CUỘC ĐỜI VÀ SỰ NGHIỆP CỦA TRỊNH CÔNG SƠN

Tiểu sử:

Trịnh Công Sơn (28 tháng 2 năm 1939 – 1 tháng 4 năm 2001)

Nguyên quán: Hương Trà- Thừa Thiên Huế.

Là một nam nhạc sĩ người Việt Nam. Ông được coi là một trong những nhạc sĩ lớn nhất của Tân nhạc và nằm trong danh sách những nghệ sĩ âm nhạc Việt Nam có lượng đĩa bán chạy nhất. Hiện nay chưa có thống kê chính xác về số tác phẩm để lại của ông.

Trịnh Công Sơn 1939 – 2001

Năm 1957, khi 18 tuổi, ông bị một tai nạn, khi đang tập võ Judo với người em trai, ông bị thương nặng ở ngực, suýt chết và phải nằm liệt giường gần hai năm tại Huế. Cũng theo một nguồn tin khác như lời kể của bà Trịnh Vĩnh Trinh (em gái cố nhạc sĩ): “Năm anh Sơn 18 tuổi, ba mất, để lại mẹ và bảy người em. Lúc đó, anh còn quá trẻ, không biết phải làm sao. Mấy tháng liền, trời nắng chang chang, anh lên mộ ba ngồi cả ngày. Anh ốm nặng một trận. Khi khỏi, anh nhờ má mua cho cây đàn để viết nhạc”. Bà Trịnh Vĩnh Trinh kể ở tuổi 18, trở thành trụ cột gia đình, Trịnh Công Sơn loay hoay không biết phải bắt đầu thế nào. Ông mua rất nhiều sách để đọc và dạy các em. Ông bắt năm em gái tập đi mỗi sáng với một quyển sách được đặt trên đầu, phải bước đi sao cho duyên dáng, khoan thai. Ông coi trọng lễ nghi, luôn dặn dò các em không được gắp thức ăn trước người lớn trong bữa cơm, không được chống hai tay trên bàn khi có bề trên. Ông nghiêm khắc, từng đánh đòn em nhưng sau này, ông hối hận nói: “Lúc đó anh còn trẻ quá, chẳng biết làm sao”. Thời gian nằm bệnh, ông đọc nhiều sách về triết học, văn học, tìm hiểu dân ca. Ông từng thổ lộ: “Khi rời khỏi giường bệnh, trong tôi đã có một niềm đam mê khác – âm nhạc. Nói như vậy hình như không chính xác, có thể những điều mơ ước, khát khao đó đã ẩn chứa từ trong phần sâu kín của tiềm thức bỗng được đánh thức, trỗi dậy“.

Trong nghệ thuật, Trịnh Công Sơn là một người đa tài. Không chỉ nhạc ông còn có một sống tác phẩm về thơ, hội họa nhất định. Nhạc của ông cũng đa dạng và được phân ra những thể loại khác nhau:

Trịnh Công Sơn và ca sĩ Khánh Ly thời trẻ

Nhạc Tình:

Tình yêu là đề tài lớn và ảnh hưởng nhất trong các tác phẩm của Trịnh Công Sơn. Những bản tình ca chiếm đa số trong danh mục nhạc phẩm. Khả năng viết nhạc tình của Trịnh Công Sơn tưởng chừng không biết mai một theo năm tháng, theo thời đại: từ 1958 với “Ướt mi” đã nổi tiếng cho đến thập niên 1990 ông vẫn có những tình ca được nhiều người ưa thích: “Như một lời chia tay”, “Xin trả nợ người”…

Nhạc tình của ông đa số là nhạc buồn, thường nói lên tâm trạng buồn bã, cô đơn như trong “Sương đêm”, “Ướt mi”, những ca khúc nhạc tình vẫn mênh mang nỗi buồn kiếp người như “Diễm xưa”, “Biển nhớ”, “Tình xa”, “Tình sầu”, “Tình nhớ”, “Em còn nhớ hay em đã quên”, “Hoa vàng mấy độ”, “Cỏ xót xa đưa”, “Gọi tên bốn mùa”, “Mưa hồng”…

Những bài hát này thường mang giai điệu nhẹ nhàng, dễ hát, thường được viết với tiết tấu chậm, thích hợp với điệu Slow, Blues hay Boston. Phần lời được đánh giá cao nhờ đậm chất thơ, nhiều chiêm nghiệm nhờ những biện pháp ẩn dụ, hoán dụ… đôi khi pha lẫn hơi hướng siêu thực, trừu tượng.

