Top 2 triết lý trong âm nhạc của Trịnh Công Sơn


Sinh thời, Trịnh Công Sơn từng viết, ông thích triết học và muốn đưa triết học vào âm nhạc của mình. Một thứ triết học nhẹ nhàng mà ai ai cũng có thể hiểu được. 

Âm nhạc
Nguồn: Internet

Bài viết này thuộc series Nhạc Trịnh

Nhạc Trịnh

Xem thêm

Trịnh Công Sơn là nhạc sĩ lớn của nền tân nhạc Việt Nam. Ông là nhạc sĩ hiếm hoi được báo chí và cộng đồng quốc tế nhắc đến như “Bob Dylan của Việt Nam”, “Nhạc sĩ được yêu mến nhất tại Việt Nam”.

Trong suốt sự nghiệp nhạc sĩ, ông đã “trình làng” đến 600 ca khúc. Trong đó hơn 200 nhạc phẩm được phổ biến rộng rãi. Nhạc Trịnh đã len lỏi vào từng ngõ ngách, tầng lớp công chúng. 

Âm nhạc của Trịnh Công Sơn ẩn chưa nhiều triết lý mà lúc sinh thời ông từng nhắc đến: “Tôi vốn thích triết học và vì thế tôi muốn đưa triết học vào những ca khúc của mình. Một thứ triết học nhẹ nhàng mà ai ai cũng có thể hiểu được”. 

1. Đạo Phật trong nhạc Trịnh

Nghe nhạc Trịnh đối với người Việt giống như nghe một câu kinh… Và Đạo Phật với Trịnh Công Sơn là hơi thở là triết học làm cho con người yêu đời hơn chứ không phải lãng quên sự sống.

Trong Tứ Diệu Đế, chân lý đầu tiên là khổ đế. Khổ đế là một đề tài phổ thông trong nhạc Trịnh. Ông đã đưa nó vào nhạc phẩm “Gọi tên bốn mùa”. Theo Kinh Kim Cương, tất cả các pháp hữu vi là “như sương mai, như ánh chớp”. Đây là ý niệm được nhắc đi nhắc lại trong nhiều lời ca của Trịnh Công Sơn. 



top-2-triet-ly-trong-am-nhac-cua-trinh-cong-son-8
Câu hát mang đậm triết lý Đạo Phật trong nhạc Trịnh Công Sơn

Các bài tình ca của Trịnh Công Sơn là những lời tuyên bố siêu hình rằng, những đổ vỡ trong tình yêu không phải là những chông gai nho nhỏ trên đường đời đẹp đẽ vô song. Các tình khúc của Trịnh, như Hoàng Phủ Ngọc Tường nói, là những “bài kinh cầu bên vựa thẳm”. 

Thuyết luân hồi cũng được nhắc đến trong âm nhạc của Trịnh Công Sơn. Thể hiện rõ nhất qua câu hát: “Hạt bụi nào hóa kiếp thân tôi/ Để một mai tôi về làm cát bụi” (nhạc phẩm Cát bụi).

Theo Đạo Phật, không có cái ta trường cửu nhưng có một chút gì trong cái ta đã mất được tiếp nối trong cái ta tái sinh. Quá trình này được so sánh như khi ta thắp một cây nến từ một cây nến khác, có cái ra đi và có cái trở lại.

2. Chủ nghĩa hiện sinh trong nhạc Trịnh

Những người bạn thân của Trịnh Công Sơn đều xác nhận, ông cũng như một số đông các nhà trí thức miền Nam vào thập niên 50 và đầu thập niên 60, rất bị lôi cuốn bởi chủ nghĩa hiện sinh. Các bạn cũng nói rằng, Trịnh Công Sơn ham đọc sách Camus về huyền thoại Sisyphus. Các bạn này cũng bảo Trịnh còn thích các phim trong đó có tài tử James Dean đóng vai của một người lưu lạc cô đơn. Và chúng ta dễ dàng thấy một chàng cô đơn trong nhiều bài hát của Trịnh, như “Dã tràng ca”. Trịnh Công Sơn muốn so sánh mình với Sisyphus, qua hình ảnh đã được Việt hóa là con dã tràng xe cát biển đông trong “Nghe thân lưu đầy”. 

