“Dạ khúc cho tình nhân” của Lê Uyên Phương: Lời cuối dành cho cuộc tình mê đắm!


CA KHÚC “DẠ KHÚC CHO TÌNH NHÂN”

  • Tên các khúc: Dạ khúc cho tình nhân

  • Nhạc sĩ: Lê Uyên Phương

  • Năm phát thành: 1968

  • Ca sĩ trình bày tiêu biểu: Lê Uyên và Phương

Hoàn cảnh ra đời ca khúc “Dạ khúc cho tình nhân” của nhạc sĩ Lê Uyên Phương

Âm nhạc của Lê Uyên Phương là một kiểu nhạc lãng tử, mang đậm màu sắc tình yêu khắc khoải, rã rời của tuổi trẻ trong thời tao loạn. Những bài hát ấy dù buồn thương, đau đớn đến tận cùng nhưng lại luôn đong đầy triết lý về cuộc đời, tình đời của nhân thế.

Cuộc đời của Lê Uyên và Phương là âm nhạc, cũng là tình yêu, tuy hai mà một. Và bản tình ca đầy tình ca đầy tính hiện sinh như “Dạ khúc cho tình nhân” chính là minh chứng sống cho cuộc tình lãng mạn, vượt qua mọi lằn ranh của sự sống và cái chết, vượt qua cả những bệnh tật khổ đau, nghiệt ngã ở cõi đời để trở thành vĩnh cửu.



hoan-canh-ra-doi-da-khuc-cho-tinh-nhan-cua-le-uyen-phuong
Chân dung vợ chồng nhạc sĩ Lê Uyên Phương

Tương tự như những ca khúc khác của Lê Uyên Phương, “Dạ khúc cho tình nhân” chất chứa trong đó là sự yêu thương, niềm nhung nhớ, quyến luyến và nỗi đợi chờ tình yêu trong vô vọng. Bài hát này được ông viết vào năm 1968, khi mà ông vẫn còn ở Đà Lạt, còn người yêu là Lê Uyên (Lâm Phúc Anh) đang bị gia đình “giam lỏng” ở nhà tại Chợ Lớn, Sài Gòn để chia cách tình yêu của họ. Trong tình cảnh ngặt nghèo ấy, nhạc sĩ Lê Uyên Phương cảm thấy chuyện tình của mình mong manh và buồn như “nỗi chết”. Những giao cảm mãnh liệt ấy đã khiến ông đặt bút viết “Dạ khúc cho tình nhân” trong niềm nhung nhớ khôn nguôi.

Khi trình diễn bài này trên sân khấu, có lẽ là lần cuối cùng vào năm 1999, chỉ vài tháng trước khi qua đời, nhạc sĩ Lê Uyên Phương đã nói rằng ca khúc “Dạ khúc cho tình nhân” được ông viết vào thời điểm một ngày vừa chấm dứt để chuẩn bị cho ngày kế tiếp. Nguyên văn lời nói của nhạc sĩ như sau: “Sự kết thúc của một ngày, có thể là ngày bình an cho một ngày kế tiếp bình an, cũng có thể là một ngày bất an cho ngày kế tiếp bất an. Đứng trước sự chuyển dịch thời gian ấy, trong bóng tối, tôi đã nghĩ tới người yêu. Trong tận sâu tâm hồn, tôi ao ước rằng khi bình minh trở lại thì những đôi tình nhân lại được cùng chung số phận trong đời”.

Đôi lời bình phẩm ca khúc “Dạ khúc cho tình nhân” của nhạc sĩ Lê Uyên Phương

Ngày em thắp sao trời

Chờ trăng gió lên khơi

Mà mưa bão tơi bời

Một ngày mưa bão không rơi

Trong bài hát, nhạc sĩ Lê Uyên Phương đã sử dụng những ca từ rất trừu tượng, nấu chỉ nghe thoáng qua vài lần thì chắc hẳn ít người có thể hiểu ý nghĩa của nó. Trong đoạn đầu, ông đã sử dụng những hình ảnh mang đầy tính ẩn dụ thường xuất hiện trong văn thơ như “sao trời”, “trăng gió”, “mưa bão”,… với nhịp điệu rất vội vã để bày tỏ cơn sóng lòng đang trào dâng dữ dội bên trong.

Trên đôi vai thanh xuân

Ướp hôn nồng bên gối đắm say

Ánh sao trời theo gió rụng rơi đầy.