Nhạc tình của Trịnh Công Sơn rất phổ biến tại Việt Nam và hải ngoại. Tuy rằng không được giới chuyên môn đánh giá cao về phần âm nhạc, nhưng với giai điệu gần gũi và ca từ có màu trừu tượng, ý nghĩa sâu lắng, nhạc của ông dễ dàng đi vào lòng công chúng.

Mợt số tác phẩm tiêu biểu: “Diễm xưa”, “Biển nhớ”, “Tình xa”, “Tình sầu”, “Tình nhớ”, “Em còn nhớ hay em đã quên”, “Hoa vàng mấy độ”, “Cỏ xót xa đưa”, “Gọi tên bốn mùa”, “Mưa hồng”…

Nhạc về thân phận con người

Trịnh Công Sơn từng nói từ khi còn trẻ ông đã luôn ám ảnh bởi cái chết nên âm nhạc của ông mang trong đó một sự mất mát của những số phận con người. Ông cũng ảnh hưởng bởi Phật giáo của phương Đông và chủ nghĩa siêu thực của phương Tây, nhạc Trịnh Công Sơn thấm đượm màu sắc hiện sinh, buồn bã của các tác giả văn học phương Tây thập niên 60 như Jean Paul Sartre, Albert Camus,…

Tác phẩm tiêu biểu: “Cát bụi”, “Đêm thấy ta là thác đổ”, “Chiếc lá thu phai”, “Một cõi đi về”, “Phôi pha”,….

Nhạc phản chiến:

Khi tên tuổi định hình bằng nhạc tình, thì vai trò xã hội của Trịnh Công Sơn lại gắn liền với một loại nhạc mang tính chất chống lại chiến tranh, kêu gọi hòa bình mà người ta thường gọi là nhạc phản chiến, hay còn gọi là Ca khúc da vàng theo tên các tập nhạc của ông phát hành cuối thập niên 1960. Những “ca khúc da vàng” thường nói lên thân phận của những người dân một nước nhỏ bị lôi kéo vào chiến tranh và nằm trong vòng toan tính, giành giật ảnh hưởng của những nước lớn (thường là khác màu da).

Nhạc phản chiến của Trịnh Công Sơn phần lớn viết bằng điệu Blues, cộng với lời ca đậm chất hiện thực, rất đơn sơ, trần trụi (khác hẳn với dòng nhạc tình), trở nên những bài hát gây xúc động mạnh mẽ. Những bản nhạc này được ông cùng Khánh Ly đem đi hát ở nhiều nơi tại miền Nam, được nhiều người nhất là giới sinh viên nhiệt tình ủng hộ. Đây cũng là loại nhạc làm cho danh tiếng của Trịnh Công Sơn lan ra thế giới: nhờ nhạc phản chiến ông được một Đĩa Vàng (giải thưởng âm nhạc) tại Nhật và có tên trong tự điển bách khoa Encyclopédie de tous les pays du monde của Pháp.

Nhạc phản chiến Trịnh Công Sơn hay Phạm Duy và các nhạc sĩ khác được cho là có vai trò trong giai đoạn cuối của chiến tranh Việt Nam, bên cạnh phong trào Hát cho dân tôi nghe của Tôn Thất Lập. Cũng vì loại nhạc không rõ nghiêng về phe nào này mà ông đã bị tẩy chay nhiều lần từ cả hai phe đối địch. Nhưng về phía Trịnh Công Sơn, không thể phủ nhận rằng ông đã trở thành một tên tuổi đặc biệt nhờ vào dòng nhạc này.

