CUỘC ĐỜI VÀ SỰ NGHIỆP CỦA LEOS JANACEK (1854-1928)


Nhà soạn nhạc người Czech Leoš Janáček là người có tài năng phát triển muộn, với vở opera đặc sắc đầu tiên (Jenůfa) được viết khi ông đã 50 tuổi và những vở opera lớn nhất được viết sau tuổi 65. Danh tiếng của ông đến cũng trễ như vậy. Janacek đã gần 62 tuổi khi Prague công diễn vở Jenůfa lần đầu, nó trở thành một vở được công diễn thường xuyên ở Czechoslovakia và các nước nói tiếng Đức trong suốt những thập niên 1920 và 1930, không phải đến những năm 1950 thì nó, hay bất kỳ vở opera khác của Janacek, mới được đưa đến nước Anh. Từ đó danh tiếng của ông tiếp tục tăng lên đều đặn trên toàn thế giới. Khi thế kỷ 20 khép lại, Janacek được thừa nhận là một trong những nhà soạn nhạc opera lớn nhất, độc đáo và lôi cuốn ngay lập tức.

Leos Janacek (1854-1928)

Leoš Janáček sinh ngày 3 tháng 7 năm 1854 tại Hukvaldy, Moravia. Nền giáo dục nghiêm khắc của gia đình Janáček vốn đã định hướng cho cậu đến với opera. Cả ông và cha của cậu đều là những những nhạc sĩ kiêm giáo viên trường làng, mang trong mình một phần truyền thống “kantor” (ca sĩ chính của nhà thờ) mà Charles Burney (1726–1814, nhà sử học âm nhạc người Anh) ngợi ca và đã giữ cho văn hóa Czech sống qua thời kỳ thoái trào nhất của vận mệnh dân tộc. Tuy nhiên, về cơ bản, chính truyền thống thôn làng và thị trấn nhỏ mới là thứ sản sinh ra những nhạc sĩ khí nhạc và nhạc sĩ nhà thờ hơn là nhà soạn nhạc opera. Vào năm 1848, cha của Janáček nhận nhiệm vụ làm giáo viên làng Hukvaldy, phía đông bắc Moravia, tách biệt với bất cứ trung tâm văn hóa nào, nơi mà Leoš sinh ra sáu năm sau đó. Điều trái ngược là, mọi nhà soạn nhạc opera Czech trước đó – Smetana, Fibich, Bendl, Šebor, Rozkošný và Blodek – đều xuất thân từ thị trấn hoặc thành phố, thường là từ Prague. Duy chỉ có Dvořák xuất thân từ nông thôn, và với ông thể loại opera là phương tiện không chắc chắn lắm để bước vào giai đoạn sáng tác thành thục.

Janáček’s chuyển tới thành phố và cậu tiếp xúc với opera sớm hơn mong đợi. Ở tuổi 11, để giảm bớt gánh nặng vì gia đình đông con (Janáček là người thứ 7 trong số 9 người con sống được), cậu được gửi vào một đội hợp xướng trong tu viện dòng Augustin của Nữ hoàng tại Brno. Một trong số những trải nghiệm đầu tiên về âm nhạc của cậu ở đây là tham gia vào buổi biểu diễn tác phẩm Le prophète của Meyerbeer tại nhà hát Đức. Tuy nhiên, đó cũng là trải nghiệm duy nhất. Đội hợp xướng tu viện trường bị giảm thiểu, hơn nữa lại bị tan tác bởi chiến tranh Áo-Phổ năm 1866. Khi đội được tập hợp lại, những hiệu quả của trào lưu Cecilian (một phong trào cải cách nhà thờ) bắt đầu được nhận ra: dừng giảng dạy khí nhạc và những người trong đội hợp xướng trở thành một đội đồng diễn thanh nhạc đơn thuần. Tuy nhiên, tu viện có vai trò quan trọng trong sự phát triển của Janáček, cụ thể là Pavel Křížkovský – chỉ huy dàn hợp xướng, nhà soạn nhạc Moravian hàng đầu – đã đặc biệt quan tâm đến khả năng âm nhạc của anh. Sau đó, Janáček trải qua hai thời kỳ học tập với Skuherský tại trường Organ Prague (1874–1875 và từ tháng 6 đến tháng 7/1877). Anh cũng theo học tại những nhạc viện ở Leipzig (10/1879–2/1880) và Vienna (4–6/1880). Trong suốt thời gian theo học, cảnh nghèo túng đã ngăn cản anh tận dụng môi trường thuận lợi quanh mình. Tại Prague và Leipzig, anh dường như không bao giờ được đến nhà hát opera. Tại Vienna, anh được đi 2 lần, xem vở Der Freischütz của Weber và Les deux journées của Cherubini song anh không hứng thú với vở nào.

