Nhạc sĩ Phạm Duy – “phù thủy” phổ nhạc cho thơ


Nhạc sĩ Phạm Duy chính là người đã đưa hồn thơ quyện vào tiếng nhạc, khiến nhạc và thơ vấn vít, giao hòa trong một vẻ đẹp quyến rũ, diệu kỳ.

Âm nhạc
Nguồn: Internet

Trình phổ thơ đạt đến độ thần tình

Nhạc sĩ Phạm Duy bắt đầu sự nghiệp nghệ thuật với vai trò ca sĩ của gánh hát Đức Huy. Sau đó, ông chuyển sang sáng tác và nghiên cứu. Phạm Duy không chỉ rất thành công trong việc vận dụng âm nhạc truyền thống dân tục vào các nhạc phẩm của mình mà còn có biệt tài phổ thơ. Ông được đánh giá là một trong những nhạc sĩ phổ thơ nhiều nhất, nổi tiếng nhất, điển hình là phổ thơ Cung Trầm Tưởng, Phạm Thiên Thư, Nguyễn Tất Nhiên, Minh Đức Hoài Trinh. Nhờ âm nhạc của Phạm Duy mà công chúng biết đến thơ của Phạm Văn Bình, Vũ Hữu Định…

Trong số hàng trăm nhạc sĩ nổi tiếng ở miền Nam lúc bấy giờ, có rất nhiều người thành công với việc phổ thơ, nổi tiếng nhất là Phạm Đình Chương, Anh Bằng, Ngô Thụy Miên… Nhưng xét về số lượng ca khúc được yêu thích thì có lẽ không ai sánh bằng Phạm Duy. Bởi ông từng được công nhận là “phù thủy” trong việc phổ nhạc cho thơ. Ông đã đưa hồn thơ quyện vào tiếng nhạc, khiến nhạc và thơ cứ vấn vít, giao hòa trong một  vẻ đẹp quyến rũ, diệu kỳ. Trình độ phổ thơ của ông đã đạt đến độ thần tình khi khéo léo đưa những giai điệu tinh tế nhập vào thơ, chắp cánh để thơ thăng hoa trong cõi bất tử. 



vi-sao-nhac-si-pham-duy-duoc-goi-la-phu-thuy-pho-tho-9
Không phải bài nào Phạm Duy phổ nhạc cũng hay cũng nổi tiếng nhưng ông biết cách dùng đủ mọi kỹ thuật một cách rất điêu luyện và những bài hát nhất của ông thì chưa ai hơn được

Nhạc phổ thơ của Phạm Duy được đánh giá, đa dạng về tiết tấu, phong phú trong cảm xúc, lúc trữ tình, thi vị (phổ “Cô gái hái mơ” của Nguyễn Bính, “Tiếng sáo Thiên Thai” của Thế Lữ) lúc lại buồn hiu hắt (phổ “Ngậm ngùi” của Huy Cận, “Còn chút gì để nhớ” của Vũ Hữu Định). Nhưng cũng có lúc bi hùng khi phổ thơ Quang Dũng; hay lúc sâu thẳm tâm linh khi phổ thơ Phạm Thiên Thư; và cũng có lúc mộng mị, siêu thực khi phổ thơ Hàn Mặc Tử, Bích Khê…; đương nhiên, cũng có cả lúc vừa trong sáng, gợi cảm, vừa điêu luyện, hài hòa khiến người nghe phải say mê. 

Giáo sư Trần Văn Khê (người bạn thân thiết của nhạc sĩ Phạm Duy) trong chương trình “Thơ phổ nhạc” do hiệp hội UNESCO Hà Nội tổ chức đã dẫn ra 2 ví dụ về tài phổ thơ của Phạm Duy. Đó là câu ca dao: “Trèo lên cây bưởi hái hoa” được phổ thành: “Trèo lên/lên/trèo lên/trèo lên/lên/trèo lên/lên cây bưởi/hái hoa” (Nụ tầm xuân) khiến cho người nghe cảm thấy như có một con người thật đang thực hiện hành động trèo lên đó.

Ví dụ thứ hai là câu thơ: “Hai Kiều e lệ nép vào dưới  hoa” (Truyện Kiều – Nguyễn Du) đã được nhạc sĩ Phạm Duy linh hoạt thay đổi vị trí, phổ thành “Khép nép bên hoa/ Khép nép bên hoa/ hai Kiều” tạo nên cảm giác như cánh tay chỉ về phía hai nàng Kiều đang thẹn thùng, e lệ bên hoa.

