CUỘC ĐỜI VÀ SỰ NGHIỆP CỦA FRANZ LEHAR (1870-1948)


Franz Lehár sinh ra ở Komáron (nay là Slovakia) vào ngày 30/08/1870, là con cả của một vị chỉ huy dàn nhạc trong quân đội Áo-Hungari. Trong suốt thời thơ ấu, gia đình ông luôn phải di chuyển từ doanh trại này sang doanh trại khác, nhưng không khí luôn tràn ngập âm nhạc. Đến tuổi 15, ông được nhận vào học viện âm nhạc Prague, nơi ông theo học violin và soạn nhạc. Ở đó, ông nhận được lời khuyên từ chính Dvorak “Nào con trai, hãy nâng đàn lên và hãy viết nhạc!”.

Franz Lehár (1870 – 1948)

Sau khi tốt nghiệp, ông gia nhập quân đội và chơi nhạc trong dàn nhạc của cha mình trong một thời gian. Ở đó, ông cùng làm việc với một người bạn mà sau này trở thành một nhà soạn nhạc đồng môn Leo Fall. Đó là một bước đệm thuận lợi để sau này, khi đến tuổi 20, ông trở thành nhà chỉ huy dàn nhạc trẻ nhất trong quân đội Áo-Hungari. Việc ông được thuyên chuyển đến đơn vị hải quân duy nhất của đế quốc Áo-Hungari ở Pola trên vùng biển Adriatic đem lại cho ông một dịp may hiếm có khi ông có cơ hội biểu diễn với một dàn nhạc 110 người, mà với dàn nhạc này, ông có thể hoàn thiện kỹ thuật phối khí của mình. Cũng tại đó, ông đã gặp lần đầu người viết lời cho operetta của mình là một sĩ quan hải quân tên Felix Falzari. Sự cộng tác của họ đã cho ra đời vở operetta đầu tiên của Lehár – Kukuschka, được trình diễn ở Leipzig và Budapest. Mặc dù vở diễn không thu hút được nhiều sự quan tâm lắm, nhưng nhà soạn nhạc – đã vội vã xuất ngũ – hy vọng rằng việc sáng tác sẽ nuôi sống được ông. Tuy nhiên, ông đã phải buồn bã nhập ngũ lại khi khoản tiền nhuận bút đạm bạc từ Kukuschka cạn kiệt.

Sự kiện được điều đến Vienna cuối cùng cũng đã mở toang mọi cánh cửa với Lehár. Việc sáng tác “bản waltz danh tiếng” cho vũ hội “Vàng và Bạc” của công chúa Metternich vào tháng giêng năm 1902 đột nhiên làm cho tài năng của ông được công chúng chú ý đến và nhà xuất bản may mắn được ông hợp tác xuất bản tác phẩm này bị quá tải bởi lời yêu cầu từ khắp nơi trên thế giới. Cuối cùng thì Lehár cũng rời bỏ quân đội và nhận vị trí chỉ huy dàn nhạc tại Theater an der Wien (Nhà hát Vienna). Ở đó ông viết vở operetta Wiener Frauen cho mùa Giáng sinh 1902, và cùng thời gian đó, ông viết một operetta khác là Der Rastelbinder với libretto của Victor Léon, là chủ nhiệm sản xuất cuả nhà hát đối thủ Carl. Khi tin này bị lộ ra, ông phải rời bỏ Nhà hát Vienna và đưa ra một sự lựa chọn đầy rủi ro là trở thành một nhà soạn nhạc chuyên nghiệp. Cuộc thử thách diễn ra trong ba năm: vào ngày 30/12/1905, vở operetta Die lustige Witwe (Người goá phụ hạnh phúc) đã được công diễn lần đầu tiên tại Nhà hát Vienna.