Chân dung Leos Janacek

Janáček tiếp nối truyền thống giảng dạy của gia đình và theo học ở Brno tại Học viện sự phạm Czech (1869–1872). Sau vài năm làm giáo viên thực tập tại đây, ông chính thức được dạy tại học viện như một “giáo viên âm nhạc thực thụ” từ năm 1880 đến năm 1904 khi ông về hưu sớm ở tuổi 50. Ông cũng dạy thanh nhạc tại Old Brno Gymnasium (1886–1902). Tuy nhiên vị trí có ảnh hưởng nhất của ông là giám đốc Trường Organ tại Brno (1881–1919) mà ông đã thành lập theo mô hình Prague Organ School.

Hoạt động âm nhạc của Janáček không chỉ trong phạm vi lớp học. Trong những năm 1870 và 1880, ông có những đóng góp không nhỏ trong đời sống âm nhạc tại Brno với vai trò chỉ huy của các đội hợp xướng, đầu tiên là đội hợp xướng giọng nam Svatopluk (1872–1876), rồi đến câu lạc bộ Beseda (1876–1888), trung tâm văn hóa của hội trung lưu Czech tại Brno. Với sự trợ giúp từ đội hợp xướng của tu viện và những học sinh từ Học viện sư phạm, ông có thể tập hợp một lực lượng lên đến 250 ca sĩ để biểu diễn những tác phẩm hợp xướng quy mô lớn như Requiem của Mozart (1877) và Missa solemnis của Beethoven (1879). Ông đã viết những tác phẩm thế tục đầu tiên cho đội hợp xướng Svatopluk, đó là những tác phẩm bốn bè đơn giản với lời ca dân gian.

Một dự án văn hóa mạo hiểm khác của Janáček là việc thành lập tờ báo âm nhạc Hudební listy (1884–1888), do Beseda xuất bản. Janáček là biên tập và cũng là cộng tác viên chính, viết phê bình về hầu hết các sự kiện ca kịch ở Brno tại nhà hát mới mở Provisional Czech Theatre. Chẳng bao lâu, Janáček bắt đầu nghĩ đến việc soạn những vở opera của chính mình. Biểu hiện đầu tiên là một phác thảo kịch bản (1884) dựa trên đề tài không có thực Les aventures du dernier Abencérage của Chateaubriand. Vào năm 1877, Janáček bắt đầu soạn vở opera đầu tiên, Šárka, với phần libretto do Julius Zeyer viết dựa trên nền một truyện thần thoại Czech. Song Zeyer chủ định dành kịch bản này cho Dvořák nên đã từ chối cho phép Janáček vô danh và thiếu kinh nghiệm được sử dụng libretto của mình. Đến lúc đó, Janáček đã viết xong tác phẩm ở dạng phiên bản cho piano và đưa cho Dvořák xem; sửa chữa lại nó và không nản lòng trước sự khước từ của Zeyer, ông tiếp tục viết nhạc cho 2 trong số trong 3 màn. Vở Šárka không được trình diễn mãi cho tới năm 1925, khi đó nó được dàn dựng theo phiên bản cho dàn nhạc được Osvald Chlubna, học trò cũ của ông, hoàn thiện.

Trong khi đang sáng tác vở Šárka, Janáček được František Bartoš, một giáo viên đồng nghiệp tại Old Brno Gymnasium, mời giúp đỡ thu thập, sưu tầm những bản dân ca (1888). Chuyến đi tới vùng quê hương bản quán này của Janáček mang tính quyết định. Ông bất ngờ quay lưng lại với chủ nghĩa lãng mạng vụng về của vở Šárka và vài năm sau đó bản thân ông hoàn toàn đắm chìm vào âm nhạc dân gian Moravia. Nhiều tác phẩm ông viết theo phong cách nhạc dân gian Moravia phổ biến vào những năm đầu thập niên 1890 gồm có vở ballet dân gian Rákos Rákoczy, được sắp đặt gấp gáp cho Triển lãm Jubilee tại Prague năm 1891 và vở opera một màn Počátek románu (Khởi đầu của một truyện lãng mạn, 1891) chủ yếu bao gồm những bài hát và vũ khúc dân gian với những bè thanh nhạc phụ trợ. Libretto được phỏng theo một truyện ngắn của Gabriela Preissová, cũng là tác giả vở kịch Její pastorkyňa (Đứa con ghẻ của bà), đã cung cấp đề tài cho vở opera thứ ba của Janáček. Cả hai tác phẩm đều được lấy bối cảnh trong cùng vùng giàu bản sắc dân tộc thuộc miền nam Moravia, nhưng là những thế giới tách biệt trong tiềm năng kịch tính của chúng. Có lẽ là khi Janáček nhận ra được những khả năng lớn hơn của vở kịch, ông đã trở nên bất mãn với những vở opera khiêm tốn nhưng được đón nhận tốt trước đó của mình. Rút nó khỏi kịch mục sau 4 lần công diễn (1894), ông làm việc với Jenůfa (với vai trò tác phẩm được biết đến ngoài phạm vi Czechoslovakia).