Trịnh Công Sơn quả thực đã bị lôi kéo từ hai dòng lực tù đầy và quê nhà. Nhiều đêm muốn đi về con phố xa/Nhiều đêm muốn quay về ngồi dưới mái nhà, ông đã hát trong “Lời thiên thu gọi”. Nhưng vì đã được uốn nắn trong nền văn hóa nên ông không ngần ngại chọn quê nhà. Ông đã hát Chân đi xa trái tim bên nhà, trong “có nghe đời nghiêng và Tìm thấy nỗi nhớ từ mỗi chiếc lá/ Góc phố nào cũng thấy quê nhà” (Tình yêu tìm thấy).



top-2-triet-ly-trong-am-nhac-cua-trinh-cong-son
Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn khát khao mang triết học vào âm nhạc

Trịnh Công Sơn không chấp nhận sự nổi loạn chống lại thế giới phi lý như Camus đã cổ vũ. Ông không thể nào chọn lưu đày làm nơi quê nhà. Tù đày theo Trịnh Công Sơn không phải là sự nổi loạn hiện sinh mà là sự nhìn nhận của một người con Phật trước nỗi khổ và tính cách tạm bợ của cuộc đời. 

Lúc mới vào nghề, Trịnh Công Sơn nổi tiếng vì “chịu chơi” với thuyết hiện sinh nhưng theo một số ý kiến Trịnh đã sáng tác nhạc của mình dựa trên các đề tài của Phật giáo. Nhạc Trịnh nghe như một câu kinh, có phần khó hiểu nhưng lời ca của nhạc Trịnh có thể xoa dịu những tâm hồn đang dao động.



Theo Amnhac.net

Các bài viết khác:
Cảm nhận về những bức tranh màu sắc trong âm nhạc Phạm Duy thập niên 1948 – 1958
Cảm nhận về những bức tranh màu sắc trong âm nhạc Phạm Duy thập niên 1948 – 1958
[ad_1] Nhìn vào gia tài âm nhạc của Phạm Duy, ai chẳng giật mình. Tổng cộng vượt quá con số ngàn. Những đứa con tinh thần của ông được nuôi...

Nhạc phẩm “Tình ca” và ước mơ gắn kết tình cảm con dân nước Việt về một mối của cố nhạc sĩ Phạm Duy
Nhạc phẩm “Tình ca” và ước mơ gắn kết tình cảm con dân nước Việt về một mối của cố nhạc sĩ Phạm Duy
[ad_1] VỀ CA KHÚC "TÌNH CA" Tên ca khúc: Tình ca Nhạc sĩ sáng tác: Phạm Duy Thể loại: Nhạc tiền chiến Năm ra đời: 1952 Ca sĩ thể hiện...

CÓ NÊN LỰA CHỌN ĐÀN GUITAR CŨ HAY KHÔNG?
CÓ NÊN LỰA CHỌN ĐÀN GUITAR CŨ HAY KHÔNG?
[ad_1] Thị trường đàn Guitar hiện nay vô cùng rộng lớn, người chơi đàn cũng nhiều, người bán đàn cũng không hề thiếu, vậy nên lựa chọn đàn guitar cũ...

 “Sao chưa thấy hồi âm” của Châu Kỳ – Lời hờn trách của người con gái khi yêu
 “Sao chưa thấy hồi âm” của Châu Kỳ – Lời hờn trách của người con gái khi yêu
[ad_1] CA KHÚC “SAO CHƯA THẤY HỒI ÂM” Tên các khúc: Sao chưa thấy hồi âm Nhạc sĩ: Châu Kỳ Năm phát thành: 1965 Ca sĩ trình bày tiêu biểu:...

Hoàn cảnh ra đời ca khúc “Nỗi lòng người đi”: Tuyệt phẩm trữ tình sống mãi cùng năm tháng
Hoàn cảnh ra đời ca khúc “Nỗi lòng người đi”: Tuyệt phẩm trữ tình sống mãi cùng năm tháng
[ad_1] VỀ NỖI LÒNG NGƯỜI ĐI Tên ca khúc: Nỗi lòng người đi Nhạc sĩ sáng tác: Anh Bằng Thể loại: Trữ tình Năm ra đời: 1965 Nằm trong album:...

Top 5 ca khúc nhạc đồng quê hay nhất của nhạc sĩ Phạm Thế Mỹ
Top 5 ca khúc nhạc đồng quê hay nhất của nhạc sĩ Phạm Thế Mỹ
[ad_1] Nhạc sĩ Phạm Thế Mỹ đã đóng góp vào kho tàng âm nhạc Việt Nam rất nhiều ca khúc bất hủ. Trong số đó không thể không nhắc đến...