Cái tài quyện hồn thơ vào tiếng nhạc

Không chỉ thuần thục đưa nhạc vào thơ, nhạc sĩ Phạm Duy còn rất tài tình khi quyện hồn thơ vào tiếng nhạc. Đơn cử như bức tranh quê được vẽ ra từ nỗi hoài hương: “Quê hương ơi! Bóng đa ôm đàn em bé/ Nắng trưa im lìm trong lá/ Những con trâu lành trên đồi/ Nằm mộng gì? Chờ nghe tôi thổi khúc sáo chơi vơi” (Tình hoài thương).

Hay như cảnh chiều yên ả, thanh bình, Phạm Duy viết: “Chiều ơi/Lúc chiều về rợp bóng nương khoai/Trâu bò về giục mõ xa xôi/ơi chiều/Chiều ơi/Áo chàm về quảy lúa trên vai/In hình vào sương núi chơi vơi/Ơi chiều” (Nương chiều).



vi-sao-nhac-si-pham-duy-duoc-goi-la-phu-thuy-pho-tho-8
“Nương chiều” của Phạm Duy

Và không thể quên được những ca từ nhẹ nhàng như xuyên thấm vào chỗ sâu thẳm nhất trong tim mỗi con người. Từ đó khơi dậy những tình cảm sáng trong dành cho quê hương xứ sở: “Tôi yêu tiếng nước tôi từ khi mới ra đời, người ơi/Mẹ hiền ru những câu xa vời/ À à ơi! Tiếng ru muôn đời/Tiếng nước tôi! Bốn ngàn năm ròng rã buồn vui/Khóc cười theo mệnh nước nổi trôi, nước ơi”.

Ca từ trong âm nhạc của Phạm Duy là thơ. Những vần thơ này quá đỗi tài hoa. Nếu đứng riêng với nhạc, nó xứng đáng được xem là một bài thơ thực thụ. 

Chất thơ ngập tràn trong lời Việt nhạc ngoại

Chất thơ trong ca từ của Phạm Duy còn được thể hiện một cách tinh tế, đặc sắc khi ông đặt lời Việt cho các ca khúc ngoại quốc. Đó là những dòng thơ đầy lãng mạn trong ca khúc “Dòng sông xanh” (The Blue Danube): “Ánh dương lên xôn xao/ Hai ven bờ sông sâu/ Cười ròn tiếng người/ Đẹp lòng sớm mai/ Những cô em tươi môi ngồi giặt yếm yên vui/ Thả ý thắm theo người chở gió về xuôi”.



vi-sao-nhac-si-pham-duy-duoc-goi-la-phu-thuy-pho-tho-7
Ca khúc “Trở về mái nhà xưa”

Suốt cuộc đời sống với âm nhạc, Phạm Duy tự nguyện làm chàng lãng từ hát rong của thời đại, dùng những nhạc phẩm của mình mà “khóc cười theo mệnh nước nổi trôi”. Với những “Khúc ca thơ” vấn vít giữa âm nhạc và thi ca ấy, ông xứng đáng được mệnh danh là nhạc sĩ – thi sĩ chân chính, một trong những người khổng lồ của nền tân nhạc Việt Nam thế kỷ 20.



Theo Amnhac.net

Các bài viết khác:
CUỘC ĐỜI VÀ SỰ NGHIỆP CỦA WILTOLD LUTOSLAWSKI (1913-1994)
CUỘC ĐỜI VÀ SỰ NGHIỆP CỦA WILTOLD LUTOSLAWSKI (1913-1994)
[ad_1] Âm nhạc Ba Lan nửa sau thế kỷ 20 xuất hiện một nhân vật có nhiều đóng góp vào tiến trình phát triển – nhà soạn nhạc Witold Lutoslawski...

Hoàn cảnh ra đời ca khúc “Trúc đào”: Nhạc thơ tràn muôn lối!
Hoàn cảnh ra đời ca khúc “Trúc đào”: Nhạc thơ tràn muôn lối!
[ad_1] CA KHÚC “TRÚC ĐÀO" Tên các khúc: Trúc đào Nhạc sĩ sáng tác: Anh Bằng Phổ thơ: "Trúc đào" của Nguyễn Tất Nhiên Năm phát thành: 1980 Ca sĩ trình...