Quãng thời gian dài sáng tác Jenůfa (1894–1903) không thể chỉ được lý giải bằng những hoạt động khác của Janáček. Có một thời gian ngắt quãng, có lẽ là 4 năm, giữa việc sáng tác màn đầu tiên và phần còn lại của vở opera, trong thời gian đó phần lớn cách tiếp cận sáng tác opera của Janacek dường như đã được cân nhắc lại. Thậm chí sau buổi công diễn đầu tiên (1904), Janáček đã có những thay đổi lớn trước khi phiên bản thanh nhạc được xuất bản (1908). Trước đó ông có gửi bản tổng phổ cho Nhà hát Quốc gia Prague. Nhạc trưởng chính của nhà hát là Karel Kovařovic rốt cuộc cũng tới xem trình diễn Jenůfa ở Brno nhưng vẫn từ chối nhận trình diễn nó. Có lẽ do Kovařovic nhớ tới lời phê bình châm biếm của Janáček đối với vở opera Ženichové (Những chú rể, 1844) của mình vài năm trước đó (1887). Sự từ chối của Kovařovic đã đẩy sự nghiệp opera của Janáček ra khỏi Brno trong vòng một thập niên.

Vở opera tiếp theo của Janáček là Osud (Số phận, 1903–1907), một tác phẩm bán tự truyện miêu tả đời sống xã hội, gia đình và sự nghiệp của một nhà soạn nhạc, đã được chấp nhận năm 1906 tại nhà hát Brno. Nhưng khi Nhà hát Vinohrady khánh thành ở Prague vào năm 1907 (như một đối thủ của Nhà hát Quốc gia, nơi Kovařovic chỉ huy), Janáček rút vở Osud khỏi Brno và thay vào đó gửi nó cho Nhà hát Vinohrady, một nơi mà mặc dù có những lời hứa và một hợp đồng hợp nhưng bị tuyên bố là không thể trình diễn được và rốt cục được chính Janáček rút lại. Ông không sống đến khi thấy vở này được công diễn trên sân khấu. Vở opera thứ năm của ông, Výlety pánì Broučkovy (Những chuyến du ngoạn của ngài Brouček) khá hơn một chút, ít ra là lúc ban đầu. Những vấn đề với libretto (dựa trên cuốn tiểu thuyết châm biếm cả thái độ chống văn hóa lẫn thừa văn hóa ở Prague cuối thế kỷ 19) và với một loạt tác giả libretto miễn cưỡng làm việc đã kéo dài tác phẩm suốt từ năm 1908 đến 1913, khi Janáček hoàn toàn từ bỏ với chỉ 2 màn hoàn thiện trong số 3 màn theo kế hoạch điều chỉnh đến lúc đó.

Năm 1915, một chiến dịch do bạn bè và những người hâm mộ Janacek vận động đã khiến Jenůfa rốt cuộc được công diễn một cách buồn tẻ tại Prague. Kovařovic miễn cưỡng thay đổi quyết định và chấp nhận vở Jenůfa, bản sửa đổi (việc thường lệ của ông cũng như với những vở opera của Dvořák). Janáček vui mừng và mặc nhiên chấp nhận, ngay lập tức quay lại xem xét vở Brouček nhờ sự động viên lớn từ thành công của vở Jenůfa trước công chúng Prague vào tháng 5 năm 1916. Vài tháng sau đó, nhà xuất bản Universal Edition ở Vienna thành công trong việc giành được quyền xuất bản bản tiếng nước ngoài. Từ đó, những vở opera của Janáček được Universal Edition xuất bản, thường là những phiên bản tiếng Đức – Czech và những vở opera của ông bắt đầu được dàn dựng rộng rãi. Đến khi Janáček qua đời năm 1928, vở Jenůfa đã được trình diễn trên 60 nhà hát ngoài Czechoslovakia.