Cùng rót bao nhiêu ngày hoang

Cùng đếm bao nhiêu mộng tàn

Ru người yêu dấu trong vùng trời đêm…

Đối với nhạc sĩ Lê Uyên Phương, cô người yêu Lâm Phúc Anh chính là ánh sao trời thắp sáng quãng đời thầy xuân u hoài, chán nản của ông. Trong những ngày tháng dông dài, lê thê ấy, đã có một người đến bên, làm cho cuộc đời ông trở nên bừng sáng. Người ấy đã thắp lên hy vọng về một ngày trắng gió lên khơi, để đôi tình nhân cùng nhau phiêu du trong vùng trời viễn mộng.



hoan-canh-ra-doi-da-khuc-cho-tinh-nhan-cua-le-uyen-phuong-1
Lời ca khúc “Dạ khúc cho tình nhân” của nhạc sĩ Lê Uyên Phương

Thế nhưng thật không may, “ánh sao trời” ấy đã bị mưa bão làm cho rơi rụng, giấc mộng cũng theo đó mà úa tàn. Trong những tháng xa biền biệt ấy, chàng nhạc sĩ chỉ biết ngóng trông, thì thầm với màn đêm những tâm sự, u hoài trong lòng.

Vừa hoa nở tươi môi

Tình nhân đã xa xôi

Ðời ngăn cách nhau hoài

Một lần thôi đã không thôi

Yêu nhau trong lo âu

Biết bao lần tha thiết nhớ mong

Lá hoa rừng màu xóa đường quay về.

Những cuộc gặp vội vã rồi lại chia xa, gần đó rồi xa đó khiến nỗi nhớ nhung mỗi ngày một lớn. Tình yêu cứ vậy chìm ào nỗi lo âu, bởi đôi tình thân chẳng thế biết được rằng, sớm mai đây, ngày mới sẽ là một ngày bình an hay bất an, là ngày ngăn cách hay gặp gỡ.

Làm ánh sao đêm lẻ loi

Màu tối gương bên đèn soi

Ân tình sâu vẫn trong đời thủy chung.

Ðời mãi mãi mãi cách xa

Dòng nước mắt nóng tiễn đưa

Xin cho lần cuối…

Tình ấy đắm đuối thiết tha

Vì qua bao nhiêu điêu linh

Xót xa đắng cay trong đời.

Rồi khi trở về căn phòng tối với 4 bức tường cô đơn, lạnh lẽo, chỉ còn mình ta đối mặt với đêm tàn. Cảnh đêm tĩnh mịch làm cho nỗi lo âu, nhung nhớ cuồn cuội trỗi dậy. Tình đôi ta còn tha thiết, đắm xây như vậy… sao đời nỡ cách xa.

Màn đêm mở huyệt sâu

Mộng đầu xin dài lâu

Một vì sao lạ rơi,

Nghe hồn tê tái

Trên dòng hương khói bay…

Ái ân ơi đừng phụ lòng ta

Nhớ thương sâu xin gởi người xa

Khóc nhau trong cuộc đời…

Giấc mơ xưa khăn phủ vành sô

Có yêu nhau ngọt ngào tìm nhau

Chết bên nhau thật là hồn nhiên!

Trong âm nhạc của Lê Uyên Phương chúng ta sẽ thấy có nhiều lần ông nhắc về cái chết. Ở thời đại của ông, người ta thường sống trong nỗi lo âu và đối diện với cái chết thường trực. Chính vì thế, mỗi khi nghĩ đến cái chết họ lại càng trân quý những giây phút ở bên nhau, bởi có thể ngày mai hoặc sớm hơn nữa thôi, họ có thể không còn bên nhau được nữa.



Theo Amnhac.net

Các bài viết khác:
Nhạc sĩ Dương Thiệu Tước: Gửi hồn dân tộc trên điệu Tây phương
Nhạc sĩ Dương Thiệu Tước: Gửi hồn dân tộc trên điệu Tây phương
[ad_1] HỒ SƠ TIỂU SỬ NHẠC SĨ DƯƠNG THIỆU TƯỚC Tên khai sinh: Dương Thiệu Tước Ngày sinh: 1915 - 1995 Quê quán: làng Vân Đình, Hà Nội Nghề nghiệp:...

