“Người đi đi ngoài phố…”: Ẩn sau giai âm nhẹ nhàng là chuyện tình đầu mong mong


Nhạc sĩ Anh Việt Thu hoạt động nghệ thuật tại Sài Gòn. Các nhạc phẩm của ông đã quá quen thuộc với khán giả nhiều thế hệ như: Hai vì sao lạc, Đa tạ, Tám điệp khúc, Người ngoài phố…

Trong đó, “Người ngoài phố” là một trong những ca khúc được yêu thích nhất làng nhạc vàng. Theo nhạc sĩ Thanh Sơn kể lại, Anh Việt Thu đã nhớ lại mối tình đầu khoảng 10 năm trước đó để sáng tác nên “Người ngoài phố”.

“Người đi đi ngoài phố, chiều nắng tắt bên song

Người đi đi ngoài phố, bóng dáng xưa êm đềm

Thành ghế đá chiều công viên

Ngày xưa, ngày xưa đã hết rồi…”

Khi duyên tình lỡ làng, một mình quay lại nơi đã từng ghi dấu kỷ niệm một thời yêu dấu, một mình đi ngoài phố với nỗi buồn hiu quạnh dẫu phố vẫn đông người qua lại. Chiều nắng tắt bên song như chuyện tình ngày xưa lịm tắt.



doi-loi-cam-nhan-ve-nhac-pham-bat-hu-nguoi-ngoai-pho-0
“Người ngoài phố” là ca khúc nhạc vàng rất nổi tiếng của Anh Việt Thu

Người đi đi ngoài phố, nghe hàng ghế đá lặng câm chiều công viên lá đổ. Không còn những buổi hò hẹn để “ngóng em kiên khổ từng giờ”. Cũng không còn những chiều sánh bước bên nhau xào xạc lá vàng bay. Bóng dáng năm xưa giờ mịt mù bụi đỏ thời gian. Chuyện ngày xưa tựa như cơn mộng đã tan thành mây khói.

Hai từ “ngày xưa” được lặp đi lặp lại nhiều lần với tiết tấu dần dần trùng xuống tựa như nỗi niềm buồn thương luyến nhớ và “ngày xưa đã hết rồi” nghe như lời thở dài tiếc nuối xót xa…

“Người đi đi ngoài phố, chừng bỡ ngỡ bơ vơ

Người đi đi ngoài phố, mấy dấu chân lạc loài

Hình bóng cũ người xa xưa

Còn đâu, còn đâu?

Tình duyên đã lỡ làng…”

Người đi đi ngoài phố giờ đây bỡ ngỡ bơ vơ với con đường từng kề vai chung bước, cùng ước mộng êm đềm, cùng mơ về tương lai hạnh phúc. Giờ đây, chỉ còn mình ta lẻ bóng, đường xưa cảm giác xa lạ vô cùng. Lửa nồng yêu đương ngày nào đã vụt tắt và cuộc “đời vắng em rồi say với ai”.

Bước chân đi lạc loài trên hè phố cũ, anh cô đơn chỉ còn lại bóng mình lẻ loi. Dáng kiều năm xưa đã thành bóng cũ, mịt mờ trong hư không? Tình yêu còn đâu, còn đâu? Khi em bây giờ như cánh chim bay về phương trời xa lạ. Những nốt nhạc lại chùng xuống tựa như lời muộn đau thương thảng thốt pha chút đắng cay:

“Thôi chia tay nhau từ đây, nghe nước mắt vây quanh

Biết lỡ yêu đương, sẽ đau thương suốt cả một đời

Nhưng mấy khi tình đầu, kết thành mong ước

Mấy khi tình đầu, kết trọn mộng đâu em…”

Tình yêu trong trái tim còn đậm đà thiết tha lắm, tâm tình của người đi trên phố sâu nặng lắm mới “nghe nước mắt vây quanh” khi chay tay nhau. Lời nhạc như lời trần tình của kẻ si tình, khóc nghẹn cho duyên kiếp lỡ làng, mang vết thương lòng suốt đời.



doi-loi-cam-nhan-ve-nhac-pham-bat-hu-nguoi-ngoai-pho-7
Người đi đi ngoài phố…

Dẫu đau thương khi tình duyên không thành nhưng tác giả không hề hờn giận, oán trách người cũ. Bởi xưa nay, tình đầu luôn là tình dang dở. Như để tự an ủi về duyên phận lỡ làng của mình.