Mối tình văn nghệ giữa nhạc sĩ Diệu Hương và nam ca sĩ Quang Dũng
Mối tình văn nghệ giữa nhạc sĩ Diệu Hương và nam ca sĩ Quang Dũng
[ad_1] Những ai yêu mến âm nhạc của Diệu Hương chắc hẳn đều biết đến Quang Dũng, đó là sự kết hợp hoàn, đưa danh tiếng của cả hai bay...

Ca khúc “Làng tôi” của Văn Cao: Thanh âm vang vọng khắp miền quê
Ca khúc “Làng tôi” của Văn Cao: Thanh âm vang vọng khắp miền quê
[ad_1] CA KHÚC "LÀNG TÔI’ Tên các khúc: Làng tôi Nhạc sĩ: Văn Cao Năm phát thành: 1947 Ca sĩ trình bày tiêu biểu: Bích Liên, Quỳnh Giao, nhóm Năm...

Nhạc sĩ Văn Cao – Bậc tài danh sống mãi trong hồn dân tộc
Nhạc sĩ Văn Cao – Bậc tài danh sống mãi trong hồn dân tộc
[ad_1] Chuyện xảy ra đã lâu, song tôi vẫn còn nhớ như một kỷ niệm khó quên trong đời. Tôi bị áp xe, cánh tay sưng, người sốt cao, phải...

CUỘC ĐỜI VÀ SỰ NGHIỆP CỦA GEORGE FRIDERIC HANDEL (1685-1759)
CUỘC ĐỜI VÀ SỰ NGHIỆP CỦA GEORGE FRIDERIC HANDEL (1685-1759)
[ad_1] George Frideric Händel, có lẽ là nhạc sĩ tiêu biểu nhất thời kì Baroque, sinh ra tại Halle ngày 23 tháng 2 năm 1685, cùng năm với nhạc sĩ...

“Cho em quên tuổi ngọc” – Tuyệt tác duy nhất được Lam Phương viết bằng 2 thứ tiếng
“Cho em quên tuổi ngọc” – Tuyệt tác duy nhất được Lam Phương viết bằng 2 thứ tiếng
[ad_1] CA KHÚC “CHO EM QUÊN TUỔI NGỌC” Tên các khúc: Cho em quên tuổi ngọc Nhạc sĩ sáng tác: Lam Phương Năm phát thành: 1984 Ca sĩ trình bày...

Ca khúc “Niệm khúc cuối” của Ngô Thụy Miên: Bản tình ca đẹp nhất, cao thượng nhất và nam tính nhất
Ca khúc “Niệm khúc cuối” của Ngô Thụy Miên: Bản tình ca đẹp nhất, cao thượng nhất và nam tính nhất
[ad_1] CA KHÚC "NIỆM KHÚC CUỐI" Nhạc sĩ sáng tác: Ngô Thụy Miên Năm ra đời: 1971 Thể loại: Tình ca Ca sĩ thể hiện tiêu biểu: Tuấn Ngọc, Khánh...

Top 3 ca khúc hay nhất của ca sĩ Đan Nguyên
Top 3 ca khúc hay nhất của ca sĩ Đan Nguyên
[ad_1] Ca sĩ Đan Nguyên là một trong những nghệ sĩ hải ngoại được yêu thích, và đây là top 3 ca khúc hay nhất của anh. Nguồn: Internet Ca...

NHẠC JAZZ LÀ GÌ? TÌM HIỂU VỀ JAZZ THEO NHIỀU GÓC ĐỘ
NHẠC JAZZ LÀ GÌ? TÌM HIỂU VỀ JAZZ THEO NHIỀU GÓC ĐỘ
[ad_1] Vào cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20, nhạc Jazz bắt đầu ra đời ở New Orleans, Louisiana, Mỹ. Ở giai đoạn ban đầu, Jazz là sự kết...

Trường ca “Hội trùng dương” – Tuyệt tác tân nhạc ca tụng một Việt Nam can trường, bất khuất
Trường ca “Hội trùng dương” – Tuyệt tác tân nhạc ca tụng một Việt Nam can trường, bất khuất
[ad_1] TRƯỜNG CA "HỘI TRÙNG DƯƠNG" Sáng tác: Phạm Đình Chương Thể loại: Trường ca Năm phát hành: 29/7/1954 Ca sĩ thể hiện tiêu biểu: Ban hợp ca Thăng Long...