Ca khúc “Tiếng dân chài” của nhạc sĩ Phạm Đình Chương: Bức tranh siêu đẹp về cảnh lao động hăng say của người cần lao miền biển
Ca khúc “Tiếng dân chài” của nhạc sĩ Phạm Đình Chương: Bức tranh siêu đẹp về cảnh lao động hăng say của người cần lao miền biển
[ad_1] CA KHÚC "TIẾNG DÂN CHÀI" Sáng tác: Phạm Đình Chương Thể loại: Nhạc tiền chiến Năm ra đời: 1950 Ca sĩ thể hiện tiêu biểu: Ban hợp ca Thăng...

Hoàn cảnh ra đời “Thương tình ca”: Bản tình ca đích thực gắn với mối tình cao thượng nhất đời Phạm Duy
Hoàn cảnh ra đời “Thương tình ca”: Bản tình ca đích thực gắn với mối tình cao thượng nhất đời Phạm Duy
[ad_1] CA KHÚC "THƯƠNG TÌNH CA" Tên ca khúc: Thương tình ca Nhạc sĩ sáng tác: Phạm Duy Thể loại: Trữ tình Năm ra đời: 1956 Ca khúc "Thương tình...

Giải mã ý nghĩa khác biệt giữa 2 câu hát “trốn phong ba” và “chốn phong ba” trong ca khúc “Thành phố buồn”
Giải mã ý nghĩa khác biệt giữa 2 câu hát “trốn phong ba” và “chốn phong ba” trong ca khúc “Thành phố buồn”
[ad_1] THÔNG TIN CA KHÚC "THÀNH PHỐ BUỒN" Tên ca khúc: Thành phố buồn Nhạc sĩ sáng tác: Lam Phương Năm phát hành: 1970 Thể loại: Nhạc vàng Ca sĩ...

ÂM NHẠC TRONG XÃ HỘI MỚI
ÂM NHẠC TRONG XÃ HỘI MỚI
[ad_1] Âm nhạc là một phần của cuộc sống. Âm nhạc bây giờ nó không chỉ là nghe để giải trí, nghe để đã tai mà nó còn là một...

NHỊP LẤY ĐÀ LÀ GÌ? VÍ DỤ VỀ NHỊP LẤY ĐÀ
NHỊP LẤY ĐÀ LÀ GÌ? VÍ DỤ VỀ NHỊP LẤY ĐÀ
[ad_1] Nhịp lấy đà là gì? Nhịp lấy đà là ô nhịp đầu tiên trong bản nhạc không đủ số phách theo quy định của số chỉ nhịp. Sự khác nhau...

Những điều thú vị về “Giọt lệ cho ngàn sau”- CD ăn khách và nổi tiếng nhất của làng nhạc hải ngoại
Những điều thú vị về “Giọt lệ cho ngàn sau”- CD ăn khách và nổi tiếng nhất của làng nhạc hải ngoại
[ad_1] CD "GIỌT LỆ CHO NGÀN SAU" "Giọt lệ cho ngàn sau" là album của danh ca Tuấn Ngọc, tập hợp 10 tình khúc được viết bởi nhạc sĩ Từ...

ROYAL MATSUOKA – THƯƠNG HIỆU GUITAR NHẬT BẢN ĐƯỢC YÊU THÍCH TẠI VIỆT NAM
ROYAL MATSUOKA – THƯƠNG HIỆU GUITAR NHẬT BẢN ĐƯỢC YÊU THÍCH TẠI VIỆT NAM
[ad_1] Ryoji Matsuoka là một trong những bậc thầy làm đàn guitar nổi tiếng ở Nhật chuyên sản xuất và gia công dòng đàn Classic (đàn gắn dây nylon). Chính...

Nhạc sĩ Hoàng Nguyên: Người “đội vương miện” cho nhan sắc Đà Lạt
Nhạc sĩ Hoàng Nguyên: Người “đội vương miện” cho nhan sắc Đà Lạt
[ad_1] HỒ SƠ TIỂU SỬ NHẠC SĨ HOÀNG NGUYÊN Tên thật: Cao Cự Phúc Nghệ danh: Hoàng Nguyên Ngày sinh: 1930 - 1973 Quê quán: xã Diễn Bình, huyện Diễn...

HỢP ÂM CHẶN TRÊN GUITAR – CÓ THỂ BẠN CHƯA BIẾT
HỢP ÂM CHẶN TRÊN GUITAR – CÓ THỂ BẠN CHƯA BIẾT
[ad_1] Hầu hết các nhạc cụ dây có phím đàn như guitar đều có hợp âm chặn và chúng thực sự gây đau tay. Tuy nhiên, chúng giúp bạn hiểu rõ...