BÍ QUYẾT THỂ HIỆN CẢM XÚC TRONG ÂM NHẠC
BÍ QUYẾT THỂ HIỆN CẢM XÚC TRONG ÂM NHẠC
[ad_1] Bạn có thể thể hiện rõ ràng cảm xúc của mình trong âm nhạc không? Một trong những khả năng lớn nhất mà bạn có thể có với tư cách...

“Kiếp nghèo” đưa chàng nhạc sĩ nhập cư Lam Phương một bước lên mây, trở thành đại gia nức tiếng một thời
“Kiếp nghèo” đưa chàng nhạc sĩ nhập cư Lam Phương một bước lên mây, trở thành đại gia nức tiếng một thời
[ad_1] CA KHÚC “KIẾP NGHÈO" Tên các khúc: Kiếp nghèo Nhạc sĩ sáng tác: Lam Phương Năm phát thành: 1954 Ca sĩ trình bày tiêu biểu: Thanh Thúy, Thanh Tuyền,... Hoàn cảnh...

Hồi ức về Trường ca “Sông Lô’’ của nhạc sĩ Văn Cao
Hồi ức về Trường ca “Sông Lô’’ của nhạc sĩ Văn Cao
[ad_1] Trong cuốn hồi ký “Văn Cao - Đời & nghiệp" do nhà thơ Văn Thao – con trai nhạc sĩ Văn Cao viết có một bài viết về hoàn...

Nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ: Từ “người tiên phong” đến “cây đại thụ” của dòng nhạc vàng Việt Nam
Nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ: Từ “người tiên phong” đến “cây đại thụ” của dòng nhạc vàng Việt Nam
[ad_1] HỒ SƠ NHẠC SĨ HOÀNG ANH THƠ Tên thật: Hoàng Thi Thơ Nghệ danh: Hoàng Thi Thơ, Tôn Nữ Trà My, Tôn Nữ Diễm Hồng, Bích Khê và Triệu...

Tượng đài âm nhạc Lưu Hữu Phước và 2 bài hát bất hủ về Bác Hồ kính yêu
Tượng đài âm nhạc Lưu Hữu Phước và 2 bài hát bất hủ về Bác Hồ kính yêu
[ad_1] Nhạc sĩ Lưu Hữu Phước là một nhà hoạt động chính trị lỗi lạc, có nhiều đóng góp cho sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc. Đặc biệt,...

“Phút cuối” – Lời tuyệt vọng nhạc sĩ Lam Phương viết cho đoạn tình oan trái
“Phút cuối” – Lời tuyệt vọng nhạc sĩ Lam Phương viết cho đoạn tình oan trái
[ad_1] CA KHÚC “PHÚT CUỐI” Tên các khúc: Phút cuối Nhạc sĩ sáng tác: Lam Phương Năm phát thành: 1971 Ca sĩ trình bày tiêu biểu: Túy Hồng – Diên...

“Người ngoài phố” – Bản tình ca bất hủ ra đời từ cảnh… không có tiền sắm Tết?
“Người ngoài phố” – Bản tình ca bất hủ ra đời từ cảnh… không có tiền sắm Tết?
[ad_1] CA KHÚC "NGƯỜI NGOÀI PHỐ" Tác giả: Anh Việt Thu Thể loại: Quê hương  Năm ra đời: Cuối thập niên 1960 Ca sĩ thể hiện tiêu biểu: Thanh Tuyền,...

Nhạc sĩ Từ Công Phụng và ca sĩ Từ Dung: Trai tài gặp giai nhân giúp nền tân nhạc có thêm cặp song ca ăn khách
Nhạc sĩ Từ Công Phụng và ca sĩ Từ Dung: Trai tài gặp giai nhân giúp nền tân nhạc có thêm cặp song ca ăn khách
[ad_1] Tài và sắc đã trói buộc Từ Công Phụng và Từ Dung vào nhau, để họ nên vợ thành chồng. Và nền tân nhạc có thêm một cặp song...

Nhạc sĩ Song Ngọc: Sống tận hiến với cuộc đời nghệ thuật đầy rực rỡ
Nhạc sĩ Song Ngọc: Sống tận hiến với cuộc đời nghệ thuật đầy rực rỡ
[ad_1] HỒ SƠ TIỂU SỬ NHẠC SĨ SONG NGỌC Tên thật: Nguyễn Ngọc Thương Nghệ danh: Song Ngọc, Hàn Sinh, Nguyên Hà, Hoàng Ngọc Anh, Anh Tuyến và Phương Sinh...