Brouček và buổi công diễn đầu tiên thiếu may mắn là một bước ngoặc trong sự nghiệp của Janáček. Sau đó ông không còn tìm kiếm những tác giả libretto mà tự viết lấy lời. Đó là trường hợp của cả những phóng tác từ kịch như Kát’a Kabanová (1920–1921) và Věc Makropulos (Vấn đề Makropulos, 1923–1925) lẫn những phóng tác từ tiểu thuyết như Příhody Lišky Bystroušky (Người đàn bà xảo quyệt, 1922–1923) và Z mrtvého domu (Từ ngôi nhà của người chết, 1927–1928). Cũng như vậy, Janáček không còn trông mong Prague cho công diễn lần đầu opera của mình, mà giờ đây với những bản tiếng Czech đã được nhà hát nhạc kịch Đức tại Brno nhận công diễn, hướng theo sự lựa chọn nhạc trưởng của Janáček (František Neumann), Janáček đã có mô hình: cho trình diễn lần đầu tại Brno rồi cho trình diễn tại Prague sau đó một năm hoặc muộn hơn, rồi tiếp theo là những dàn dựng ở nước ngoài. Điều này cho phép ông sửa qua những lỗi hòa âm trong những buổi diễn tập tại Brno, điều chỉnh cho cân xứng hay thậm chí thêm vào những đoạn nhạc đổi cảnh nơi cần thiết. Những năm cuối đời (1920–1928) là giai đoạn sáng tạo khác thường đáng kinh ngạc đối với một người ở tuổi hơn 65. Ngoài 4 vở opera chính, ông còn hoàn thành nhiều tác phẩm nổi tiếng khác của mình, trong đó có Sinfonietta, Glagolitic Mass và 2 tứ tấu đàn dây. Ông qua đời ngày 12/8/1928 tại Moravská Ostrava, nay là Ostrava trong lúc sáng tạo sung mãn nhất ở tuổi 74. Vở opera cuối cùng của ông mới đây được hoàn thiện thành một phiên bản khá tốt.

Một đặc trưng nổi bật trong những vở opera sau Jenůfa của Janáček là sự sốt sắng và tài năng của ông trong việc khám phá địa hạt thường không được những tác giả opera khai thác. Vở Kát’a Kabanová, dựa trên câu chuyện ngoại tình của Ostrovsky, được trình diễn một cách êm đẹp, có thể sau những khó khăn của hai vở Osud và Brouček mà tất cả những vở khác đều khai thác những chủ đề lạ thường đối với opera. “Chẳng bao lâu nữa ông sẽ trở thành tâm điểm của báo chí”, Karel Čapek đã nói về Janáček như vậy khi ông biết rằng Janáček mong được dựng vở kịch The Makropulos Affair của mình. Phần lớn trong số chúng liên quan đến việc vạch trần những vụ án phức tạp. Nhưng đó là một trong những lối truyền thống. Tờ báo địa phương Lidové noviny của Brno trên thực tế đã cung cấp cơ sở cho vở opera trước đó của Janáček, về những cuộc phiêu lưu của một người phụ nữ thông minh nhưng lăng loàn. Những hồi ký ngục tù của Dostoyevsky, được cải trang khéo léo như một bài phóng sự, là đề tài cho vở opera cuối cùng của Janáček, From the House of the Dead mà ông dựng thẳng từ cuốn tiểu thuyết Nga, chỉ với phác thảo sơ sài nhất trong số những kịch bản có trước bản của ông.

(Nguồn: nhaccodien.info)





Sưu tầm

Các bài viết khác:
CUỘC ĐỜI VÀ SỰ NGHIỆP CỦA JEAN-BAPTISTE LULLY (1632-1687)
CUỘC ĐỜI VÀ SỰ NGHIỆP CỦA JEAN-BAPTISTE LULLY (1632-1687)
[ad_1] Jean-Baptiste Lully, tên thật là Giovanni Battista Lulli, chào đời tại Florence, ngày 28 tháng Mười một năm 1632 và qua đời tại Paris, ngày 22 tháng Ba năm...