 Trịnh Công Sơn đã sáng tác khoảng hơn 600 ca khúc

Cho đến nay, sau hơn 30 năm hòa bình, rất nhiều bài hát “da vàng” của ông chưa được phép lưu hành chính thức tại Việt Nam hiện nay dù đã từng rất phổ biến (và được Khánh Ly phát hành băng nhạc) tại miền Nam trong thời chiến tranh Việt Nam (như bài “Đi tìm quê hương”, “Chính chúng ta phải nói hòa bình”,”Gia tài của mẹ”, “Cho một người vừa nằm xuống” “Chưa mất niềm tin”, “Chờ nhìn quê hương sáng chói”, “Hát trên những xác người”, “Ta đi dựng cờ”, “Ta quyết phải sống”)

 Nhạc khác:

Ngoài các bản nhạc tình và nhạc phản chiến, Trịnh Công Sơn còn để lại những tác phẩm viết về quê hương như “Chiều trên quê hương tôi”, những tác phẩm thể hiện quan điểm chính trị rõ hơn như “Huế – Sài Gòn – Hà Nội”, “Việt Nam ơi hãy vùng lên” (1970), “Nối vòng tay lớn”, “Chưa mất niềm tin” (1972)… trong đó có những bài rời được sáng tác ngay trong những cuộc xuống đường biểu tình cùng thanh niên, sinh viên, học sinh.

Về sau, ông cũng viết nhạc cho thiếu nhi (trong tập nhạc “Cho Con”, xuất bản năm 1991), nhiều bài rất nổi tiếng như “Em là hoa hồng nhỏ”, “Mẹ đi vắng”, “Em đến cùng mùa xuân”, “Tiếng ve gọi hè”, “Tuổi đời mênh mông”, “Mùa hè đến”, “Tết suối hồng”, “Khăn quàng thắp sáng bình minh”, “Như hòn bi xanh”, “Đời sống không già vì có chúng em”.

Thơ và vẽ

Ông làm thơ ít trong những lúc ngẫu hứng, hiện nay còn để lại một số bài thơ tự sáng tác, và các bản dịch phỏng như trong tập Hán tự hài cú của Ngô Văn Tao, hay các bài thơ vui, thơ chơi.

Bên cạnh âm nhạc, Trịnh Công Sơn để lại khá nhiều tác phẩm hội họa, bút tích.

Trịnh Công Sơn, ra đi để lại một kho báu tuyệt vời về âm nhạc. Những tác phẩm của ông phầm đa thuộc thế hệ cũ trải dài từ những năm 195x. Nhưng hiện tại đến bây giờ vẫn được một số bộ phận giới trẻ ưa chuộng nhất là về những ca khúc nhạc tình nổi trội như những bài Mưa Hồng, Diễm xưa…

Những tác phẩm hào hùng trong phản chiến hay ca ngợi quê hương vẫn được gìn giữ và bảo tồn rộng rãi ở trong nước.

Bên cạnh những tuyệt tác. Vẫn có một số tác phẩm và chủ đề của Trịnh Công Sơn gây tranh cãi điển hình là Ngày 29/6/2022, hơn 47 năm sau ngày thống nhất đất nước, đơn vị tổ chức đêm nhạc ngày 26/6 tại Đà Lạt nơi ca sĩ Khánh Ly trình diễn bài hát “Gia tài của mẹ” đã bị Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Lâm Đồng “mời làm việc” vì nằm ngoài danh mục những bài hát đã cấp phép biểu diễn trong đêm nhạc này. Tuy nhiên, nhạc sĩ Tuấn Khanh cho biết: “Theo Nghị định số 144/2020 về hoạt động nghệ thuật biểu diễn được Chính phủ ban hành, từ 1-2-2021, quy định cấp phép ca khúc miền Nam trước 1975 bị bãi bỏ. Phổ biến không cần phải cấp phép nữa.”

