“Nữ hoàng sân khấu” Thanh Nga và những mối tình tốn nhiều giấy mực một thời


Đã nhiều năm trôi qua, nhưng cố NSƯT Thanh Nga vẫn luôn là một cái tên khiến nhiều người cảm thấy day dứt. Bà là một nghệ sĩ cải lương nức tiếng, được mệnh danh là “nữ hoàng sân khấu”, cũng là 1 trong tứ đại mỹ nhân Sài Gòn lúc ấy. 

Thanh Nga không chỉ tài năng mà còn vô cùng xinh đẹp, là vẻ đẹp kiều diễm, thùy mị khiến bao người mê đắm. Thời kỳ đỉnh cao sự nghiệp, là khoảng thập niên 1960 – 1970, bà là “người tình trong mơ” của biết bao người đàn ông từ trẻ tới già ở Sài thành. Ấy vậy mà, người phụ nữ ấy lại gặp lận đận trong tình duyên, đến khi có mối tình viên mãn thì lại bị sát hại tức tưởi. 



nu-hoang-san-khau-thanh-nga-va-nhung-moi-tinh-ton-nhieu-giay-muc
Cố NSƯT Thanh Nga

Những người thân của gia đình Thanh Nga từng kể rằng, nữ nghệ sĩ khi đó có rất nhiều người hâm mộ và theo đuổi. Thậm chí, có không ít đã lập gia đình, vợ con đùm đề vẫn “đeo bám” người đẹp khắp nơi. Và đây là những mối tình từng khiến báo chí tốn nhiều giấy mực lúc bấy giờ của NSƯT Thanh Nga.

Cuộc tranh giành “nữ hoàng sân khấu” của hai công tử nhà giàu

Được biết, lúc bấy giờ có 2 vị công tử nhà giàu “săn đón” Thanh Nga rất nhiệt tình. Một người là giám đốc hãng kem đánh răng Hynos lớn nhất Sài Gòn lúc ấy, Vương Chính Nghĩa. Còn người kia là công tử Ba Thành, con trai bà Bút Trà, chủ tòa soạn Sài Gòn Mới. 

Vương Chính Nghĩa muốn lấy lòng người đẹp, đã cho người chở tới chỗ đoàn Thanh Minh – Thanh Nga bán vé nhiều thùng kem và bàn chải đánh răng. Cậu chủ nói rằng, cứ khán giả mua vé là được tặng, mua vé càng cao thì càng được tặng nhiều. 



nu-hoang-san-khau-thanh-nga-va-nhung-moi-tinh-ton-nhieu-giay-muc
Thanh Nga bên mẹ là bà bầu Thơ

Phải nói, Thanh Nga không hề xao động trước sự “chịu chi” của cậu chủ Hynos, vẫn chỉ tập trung vào sự nghiệp. Còn bà bầu Thơ, mẹ của Thanh Nga lại khá ưng ý, từng đồng ý khi Nghĩa ngỏ lời cầu hôn. Nhưng về sau, bà nghe tin ông chủ tiệm kem đánh răng đã có vợ con đùm đề, liền giận dữ và rút lại lời chấp thuận.

Ba Thành cũng chi không ít tiền cho người đẹp, nhưng chỉ nhận lại cái lắc đầu lảng tránh. Thế là, cậu chủ đã đem cả ê kíp tòa soạn báo sang giúp đoàn Thanh Minh – Thanh Nga “tân trang”, như làm mới phục trang, in áp phích, quảng cáo,… Ngoài ra, cậu cũng yêu cầu viết nhiều bài báo lăng xê đoàn hát, đặc biệt là ca ngợi tài sắc của Thanh Nga.



nu-hoang-san-khau-thanh-nga-va-nhung-moi-tinh-ton-nhieu-giay-muc
Tuy được 2 công tử nhà săn đón, Thanh Nga vẫn không mảy may rung động

Ngoài ra, cả hai công tử nhà giàu đều bỏ tiền tươi thóc thật để xây sửa, trang hoàng lại nhà cửa cho Thanh Nga. Nếu Thành Nghĩa cho xây sửa lại căn nhà, thì Ba Thành cũng chi bộn để trang hoàng nội thất mắc tiền. Dù vậy, bà bầu Thơ cũng khá cẩn thận, thấy con gái không tỏ ý với cả hai chàng công tử, thì mời riêng mỗi cậu một bữa tiệc thịnh soạn cùng sự góp mặt của đủ “ban bệ” rạp hát.

