“Trùm Sò” Giang Châu: Ngôi sao của sân khấu lớn phải hạ mình hát đám ma


HỒ SƠ – TIỂU SỬ NSND GIANG CHÂU

  • Tên khai sinh: Trần Ngọc Châu
  • Nghệ danh: Giang Châu
  • Biệt danh: Trùm Sò
  • NS – NM: 1952 – 2019
  • Quê quán: Bến Tre
  • Nghề nghiệp: Diễn viên sân khấu
  • Gia đình: Vợ Đỗ Thị Kim Tuyến; 3 con
  • Danh hiệu: Nghệ sĩ Ưu tú (2007); truy tặng NSND năm 2019

“Trùm Sò” – vai diễn đưa Giang Châu trở thành ngôi sao trên bầu trời cảnh lương

Giang Châu (1952 – 2019) tên thật là Trần Ngọc Châu. Từ nhỏ ông đã đam mê đờn ca tài tử và cải lương. Năm 15 – 16 tuổi, ông rời gia đình đi làm thuê và được ông chủ tàu biết đàn dạy cho ca bài bản cải lương.

Giang Châu được khen có giọng ca hay như Minh Cảnh và được nhận vào đội văn nghệ ở quê nhà. Đó là lần đầu tiên ông chính thức trở thành người ca hát có lương. Nhờ hơi ca dài của mình, không lâu sau đó, ông rời nhà theo gánh Phước Châu và lang bạt kỳ hồ qua nhiều gánh hát nhỏ khác nhưng vẫn chưa thể trở thành tên tuổi lớn.



nghe-si-giang-chau-sinh-nam-bao-nhieu-noi-tieng-voi-vai-dien-nao-9 (1)
Chân dung NSND Giang Châu

Năm 1968, Giang Châu theo gánh hát cải lương Hương Mùi Thu và bắt đầu được giao những vai quan trọng. Năm 1975, cũng như tất cả các đoàn hát tư nhân thời đó, gánh hát Hương Mùa Thu ngừng hoạt động, tạm giải tán.

Tạm rời xa sân khấu, Giang Châu và vợ là nghệ sĩ Ngọc Hiền khăn gói về quê. Không lâu sau, ông gia nhập đoàn cải lương Sài Gòn 2. Ngay lập tức, ông nổi tiếng với vai Trần Hùng trong tuồng cải lương “Tìm lại cuộc đời”.

Vai diễn Thừa trong vở tuồng “Tiếng hò sông Hậu” đã đưa Giang Châu chạm đến thành công rực rỡ. Bên cạnh giọng ca vọng cổ mùi mẫn, dáng dấp cục mịch, lời ăn tiếng nói nghe đúng giọng nói của người miền quê sông nước của ông đã khiến khán giả si mê. 



nghe-si-giang-chau-sinh-nam-bao-nhieu-noi-tieng-voi-vai-dien-nao-7
“Trùm Sò” là vai diễn đưa nghệ sĩ Giang Châu lên đỉnh cao sự nghiệp

Cái tên Giang Châu chỉ thực sự vụt sáng trở thành ngôi sao trên bầu trời cải lương khi ông nhận vai “Trùm Sò” trong vở “Ngao sò ốc hến”. Khán giả không chỉ cười vì những tình huống hài đầy duyên dáng mà còn ghét cái tính cách ích kỷ và ác độ qua lối diễn quá lạ quá độc đáo của Giang Châu. Cho đến thời điểm hiện tại, chưa ai có thể đóng vai Trùm Sò thành công hơn Giang Châu. Nhiều thế hệ yêu thích cải lương khẳng định, vai Trùm Sò thành công nhất chỉ có Giang Châu.

Hồi tưởng về thời kỳ hoàng kim của mình, lúc sinh thời, NSND Giang Châu từng nói: “Hồi thập niên 1980 cải lương rất thịnh và vở Ngao sò ốc hết được xem là một trong những vở tuồng ăn khách nhất trong thời điểm đó. Tôi chạy show lu bù không có ngày nghỉ. Thậm chí Tết nhất cũng đón năm mới trên sân khấu. Đời sống nghệ sĩ cải lương vì thế mà rất dễ thở, có của dưa của để”.

