Văn Cao và tiếng lòng khắc khoải qua ca khúc Trương Chi: “Trương Chi là tôi đấy!”


Nhạc sĩ Văn Cao và cơ duyên sáng tác Trương Chi

Nhạc sĩ Văn Cao (1923 – 1995) là một nhạc sĩ kiêm họa sĩ, nhà thơ và chiến sĩ nổi tiếng Việt Nam. Ông chính là người đã sáng tác ra Quốc ca Việt Nam bây giờ – ca khúc Tiến quân ca. Tất nhiên, những tác phẩm tinh hoa của ông không dừng lại ở đó, mà ông còn để lại vô vàn ca khúc, thơ ca và hội họa. 

Trong đó, nhắc tới âm nhạc, nếu bỏ qua “Trương Chi” của ông quả thực là một thiếu sót. Trương Chi là bài hát thể loại nhạc tiền chiến, được Văn Cao sáng tác năm 1942. Thời điểm đó, ông chỉ mới 18 – 19 tuổi. Bài hát này được đánh giá là một trong những ca khúc lãng mạn góp phần tạo nên tên tuổi của ông.



van-cao-va-tieng-long-khac-khoai-qua-ca-khuc-truong-chi

Sau này, trong hồi ký Nhớ, nhạc sĩ nổi tiếng Phạm Duy có nhận xét về ca khúc này như sau: “Vào lúc tân nhạc mới chập chững biết đi mà Văn Cao đã viết được những câu nhạc diễn tả giọt mưa tài tình như vậy, thật là hiếm có”.

Ca sĩ đầu tiên thể hiện ca khúc này là Kim Tiêu. Tuy nhiên hiện nay, dân tình đều công nhận Ánh Tuyết là người thể hiện thành công nhất bài hát này. Lúc sinh thời, bản thân nhạc sĩ Văn Cao đã rơi lệ sau khi nghe Ánh Tuyết hát Trương Chi, bộc bạch rằng: “Trương Chi là tôi đấy!”.

Tiếng lòng khắc khoải qua “Trương Chi”

Với người Việt, truyện cổ tích về Trương Chi – Mỵ Nương không hề xa lạ. Theo đó, chàng Trương Chi có tiếng hát làm người khác say mê, ngay cả Mị Nương vì nghe qua giọng của chàng mà tương tư đến phát ốm. Nàng đòi gặp chàng cho bằng được, để rồi đến khi gặp lại lập tức hoảng sợ, dứt ngay mối tương tư. Thì ra, chàng Trương Chi có tiếng hát hay đến nao lòng là thế, nhưng lại có vẻ ngoài xấu xí vô cùng.



van-cao-va-tieng-long-khac-khoai-qua-ca-khuc-truong-chi

Về phía chàng Trương, sau khi gặp Mị Nương thì anh liền đem lòng yêu mến. Chỉ tiếc, mối tình đơn phương ấy dần ăn mòn trái tim anh, biết rằng không bao giờ được hồi đáp. Lại thêm sự tủi hờn vì thân phận nghèo hèn và vẻ ngoài xấu xí, và Trương Chi trầm mình kết liễu cuộc đời, hồn cốt biến thành chén ngọc. Tình cờ, Mỵ Nương thấy chén ngọc, khi nâng lên bỗng nghe tiếng hát người xưa. Nàng xót thương rơi lệ, chén ngọc cũng vì thế mà vỡ tan.

Câu chuyện tình có cái kết đau lòng được nhiều văn nghệ sĩ lấy làm cảm hứng sáng tác, và Văn Cao cũng vậy. Tuy nhiên, Văn Cao đã đi xa hơn những người đồng nghiệp, mà mượn hình ảnh xấu xí và tiếng hát tài hoa của Trương Chi để nói về con người, về số phận, cũng như để nói về chính mình. 

