Hoàn cảnh ra đời ca khúc “Hướng về Hà Nội”: Da diết nỗi nhớ thủ đô và mối tình dang dở


 

Hoàn cảnh sáng tác ca khúc Hướng về Hà Nội

 

Ca khúc Hướng về Hà Nội có hoàn cảnh sáng tác khá đặc biệt. Trong một lần trả lời phỏng vấn, ông bật mí rằng mình viết ca khúc này vào cuối năm 1953 – đầu năm 1954, là lúc mà Hà Nội chưa giải phóng. Ông nói rằng, đó là sự kết tinh của hai lần phải rời xa Hà Nội dấu yêu.

 

Lần đầu tiên ông rời Hà Nội là khi mới 14-15 tuổi, gia nhập đoàn Tuyên truyền văn nghệ Thiếu sinh quân Hà Nội. Lúc đó, đoàn cùng người dân Hà Nội đã di tản về vùng nông thôn. Đoàn của ông có nhiệm vụ là sau mỗi lần bộ đội đánh trong nội thành rồi rút quân thì tới phục vụ văn nghệ.

 

Cố nhạc sĩ Hoàng Dương khi đó kể: “Lúc bấy giờ cứ đi từ mạn đồi núi ra đi về hướng Hà Nội thì mới tới chỗ đơn vị các anh đóng quân. Từ Vân Đình nhìn về Hà Nội thì gần lắm, quầng sáng ở Hà Nội gây một cái nỗi nhớ ghê gớm. Phục vụ xong lại quay trở vào về miền đồi núi. Trong đoàn toàn người Hà Nội cả ai cũng có cái nỗi nhớ ghê gớm”.

 

Lần thứ hai mà ông rời thủ đô là theo đoàn Thanh niên cứu quốc nội thành. Nhiệm vụ của họ là đi vận động văn nghệ sĩ trí thức chống di cư về nam. Không rõ có ai nói ra hay sao, nhưng ông bị lộ tung tích và truy lùng, đành trốn ra ngoại thành.

 

hoan-canh-sang-tac-ca-khuc-huong-ve-ha-noi-cua-nhac-si-hoang-duong
Bìa Hướng về Hà Nội. Ảnh: NXB Tinh hoa

 

Lại nói, lúc bấy giờ Hoàng Dương đang có mối quan hệ thân thiết với một cô bạn gái. Chiều chiều là họ lại dẫn nhau ra hồ Tây, hồ Trúc Bạch ngắm cảnh. Ông kể: “Quen sinh hoạt như thế tự nhiên lại trốn biệt thế cho nên cảm giác như bị tù giam lỏng. Ở ngoại thành vẫn nhìn thấy hàng đèn giăng mắc lại nhớ về nội thành. Thành ra bài hát mới có câu mở đầu ‘Hà Nội ơi hướng về thành phố xa xôi, ánh đèn giăng mắc muôn nơi’ là vì thế”.

 

Đáng tiếc, về sau ông bị mất liên lạc với người bạn gái đó. Dù nhiều lần đi tìm, thậm chí cất công vào miền Nam dò hỏi tin tức nhưng vẫn không thấy. Day dứt mối tình lỡ dở, sau này khi đã kết hôn, ông vẫn giữ ảnh tình cũ và treo trong nhà để kỷ niệm. Phải nói là vợ ông dù biết nhưng cũng không ý kiến gì, có lẽ bà hiểu rằng đó là một phần quá khứ khiến chồng trăn trở khó quên.

 

Một đêm nọ, khi đang trú ở nhà người dân ở ngoại thành, nhạc sĩ Hoàng Dương bỗng nhớ Hà Nội và người yêu tha thiết. Nhớ có lần cô gái nói với mình rằng: “Anh giỏi nhạc, lại hay sáng tác, hãy viết một bài hát về kỷ niệm chúng mình để ghi nhớ năm tháng này”, thế là ông bắt tay vào sáng tác. Ban đầu, ông định đặt tên là “Nhớ người con gái Hà Nội”, nhưng nghĩ như vậy cụ thể quá, ông muốn nói về cả thủ đô dấu yêu nữa, nên đã đổi tên như bây giờ.

 

Năm 1954, ca khúc Hướng về Hà Nội được NXB Tinh hoa ấn hành. Trên bìa là hình một thiếu nữ xinh đẹp chít khăn mỏ quạ, được thể hiện bởi họa sĩ Duy Liêm. Lời đề từ do chính nhạc sĩ Hoàng Dương viết, đó là: “Riêng tặng Hoàng Trọng – bạn thân yêu, gửi đây niềm thương nhớ một mùa chia phôi…”.