Mối tình sân khấu “sớm nở chóng tàn” với đồng nghiệp

Lúc bấy giờ, nếu ai nấy đều coi “nữ hoàng sân khấu” là Thanh Nga, thì nghệ sĩ Thành Được cũng là “ông vua không ngai”. Ông là một tay chơi có hạng, không tiêu tiền như nước mà còn “thay bồ như áo”. Một trong những người phụ nữ nếm trải khổ đau do ông reo rắc chính là Thanh Nga.



nu-hoang-san-khau-thanh-nga-va-nhung-moi-tinh-ton-nhieu-giay-muc
Thanh Nga và Thành Được trên sân khấu

Năm 1960, Thành Được gia nhập đoàn hát Thanh Minh – Thanh Nga. Tay nghệ sĩ hào hoa đóng cặp với đóa hồng Thanh Nga trong “Nửa đời hương phấn” đã tạo tiếng vang lớn. Khán giả “chết mê chết mệt”, nói rằng đó là cặp tiên đồng ngọc nữ. 

Lúc đó giới nghệ sĩ, ký giả đều có cảm tình và có ý thúc bà bầu Thơ tán thành mối tình này. Người ta còn dự đoán rằng nếu chịu Thành Được trở thành “người nhà”, bà bầu Thơ sẽ có “song kiếm hợp bích” Thành Được – Thanh Nga, gánh hát của họ chỉ còn việc là chờ hốt bạc mỗi đêm. 



nu-hoang-san-khau-thanh-nga-va-nhung-moi-tinh-ton-nhieu-giay-muc
Đến khi có được người đẹp, Thành Được lại “chứng nào tật nấy” khiến Thanh Nga chán nản

Nào ngờ, bà bầu Thơ lại phản đối, bác bỏ mối tình này. Nguyên do là Thành Được quả thực khi ấy thực lòng yêu mến Thanh Nga, nhưng đã là người có vợ con rồi. Mà ý mẹ đã quyết thì Thanh Nga chỉ biết nghe theo. Cũng có nguồn tin khác nói rằng, khi Thành Được chinh phục được người đẹp, thì chàng nghệ sĩ điển trai lại “ngựa quen đường cũ”, ve vãn nhưng bóng hồng khác. Thế là Thanh Nga càng thêm chán nản, quyết định chia tay.

Cách đây vài năm, nghệ sĩ Thanh Kim Huệ trong dịp qua Mỹ có gặp và hỏi Thành Được rằng ông yêu ai nhất, người nghệ sĩ có tiếng đào hoa này thừa nhận rằng rất hối hận vì chuyện xưa. Ông nói: “Đến bây giờ, tôi thương Thanh Nga nhất, cô ấy là một nghệ sĩ có tâm tính hiền lành, trong sáng”.

Cuộc hôn nhân không hôn thú

Sau khi chia tay Thành Được, Thanh Nga không khỏi đau khổ, thường buồn khóc một mình. Lúc ấy, bà bầu Thơ có lập gánh hát mới tên Dạ Minh Châu, đưa con sang đó hát chính. “Nữ hoàng sân khấu” lúc ấy đã gần 30 tuổi mà vẫn cô đơn lẻ bóng, nên rất đỗi cô đơn.