Ngôi sao sân khấu lớn phải hạ mình nhận show hát đám ma

Tài năng của “Trùm Sò” Giang Châu thuộc hàng hiếm có khó tìm, cả giới nghệ sĩ, khán giả đều biết tiếng, đều công nhận. Song trong cuộc đời riêng, ông bao giờ giàu có xa hoa. Khi cải lương thịnh hành nhất, vở “Ngao sò ốc hến” mà Giang Châu đảm nhận vai “Trùm Sò” diễn ngày mấy suất quanh năm suốt tháng thì gia đình cũng chỉ sống ở mức sung túc mà thôi.

Đến đầu thập niên 1990, nghệ thuật cải lương sa sút. NSND Giang Châu dần dần ít được nhắc đến, ít được mời lên các sân khấu lớn. Cùng với nghệ sĩ Dương Thanh, ông hùn tiền mở quán rượu mưu sinh. Quán này được người hâm mộ và đồng nghiệp ủng hộ khá nhiệt tình. Nhưng họ đến vì muốn cụm ly với nghệ sĩ mà họ yêu mến. Thời gian đầu, Giang Châu khá hăng hái nhưng tiếp rượu khách nhiều, sức khỏe giảm sút nên ông nhường quán lại cho nghệ sĩ Dương Thanh. 



nghe-si-giang-chau-sinh-nam-bao-nhieu-noi-tieng-voi-vai-dien-nao-6
Vì mưu sinh và nuôi con, nghệ sĩ Giang Châu từng phải nhận hát sinh nhật, đám ma…

Rời quán rượu, Giang Châu không biết làm gì để mưu sinh vì cả đời chỉ làm nghệ thuật. Sau cùng, vì cơm áo gạo ,tiền ông nhận đi hát show đám cưới. Hát trích đoạn những vở diễn đã đem lại tên tuổi cho ông. Ông đi dọc ngang miền Tây để chạy show kiếm tiền. 

Khoảng thời gian đầu chạy show nhỏ, ông đấu tranh nội tâm dữ dội. Ông từng tâm sự: “Người nghệ sĩ nào cũng muốn được hát trên thánh đường sân khấu, và tôi đã sống dưới hào quang của nghệ sĩ đã lâu nên khi hát trong không gian người ta ăn uống là chính mà nghe hát là phụ, tôi tủi thân. Nhưng nếu không hát thì lấy gì nuôi con”.

Có thời điểm, NSND Giang Châu nhận cả show hát sinh nhật, đám ma vì khó khăn chồng chất. Ông đã từng tâm sự, khán giả còn nhớ tới mình thì mới mời và ông không muốn phụ lòng khán giả. Nhưng nói đi thì cũng phải nói lại, cảnh nghệ sĩ tên tuổi mà hát trong khung cảnh buồn thảm như đám ma thì cay đắng đến mức nào?

Vì mưu sinh, ông nhận cả hát ở các hội chợ, lô tô tổ chức tại các tỉnh. Chẳng có nỗi buồn đau nào hơn khi một ngôi sao từng đứng trên đỉnh vinh quang, hát trên sân khấu lớn phải hạ mình đi hát ở những chỗ xô bồ, ồn ào, mất trật tự như thế.



nghe-si-giang-chau-sinh-nam-bao-nhieu-noi-tieng-voi-vai-dien-nao-4
Nghệ sĩ Giang Châu bên con gái Xuân Thảo (phải) và người thân, bạn bè

Sau nhiều năm tháng đấu tranh, Giang Châu quyết định từ giã loại hình này. Ông cho rằng, mình không thể vì mưu sinh mà đánh đổi tư cách của một người nghệ sĩ đã được khán giả yêu mến. Sau này, ông nhận lời đi hát tại các đám cưới mà khán giả thật sự yêu mến nghệ thuật cải lương. Và ông giữ quan điểm đó đến những ngày bị bệnh, không thể đi hát được nữa.

NSND Giang Châu hào quang trên sân khấu lớn bao nhiêu thì đau đớn ở đời tư bấy nhiêu. Ông từng có cuộc hôn nhân viên mãn với vợ hiền và 3 người con. Thế nhưng, nhiều biến cố dần dần ập đến.