 

Ca khúc từng bị cấm phổ biến một thời gian, mãi tới những năm cuối thế kỷ 20 mới lưu hành trở lại.

 

Ca khúc Hướng về Hà Nội và giai điệu âm nhạc trữ tình da diết nhớ nhung

 

Ca khúc Hướng về Hà Nội được giới chuyên môn và khán thính giả đánh giá là ca khúc trữ tình loại bậc nhất. Tuy là ca khúc thể loại trữ tình, nhưng nó lại phảng phất giai điệu thính phòng sở trường của cố nhạc sĩ Hoàng Dương.

 

Giai điệu bài hát êm ái, nhẹ nhàng thêm chút uốn lượn du dương, khiến người nghe cảm thấy xao xuyến, lại không khỏi xót xa, nuối tiếc. Quả đúng như những gì nhạc sĩ Hoàng Dương từng bộc bạch: “Tôi viết bài này chỉ có trong một đêm, tất cả nỗi nhớ nó vò xé trong tâm trạng mình, tích tụ trong hai giai đoạn xa Hà Nội, cô đọng trong những bài ca”.

 

Ca khúc Hướng về Hà Nội như tiếng lòng khắc khoải của người lữ khách xa xứ nhung nhớ đất mẹ. Những câu hát thấm dượm chất thơ, làm rực lên một Hà Nội vừa cổ xưa trầm tính, lại vừa nhộn nhịp vui tươi. Đó là một thứ khí chất rất riêng, rất đặc biệt, khó có thể lẫn lộn với nơi khác:

 

hoan-canh-sang-tac-ca-khuc-huong-ve-ha-noi-cua-nhac-si-hoang-duong
Bản nhạc và lời bài hát Hướng về Hà Nội

 

“”Hà Nội ơi! Hướng về thành phố xa xôi, ánh đèn giăng mắc muôn nơi, áo màu tung gió chơi vơi

“Hà Nội ơi! Phố phường dãi ánh trăng mơ, liễu mềm nhủ gió gây thơ, thấu chăng lòng khách bơ vơ…”.

 

Lắng nghe ca khúc này, ta như được thấy chàng thanh niên Hoàng Dương trầm tư suy nghĩ, hồi tưởng lại những tháng ngày hạnh phúc bên tình yêu. “Giáng huyền tha thướt đê mê, tóc thề thả gió lê thê” là câu hát đặc tả một người con gái Hà Nội, với mái tóc dài đen nhánh đầy nữ tính, phong thái thanh lịch dịu dàng khiến người ta phải “đê mê”.

 

Điểm đặc biệt của ca khúc này là dù cho có giai điệu trầm buồn, nhưng lời ca lại không ủy mị quá mức. Đâu đó, khúc ca ấy vẫn phảng phất niềm tin và sự hi vọng vào tương lai: “Biết đâu ngày ấy anh về!”. 

 

Ở phần lời thứ 2, dòng cảm xúc của tác giả đã thêm phần nghẹn ngào xúc động, với những lời ca da diết đậm sâu. Kết thúc bài hát là những lời bộc bạch thiết tha, khắc khoải nhung nhớ: “Hà Nội ơi! Những chiều sương gió dâng trôi có người lặng ngắm mây trôi, biết bao là nhớ tơi bời…”.

 

Ca khúc Hướng về Hà Nội do ai thể hiện?

 

Ca khúc Hướng về Hà Nội được nhiều giọng ca nổi tiếng thu âm, mỗi người lại để lại dấu ấn riêng. Người đầu tiên thu âm ca khúc này là danh ca Kim Tước. Bà sở hữu một giọng hát nội lực, chất giọng dầy dặn và vang vọng nhưng không kém phần da diết, tình tứ. 

 

Vốn dĩ, bà từng học thanh nhạc chuyên nghiệp, nên ca khúc mang âm hưởng thính phòng như vậy không thể làm khó. Bà không có thói quen hát hò nũng nịu ngọt ngào, nhưng vẫn đủ duyên dáng tinh tế để người nghe phải xao xuyến. 

 

hoan-canh-sang-tac-ca-khuc-huong-ve-ha-noi-cua-nhac-si-hoang-duong
Ca sĩ Kim Tước trong một buổi thu âm

 

Ca khúc Hướng về Hà Nội bắt đầu được yêu mến sau khi ca sĩ Kim Tước thể hiện trên sóng radio Hà Nội. Sau đó, NXB Tinh hoa phải tái bản ca khúc nhiều lần vì nhu cầu của khán giả quá cao.