ÂM NHẠC THỜI KỲ LÃNG MẠN (1820-1910)
ÂM NHẠC THỜI KỲ LÃNG MẠN (1820-1910)
[ad_1] Thời kỳ đầuĐầu thế kỷ 19, các tác phẩm âm nhạc của trường phái cổ điển Vienna với những tên tuổi như Haydn, Mozart, Beethoven chiếm lĩnh toàn bộ...

Chân dung người vợ tào khang đứng sau đời nghệ thuật thăng hoa của nhạc sĩ Huy Du
Chân dung người vợ tào khang đứng sau đời nghệ thuật thăng hoa của nhạc sĩ Huy Du
[ad_1] Gần 50 năm gắn bó, PGS TS, nhạc sĩ Nguyễn Thị Nhung không chỉ là người vợ, còn là người bạn, người đồng nghiệp thân thiết giúp nhạc sĩ...

Ca khúc “Nghìn trùng xa cách”: Tuyệt phẩm về “mối tình đồng trinh duy nhất” của nhạc sĩ Phạm Duy
Ca khúc “Nghìn trùng xa cách”: Tuyệt phẩm về “mối tình đồng trinh duy nhất” của nhạc sĩ Phạm Duy
[ad_1] VỀ CA KHÚC NGHÌN TRÙNG XA CÁCH Tên ca khúc: Nghìn trùng xa cách Nhạc sĩ sáng tác: Phạm Duy Thể loại: Nhạc trữ tình Năm ra đời: 1968...

CUỘC ĐỜI VÀ SỰ NGHIỆP CỦA UMBERTO GIORDANO (1867-1948)
CUỘC ĐỜI VÀ SỰ NGHIỆP CỦA UMBERTO GIORDANO (1867-1948)
[ad_1] Khi nói đến opera verismo (chân thực) – trường phái opera bao trùm lên nước Ý vào những năm cuối thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20 với...

Nhạc sĩ Hoàng Quý: Người tài mệnh yểu đã đi cùng dân tộc đến hơi thở cuối cùng
Nhạc sĩ Hoàng Quý: Người tài mệnh yểu đã đi cùng dân tộc đến hơi thở cuối cùng
[ad_1] HỒ SƠ TIỂU SỬ NHẠC SĨ HOÀNG QUÝ Tên thật: Hoàng Kim Hải sau đổi thành Hoàng Kim Quý Nghệ danh: Hoàng Quý Năm sinh: 1920 Năm mất: 1946...

Hợp âm xem nhiều

01. Trách thầm - Dzoãn Bình

02. Gần ngay trước mắt - Nguyễn Công Thành

03. Không kịp nữa rồi - Nhật Trung

04. Như một lời chia tay - Thi Hạnh

05. Coi như anh làm lại - Nguyễn Đình Chương

06. Lá thư gửi mẹ - Đang cập nhật

07. Điều vô lý thứ nhất - Hồ Tiến Đạt

08. Miền an nhiên - Phạm Minh Thành

09. Buông tay - Từ Minh Lâm

10. Để dành nước mắt - Hamlet Trương

11. Đoản khúc thu Hà Nội - Trịnh Công Sơn

12. Chuyện người đắp chiếu - Hoàng Y Nhung

13. Dương cầm lạnh - Phú Quang

14. Lữ khách bên đường - Dương Hồng Quốc

15. Đất tháp quê tôi - Hán Văn Trà

16. Mấy dặm sơn khê - Nguyễn Văn Đông

17. Hát cho lần về đất - Trịnh Công Sơn

18. Tình cứ như vậy đi - Huỳnh Phong

19. Tôi biết tôi sẽ buồn - Nhật Ngân

20. Thời chưa tới - Nhạc Hoa

21. Em đẹp nhất trên đời - Khải Đăng

22. Tịch dương chi ca - Nhạc Hoa

23. Hãy cho anh bên em - Bằng Cường

24. Thật tâm em rất yêu anh - Đào Bá Lộc

25. Kiếp làm người - Nhật Hoàng

26. Em vẫn chờ (Cô đơn mình em – Người phụ nữ tuyệt vời – Wonder woman – san kei neoi hap – 神奇女俠 - Nhạc Hoa

27. Ta và nàng - Đen

28. Giọt mưa cuối cùng (Ame no yoru anata wa kaeru – ち雨の夜あなたは帰る) - Nhạc Ngoại

29. Răng anh nỏ về - Lê Xuân Hòa

30. Mùa đông đã qua - Y Garia