Nhưng nhìn về mặt tích cực thì trong Trịnh vẫn có rất nhiều thứ chúng ta có thể học. Như cái hồn của người nghệ sĩ, cái hồn của nghệ thuật và cách ông truyền tải những thông điệp ý nghĩa cho một tác phẩm. Nhạc Trịnh cũng vẫn sẽ mang một chút gì đó cho chúng ta hoài niệm, hoài cổ, mơ mộng về những tình cảm, con người, khung cảnh thời xưa mà rất ít nhạc phẩm hiện tại không làm được.

                                                                                                                                            (Nguồn: wikipedia)

 

Sưu tầm

Các bài viết khác:
Đăng Quân: Chàng vũ công gen Z “thi đâu thắng đó”, được mời làm giám khảo Anh Trai Say Hi
Đăng Quân: Chàng vũ công gen Z “thi đâu thắng đó”, được mời làm giám khảo Anh Trai Say Hi
[ad_1] HỒ SƠ - TIỂU SỬ VŨ CÔNG ĐĂNG QUÂN Tên thật: Nguyễn Đăng Quân. Nghệ danh: Đăng Quân. Ngày sinh: 21/06/2000. Quê quán: Hà Nội. Nghề nghiệp: Vũ công,...

Top 3 ca khúc hay nhất của nhạc sĩ Đan Trường
Top 3 ca khúc hay nhất của nhạc sĩ Đan Trường
[ad_1] Nhạc sĩ Đan Trường sáng tác không nhiều, nhưng mỗi bài ông viết ra đều là tiếng lòng chắt chiu, khiến người nghe không khỏi bồi hồi, rung động....

Sự thật bất ngờ về chuyện tình buồn trong nhạc phẩm “Đoạn tái bút” của Chế Linh
Sự thật bất ngờ về chuyện tình buồn trong nhạc phẩm “Đoạn tái bút” của Chế Linh
[ad_1] CA KHÚC "ĐOẠN TÁI BÚT" Sáng tác: Tú Nhi, Bằng Giang Thể loại: Nhạc trữ tình Năm ra đời: 1970 Ca sĩ thể hiện tiêu biểu: Chế Linh Ca...

SlimV: Từ anh DJ EDM không ai biết đến Giám đốc âm nhạc show Anh Trai Vượt Ngàn Chông Gai
SlimV: Từ anh DJ EDM không ai biết đến Giám đốc âm nhạc show Anh Trai Vượt Ngàn Chông Gai
[ad_1] HỒ SƠ - TIỂU SỬ PRODUCER SLIMV Tên thật: Cao Văn Vịnh. Nghệ danh: SlimV. Ngày sinh: 03/08/1988. Quê quán: Hà Nội. Nghề nghiệp: DJ, producer, nhạc sĩ và...

Top 3 ca khúc hay nhất của ca sĩ Anh Tú
Top 3 ca khúc hay nhất của ca sĩ Anh Tú
[ad_1] Ca sĩ Anh Tú là một nghệ sĩ tài năng nhưng vắn số, từng nổi tiếng với những ca khúc nhạc ngoại lời Việt. Nguồn: Internet Ca sĩ Anh...

Nhạc sĩ Huy Du: Người viết tình ca qua mưa bom lửa đạn
Nhạc sĩ Huy Du: Người viết tình ca qua mưa bom lửa đạn
[ad_1] HỒ SƠ TIỂU SỬ NHẠC SĨ HUY DU Tên thật: Nguyễn Huy Du Nghệ danh: Huy Du, Huy Cầm Ngày sinh: 1926 - 2007 Quê quán: xã Tân Chi,...

Ca sĩ Trish Thùy Trang: Nhớ lắm “nữ hoàng nhạc pop” một thời, tài năng mà cũng nhiều tai tiếng
Ca sĩ Trish Thùy Trang: Nhớ lắm “nữ hoàng nhạc pop” một thời, tài năng mà cũng nhiều tai tiếng
[ad_1] HỒ SƠ - TIỂU SỬ CA SĨ TRISH THÙY TRANG Tên thật: Nguyễn Thùy Trang. Nghệ danh: Trish Thùy Trang. Ngày sinh: 15/12/1980. Quê quán: TP.HCM. Nghề nghiệp: Ca...