 

Về sau, có không ít các ca sĩ khác đã trình diễn lại ca khúc này, và mỗi người lại để lại dấu ấn riêng. Đó là các ca sĩ đi trước như Mai Hương, Thái Thanh, Kim Tuyết, Duy Tác, Tuấn Ngọc,… và cả những ca sĩ thế hệ sau này như Hồng Nhung, Ánh Tuyết,…

 

Cố nhạc sĩ Hoàng Dương từng chia sẻ, mỗi giọng ca đều khiến cho ông có một cảm xúc riêng. Cũng bởi để hát được ca khúc ấy thật hay, thật truyền cảm thì người hát phải thực sự rung động và thấm thía cái tình trong đó. 

 

Nhạc sĩ Hoàng Dương (1933 – 2017) tên thật là Ngô Hoàng Dương, là một nhạc sĩ Việt Nam. Ngoài sáng tác, ông còn là một nghệ sĩ chơi đàn cello, là người có công đầu xây dựng bộ môn cello cũng như khoa nhạc dây ở Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam. Trước khi qua đời, ông từng đạt danh hiệu Nghệ sĩ Ưu tú (NSƯT và phó giáo sư.

Sở trường là nhạc thính phòng, ông sáng tác nhiều tác phẩm khí nhạc có tiếng, chẳng hạn như Hát ru (cho violin), Mơ về trái núi Thiên Thai (cho đàn piano và cello),… Cố NSƯT Hoàng Dương không sáng tác ca khúc nhiều, nhưng có bài “Hướng về Hà Nội” và “Tiếc thu” là được đông đảo công chúng yêu thích.

 

(Nguồn: https://amnhac.net/)



Theo Hội Nhạc sĩ

Các bài viết khác:
Top 3 ca khúc hay nhất của ca sĩ Thế Sơn
Top 3 ca khúc hay nhất của ca sĩ Thế Sơn
[ad_1] Ca sĩ Thế Sơn là một giọng ca nhạc vàng bolero nổi tiếng, có không ít ca khúc hit được khán thính giả yêu mến. Nguồn: Internet Ca sĩ...

Nhạc sĩ Lữ Liên và “gia đình nghệ thuật” nổi tiếng
Nhạc sĩ Lữ Liên và “gia đình nghệ thuật” nổi tiếng
[ad_1] Nhạc sĩ Lữ Liên (1917 - 2012) tên thật là Lữ Văn Liên,  quê ở Hải Phòng. Ông từng theo học tại trường THPT Tiên Lãng và tốt nghiệp...

Nhạc sĩ Dương Thiệu Tước: Gửi hồn dân tộc trên điệu Tây phương
Nhạc sĩ Dương Thiệu Tước: Gửi hồn dân tộc trên điệu Tây phương
[ad_1] HỒ SƠ TIỂU SỬ NHẠC SĨ DƯƠNG THIỆU TƯỚC Tên khai sinh: Dương Thiệu Tước Ngày sinh: 1915 - 1995 Quê quán: làng Vân Đình, Hà Nội Nghề nghiệp:...

Ca khúc “Tiếng dân chài” của nhạc sĩ Phạm Đình Chương: Bức tranh siêu đẹp về cảnh lao động hăng say của người cần lao miền biển
Ca khúc “Tiếng dân chài” của nhạc sĩ Phạm Đình Chương: Bức tranh siêu đẹp về cảnh lao động hăng say của người cần lao miền biển
[ad_1] CA KHÚC "TIẾNG DÂN CHÀI" Sáng tác: Phạm Đình Chương Thể loại: Nhạc tiền chiến Năm ra đời: 1950 Ca sĩ thể hiện tiêu biểu: Ban hợp ca Thăng...

Hoàn cảnh ra đời “Thương tình ca”: Bản tình ca đích thực gắn với mối tình cao thượng nhất đời Phạm Duy
Hoàn cảnh ra đời “Thương tình ca”: Bản tình ca đích thực gắn với mối tình cao thượng nhất đời Phạm Duy
[ad_1] CA KHÚC "THƯƠNG TÌNH CA" Tên ca khúc: Thương tình ca Nhạc sĩ sáng tác: Phạm Duy Thể loại: Trữ tình Năm ra đời: 1956 Ca khúc "Thương tình...

Giải mã ý nghĩa khác biệt giữa 2 câu hát “trốn phong ba” và “chốn phong ba” trong ca khúc “Thành phố buồn”
Giải mã ý nghĩa khác biệt giữa 2 câu hát “trốn phong ba” và “chốn phong ba” trong ca khúc “Thành phố buồn”
[ad_1] THÔNG TIN CA KHÚC "THÀNH PHỐ BUỒN" Tên ca khúc: Thành phố buồn Nhạc sĩ sáng tác: Lam Phương Năm phát hành: 1970 Thể loại: Nhạc vàng Ca sĩ...