Giữa những buổi hát, bà hay tới xa lộ Đại Hàn để vãn cảnh giúp khuây khỏa nỗi lòng. Tình cờ, bà gặp ông Nguyễn Minh Mẫn, một khán giả quen là đại úy của chế độ cũ có công việc ở đây nên hay gặp và theo đuổi bà. Cuối cùng, Thanh Nga cũng mủi lòng, nghĩ rằng mình sẽ có bến đỗ bình yên từ đây.



nu-hoang-san-khau-thanh-nga-va-nhung-moi-tinh-ton-nhieu-giay-muc
Cô dâu Thanh Nga tươi cười trên xe hoa

Ngày kết hôn, cô dâu Thanh Nga rạng rỡ mặc áo cưới tinh khôi, bước lên xe hoa về nhà chồng. Nào ngờ, một người đàn bà lạ lại xuất hiện ở nhà trai, dắt theo cả con tới nhận chồng, nhận cha. Bà bầu Thơ lánh mặt, chị dâu là bà Thanh Lệ phải thay mặt đưa vợ con ông Mẫn vào buồng riêng thu xếp để đám cưới không bị bể. 

Thế là, ở ngoài kia thì báo chí đưa tin rầm rộ về đám cưới, người hâm mộ rần rần chúc tụng, nhưng bên trong thì cô dâu Thanh Nga quá đỗi ê chề, xót xa. Đám cưới tổ chức linh đình ở nhà hàng sang trọng đó, nhưng thực chất một tờ hôn thú cũng không có. Không lâu sau, ông Mẫn bị buộc tội biển thủ công quỹ rồi đi tù, và cuộc hôn nhân tạm bợ không hôn thú của Thanh Nga cũng chấm dứt.

Hạnh phúc muộn màng mà ngắn ngủi 

Năm 1969, Thanh Nga nhận lời mời của Bộ Thông tin, sang Pháp biểu diễn. Người dẫn đoàn là ông Phạm Duy Lân, vốn là Đổng lý văn phòng Bộ này, thường được gọi là Đổng Lân. Chuyến lưu diễn kéo dài tới hai tháng ở xứ lạ, và trong thời gian đó ông Lân cũng hết lòng săn sóc, quan tâm đặc biệt Thanh Nga. Khi họ trở về nước, thì mỹ nhân Sài Gòn đã gật đầu với lời ngỏ ý kết hôn của ông Đổng Lân.

Theo báo Thanh Niên, bà bầu Thơ tỏ ra không thích vì ông đã có hai đời vợ và có con riêng. Được biết, ông Đổng Lân và bà Thanh Nga lúc đó có điều kiện rằng: Ông phải dứt khoát với vợ, còn Thanh Nga phải chịu dứt ra khỏi bà bầu Thơ. Nghệ sĩ Thanh Lệ nhớ lại một lần đi hát ở Vũng Tàu, bà bầu Thơ thấy không ngăn cản được Thanh Nga và Phạm Duy Lân nên mới nóng giận, giang tay tát con gái. Nhưng lòng Thanh Nga đã quyết cùng ông Lân xây đắp hạnh phúc riêng. Một giao kèo nữa giữa bọn họ là được gia đình nghệ sĩ Hữu Châu làm chứng là đám cưới của ông được các con thật lòng ủng hộ.



nu-hoang-san-khau-thanh-nga-va-nhung-moi-tinh-ton-nhieu-giay-muc
Thanh Nga và Đổng Lân

Sau khi cưới nhau, ông Đổng Lân mất đi chức Đổng lý, chỉ là một chân luật sư nhỏ. Thanh Nga vẫn đi hát, nhưng không còn dựa vào gánh hát của mẹ nữa. Phải nói, họ đến với nhau khi chỉ còn tay trắng, sống trong ngôi nhà chật hẹp.