Nhiệt huyết như Duy Khánh: Không chỉ hát hay sáng tác giỏi mà còn mở lớp luyện ca để đào tạo lớp ca sĩ mới 
Nhiệt huyết như Duy Khánh: Không chỉ hát hay sáng tác giỏi mà còn mở lớp luyện ca để đào tạo lớp ca sĩ mới 
[ad_1] Phải khẳng định rằng, Duy Khánh là ca - nhạc sĩ đa tài. Ngoài ca hát, ông còn mở lớp luyện ca đào tạo ca sĩ mới và tham...

Hoàn cảnh ra đời ca khúc “Biển tình”: Những nốt rung lãng mạn của mối tình nghệ sĩ
Hoàn cảnh ra đời ca khúc “Biển tình”: Những nốt rung lãng mạn của mối tình nghệ sĩ
[ad_1] CA KHÚC “BIỂN TÌNH” Tên ca khúc: Biển tình Nhạc sĩ sáng tác: Lam Phương Thể loại: Nhạc trữ tình Năm phát hành:1966 Hoàn cảnh ra đời ca khúc...

Chuyện ít biết về hoàn cảnh ra đời và nhân vật chính trong bài thơ, bài hát “Đôi mắt người Sơn Tây”
Chuyện ít biết về hoàn cảnh ra đời và nhân vật chính trong bài thơ, bài hát “Đôi mắt người Sơn Tây”
[ad_1] CA KHÚC "ĐÔI MẮT NGƯỜI SƠN TÂY" Thơ: Quang Dũng Phổ nhạc: Phạm Đình Chương Thể loại: Nhạc trữ tình Năm ra đời: Thập niên 1970 Ca sĩ thể...

Vì sao có bút danh Anh Việt Thu?
Vì sao có bút danh Anh Việt Thu?
[ad_1] Anh Việt Thu là bút danh của nhạc sĩ Huỳnh Hữu Kim Sang. Bút danh này gắn liền với câu chuyện về tình anh em, trách nhiệm với người...

Cảm nhận về ca khúc “Thương về miền Trung” của Duy Khánh: Càng đi xa càng thương nhớ quê nhà!
Cảm nhận về ca khúc “Thương về miền Trung” của Duy Khánh: Càng đi xa càng thương nhớ quê nhà!
[ad_1] CA KHÚC "THƯƠNG VỀ MIỀN TRUNG" Tên ca khúc: Thương về miền Trung Nhạc sĩ: Duy Khánh Thể loại: Nhạc vàng Năm ra đời: 1962 Ca sĩ thể hiện...

Có một mối tình dang dở gói gọn trong nhạc phẩm “Chuyện tình buồn”: “Năm năm rồi không gặp… từ khi em lấy chồng”
Có một mối tình dang dở gói gọn trong nhạc phẩm “Chuyện tình buồn”: “Năm năm rồi không gặp… từ khi em lấy chồng”
[ad_1] CA KHÚC "CHUYỆN TÌNH BUỒN" Tên ca khúc: Chuyện tình buồn Thơ: Phạm Văn Bình Phổ nhạc: Phạm Duy Năm ra đời: 1972 Ca sĩ tiêu biểu: Thái Thanh,...

Nhạc sĩ Văn Phụng – “bậc thầy” hòa âm của làng tân nhạc Việt Nam
Nhạc sĩ Văn Phụng – “bậc thầy” hòa âm của làng tân nhạc Việt Nam
[ad_1] HỒ SƠ TIỂU SỬ NHẠC SĨ VĂN PHỤNG Tên đầy đủ: Nguyễn Văn Phụng Nghệ danh: Không có Ngày sinh - ngày mất: 1930 - 1999 Quê quán: Nam...

Top 3 ca khúc hay nhất của ca sĩ Thế Sơn
Top 3 ca khúc hay nhất của ca sĩ Thế Sơn
[ad_1] Ca sĩ Thế Sơn là một giọng ca nhạc vàng bolero nổi tiếng, có không ít ca khúc hit được khán thính giả yêu mến. Nguồn: Internet Ca sĩ...

Nhạc sĩ Y Vân và vài điều thú vị về “Sài Gòn đẹp lắm” – Ca khúc bất hủ xuyên thời gian và biên giới
Nhạc sĩ Y Vân và vài điều thú vị về “Sài Gòn đẹp lắm” – Ca khúc bất hủ xuyên thời gian và biên giới
[ad_1] VỀ CA KHÚC "SÀI GÒN" Tên ca khúc: Sài Gòn Nhạc sĩ sáng tác: Y Vân Thể loại: Nhạc trẻ Phát hành: Thập niên 1960 Ca sĩ thể hiện...