“Xin từ giã đường phố trắng mưa mau

Làm chim bay mỏi cánh

Nước mắt đêm tạ từ

Thành phố cũ người yêu xưa

Còn đâu, còn đâu? Giờ đây xin giã từ”

Đoạn cuối của ca khúc tựa như lời giã từ với giai điệu thương sầu tha thiết. Đường phố vui năm xưa bên nhau bên giờ là “đường phố trắng mưa mau”. Mưa trắng ngoài trời hay mưa trắng trong lòng, đều mang niềm ray rứt tiếc nhớ mộng xưa.

Người đi đi ngoài phố, thương hoài không nguôi về kỷ niệm êm đềm của mối tình đầu. Trước khi rời phố cũ, xin từ giã đường xưa để mai “làm chim bay mỏi cánh” về phương trời khác. Nỗi buồn thương đọng hết trong câu hát “nước mắt đêm giã từ”. 

Mối tình đầu dang dở nhưng lại là chuyện tình khắc cốt ghi tâm, chứa đựng những kỷ niệm đầu đời trong sáng nhất…



Theo Amnhac.net

Các bài viết khác:
“Mùa xuân đó có em” – ca khúc nổi tiếng ra đời trong tâm trạng lo âu của Anh Việt Thu
“Mùa xuân đó có em” – ca khúc nổi tiếng ra đời trong tâm trạng lo âu của Anh Việt Thu
[ad_1] VỀ CA KHÚC"MÙA XUÂN ĐÓ CÓ EM" Tên ca khúc: Mùa xuân đó có em Nhạc sĩ sáng tác: Anh Việt Thu Thể loại: Nhạc xuân Năm ra đời:...

Ca khúc “Niệm khúc cuối” của Ngô Thụy Miên: Bản tình ca đẹp nhất, cao thượng nhất và nam tính nhất
Ca khúc “Niệm khúc cuối” của Ngô Thụy Miên: Bản tình ca đẹp nhất, cao thượng nhất và nam tính nhất
[ad_1] CA KHÚC "NIỆM KHÚC CUỐI" Nhạc sĩ sáng tác: Ngô Thụy Miên Năm ra đời: 1971 Thể loại: Tình ca Ca sĩ thể hiện tiêu biểu: Tuấn Ngọc, Khánh...

Hoàn cảnh ra đời ca khúc “Giọt lệ đài trang”: Tiếc thương nàng tiểu thư khuê cát một thời!
Hoàn cảnh ra đời ca khúc “Giọt lệ đài trang”: Tiếc thương nàng tiểu thư khuê cát một thời!
[ad_1] CA KHÚC “GIỌT LỆ ĐÀI TRANG” Tên ca khúc: Giọt lệ đài trang Nhạc sĩ sáng tác: Châu Kỳ Thể loại: Nhạc trữ tình Năm phát thành: 1969 Ca...

Ý thức thực tế về hoàn cảnh đất nước trong âm nhạc của Anh Bằng
Ý thức thực tế về hoàn cảnh đất nước trong âm nhạc của Anh Bằng
[ad_1] Dưới đây là đôi lời bình phẩm về âm nhạc của Anh Bằng được nhà thơ Du Tử Lê viết vào tháng 9 năm 2011. Tôi không biết trước...