ÂM NHẠC TRONG XÃ HỘI MỚI
ÂM NHẠC TRONG XÃ HỘI MỚI
[ad_1] Âm nhạc là một phần của cuộc sống. Âm nhạc bây giờ nó không chỉ là nghe để giải trí, nghe để đã tai mà nó còn là một...

NHỊP LẤY ĐÀ LÀ GÌ? VÍ DỤ VỀ NHỊP LẤY ĐÀ
NHỊP LẤY ĐÀ LÀ GÌ? VÍ DỤ VỀ NHỊP LẤY ĐÀ
[ad_1] Nhịp lấy đà là gì? Nhịp lấy đà là ô nhịp đầu tiên trong bản nhạc không đủ số phách theo quy định của số chỉ nhịp. Sự khác nhau...

Những điều thú vị về “Giọt lệ cho ngàn sau”- CD ăn khách và nổi tiếng nhất của làng nhạc hải ngoại
Những điều thú vị về “Giọt lệ cho ngàn sau”- CD ăn khách và nổi tiếng nhất của làng nhạc hải ngoại
[ad_1] CD "GIỌT LỆ CHO NGÀN SAU" "Giọt lệ cho ngàn sau" là album của danh ca Tuấn Ngọc, tập hợp 10 tình khúc được viết bởi nhạc sĩ Từ...

ROYAL MATSUOKA – THƯƠNG HIỆU GUITAR NHẬT BẢN ĐƯỢC YÊU THÍCH TẠI VIỆT NAM
ROYAL MATSUOKA – THƯƠNG HIỆU GUITAR NHẬT BẢN ĐƯỢC YÊU THÍCH TẠI VIỆT NAM
[ad_1] Ryoji Matsuoka là một trong những bậc thầy làm đàn guitar nổi tiếng ở Nhật chuyên sản xuất và gia công dòng đàn Classic (đàn gắn dây nylon). Chính...

Nhạc sĩ Hoàng Nguyên: Người “đội vương miện” cho nhan sắc Đà Lạt
Nhạc sĩ Hoàng Nguyên: Người “đội vương miện” cho nhan sắc Đà Lạt
[ad_1] HỒ SƠ TIỂU SỬ NHẠC SĨ HOÀNG NGUYÊN Tên thật: Cao Cự Phúc Nghệ danh: Hoàng Nguyên Ngày sinh: 1930 - 1973 Quê quán: xã Diễn Bình, huyện Diễn...

HỢP ÂM CHẶN TRÊN GUITAR – CÓ THỂ BẠN CHƯA BIẾT
HỢP ÂM CHẶN TRÊN GUITAR – CÓ THỂ BẠN CHƯA BIẾT
[ad_1] Hầu hết các nhạc cụ dây có phím đàn như guitar đều có hợp âm chặn và chúng thực sự gây đau tay. Tuy nhiên, chúng giúp bạn hiểu rõ...

ÂM NHẠC THỜI KỲ LÃNG MẠN (1820-1910)
ÂM NHẠC THỜI KỲ LÃNG MẠN (1820-1910)
[ad_1] Thời kỳ đầuĐầu thế kỷ 19, các tác phẩm âm nhạc của trường phái cổ điển Vienna với những tên tuổi như Haydn, Mozart, Beethoven chiếm lĩnh toàn bộ...

Chân dung người vợ tào khang đứng sau đời nghệ thuật thăng hoa của nhạc sĩ Huy Du
Chân dung người vợ tào khang đứng sau đời nghệ thuật thăng hoa của nhạc sĩ Huy Du
[ad_1] Gần 50 năm gắn bó, PGS TS, nhạc sĩ Nguyễn Thị Nhung không chỉ là người vợ, còn là người bạn, người đồng nghiệp thân thiết giúp nhạc sĩ...

Ca khúc “Nghìn trùng xa cách”: Tuyệt phẩm về “mối tình đồng trinh duy nhất” của nhạc sĩ Phạm Duy
Ca khúc “Nghìn trùng xa cách”: Tuyệt phẩm về “mối tình đồng trinh duy nhất” của nhạc sĩ Phạm Duy
[ad_1] VỀ CA KHÚC NGHÌN TRÙNG XA CÁCH Tên ca khúc: Nghìn trùng xa cách Nhạc sĩ sáng tác: Phạm Duy Thể loại: Nhạc trữ tình Năm ra đời: 1968...