hưởng của nhiều nền giáo dục cũng như văn hóa từ khi còn ở Rumani sau đó là Vienne và bây giờ là Paris.”

Ông viết khá nhiều các tác phẩm hòa tấu có thể kể đến các bản sonata viết cho violin và piano, ngũ tấu đàn dây, tứ tấu … và một vở opera, Oedip dựa trên libretto của Edmond Fleg. Vở opera đầy bi kịch này ra mắt lần đầu vào ngày 13 tháng 3 năm 1936 nhận được rất nhiều lời khen ngợi từ giới phê bình cũng như khán giả và sau này nó được coi là một trong những tác phẩm xuất sắc nhất của ông.

  Enescu viết 5 bản giao hưởng trong đó có 4 bản ông viết khi còn đang theo học tại nhạc viện  Paris và bản số 4,5 thì còn chưa hoàn thành (bản số 5  sau này được Pascal Bentoiu hoàn thành). Bản đầu  tiên ông viết năm 1895 khi mới 14 tuổi gồm 4 chương và ta có thể thấy rõ tác phẩm chịu nhiều ảnh hưởng của Brahms với giai điệu tuyệt đẹp và phần phối khí đầy màu sắc.

Tác phẩm nổi tiếng nhất của ông có lẽ là 2 bản “Romanian Rhapsodies, Op. 11” viết trong 2 năm từ 1901 đến 1902 nhưng chúng cũng làm cho sự nghiệp sáng tác của ông trở nên khó khăn hơn bởi qua tác phẩm này công chúng nhìn nhận ông như một người chuyển soạn nhạc dân gian (folkloric composer) chứ không phải là một nhà soạn nhạc thực thụ. Cộng với danh tiếng là nghệ sĩ vĩ cầm kiệt xuất nên có lẽ Enescu là nhà soạn nhạc bĩ bị lãng quên trong thời đại của mình.

Không chỉ là một nghệ sĩ violin tài ba, Enescu còn là một nhạc trưởng mà mọi nhạc công đều thán phục. Khả năng thị tấu cùng sự thấu hiểu âm nhạc một cách sâu sắc của ông luôn làm các nhạc công của mình phải kinh ngạc. Có một câu chuyện được kể lại cho thấy Enescu là một nghệ sĩ hết sức tài hoa. Khi dàn nhạc tập một tác phẩm của Wagner mà một ca sĩ lại vắng mặt, Enescu đã đảm nhiệm luôn phần hát với một chất giọng mà tất cả mọi nhạc công trong phòng tập lúc đó đều hết sức bất ngờ.

 Ngày mùng 3 tháng 1 năm 1923, Enescu ra mắt khán giả yêu nhạc ở Mỹ với tư cách là nhạc trưởng cho Philadelphia cũng như là nghệ sĩ solo trình bày các sáng tác của mình trong một buổi hòa nhạc tổ chức ở khán phòng danh tiếng Carnegie Hall. Sau này Enescu thường xuyên trở lại Mỹ để biểu diễn cũng như dạy học tại các nhạc viện lớn của Mỹ.  Cũng chính nhờ ông mà nước Mỹ có hàng loạt các tên tuổi lớn nổi bật trong số họ là Ida Handel.

Georges Enescu cùng học trò của mình

Năm 1946 ông sang Nga chỉ huy bản giao hưởng số 4 của Tchaikovsky tại Khán phòng lớn của nhạc viện Moscow và buổi biểu diễn này được Melodiya ghi âm. Một năm sau đó ông có một buổi biểu diễn đáng nhớ khi chơi toàn bộ 3 sonata và 3 partita cho solo violin của Bach.

Năm 1948, ông quay lại sống tại Paris do những bất đồng về chính trị (Đảng cộng sản Rumani đã tước quyền công dân của cả hai vợ chồng ông) hơn nữa tại Paris ông có thể dễ dàng quay lại sự nghiệp biểu diễn hơn. Năm 1949 vợ chồng Enesco thu âm bản sonata cho violin số 3 của ông “dans le caractère populaire roumain” (theo tính chất bình dân Rumani) và nó đã dành được giải cho bản thu âm ấn tượng của Académie du disque Charles Cros. Trong giai đoạn này ông còn tham gia dạy học tại Mannes Music School, University of Illinois và thu âm toàn bộ 3 sonata và 3 partita cho solo violin của Bach với hãng Don Gabor’s Continental.

Enescu là nghệ sĩ luôn đấu tranh chống nạn phân biệt chủng tộc đặc biệt là nạn bài Do Thái trên chính quê hương Rumani của ông lúc bấy giờ. Khi một nhà bảo hỏi ông sao lại chọn một nhà văn Do Thái   Edmond Fleg viết libertto cho vở  opera “Oedip” Enescu trả lời rằng : “Tôi không quan tâm tới Edmond là người Do Thái, tôi chọn anh ta đơn giản anh ta là một nhà văn tuyệt vời”. Cộng đồng Do Thái tại Rumani cũng hết sức quý mến ông, trước khi Enescu sang Mỹ biểu diễn họ đã tổ chức một buổi lên hoan chia tay nghệ sĩ yêu quý của mình ! Enescu sau này có trả lời phỏng vấn : “ Tôi không quan tâm tới chính trị cũng như kinh tế, âm nhạc là cuộc đời tôi và nó là bà vợ ghen tuông nhất trên đời”.

Ngày 21 tháng 1 năm 1950 ông có buổi biểu diễn chia tay tại New York trong cả ba vai trò: biểu diễn violin, piano và nhạc trưởng. Sau đó ông trở về Paris và chỉ tham gia chỉ huy dàn nhạc. Cũng trong giai đoạn này ông cùng vợ thu âm các concerto cho Clavier của Bach cho hãng thu âm Decca.