Văn Cao coi câu chuyện ấy là duyên cớ, là cái nền để nói về con người và số phận, cũng như sự cô đơn của người nghệ sĩ trước thời cuộc. Trương Chi là chàng trai có tài, nhưng lại sở hữu vẻ ngoài xấu xí. Người ta mến mộ cái tài của anh, nhưng cũng lại sợ sệt, e dè ngoại hình của anh.



van-cao-va-tieng-long-khac-khoai-qua-ca-khuc-truong-chi

Văn Cao cảm nhận số phận của mình cũng như vậy, tác phẩm của ông cũng từng bị phủ nhận, bị quên lãng. Thế nhưng, với nhạc sĩ tài hoa này, nghệ thuật vẫn là lẽ sống, là tinh hoa của cuộc đời. Dẫu cho hình hài có cục mịch, kì dị, thì những rung cảm thực sự vẫn khiến lòng người cảm động, mê say. Và dù cho số phận bấp bênh, khổ sở, ông vẫn có niềm hi vọng vào tương lai, vẫn đam mê sáng tác đến cuối cùng. 

Đôi lúc, ta thấy hình bóng nhạc sĩ tài hoa trong hình bóng Trương Chi. Phạm Duy từng nhận xét, nhất là đoạn chàng trai ngồi trên bờ sông Thương, vỗ mạn thuyền hát, trách ai tham quý khinh nghèo, thực sự là giống Văn Cao. Thế nhưng, dẫu cho cuộc đời nhiều nỗi đau khổ, chàng Trương Chi – Văn Cao này không đi tìm cái chết mà chấp nhận sống để tiếp tục miệt mài với nghề…

Lời bài hát Trương Chi của Văn Cao

Một chiều xưa trăng nước chưa thành thơ

Trầm trầm không gian mới rung thành tơ

Vương vất heo may hoa yến mong chờ

Ôi, tiếng cầm ca thu tới bao giờ.

Lòng chiều bơ vơ lúc thu vừa sang,

Chập chùng đêm khuya thức ai phòng loan

Một cánh chim rơi trong khúc nhạc vàng

Đây đó từng song the hé đợi đàn.

Tây hiên Mỵ Nương khi nghe tiếng ngân

hò khoan mơ bóng con đò trôi

giai nhân cười nép trăng sáng lả lơi, lả lơi bên trời

Anh Trương Chi, tiếng hát vọng ngàn xưa còn rung, Anh thương nhớ,

Oán trách cuộc từ ly não nùng.

Đò trăng cắm giữa sông vắng

Gió đưa câu ca về đâu?

Nhìn xuống đáy nước sông sâu

Tuyền anh đã chìm đâu!

Thương khúc nhạc xa vời

Tong đêm khuya dìu dặt tiếng tơ rơi.

Sương thu vừa buông xuống

Bng cây ven bờ xa mờ xóa giòng sông

Ai qua bến giang đầu tha thiết,

Nghe sông than mối tình Trương Chi

Dâng úa trăng khi về khuya,

Bao tiếng ca ru mùa thu.

Ngoài song mưa rơi trên bao cung đàn

Còn nghe như ai nức nở và than,

Trầm vút tiếng gió mưa

Cùng với tiếng nước róc rách ai có buồn chăng?

Lòng bâng khuâng theo mưa đưa canh tàn

Về phương xa ai nức nở và than,

Cùng với tiếng gió vương,

Nhìn thấy ngấn nước lấp lánh in bóng đò xưa.

Đò ơi! đêm nay dòng sông Thương dâng cao

Mà ai hát dưới trăng ngà

Ngồi đây ta gõ ván thuyền,

Ta ca trái đất còn riêng ta.

Đàn đêm thâu

Trách ai khinh nghèo quên nhau,

Đôi lứa bên giang đầu.

Người ra đi với cuộc phân ly,

Đâu bóng thuyền Trương Chi?

II.



van-cao-va-tieng-long-khac-khoai-qua-ca-khuc-truong-chi

Từ ngày trăng mơ nước in thành thơ,

Lạc loài hương thu thoáng vương đường tơ

Ngây ngất không gian rên xiết lay bờ,

Bao tiếng cấn ca rung ánh sao mờ

Nhạc còn lưu ly nhắc ai huyền âm,

Lạnh lùng đôi giây tố lan trầm ngận

Trong lúc đêm khuya ai lóng tiếng cầm,

Thu đã chìm xa xa ánh nguyệt đầm

Khoan khoan đò ơi! tương tư tiếng ca

Chàng Trương chi cất lên hò khoan,

đêm thu dài đến khoan tiếng nhạc ơi!

Nhạc ơi thôi đàn.

Anh Trương Chi, tiếng hát vọng ngàn xưa còn rung, Anh thương nhớ,

Oán trách cuộc từ ly não nùng.