Phạm Duy – Khánh Ngọc và cuộc tình ngoài luồng bùng cháy từ phim?
Phạm Duy – Khánh Ngọc và cuộc tình ngoài luồng bùng cháy từ phim?
[ad_1] Ca sĩ Khánh Ngọc tên thật là Hàn Thị Lan ANh (SN 1937) tại Hà Nội. Bà là trái ngọt của mối tình mẹ Việt cha người Minh Hương....

Ca sĩ Tuấn Vũ: Cuộc đời nhiều thăng trầm của “phượng hoàng không mỏi” đình đám nhất nhì làng nhạc hải ngoại
Ca sĩ Tuấn Vũ: Cuộc đời nhiều thăng trầm của “phượng hoàng không mỏi” đình đám nhất nhì làng nhạc hải ngoại
[ad_1] HỒ SƠ - TIỂU SỬ CA SĨ TUẤN VŨ Tên thật: Nguyễn Văn Tài. Nghệ danh: Tuấn Vũ. Ngày sinh: 16/12/1959. Quê quán: Bình Thuận (nguyên quán Nghệ An)....

Hoàn cảnh ra đời ca khúc “Không”: Nỗi khắc khoải về mối tình đầu khó quên
Hoàn cảnh ra đời ca khúc “Không”: Nỗi khắc khoải về mối tình đầu khó quên
[ad_1] CA KHÚC “KHÔNG” Tên ca khúc: Không Nhạc sĩ sáng tác: Nguyễn Ánh 9 Thể loại: Nhạc trữ tình Năm phát hành: 1970 Ca sĩ thể hiện: Khánh Ly...

NGHỆ NHÂN HIROSHI TAMURA – HUYỀN THOẠI CHẾ TÁC GUITAR NHẬT BẢN
NGHỆ NHÂN HIROSHI TAMURA – HUYỀN THOẠI CHẾ TÁC GUITAR NHẬT BẢN
[ad_1] Tamura là họ của hai bậc thầy nổi tiếng làm đàn guitar tại Nhật Bản thập niên 1950-1980 “gồm có Hiroshi và Mitsuru, trong đó Hiroshi lớn hơn Mitsuru”....

Thiên tình sử Đoàn Chuẩn – Thanh Hằng: Nàng thơ áo xanh khiến chàng công tử hào hoa mê đắm một đời!
Thiên tình sử Đoàn Chuẩn – Thanh Hằng: Nàng thơ áo xanh khiến chàng công tử hào hoa mê đắm một đời!
[ad_1] Khoảng giữa thập niên 1950, danh ca Thanh Hằng (NSUT Lê Hằng sau này) là bóng hồng nổi danh trong những tình khúc bất hủ của chàng nhạc sĩ...

“Thương nhau ngày mưa” – bản tình ca ít chất sầu nhất của nhạc sĩ Nguyễn Trung Cang
“Thương nhau ngày mưa” – bản tình ca ít chất sầu nhất của nhạc sĩ Nguyễn Trung Cang
[ad_1] Bằng tài hoa của mình, nhạc sĩ Nguyễn Trung Cang đã cho những tiếng mưa một "nhan sắc" khác, ít buồn, ít sầu hơn qua ca khúc "Thương nhau...

Cùng nhà thơ Du Tử Lê bước vào khu rừng tình khúc của nhạc sĩ Anh Bằng
Cùng nhà thơ Du Tử Lê bước vào khu rừng tình khúc của nhạc sĩ Anh Bằng
[ad_1] Với hàng ngàn ca khúc được sáng tác từ hơn nửa thế kỷ qua, ở mọi thể loại từ nhạc quê hương, đất nước, đến chiến tranh, xã hội...

“Trả lại thoáng mây bay” của Hoàng Thanh Tâm: Đến khi nào tình mới thôi xót xa?
“Trả lại thoáng mây bay” của Hoàng Thanh Tâm: Đến khi nào tình mới thôi xót xa?
[ad_1] CA KHÚC "TRẢ LẠI THOÁNG MÂY BAY” Tên các khúc: Trả lại thoáng mây bay  Nhạc sĩ: Hoàng Thanh Tâm Năm phát thành: 1980 Ca sĩ trình bày tiêu...