“Bông cỏ mây” của Trúc Phương – Tình yêu thời chiến mãnh liệt và nồng cháy
“Bông cỏ mây” của Trúc Phương – Tình yêu thời chiến mãnh liệt và nồng cháy
[ad_1] CA KHÚC “BÔNG CỎ MÂY” Tên các khúc: Bông cỏ mây Nhạc sĩ: Trúc Phương Năm phát thành: Giữa thập niên 1960 Ca sĩ trình bày tiêu biểu: Duy...

Chuyện tình Dương Thiệu Tước – Minh Trang [P2]: Uyên ương rẽ lối, tình như mây khói
Chuyện tình Dương Thiệu Tước – Minh Trang [P2]: Uyên ương rẽ lối, tình như mây khói
[ad_1] Sau một thời gian sống trong nguồn ân, bể ái, mộng hồng ủ ấp, Minh Trang và Dương Thiệu Tước chính thức tuyên hôn thành vợ chồng. Bạn bè,...

Hoàn cảnh sáng tác “Đêm Đông” qua lời kể của nhạc sĩ Nguyễn Văn Thương
Hoàn cảnh sáng tác “Đêm Đông” qua lời kể của nhạc sĩ Nguyễn Văn Thương
[ad_1] Tác giả: nhacxua.vn biên soạn Bài viết của tác giả Minh Hiền, dựa theo lời kể của nhạc sĩ Nguyễn Văn Thương – Tác giả ca khúc Đêm Đông,...

“Nhớ về Hà Nội” – Ca khúc làm rung động triệu trái tim người yêu nhạc
“Nhớ về Hà Nội” – Ca khúc làm rung động triệu trái tim người yêu nhạc
[ad_1] Nhạc sĩ Hoàng Hiệp, tên thật là Lưu Trần Nghiệp. Ông sinh ngày 1/10/1931 tại xã Mỹ Hiệp, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang. Nhạc sĩ tham gia cách...

Anh Việt Thu trong mắt Du Tử Lê: Một người viết nhạc tài hoa, một nhân cách đáng quý trọng giữa đời thường
Anh Việt Thu trong mắt Du Tử Lê: Một người viết nhạc tài hoa, một nhân cách đáng quý trọng giữa đời thường
[ad_1] Xin phép được trích dẫn lại bài viết của thi sĩ Du Tử Lê về nhạc sĩ Anh Việt Thu - một người viết nhạc tài hoa, một nhân...

Hợp âm xem nhiều

01. Đố ai - Nguyễn Thanh Hải

02. Dành cả thanh xuân để yêu ai đó - Hamlet Trương

03. Bé khỏe bé ngoan - Nguyễn Văn Hiên

04. Thương nhớ Trà Long - Trương Nguyễn Thành Chung

05. Tâm sự chị Google - Dương Minh Đức

06. Chỉ còn cây đàn này thôi - Lê Mộng Bảo

07. Christmas night - Vũ Cát Tường

08. Tình trong kỷ niệm - Phan Võ Thanh Hùng

09. Em đi trước nhé - Tăng Nhật Tuệ

10. Bế tắc cuộc đời - Nhạc cải biên

11. Khơi nguồn sức trẻ - Lê Tiến Tiền

12. Ghét thì yêu thôi OST (1) - Đặng Duy Chiến

13. Ta nói nó dzui - Nguyễn Đình Vũ

14. Buồn không thể buông - RIN9

15. Ngày có cầu vồng - Dương Khắc Linh

16. Bóng biển - Lê Quốc Dũng

17. Em đợi anh đến năm 35 tuổi (Wǒ děng nǐ dào sān shí wǔ suì – 我等你到三十五岁) - Nhạc Hoa

18. Cry Cry - T-ara

19. Nếu hôm nay là ngày tận cuối để yêu - Đinh Hương

20. Ước muốn - Thái Thịnh

21. Mãi làm bóng người thôi - Nguyễn Thanh Cảnh

22. Từ miền xa người nghĩ về - Hoài An

23. Quê hương tìm giấc ngủ - Mặc Thế Nhân

24. I’ll remember you - Nhạc Ngoại

25. Bao giờ hết nợ đời - Tiến Thành

26. Chiến sĩ vô danh - Phạm Duy

27. Kinh chay - Lm. Nguyễn Duy

28. Đời hoang - Viên Nghiệp

29. Chiều nay không có mưa bay - Châu Minh Tuấn

30. Điều em chỉ cần là anh - Văn Thiên Hạnh