Đò trăng cắm giữa sông vắng

Gió đưa câu ca về đâu?

Nhìn xuống đáy nước sông sâu

Tuyền anh đã chìm đâu!

Thương khúc nhạc xa vời

Tong đêm khuya dìu dặt tiếng tơ rơi.

Sương thu vừa buông xuống

Bng cây ven bờ xa mờ xóa giòng sông

Ai qua bến giang đầu tha thiết,

Nghe sông than mối tình Trương Chi

Dâng úa trăng khi về khuya,

Bao tiếng ca ru mùa thu.

Ngoài song mưa rơi trên bao cung đàn

Còn nghe như ai nức nở và than,

Trầm vút tiếng gió mưa

Cùng với tiếng nước róc rách ai có buồn chăng?

Lòng bâng khuâng theo mưa đưa canh tàn

Về phương xa ai nức nở và than,

Cùng với tiếng gió vương,

Nhìn thấy ngấn nước lấp lánh in bóng đò xưa.

Đò ơi! đêm nay dòng sông Thương dâng cao

Mà ai hát dưới trăng ngà

Ngồi đây ta gõ ván thuyền,

Ta ca trái đất còn riêng ta.

Đàn đêm thâu

Trách ai khinh nghèo quên nhau,

Đôi lứa bên giang đầu.

Người ra đi với cuộc phân ly,

Đâu bóng thuyền Trương Chi?



Theo Amnhac.net

Các bài viết khác:
Hồi ức về Trường ca “Sông Lô’’ của nhạc sĩ Văn Cao
Hồi ức về Trường ca “Sông Lô’’ của nhạc sĩ Văn Cao
[ad_1] Trong cuốn hồi ký “Văn Cao - Đời & nghiệp" do nhà thơ Văn Thao – con trai nhạc sĩ Văn Cao viết có một bài viết về hoàn...

Nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ: Từ “người tiên phong” đến “cây đại thụ” của dòng nhạc vàng Việt Nam
Nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ: Từ “người tiên phong” đến “cây đại thụ” của dòng nhạc vàng Việt Nam
[ad_1] HỒ SƠ NHẠC SĨ HOÀNG ANH THƠ Tên thật: Hoàng Thi Thơ Nghệ danh: Hoàng Thi Thơ, Tôn Nữ Trà My, Tôn Nữ Diễm Hồng, Bích Khê và Triệu...

Tượng đài âm nhạc Lưu Hữu Phước và 2 bài hát bất hủ về Bác Hồ kính yêu
Tượng đài âm nhạc Lưu Hữu Phước và 2 bài hát bất hủ về Bác Hồ kính yêu
[ad_1] Nhạc sĩ Lưu Hữu Phước là một nhà hoạt động chính trị lỗi lạc, có nhiều đóng góp cho sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc. Đặc biệt,...

“Phút cuối” – Lời tuyệt vọng nhạc sĩ Lam Phương viết cho đoạn tình oan trái
“Phút cuối” – Lời tuyệt vọng nhạc sĩ Lam Phương viết cho đoạn tình oan trái
[ad_1] CA KHÚC “PHÚT CUỐI” Tên các khúc: Phút cuối Nhạc sĩ sáng tác: Lam Phương Năm phát thành: 1971 Ca sĩ trình bày tiêu biểu: Túy Hồng – Diên...

“Người ngoài phố” – Bản tình ca bất hủ ra đời từ cảnh… không có tiền sắm Tết?
“Người ngoài phố” – Bản tình ca bất hủ ra đời từ cảnh… không có tiền sắm Tết?
[ad_1] CA KHÚC "NGƯỜI NGOÀI PHỐ" Tác giả: Anh Việt Thu Thể loại: Quê hương  Năm ra đời: Cuối thập niên 1960 Ca sĩ thể hiện tiêu biểu: Thanh Tuyền,...

Nhạc sĩ Từ Công Phụng và ca sĩ Từ Dung: Trai tài gặp giai nhân giúp nền tân nhạc có thêm cặp song ca ăn khách
Nhạc sĩ Từ Công Phụng và ca sĩ Từ Dung: Trai tài gặp giai nhân giúp nền tân nhạc có thêm cặp song ca ăn khách
[ad_1] Tài và sắc đã trói buộc Từ Công Phụng và Từ Dung vào nhau, để họ nên vợ thành chồng. Và nền tân nhạc có thêm một cặp song...