“Uống nước bên bờ suối” – Giai điệu tình yêu mang màu sắc hy vọng hiếm hoi trong sáng tác của Lê Uyên Phương
“Uống nước bên bờ suối” – Giai điệu tình yêu mang màu sắc hy vọng hiếm hoi trong sáng tác của Lê Uyên Phương
[ad_1] CA KHÚC "UỐNG NƯỚC BÊN BỜ SUỐI” Tên các khúc: Uống nước bên bờ suối Nhạc sĩ: Lê Uyên Phương Năm phát thành: 1971 Ca sĩ trình bày tiêu...

Top 3 ca khúc nhạc tiền chiến hay nhất của nhạc sĩ Nhật Bằng
Top 3 ca khúc nhạc tiền chiến hay nhất của nhạc sĩ Nhật Bằng
[ad_1] Xuyên suốt sự nghiệp của mình, nhạc sĩ Nhật Bằng sáng tác gần 100 ca khúc với đủ thể loại. Trong đó, loại nhạc tình cảm thì tiêu biểu...

Nhạc sĩ Nguyễn Trung Cang: Náu mình trong âm nhạc với những lời ca đầy ám ảnh
Nhạc sĩ Nguyễn Trung Cang: Náu mình trong âm nhạc với những lời ca đầy ám ảnh
[ad_1] HỒ SƠ TIỂU SỬ NHẠC SĨ NGUYỄN TRUNG CANG Tên thật: Nguyễn Trung Cang Nghệ danh: Không có NS - NM: 1947 - 1985 Quê quán: Đồng Nai Gia...

Hợp âm xem nhiều

01. Kìa bà nào? - Hoàng Diệp

02. Về biển hát - Bảo Chấn

03. Lời nói dối không thật - Phạm Trưởng

04. Để lại đơn côi (Trong mắt em anh thấy sự cô đơn của anh – Zài nǐ yǎn lǐ wǒ kàn jiàn le zì jǐ de jì mò – 在你眼里我看见了自己的寂寞) - Nhạc Hoa

05. Yêu trong tình Chúa - Hồng Trần

06. Say - Giao Tiên

07. Khúc du thường - Nguyễn Quốc Học

08. Điều đã tưởng - Duy Trác Lê

09. Phận má hồng - Nguyễn Tân

10. Khu phố ngày xưa - Tú Nhi

11. Anh say quá - Avi Kim Anh

12. Đợi chờ (Bài hát kết thúc mọi người rời đi – Qǔ zhōng rén sàn – 曲終人散) - Nhạc Hoa

13. Khói sương - Nguyễn Tường

14. Tình cuối tình đầu - Trầm Tử Thiêng

15. Nụ hôn đầu - Phạm Duy

16. Hè về với tuổi thanh xuân - Thanh Trang

17. Cay đắng tình đời - Phượng Linh

18. Nếu một mai - Hồ Tiến Đạt

19. Phải làm sao - Mr. Bo

20. Quê mẹ yêu dấu - Võ Tá Hân

21. Flexin’ trên Circle K - Low G

22. Vệt nắng - Bảo Thạch

23. Cô thành (Gū chéng – 孤城) - Nhạc Hoa

24. Vẽ lại bức tranh (Lật mặt 7 OST) - BIM

25. Dù sao vẫn cám ơn đời - Phạm Cao Hoàng

26. Hà Nội những ngày xưa ấy - Nguyễn Tuấn

27. Nỗi buồn chiến binh - Huỳnh Thiện Phương

28. Tình yêu em chưa đủ tuổi nên buồn - Phạm Anh Dũng

29. Thu ly hương - Đan Thọ

30. Tình em bong bóng - Thùy Vân

Ads Sidebar
Ads Bottom