Dù sao, Thanh Nga cũng có những tháng ngày viên mãn, bởi ông Lân đặc biệt yêu thương và chiều chuộng vợ. Ngược lại, “nữ hoàng sân khấu” cũng là một người hết lòng vì gia đình. Năm 1973, bà hạ sinh một người con trai, đặt tên là Phạm Duy Hà Linh, biệt danh là Cúc Cu.



nu-hoang-san-khau-thanh-nga-va-nhung-moi-tinh-ton-nhieu-giay-muc
Gia đình nhỏ hạnh phúc của cố NSƯT Thanh Nga

Nghệ sĩ Kim Cương về sau từng kể rằng: “Hầu như anh Lân tháp tùng bên vợ 24/24. Thậm chí, mỗi khi Thanh Nga tắm, ah lại đứng trước cửa nhà tắm chầu chực sẵn. Là bạn bè thân, chúng tôi hay trêu: ‘Ông cứ đi đi, Thanh Nga nó ở trong nhà tắm thì ai mà bắt cóc được. Anh Lân chỉ lặng lẽ nói: ‘Đứng đây để tiện có gì Nga kêu còn nghe, chứ đi xa lỡ có việc gì Nga kêu không nghe. Tôi chưa thấy người nào mà thương vợ như anh Lân”.

Thấy con rể hết lòng với con gái, lại thêm có cháu nội, nên bà bầu Thơ cũng bắt đầu xuôi lòng. Những ngày sống với ông, Thanh Nga ngập tràn hạnh phúc làm vợ, làm mẹ, được đoàn tụ với mẹ, thêm việc chín muồi và thăng hoa trên sân khấu.

Cái chết tức tưởi của “nữ hoàng sân khấu cải lương”

Cuộc sống viên mãn là thế, thì Thanh Nga lại bị sát hại thương tâm. Lúc đó là đêm ngày 26/11/1978, bà vừa diễn xong vở cải lương “Thái hậu Dương Vân Nga” tại rạp hát Cao Đồng Hưng gần chợ Bà Chiểu, Bình Thạnh, Sài Gòn lúc ấy. Gia đình bà lên đi xe ô tô về nhà, chồng bà là người cầm lái, ngồi kế là vệ sĩ – võ sư Nguyễn Văn Các, còn bà và con trai Hà Linh (5 tuổi) ngồi ghế sau.

Vốn dĩ, họ có vệ sĩ đi theo là vì trước đó Thanh Nga bị thương nặng khi đang biểu diễn ở rạp Lux B. Có kẻ lạ mặt ném lựu đạn vào rạp, khiến nhiều người thiệt mạng. “Nữ hoàng sân khấu” tuy giữ được mạng sống, nhưng miểng lựu đạn lại găm vào người, vì quá gần phổi mà không thể phẫu thuật lấy ra.

Thời điểm đó, bà hay diễn nhưng vai có sức tác động mạnh mẽ đến quần chúng như vai Trưng Trắc chống giặc Đông Hán trong vở Tiếng trống Mê Linh, Thái hậu Dương Vân Nga chống giặc Tống trong vở Thái hậu Dương Vân Nga.



nu-hoang-san-khau-thanh-nga-va-nhung-moi-tinh-ton-nhieu-giay-muc
Sự ra đi của Thanh Nga khiến ai nấy đều thương tiếc, xót xa

Đó đều là những vai diễn thành công vang dội, khơi gợi truyền thống yêu nước và tinh thần chống giặc ngoại xâm mạnh mẽ trong lòng công chúng. Bởi sự ảnh hưởng đó, trước nhà bà bắt đầu xuất hiện những thư nặc danh, những tờ rơi với lời lẽ đe dọa rằng nếu không dừng ngay vai Thái hậu Dương Vân Nga thì đừng có trách. Bà báo cáo chuyện này lên cơ quan chức năng. Đã có một cuộc họp nghiêm túc để xem xét vụ việc này. Nhưng cuối cùng, bà vẫn quyết định giữ vai diễn.