Con trai của ông là nghệ sĩ trẻ Thái Sơn (công tác ở Sân khấu kịch Hoàng Thái Thanh) bất ngờ qua đời vì ung thư não ở tuổi 29 (năm 2013). Con gái của ông không đủ duyên với nghệ thuật nên chuyển từ nghề đạo diễn sang kinh doanh và thua lỗ đến vài tỷ đồng, trắng tay. Để quên đi nỗi buồn, vợ của Giang Châu đã xuống tóc quy y. 

Năm 2017, một trận tai biến đã khiến NSND Giang Châu bị thoái hóa não. Tháng 5/2019, ông qua đời vì bạo bệnh, bỏ nỗi buồn lại thế gian.

Sự ra đi của ông khiến đồng nghiệp, khán giả vô cùng xót xa. Ai cũng cầu chúc cho ông được an vui nơi cõi khác.



Theo Amnhac.net

Các bài viết khác:
CUỘC ĐỜI VÀ SỰ NGHIỆP CỦA WILTOLD LUTOSLAWSKI (1913-1994)
CUỘC ĐỜI VÀ SỰ NGHIỆP CỦA WILTOLD LUTOSLAWSKI (1913-1994)
[ad_1] Âm nhạc Ba Lan nửa sau thế kỷ 20 xuất hiện một nhân vật có nhiều đóng góp vào tiến trình phát triển – nhà soạn nhạc Witold Lutoslawski...

Hoàn cảnh ra đời ca khúc “Trúc đào”: Nhạc thơ tràn muôn lối!
Hoàn cảnh ra đời ca khúc “Trúc đào”: Nhạc thơ tràn muôn lối!
[ad_1] CA KHÚC “TRÚC ĐÀO" Tên các khúc: Trúc đào Nhạc sĩ sáng tác: Anh Bằng Phổ thơ: "Trúc đào" của Nguyễn Tất Nhiên Năm phát thành: 1980 Ca sĩ trình...

BÍ QUYẾT THỂ HIỆN CẢM XÚC TRONG ÂM NHẠC
BÍ QUYẾT THỂ HIỆN CẢM XÚC TRONG ÂM NHẠC
[ad_1] Bạn có thể thể hiện rõ ràng cảm xúc của mình trong âm nhạc không? Một trong những khả năng lớn nhất mà bạn có thể có với tư cách...

“Kiếp nghèo” đưa chàng nhạc sĩ nhập cư Lam Phương một bước lên mây, trở thành đại gia nức tiếng một thời
“Kiếp nghèo” đưa chàng nhạc sĩ nhập cư Lam Phương một bước lên mây, trở thành đại gia nức tiếng một thời
[ad_1] CA KHÚC “KIẾP NGHÈO" Tên các khúc: Kiếp nghèo Nhạc sĩ sáng tác: Lam Phương Năm phát thành: 1954 Ca sĩ trình bày tiêu biểu: Thanh Thúy, Thanh Tuyền,... Hoàn cảnh...

Hồi ức về Trường ca “Sông Lô’’ của nhạc sĩ Văn Cao
Hồi ức về Trường ca “Sông Lô’’ của nhạc sĩ Văn Cao
[ad_1] Trong cuốn hồi ký “Văn Cao - Đời & nghiệp" do nhà thơ Văn Thao – con trai nhạc sĩ Văn Cao viết có một bài viết về hoàn...

Nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ: Từ “người tiên phong” đến “cây đại thụ” của dòng nhạc vàng Việt Nam
Nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ: Từ “người tiên phong” đến “cây đại thụ” của dòng nhạc vàng Việt Nam
[ad_1] HỒ SƠ NHẠC SĨ HOÀNG ANH THƠ Tên thật: Hoàng Thi Thơ Nghệ danh: Hoàng Thi Thơ, Tôn Nữ Trà My, Tôn Nữ Diễm Hồng, Bích Khê và Triệu...

Tượng đài âm nhạc Lưu Hữu Phước và 2 bài hát bất hủ về Bác Hồ kính yêu
Tượng đài âm nhạc Lưu Hữu Phước và 2 bài hát bất hủ về Bác Hồ kính yêu
[ad_1] Nhạc sĩ Lưu Hữu Phước là một nhà hoạt động chính trị lỗi lạc, có nhiều đóng góp cho sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc. Đặc biệt,...