Nhạc sĩ Song Ngọc: Sống tận hiến với cuộc đời nghệ thuật đầy rực rỡ
Nhạc sĩ Song Ngọc: Sống tận hiến với cuộc đời nghệ thuật đầy rực rỡ
[ad_1] HỒ SƠ TIỂU SỬ NHẠC SĨ SONG NGỌC Tên thật: Nguyễn Ngọc Thương Nghệ danh: Song Ngọc, Hàn Sinh, Nguyên Hà, Hoàng Ngọc Anh, Anh Tuyến và Phương Sinh...

“Rong chơi cuối trời quên lãng” bản nhạc tình đau thương của Hoàng Thi Thơ
“Rong chơi cuối trời quên lãng” bản nhạc tình đau thương của Hoàng Thi Thơ
[ad_1] CA KHÚC "RONG CHƠI CUỐI TRỜI QUÊN LÃNG” Tên các khúc: Rong chơi cuối trời quên lãng  Nhạc sĩ: Hoàng Thi Thơ Năm phát thành: trước năm 1975 Ca...

LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN DÂY ĐÀN GUITAR CLASSICAL
LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN DÂY ĐÀN GUITAR CLASSICAL
[ad_1] Dây đàn guitar classic (cổ điển) là loại dây đàn được sử dụng cho đàn guitar classic. Nếu dây đàn guitar acoustic modern và dây đàn guitar điện được...

Vài thông tin hay về “Người tình mùa đông” – nhạc phẩm làm nên tên tuổi ca sĩ Như Quỳnh
Vài thông tin hay về “Người tình mùa đông” – nhạc phẩm làm nên tên tuổi ca sĩ Như Quỳnh
[ad_1] CA KHÚC "NGƯỜI TÌNH MÙA ĐÔNG" Nguyên tác: Miyuki Nakajima Lời Việt "Người tình mùa đông": Anh Bằng Lời Việt "Thuyền tình trên sông": Khúc Lan Lời Việt "Còn...

Bài báo cũ năm 1957 về Thái Hằng: Phẩm chất của một danh ca và sự điềm đạm, duyên dáng của người phụ nữ ở độ tuổi chín muồi
Bài báo cũ năm 1957 về Thái Hằng: Phẩm chất của một danh ca và sự điềm đạm, duyên dáng của người phụ nữ ở độ tuổi chín muồi
[ad_1] Danh ca Thái Hằng (tên thật là Phạm Thị Quang Thái) là người vợ tào khang của nhạc sĩ Phạm Duy và là thân mẫu của các ca sĩ...

CUỘC ĐỜI VÀ SỰ NGHIỆP CỦA ARNOLD BAX (1883 – 1953)
CUỘC ĐỜI VÀ SỰ NGHIỆP CỦA ARNOLD BAX (1883 – 1953)
[ad_1] Tên đầy đủ của Sir Arnold Bax là Arnold Edward Trevor Bax.Ông sinh ngày 8 tháng 12 năm 1883 tại Streatham, London, Anh Quốc và mất ngày 3 tháng...

3 KIẾN THỨC CẦN THIẾT KHI MUA ĐÀN CLASSIC
3 KIẾN THỨC CẦN THIẾT KHI MUA ĐÀN CLASSIC
[ad_1] Đối với những người mới học chơi đàn thì không thể bỏ qua việc sở hữu một cây đàn guitar classic cao cấp với thiết kế cổ điển, âm...

Vì sao ban nhạc anh chị em nhà họ Phạm lại chọn cái tên “Thăng Long”?
Vì sao ban nhạc anh chị em nhà họ Phạm lại chọn cái tên “Thăng Long”?
[ad_1] Thông tin cơ bản về ban hợp ca Thăng Long Thành lập: 1949 tại Hà Nội Thể loại: Nhạc tiền chiến Hoạt động sôi nổi: Thập niên 1950 Ca...

Top 3 ca khúc hay nhất của ca sĩ Thế Sơn
Top 3 ca khúc hay nhất của ca sĩ Thế Sơn
[ad_1] Ca sĩ Thế Sơn là một giọng ca nhạc vàng bolero nổi tiếng, có không ít ca khúc hit được khán thính giả yêu mến. Nguồn: Internet Ca sĩ...