Lại nói về cái đêm nghiệt ngã ấy, khi xe chạy về tới nhà ở đường Bùi Thị Xuân (quận 1), vệ sĩ Các đang mở cửa thì bất ngờ một chiếc xe máy Honda xuất hiện, áp sát xe họ. Hai tên lạ mặt nhảy xuống, giơ súng ngắn P38 uy hiếp, khống chế. Hai kẻ này uy hiếp vợ chồng Thanh Nga, nói rằng muốn bắt cóc bé Cúc Cu. Lúc đó, Thanh Nga vội giấu con trai ra sau lưng, nằm đè lên để bảo vệ con. Cả hai vợ chồng đều chống cự, sau đó bị chúng liên tiếp nã đạn bắn chết. Sự ra đi của nữ NSƯT Thanh Nga khiến người ta không khỏi bàng hoàng, tiếc thương thay cho một đóa hoa tài sắc vẹn toàn…

NSƯT Thanh Nga: “Nữ hoàng sân khấu” tài sắc vẹn toàn, ra đi tức tưởi khiến ai nấy đều xót xa



Theo Amnhac.net

Các bài viết khác:
BÍ QUYẾT THỂ HIỆN CẢM XÚC TRONG ÂM NHẠC
BÍ QUYẾT THỂ HIỆN CẢM XÚC TRONG ÂM NHẠC
[ad_1] Bạn có thể thể hiện rõ ràng cảm xúc của mình trong âm nhạc không? Một trong những khả năng lớn nhất mà bạn có thể có với tư cách...

“Kiếp nghèo” đưa chàng nhạc sĩ nhập cư Lam Phương một bước lên mây, trở thành đại gia nức tiếng một thời
“Kiếp nghèo” đưa chàng nhạc sĩ nhập cư Lam Phương một bước lên mây, trở thành đại gia nức tiếng một thời
[ad_1] CA KHÚC “KIẾP NGHÈO" Tên các khúc: Kiếp nghèo Nhạc sĩ sáng tác: Lam Phương Năm phát thành: 1954 Ca sĩ trình bày tiêu biểu: Thanh Thúy, Thanh Tuyền,... Hoàn cảnh...

Hồi ức về Trường ca “Sông Lô’’ của nhạc sĩ Văn Cao
Hồi ức về Trường ca “Sông Lô’’ của nhạc sĩ Văn Cao
[ad_1] Trong cuốn hồi ký “Văn Cao - Đời & nghiệp" do nhà thơ Văn Thao – con trai nhạc sĩ Văn Cao viết có một bài viết về hoàn...

Nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ: Từ “người tiên phong” đến “cây đại thụ” của dòng nhạc vàng Việt Nam
Nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ: Từ “người tiên phong” đến “cây đại thụ” của dòng nhạc vàng Việt Nam
[ad_1] HỒ SƠ NHẠC SĨ HOÀNG ANH THƠ Tên thật: Hoàng Thi Thơ Nghệ danh: Hoàng Thi Thơ, Tôn Nữ Trà My, Tôn Nữ Diễm Hồng, Bích Khê và Triệu...

Tượng đài âm nhạc Lưu Hữu Phước và 2 bài hát bất hủ về Bác Hồ kính yêu
Tượng đài âm nhạc Lưu Hữu Phước và 2 bài hát bất hủ về Bác Hồ kính yêu
[ad_1] Nhạc sĩ Lưu Hữu Phước là một nhà hoạt động chính trị lỗi lạc, có nhiều đóng góp cho sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc. Đặc biệt,...

“Phút cuối” – Lời tuyệt vọng nhạc sĩ Lam Phương viết cho đoạn tình oan trái
“Phút cuối” – Lời tuyệt vọng nhạc sĩ Lam Phương viết cho đoạn tình oan trái
[ad_1] CA KHÚC “PHÚT CUỐI” Tên các khúc: Phút cuối Nhạc sĩ sáng tác: Lam Phương Năm phát thành: 1971 Ca sĩ trình bày tiêu biểu: Túy Hồng – Diên...

“Người ngoài phố” – Bản tình ca bất hủ ra đời từ cảnh… không có tiền sắm Tết?
“Người ngoài phố” – Bản tình ca bất hủ ra đời từ cảnh… không có tiền sắm Tết?
[ad_1] CA KHÚC "NGƯỜI NGOÀI PHỐ" Tác giả: Anh Việt Thu Thể loại: Quê hương  Năm ra đời: Cuối thập niên 1960 Ca sĩ thể hiện tiêu biểu: Thanh Tuyền,...