“Hoa sứ nhà nàng”: Nhạc phẩm nổi tiếng nhất thập niên 1980 và cũng bị hát sai lời nhiều nhất
“Hoa sứ nhà nàng”: Nhạc phẩm nổi tiếng nhất thập niên 1980 và cũng bị hát sai lời nhiều nhất
[ad_1] CA KHÚC "HOA SỨ NHÀ NÀNG" Sáng tác: Hoàng Phương, Hoài Nam Thể loại: Nhạc vàng Năm ra đời: Cuối thập niên 1960 Năm phát hành: 1972 Ca sĩ...

Nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ lý giải ý nghĩa câu hát “Nào ngờ em sang ngang khi xuân chưa tàn…”
Nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ lý giải ý nghĩa câu hát “Nào ngờ em sang ngang khi xuân chưa tàn…”
[ad_1] VỀ CA KHÚC "ĐƯỜNG VỀ LỐI CŨ" Tên ca khúc: Đường về lối cũ Nhạc sĩ sáng tác: Hoàng Thi Thơ Năm ra đời: 1958 Thể loại: Nhạc quê...

Trích lại tư liệu xưa về nghệ sĩ Bích Hợp – “đệ nhất đào thương Bắc Hà”: Một nữ diễn viên thùy mị với cuộc đời nhiều biến cố
Trích lại tư liệu xưa về nghệ sĩ Bích Hợp – “đệ nhất đào thương Bắc Hà”: Một nữ diễn viên thùy mị với cuộc đời nhiều biến cố
[ad_1] Nếu làng tân nhạc có nhiều danh ca có nghệ danh bắt đầu bằng chữ Minh như Minh Đỗ, Minh Diệu, Minh Trang, Minh Tần; thì lĩnh vực cải...

Hợp âm xem nhiều

01. Nửa mảnh hồn trôi - Phan Thanh Tâm

02. La bàn - Hoàng Dũng

03. Kiếp duyên không thành thôi đành cách xa (Wǒ zēng ài guò yī gè rén – 我曾爱过一个人) - Nhạc Hoa

04. Quê hương trong ta - Nguyễn Đình Hòa

05. Xin lỗi Chúa - Lê Đức Hùng

06. On my way - Alan Walker

07. Chỉ tại vô tình - Hồ Ngọc Hà

08. Cho anh yêu em - Hồ Trung Dũng

09. Tủi phận mồ côi - Trần Diệp

10. Và hôm nay - Trúc Hồ

11. Dĩ vãng từ đây - Văn Vũ

12. Yêu thương ngược lối - Nguyễn Ngọc Thuấn

13. Quy Nhơn chiều biển nhớ - Thanh Hưng

14. Đã biết sẽ có ngày hôm qua - Trịnh Thăng Bình

15. Cà phê sáng - Đinh Xuân Tấn

16. Lặng lẽ - Kỳ Anh

17. Thổn thức - Bùi Lê Văn

18. Tưởng niệm - Trầm Tử Thiêng

19. Tình yêu cô đơn - Mỹ Huyền

20. Tình đơn côi 2 (Tình ca độc thân 單身情歌) - Nhạc Hoa

21. Liên khúc Tôi muốn & Yêu người và yêu đời - Lê Hựu Hà

22. Chỉ sợ anh không gật đầu - DC Tâm

23. Đêm đen - Lm. Nguyễn Đức Dũng

24. Người bên gối và người trong tim (Zhěn biān rén yǔ xīn shàng rén – 枕边人与心上人) - Nhạc Hoa

25. Rung động - Nguyễn Đức Cường

26. Hồn thu - Hienmagaz (Ve chai)

27. Mùa đông - Lê Dinh

28. Cô chủ nhiệm - Nguyễn Văn Trung

29. Em mãi đi tìm - Trần Quang Lộc

30. Vong Tiện (忘羡 – Trần tình lệnh OST) - Nhạc Hoa