Trong lịch sử operetta Vienna có hai vở operetta đặc biệt nổi tiếng và mang đậm tính chất hài hước của thể loại operetta: Die Fledermaus (Con dơi) của Johann Strauss II và Die Lustige Witwe (Người goá phụ hạnh phúc) của Franz Lehár. Cả hai vở đều được công diễn lần đầu ở Vienna, Người goá phụ hạnh phúc được công diễn vào năm 1905, 30 năm sau Con dơi. Bản thân Lehár rất thích các tác phẩm âm nhạc sân khấu của Donizetti, Offenbach và của cha con nhà Johann Strauss. Lehár viết vở Người goá phụ hạnh phúc với libretto của hai tác giả người Áo là Leo Stein và Victor Leon. Người goá phụ hạnh phúc là một vở operetta vui vẻ, âm nhạc hài hước và đầy sức sống với các trích đoạn nổi tiếng: bài hát Vilja, aria của Danilo và nhiều điệu nhảy như waltz, can-can, galop…

Nguời goá phụ hạnh phúc nguyên là một vở hài kịch với tựa đề L’attaché (Tùy viên) của tác giả Henri Meilhac, nguời viết libretto cho các vở opera Pháp nổi tiếng như Carmen của Bizet, Manon của Massenet và Les contes d”Hoffmann của Offenbach. Stein và Leon viết libretto trong trạng thái…vụng trộm vì chưa trả tiền bản quyền cho các nhà xuất bản Pháp. Nhạc sĩ đầu tiên mà hai librettist người Áo định giao kịch bản operetta là nhạc sĩ Richard Heuberger, tác giả của vở operetta Der Opernball (1896) nổi tiếng. Heuberger là nguời đứng đầu tổ chức biểu diễn âm nhạc Vienna và cũng chính là người từng từ chối đơn xin việc của Lehár vì cho rằng Lehár không có khả năng viết waltz. Nhưng những dòng nhạc đầu tiên mà Heuberger viết cho Stein và Leon đã làm họ thất vọng và họ đã tìm một nhạc sĩ khác. Với sự giới thiệu của Emil Steininger, thư kí nhà hát nhạc kịch Vienna, hai librettist đã mời Lehár viết thử. Cũng tương tự như với operetta Miền đất của những nụ cười sau này, giai điệu nổi tiếng (duet Hanna-Danilo) đã được hai librettist nghe… qua điện thoại. Giai điệu này cũng dựa vào một giai điệu được Lehár viết trước đó (waltz “Vàng và Bạc”). Và Lehár chính thức nhận lời mời của Leon và Stein để hoàn thành Người goá phụ hạnh phúc. Lehár hoàn thành nó vào năm 1905, công diễn ở Vienna vào ngày 30 tháng 12. Do ngân sách hạn hẹp, lần công diễn đầu tiên được dàn dựng rất đơn giản. Khán giả rất tán thưởng vở operetta và hai ca sĩ trong buổi ra mắt (Mizzi Gunther và Louis Treumann) được khán giả cổ vũ nhiệt liệt. Nhưng báo chí lại không mấy cảm tình với Người goá phụ hạnh phúc, một nhà phê bình cho rằng vở operetta này là “tác phẩm vô duyên nhất từng thấy tại một nhà hát”. Trong khoảng 3 tuần, vở operetta của Lehár toàn…đội sổ. Nhưng rồi thành công chợt đến trong một lần dàn dựng công phu và chỉ trong một thời gian ngắn, Người goá phụ hạnh phúc đạt đến lần công diễn thứ 600 ở Vienna.

Nhưng phải đến năm 1907 thì Người goá phụ hạnh phúc mới trở thành hiện tượng khi được đem công diễn ở London. Công chúng nhanh chóng thần tượng một cách cuồng nhiệt vở operetta của Lehár và thậm chí trang phục của ca sĩ đóng vai Hanna (Lily Elsie) trở thành model toàn London. Người goá phụ hạnh phúc đạt được thành công tương tự trên đất Mĩ và toàn châu Âu. Operetta Người goá phụ hạnh phúc – đến bây giờ đã tồn tại 90 năm- đã phá vỡ mọi kỷ lục về bán vé và làm say mê tất cả những khán giả đã được xem biểu diễn. Vô số những bản thu âm, phim ảnh và các tiết mục trên vô tuyến dành cho tác phẩm “nữ hoàng của các operetta” này. Lehár đã trở thành một người đàn ông thành công và giàu có như ông đã thừa nhận sau này: “Tôi lao vào việc soạn operetta một cách mù quáng, chẳng có ý niệm gì về điều mà tôi đang làm, nhưng chính điều này đã giúp tôi tìm thấy phong cách riêng của mình”. Thật vậy, ông đã mang lại cho operetta một nguồn cảm xúc mãnh liệt và mang đặc tính sâu sắc mà trước đây chưa từng được biết đến. Những tác phẩm thành công khác của ông trước năm 1914 như The Count of Luxembourg, Gipsy Love và Eva, làm tăng thêm danh tiếng và tài sản của ông.