“Rong chơi cuối trời quên lãng” bản nhạc tình đau thương của Hoàng Thi Thơ
“Rong chơi cuối trời quên lãng” bản nhạc tình đau thương của Hoàng Thi Thơ
[ad_1] CA KHÚC "RONG CHƠI CUỐI TRỜI QUÊN LÃNG” Tên các khúc: Rong chơi cuối trời quên lãng  Nhạc sĩ: Hoàng Thi Thơ Năm phát thành: trước năm 1975 Ca...

LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN DÂY ĐÀN GUITAR CLASSICAL
LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN DÂY ĐÀN GUITAR CLASSICAL
[ad_1] Dây đàn guitar classic (cổ điển) là loại dây đàn được sử dụng cho đàn guitar classic. Nếu dây đàn guitar acoustic modern và dây đàn guitar điện được...

Vài thông tin hay về “Người tình mùa đông” – nhạc phẩm làm nên tên tuổi ca sĩ Như Quỳnh
Vài thông tin hay về “Người tình mùa đông” – nhạc phẩm làm nên tên tuổi ca sĩ Như Quỳnh
[ad_1] CA KHÚC "NGƯỜI TÌNH MÙA ĐÔNG" Nguyên tác: Miyuki Nakajima Lời Việt "Người tình mùa đông": Anh Bằng Lời Việt "Thuyền tình trên sông": Khúc Lan Lời Việt "Còn...

Bài báo cũ năm 1957 về Thái Hằng: Phẩm chất của một danh ca và sự điềm đạm, duyên dáng của người phụ nữ ở độ tuổi chín muồi
Bài báo cũ năm 1957 về Thái Hằng: Phẩm chất của một danh ca và sự điềm đạm, duyên dáng của người phụ nữ ở độ tuổi chín muồi
[ad_1] Danh ca Thái Hằng (tên thật là Phạm Thị Quang Thái) là người vợ tào khang của nhạc sĩ Phạm Duy và là thân mẫu của các ca sĩ...

Hợp âm xem nhiều

01. Nguyện Chúa ân ban - Chân Trần

02. Cho anh tựa vào vai em - Văn Tứ Quý

03. 100% yêu em (Trăm phần trăm yêu em) - Bảo Thạch

04. Em cũng đã khác - Khánh Đơn

05. Tình em biển cả - Nguyễn Đức Toàn

06. Tình yêu muôn thuở (Khi yêu thương biến thành thói quen – 当爱变成习惯) - Nhạc Hoa

07. Tâm sự của ta - Vũ

08. Cứ như thế - Nguyễn Hoàng Anh

09. Bóng đêm - Đức Vũ

10. Cánh hồng và nỗi nhớ - Joseph Nguyen (Quốc Hải)

11. Xin em hãy gõ 3 tiếng (Knock three times) - Tony Orlando & Dawn

12. Người mới - Đạt Long Vinh

13. Tôi yêu kiêu sa và đơn sơ - Đang cập nhật

14. Người còn nhớ lời ru nào rất ngọt - Trang Thanh Trúc

15. Mẹ năm 2000 (Rong ca 3) - Phạm Duy

16. Yêu thương là còn mãi - Lệ Ngọc

17. Một trò chơi, một giấc mơ (One game, one dream – yī cháng yóu xì yī cháng mèng – 一場遊戲一場夢) - Nhạc Hoa

18. Loài hoa đoạn trường - Trần Quan Long

19. Je vous salue madame - Christophe

20. Mong em thứ tha - Đinh Tùng Huy

21. Mai em ra đi - Văn Vũ

22. Cứ làm gì em thấy vui - Khánh Đơn

23. Kiếp làm thuê - Nhạc chế

24. Đừng trách người ơi - Lê Hựu Hà

25. Dòng sông thi ca - An Thuyên

26. Những giọt cà phê - Lê Dinh

27. Nước mắt long lanh - Vũ Đức Nghiêm

28. Ngày Về Quê Hương - Tuấn Tăng

29. Dang dở tình buồn - Cao Nhật Minh

30. Chí cốt ca – Sư tử trắng MV - Nhạc Hoa