Nhạc sĩ Từ Công Phụng và ca sĩ Từ Dung: Trai tài gặp giai nhân giúp nền tân nhạc có thêm cặp song ca ăn khách
Nhạc sĩ Từ Công Phụng và ca sĩ Từ Dung: Trai tài gặp giai nhân giúp nền tân nhạc có thêm cặp song ca ăn khách
[ad_1] Tài và sắc đã trói buộc Từ Công Phụng và Từ Dung vào nhau, để họ nên vợ thành chồng. Và nền tân nhạc có thêm một cặp song...

Nhạc sĩ Song Ngọc: Sống tận hiến với cuộc đời nghệ thuật đầy rực rỡ
Nhạc sĩ Song Ngọc: Sống tận hiến với cuộc đời nghệ thuật đầy rực rỡ
[ad_1] HỒ SƠ TIỂU SỬ NHẠC SĨ SONG NGỌC Tên thật: Nguyễn Ngọc Thương Nghệ danh: Song Ngọc, Hàn Sinh, Nguyên Hà, Hoàng Ngọc Anh, Anh Tuyến và Phương Sinh...

“Rong chơi cuối trời quên lãng” bản nhạc tình đau thương của Hoàng Thi Thơ
“Rong chơi cuối trời quên lãng” bản nhạc tình đau thương của Hoàng Thi Thơ
[ad_1] CA KHÚC "RONG CHƠI CUỐI TRỜI QUÊN LÃNG” Tên các khúc: Rong chơi cuối trời quên lãng  Nhạc sĩ: Hoàng Thi Thơ Năm phát thành: trước năm 1975 Ca...

LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN DÂY ĐÀN GUITAR CLASSICAL
LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN DÂY ĐÀN GUITAR CLASSICAL
[ad_1] Dây đàn guitar classic (cổ điển) là loại dây đàn được sử dụng cho đàn guitar classic. Nếu dây đàn guitar acoustic modern và dây đàn guitar điện được...

Vài thông tin hay về “Người tình mùa đông” – nhạc phẩm làm nên tên tuổi ca sĩ Như Quỳnh
Vài thông tin hay về “Người tình mùa đông” – nhạc phẩm làm nên tên tuổi ca sĩ Như Quỳnh
[ad_1] CA KHÚC "NGƯỜI TÌNH MÙA ĐÔNG" Nguyên tác: Miyuki Nakajima Lời Việt "Người tình mùa đông": Anh Bằng Lời Việt "Thuyền tình trên sông": Khúc Lan Lời Việt "Còn...

Bài báo cũ năm 1957 về Thái Hằng: Phẩm chất của một danh ca và sự điềm đạm, duyên dáng của người phụ nữ ở độ tuổi chín muồi
Bài báo cũ năm 1957 về Thái Hằng: Phẩm chất của một danh ca và sự điềm đạm, duyên dáng của người phụ nữ ở độ tuổi chín muồi
[ad_1] Danh ca Thái Hằng (tên thật là Phạm Thị Quang Thái) là người vợ tào khang của nhạc sĩ Phạm Duy và là thân mẫu của các ca sĩ...

CUỘC ĐỜI VÀ SỰ NGHIỆP CỦA ARNOLD BAX (1883 – 1953)
CUỘC ĐỜI VÀ SỰ NGHIỆP CỦA ARNOLD BAX (1883 – 1953)
[ad_1] Tên đầy đủ của Sir Arnold Bax là Arnold Edward Trevor Bax.Ông sinh ngày 8 tháng 12 năm 1883 tại Streatham, London, Anh Quốc và mất ngày 3 tháng...

3 KIẾN THỨC CẦN THIẾT KHI MUA ĐÀN CLASSIC
3 KIẾN THỨC CẦN THIẾT KHI MUA ĐÀN CLASSIC
[ad_1] Đối với những người mới học chơi đàn thì không thể bỏ qua việc sở hữu một cây đàn guitar classic cao cấp với thiết kế cổ điển, âm...