Vị vua cuối cùng của nhạc kịch Vienna

Chiến tranh thế giới thứ nhất và sự sụp đổ của Đế chế Áo- Hung, nơi Lehár đã sinh ra và lớn lên dường như đã kìm hãm tài năng của ông trong một thời gian. Ông đã vượt qua giai đoạn khó khăn này khi việc sáng tác Frasquita tại Vienna vào năm 1922 đã dẫn đến sự hợp tác lần đầu tiên giữa ông với ca sĩ trẻ giọng tenor Richard Tauber. Điều này đã tác động lên Lehár như một dòng điện và trong suốt khoảng thời gian từ năm 1925 đến 1934, ông đã viết 6 operetta, chỉ đặc biệt sáng tác cho giọng ca của Tauber. Mỗi tác phẩm là một dòng bất tận những bài ca, duet và khúc đồng diễn trữ tình. Mỗi vở bao gồm những gì đã trở thành “Tauber-Lied” như Paganini (1925), The Czarevitch (1926), Frederica (1928), The land of Smiles (Miền đất của những nụ cười, 1929), Schun ist die Welt (1931) và Guiditta (1934), operetta cuối cùng được công diễn lần đầu tiên tại Staatsoper ở Vienna với Tauber và Jarmila Novotna đóng vai chính.

Vào tháng 2 năm 1935, Lehár quyết định thành lập nhà xuất bản của riêng mình để có thể hoàn toàn kiểm soát các buổi biểu diễn và các tác phẩm của ông. Ông cộng tác với Glocken Verlag ở Vienna vào ngày 15/02/1935. Ông đã giành lại hầu hết các tác phẩm của mình từ các nhà xuất bản mà trước kia ông đã bán bản quyền xuất bản và bỏ ra nhiều thời gian để tái bản chúng với những chỉnh sửa cuối cùng. Ông mất vào ngày 24/10/1948 tại Bad Ischl. Trong nhiều thập kỷ nay, việc quản lý danh mục các tác phẩm này được giao phó cho các công ty Glocken Verlag đặt tại Vienna, London và Frankfurt, do nhóm các nhà xuất bản Josef Weinberger tại các thành phố này.

(Nguồn: nhaccodien.info)

Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào thì đừng ngần ngại, hãy liên hệ với mình:
Facebook
Youtube
Tiktok
Instagram





Sưu tầm

Các bài viết khác:
“Thu, hát cho người”: Nhạc phẩm lừng danh ra đời trong một giây xuất thần
“Thu, hát cho người”: Nhạc phẩm lừng danh ra đời trong một giây xuất thần
[ad_1] VỀ CA KHÚC "THU, HÁT CHO NGƯỜI" Tên ca khúc: Thu hát cho người Nhạc sĩ sáng tác: Vũ Đức Sao Biển Thể loại: Nhạc trữ tình Năm ra...

CUỘC ĐỜI VÀ SỰ NGHIỆP CỦA WILTOLD LUTOSLAWSKI (1913-1994)
CUỘC ĐỜI VÀ SỰ NGHIỆP CỦA WILTOLD LUTOSLAWSKI (1913-1994)
[ad_1] Âm nhạc Ba Lan nửa sau thế kỷ 20 xuất hiện một nhân vật có nhiều đóng góp vào tiến trình phát triển – nhà soạn nhạc Witold Lutoslawski...

Hoàn cảnh ra đời ca khúc “Trúc đào”: Nhạc thơ tràn muôn lối!
Hoàn cảnh ra đời ca khúc “Trúc đào”: Nhạc thơ tràn muôn lối!
[ad_1] CA KHÚC “TRÚC ĐÀO" Tên các khúc: Trúc đào Nhạc sĩ sáng tác: Anh Bằng Phổ thơ: "Trúc đào" của Nguyễn Tất Nhiên Năm phát thành: 1980 Ca sĩ trình...