“Phút cuối” – Lời tuyệt vọng nhạc sĩ Lam Phương viết cho đoạn tình oan trái
“Phút cuối” – Lời tuyệt vọng nhạc sĩ Lam Phương viết cho đoạn tình oan trái
[ad_1] CA KHÚC “PHÚT CUỐI” Tên các khúc: Phút cuối Nhạc sĩ sáng tác: Lam Phương Năm phát thành: 1971 Ca sĩ trình bày tiêu biểu: Túy Hồng – Diên...

“Người ngoài phố” – Bản tình ca bất hủ ra đời từ cảnh… không có tiền sắm Tết?
“Người ngoài phố” – Bản tình ca bất hủ ra đời từ cảnh… không có tiền sắm Tết?
[ad_1] CA KHÚC "NGƯỜI NGOÀI PHỐ" Tác giả: Anh Việt Thu Thể loại: Quê hương  Năm ra đời: Cuối thập niên 1960 Ca sĩ thể hiện tiêu biểu: Thanh Tuyền,...

Nhạc sĩ Từ Công Phụng và ca sĩ Từ Dung: Trai tài gặp giai nhân giúp nền tân nhạc có thêm cặp song ca ăn khách
Nhạc sĩ Từ Công Phụng và ca sĩ Từ Dung: Trai tài gặp giai nhân giúp nền tân nhạc có thêm cặp song ca ăn khách
[ad_1] Tài và sắc đã trói buộc Từ Công Phụng và Từ Dung vào nhau, để họ nên vợ thành chồng. Và nền tân nhạc có thêm một cặp song...

Nhạc sĩ Song Ngọc: Sống tận hiến với cuộc đời nghệ thuật đầy rực rỡ
Nhạc sĩ Song Ngọc: Sống tận hiến với cuộc đời nghệ thuật đầy rực rỡ
[ad_1] HỒ SƠ TIỂU SỬ NHẠC SĨ SONG NGỌC Tên thật: Nguyễn Ngọc Thương Nghệ danh: Song Ngọc, Hàn Sinh, Nguyên Hà, Hoàng Ngọc Anh, Anh Tuyến và Phương Sinh...

“Rong chơi cuối trời quên lãng” bản nhạc tình đau thương của Hoàng Thi Thơ
“Rong chơi cuối trời quên lãng” bản nhạc tình đau thương của Hoàng Thi Thơ
[ad_1] CA KHÚC "RONG CHƠI CUỐI TRỜI QUÊN LÃNG” Tên các khúc: Rong chơi cuối trời quên lãng  Nhạc sĩ: Hoàng Thi Thơ Năm phát thành: trước năm 1975 Ca...

LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN DÂY ĐÀN GUITAR CLASSICAL
LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN DÂY ĐÀN GUITAR CLASSICAL
[ad_1] Dây đàn guitar classic (cổ điển) là loại dây đàn được sử dụng cho đàn guitar classic. Nếu dây đàn guitar acoustic modern và dây đàn guitar điện được...

Vài thông tin hay về “Người tình mùa đông” – nhạc phẩm làm nên tên tuổi ca sĩ Như Quỳnh
Vài thông tin hay về “Người tình mùa đông” – nhạc phẩm làm nên tên tuổi ca sĩ Như Quỳnh
[ad_1] CA KHÚC "NGƯỜI TÌNH MÙA ĐÔNG" Nguyên tác: Miyuki Nakajima Lời Việt "Người tình mùa đông": Anh Bằng Lời Việt "Thuyền tình trên sông": Khúc Lan Lời Việt "Còn...

Bài báo cũ năm 1957 về Thái Hằng: Phẩm chất của một danh ca và sự điềm đạm, duyên dáng của người phụ nữ ở độ tuổi chín muồi
Bài báo cũ năm 1957 về Thái Hằng: Phẩm chất của một danh ca và sự điềm đạm, duyên dáng của người phụ nữ ở độ tuổi chín muồi
[ad_1] Danh ca Thái Hằng (tên thật là Phạm Thị Quang Thái) là người vợ tào khang của nhạc sĩ Phạm Duy và là thân mẫu của các ca sĩ...