Năm 1954 tình hình sức khỏe của ông hết sức tồi tệ và chỉ một năm sau đó ngày mùng 4 tháng 5 năm 1955 ông qua đời tại Paris. Sau khi ông mất, thị trấn quê hương Liveni của ông đã được vinh hạnh mang tên George Enescu.

(Nguồn: nhaccodien.info)





Sưu tầm

Các bài viết khác:
Top 3 ca khúc hay nhất của ca sĩ Anh Tú
Top 3 ca khúc hay nhất của ca sĩ Anh Tú
[ad_1] Ca sĩ Anh Tú là một nghệ sĩ tài năng nhưng vắn số, từng nổi tiếng với những ca khúc nhạc ngoại lời Việt. Nguồn: Internet Ca sĩ Anh...

Nhạc sĩ Huy Du: Người viết tình ca qua mưa bom lửa đạn
Nhạc sĩ Huy Du: Người viết tình ca qua mưa bom lửa đạn
[ad_1] HỒ SƠ TIỂU SỬ NHẠC SĨ HUY DU Tên thật: Nguyễn Huy Du Nghệ danh: Huy Du, Huy Cầm Ngày sinh: 1926 - 2007 Quê quán: xã Tân Chi,...

Ca sĩ Trish Thùy Trang: Nhớ lắm “nữ hoàng nhạc pop” một thời, tài năng mà cũng nhiều tai tiếng
Ca sĩ Trish Thùy Trang: Nhớ lắm “nữ hoàng nhạc pop” một thời, tài năng mà cũng nhiều tai tiếng
[ad_1] HỒ SƠ - TIỂU SỬ CA SĨ TRISH THÙY TRANG Tên thật: Nguyễn Thùy Trang. Nghệ danh: Trish Thùy Trang. Ngày sinh: 15/12/1980. Quê quán: TP.HCM. Nghề nghiệp: Ca...

“Uống nước bên bờ suối” – Giai điệu tình yêu mang màu sắc hy vọng hiếm hoi trong sáng tác của Lê Uyên Phương
“Uống nước bên bờ suối” – Giai điệu tình yêu mang màu sắc hy vọng hiếm hoi trong sáng tác của Lê Uyên Phương
[ad_1] CA KHÚC "UỐNG NƯỚC BÊN BỜ SUỐI” Tên các khúc: Uống nước bên bờ suối Nhạc sĩ: Lê Uyên Phương Năm phát thành: 1971 Ca sĩ trình bày tiêu...

Top 3 ca khúc nhạc tiền chiến hay nhất của nhạc sĩ Nhật Bằng
Top 3 ca khúc nhạc tiền chiến hay nhất của nhạc sĩ Nhật Bằng
[ad_1] Xuyên suốt sự nghiệp của mình, nhạc sĩ Nhật Bằng sáng tác gần 100 ca khúc với đủ thể loại. Trong đó, loại nhạc tình cảm thì tiêu biểu...

Nhạc sĩ Nguyễn Trung Cang: Náu mình trong âm nhạc với những lời ca đầy ám ảnh
Nhạc sĩ Nguyễn Trung Cang: Náu mình trong âm nhạc với những lời ca đầy ám ảnh
[ad_1] HỒ SƠ TIỂU SỬ NHẠC SĨ NGUYỄN TRUNG CANG Tên thật: Nguyễn Trung Cang Nghệ danh: Không có NS - NM: 1947 - 1985 Quê quán: Đồng Nai Gia...

NSƯT Thanh Nga: “Nữ hoàng sân khấu” tài sắc vẹn toàn, ra đi tức tưởi khiến ai nấy đều xót xa
NSƯT Thanh Nga: “Nữ hoàng sân khấu” tài sắc vẹn toàn, ra đi tức tưởi khiến ai nấy đều xót xa
[ad_1] HỒ SƠ - TIỂU SỬ NSƯT THANH NGA Tên thật: Juliette Nguyễn Thị Nga Nghệ danh: Thanh Nga. Ngày sinh: 31/07/1942 - Ngày mất: 26/11/1978. Quê quán: Tây Ninh....

Phải chăng nhạc sĩ Phạm Đình Chương viết “Nửa hồn thương đau” vì bị phụ bạc?
Phải chăng nhạc sĩ Phạm Đình Chương viết “Nửa hồn thương đau” vì bị phụ bạc?
[ad_1] Có không ít ý kiến cho rằng, ca khúc "Nửa hồn thương đau" là sản phẩm được viết sau nhiều năm đau đớn, giằng xé vì bị vợ -...

Nhạc sĩ Thanh Bình: Sóng gió cuộc đời gieo chữ sầu vào nốt nhạc
Nhạc sĩ Thanh Bình: Sóng gió cuộc đời gieo chữ sầu vào nốt nhạc
[ad_1] HỒ SƠ TIỂU SỬ NHẠC SĨ THANH BÌNH Tên thật: Nguyễn Ngọc Minh Nghệ danh: Thanh Bình Ngày sinh: 1932 - 2014 Quê quán: Bắc Ninh Nghề nghiệp: Nhạc...

Top 5 ca khúc hay nhất của nhạc sĩ Vũ Đức Sao Biển
Top 5 ca khúc hay nhất của nhạc sĩ Vũ Đức Sao Biển
[ad_1] Ở vai trò ca sĩ, nhạc sĩ Vũ Đức Sao Biển đã để lại cho đời hơn 300 bản tình ca. Trong đó nổi bật nhất là 5 ca...

Ads Bottom