BÍ QUYẾT THỂ HIỆN CẢM XÚC TRONG ÂM NHẠC
BÍ QUYẾT THỂ HIỆN CẢM XÚC TRONG ÂM NHẠC
[ad_1] Bạn có thể thể hiện rõ ràng cảm xúc của mình trong âm nhạc không? Một trong những khả năng lớn nhất mà bạn có thể có với tư cách...

“Kiếp nghèo” đưa chàng nhạc sĩ nhập cư Lam Phương một bước lên mây, trở thành đại gia nức tiếng một thời
“Kiếp nghèo” đưa chàng nhạc sĩ nhập cư Lam Phương một bước lên mây, trở thành đại gia nức tiếng một thời
[ad_1] CA KHÚC “KIẾP NGHÈO" Tên các khúc: Kiếp nghèo Nhạc sĩ sáng tác: Lam Phương Năm phát thành: 1954 Ca sĩ trình bày tiêu biểu: Thanh Thúy, Thanh Tuyền,... Hoàn cảnh...

Hồi ức về Trường ca “Sông Lô’’ của nhạc sĩ Văn Cao
Hồi ức về Trường ca “Sông Lô’’ của nhạc sĩ Văn Cao
[ad_1] Trong cuốn hồi ký “Văn Cao - Đời & nghiệp" do nhà thơ Văn Thao – con trai nhạc sĩ Văn Cao viết có một bài viết về hoàn...

Nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ: Từ “người tiên phong” đến “cây đại thụ” của dòng nhạc vàng Việt Nam
Nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ: Từ “người tiên phong” đến “cây đại thụ” của dòng nhạc vàng Việt Nam
[ad_1] HỒ SƠ NHẠC SĨ HOÀNG ANH THƠ Tên thật: Hoàng Thi Thơ Nghệ danh: Hoàng Thi Thơ, Tôn Nữ Trà My, Tôn Nữ Diễm Hồng, Bích Khê và Triệu...

Tượng đài âm nhạc Lưu Hữu Phước và 2 bài hát bất hủ về Bác Hồ kính yêu
Tượng đài âm nhạc Lưu Hữu Phước và 2 bài hát bất hủ về Bác Hồ kính yêu
[ad_1] Nhạc sĩ Lưu Hữu Phước là một nhà hoạt động chính trị lỗi lạc, có nhiều đóng góp cho sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc. Đặc biệt,...

“Phút cuối” – Lời tuyệt vọng nhạc sĩ Lam Phương viết cho đoạn tình oan trái
“Phút cuối” – Lời tuyệt vọng nhạc sĩ Lam Phương viết cho đoạn tình oan trái
[ad_1] CA KHÚC “PHÚT CUỐI” Tên các khúc: Phút cuối Nhạc sĩ sáng tác: Lam Phương Năm phát thành: 1971 Ca sĩ trình bày tiêu biểu: Túy Hồng – Diên...

“Người ngoài phố” – Bản tình ca bất hủ ra đời từ cảnh… không có tiền sắm Tết?
“Người ngoài phố” – Bản tình ca bất hủ ra đời từ cảnh… không có tiền sắm Tết?
[ad_1] CA KHÚC "NGƯỜI NGOÀI PHỐ" Tác giả: Anh Việt Thu Thể loại: Quê hương  Năm ra đời: Cuối thập niên 1960 Ca sĩ thể hiện tiêu biểu: Thanh Tuyền,...

Nhạc sĩ Từ Công Phụng và ca sĩ Từ Dung: Trai tài gặp giai nhân giúp nền tân nhạc có thêm cặp song ca ăn khách
Nhạc sĩ Từ Công Phụng và ca sĩ Từ Dung: Trai tài gặp giai nhân giúp nền tân nhạc có thêm cặp song ca ăn khách
[ad_1] Tài và sắc đã trói buộc Từ Công Phụng và Từ Dung vào nhau, để họ nên vợ thành chồng. Và nền tân nhạc có thêm một cặp song...

Nhạc sĩ Song Ngọc: Sống tận hiến với cuộc đời nghệ thuật đầy rực rỡ
Nhạc sĩ Song Ngọc: Sống tận hiến với cuộc đời nghệ thuật đầy rực rỡ
[ad_1] HỒ SƠ TIỂU SỬ NHẠC SĨ SONG NGỌC Tên thật: Nguyễn Ngọc Thương Nghệ danh: Song Ngọc, Hàn Sinh, Nguyên Hà, Hoàng Ngọc Anh, Anh Tuyến và Phương Sinh...

“Rong chơi cuối trời quên lãng” bản nhạc tình đau thương của Hoàng Thi Thơ
“Rong chơi cuối trời quên lãng” bản nhạc tình đau thương của Hoàng Thi Thơ
[ad_1] CA KHÚC "RONG CHƠI CUỐI TRỜI QUÊN LÃNG” Tên các khúc: Rong chơi cuối trời quên lãng  Nhạc sĩ: Hoàng Thi Thơ Năm phát thành: trước năm 1975 Ca...

LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN DÂY ĐÀN GUITAR CLASSICAL
LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN DÂY ĐÀN GUITAR CLASSICAL
[ad_1] Dây đàn guitar classic (cổ điển) là loại dây đàn được sử dụng cho đàn guitar classic. Nếu dây đàn guitar acoustic modern và dây đàn guitar điện được...

Vài thông tin hay về “Người tình mùa đông” – nhạc phẩm làm nên tên tuổi ca sĩ Như Quỳnh
Vài thông tin hay về “Người tình mùa đông” – nhạc phẩm làm nên tên tuổi ca sĩ Như Quỳnh
[ad_1] CA KHÚC "NGƯỜI TÌNH MÙA ĐÔNG" Nguyên tác: Miyuki Nakajima Lời Việt "Người tình mùa đông": Anh Bằng Lời Việt "Thuyền tình trên sông": Khúc Lan Lời Việt "Còn...

Hợp âm xem nhiều

01. Dù chẳng phải anh - Đinh Mạnh Ninh

02. Vì sao anh cố giấu - Dương Khắc Linh

03. Mưa đêm - Minh Ngọc

04. Hoàng hôn cũng say (Hoàng hôn say – zik joeng zeoi liu – 夕阳醉了) - Nhạc Hoa

05. Em đã xa tôi - Cát Hải

06. Đôi cánh vô hình - Prophecy

07. Cả hai cùng khóc - Dương Vỹ Phúc

08. Ban mai xanh - Ngọc Châu

09. Một bài hát say đắm (Yī shǒu zuì rén dí gē – 一首醉人的歌) - Nhạc Hoa

10. Mẹ hiền Quan Âm - Lynh Nghy

11. Ngày anh bên em - Hoài An (trẻ)

12. Hãy thương vợ nhiều - Nguyễn Đình Vũ

13. Vào mộng cùng em - Châu Kỳ

14. Tình yêu kiếp này hay là nợ của kiếp trước (Jīn shēng dí ài qián shì dí zhài – 今生的愛前世的債) - Nhạc Hoa

15. La Marseillaise - Rouget de Lisle

16. Xin mãi là tình nhân - Vũ Quốc Việt

17. Cũng vì mỗi tội đường xa - Thanh Trang

18. Thả - Vũ Vĩnh Phúc

19. Tiếng hát quay tơ - Từ Phát

20. Như giấc mơ qua - Nguyễn Hồng Thuận

21. Dám yêu dám hận - Duy Hoàng

22. Lỡ bến thuyền xưa - Hòa Bình

23. Nhớ em là anh nói thật - Phi Sơn

24. Cuộc tình xa (I love you) - Nhạc Hoa

25. Tháng tám về rồi em kịp về không - Phạm Bạch Trúc

26. Sugar - Maroon 5

27. Mưa trên cuộc tình tôi - Ngô Thụy Miên

28. Những ngày đẹp trời - Nhạc Ngoại

29. Nếu như anh đến - Nguyễn Đức Cường

30. Điều tôi có thể - Lê Đức Hùng