“Các nhạc sĩ như Bach hay Beethoven đã tạo dựng nên những đền đài vĩ đại của nghệ thuật. Còn tôi, tôi chỉ muốn xây những căn nhà cho người dân của tôi ở, và họ sẽ cảm thấy hạnh phúc và thoải mái vì được sống trong ngôi nhà của chính mình.” – Edvard Grieg
Edvard Grieg sinh ngày 15 tháng 6 năm 1843 ở Bergen và sau này được đánh giá là nhà soạn nhạc vĩ đại nhất mà đất nước Na Uy đã đào tạo được. Nếu hồi tưởng lại người ta có thể tự hỏi tại sao một đất nước không có nền tự do, cũng không có một truyền thống âm nhạc lâu đời lại có thể sản sinh ra một thiên tài như vậy. Cho tới năm 1814, Na Uy đã hoàn toàn bị lệ thuộc vào Đan Mạch, mà Copenhaghen chính là trung tâm văn hoá. Từ năm 1814 tới năm 1905, đất nước này bị bắt buộc phải gia nhập liên minh với Thụy Điển. Nửa đầu thế kỷ XVIII là thời kỳ đất nước Na Uy chìm trong đói nghèo và đó là khoảng thời gian trước khi đất nước này có thể khẳng định mình giữa các nước láng giềng vùng Scandinavi. Nhưng với những thiên tài thì đây có thể là những điều kiện lý tưởng để thúc đẩy và khuyến khích phát triển.
Vào mùa thu năm 1858, Evard Grieg, khi đó mới 15 tuổi, đã tới Nhạc viện Leipzig để học nhạc. Các giáo viên của ông đều là những người xuất sắc nhất ở Châu Âu, và bốn năm sau khi ông rời Nhạc viện thì ông đã trở thành nhạc sĩ và nhà soạn nhạc trưởng thành. Trong những năm cho tới năm 1866, Grieg sống ở Copenhaghen, sau đó rời đi chỉ để tham dự những khoá học bồi dưỡng ngắn ngày. Tại đó ông đã tham khảo ý kiến của nhà soạn nhạc nổi tiếng Neils W. Gade, người đã khuyến khích ông soạn nhạc giao hưởng. Tác phẩm đó đã được trình diễn vài lần, nhưng sau đó Grieg đã không thừa nhận nó. “Tuyệt đối không được phép trình diễn” là những lời mà ông đã viết trên bản tổng phổ. Tuy nhiên, nhiều năm sau thì bản giao hưởng lại được trình diễn và thu âm. Thành quả trong những năm đầu này của Grieg đương nhiên không có gì để hổ thẹn, và nó đã mang đến cho thính giả ngày nay một cái nhìn bao quát hơn về sự phát triển nghệ thuật và âm nhạc của Grieg. Bản giao hưởng đã chứng minh rằng Grieg đã đạt được trình độ kỹ thuật điêu luyện, và các tác phẩm mới cứ tuôn chảy thật dễ dàng qua ngòi bút của ông. Bản Sonata dành cho piano và bản Sonata, op.8 cho piano và violin, từ năm 1865, đã có chất lượng rất cao.
Phong cách của Grieg dựa trên truyền thống âm nhạc lãng mạn Đức nhưng dần dần ý thức dân tộc phát triển trong ông, kết hợp với yêu cầu phải tạo ra một loại hình âm nhạc Na Uy. Những tình bạn và các buổi thảo luận với những thanh niên Na Uy cũng đã phát triển thêm điều này. Ở Copenhaghen, Grieg đã gặp Rikard Nordraak (1842-1866), người mà chủ nghĩa dân tộc đã đạt tới sự thể hiện hoàn hảo trong việc đặt lời Quốc ca Na Uy. Là một nhà soạn nhạc, ông chưa đạt được trình độ như Grieg, nhưng ông có quan điểm rõ ràng về việc soạn nhạc dựa trên những giai điệu dân gian.
Khi Evard Grieg định cư ở Christiania (nay là Oslo) vào năm 1866, ông đã chịu ảnh hưởng của nhà soạn nhạc Otto Winter-Hjelm (1837-1931). Winter-Hjelm đã thấy rõ các yếu tố của nhạc dân gian có thể được dùng để tạo ra một loại hình âm nhạc quốc gia. Một nhà soạn nhạc khác cũng đáng được đề cập trong mối liên hệ này là Ludvig Mathias Lindeman (1812-1887) mà bộ sưu tập những nhạc dân gian của ông đã hình thành nên nền tảng cơ bản cho sự phát triển nâng cao sau này của Grieg. Sau đó, Grieg đã nghiên cứu âm nhạc dân gian trong chính môi trường dân tộc, những nốt nhạc dân gian được viết ra chỉ có thể tái hiện một phần nào không khí đặc biệt cùng với những giai điệu và sự hoà âm lôi cuốn mà những nhạc sĩ dân gian có thể vỗ về mà không cần nhạc cụ. Với hy vọng trở thành nhạc sĩ ở Na Uy, Grieg bắt đầu phải tập trung vào việc chơi nhạc và dạy nhạc ở Oslo. Việc sáng tác hầu như bị gác lại vào những ngày nghỉ hè, nhưng trong suốt những năm này Grieg đã cho thấy khả năng chịu đựng khó nhọc của ông. Nhờ có ông mà một buổi hoà nhạc từ thiện với cả dàn hợp xướng và dàn nhạc đã được thành lập ở thủ đô, là nơi đã mang đến cho ông những kinh nghiệm quý giá về nghệ thuật phối nhạc. Vào mùa thu năm 1868, Grieg đã hoàn thành kiệt tác của mình, Bản Piano concerto giọng La thứ. Thời gian trôi qua nó đã gắn liền với đất nước Na Uy. Bây giờ nó đã trở thành một phần của kho tàng nhạc cho piano quốc tế và liên tục được trình diễn trên khắp thế giới. Mỗi khi được biểu diễn, bản concerto gợi lên cho cả người biểu diễn và người nghe một sự liên tưởng mạnh về đất nước Na Uy. Mặc dù trong một chừng mực nào đó nó mang tính khuôn mẫu của châu Âu, Grieg đã thành công trong việc kết hợp những loại hình đó với các nét âm nhạc dân gian Na Uy và những quan niệm cá nhân về thiên nhiên và nét đặc sắc của Na Uy. Phong cách âm nhạc của ông trở nên đồng nhất với âm điệu Na Uy.
Ngay cả trong thời Grieg sống, những ai đã nghe nhạc của ông đều có ấn tượng rằng nó có mối liên hệ mạnh với những phong cảnh và lối sống của mọi người xung quanh ông. Người viết tiểu sử đầu tiên về ông, Aimer Gronvold, đã làm mạnh thêm ấn tượng này qua một tình huống mà ông miêu tả. Vào một ngày hè những năm 1880, khi Gronvold đi biển qua vùng thuộc địa nhỏ của Ullensvang ở Hardanger trên một con tàu chạy bằng hơi nước của địa phương, ông bắt gặp dáng người nhỏ bé của Evard Grieg, bước sải chân dọc một vịnh hẹp ở Lofthus. Chọn một con đường mòn qua những tảng đá lớn và những hòn đá nhỏ, ông đã tạo cho mình lối đi riêng để tới đích đến của mình, một cái gò nhỏ với ngôi nhà gỗ được xây dựng đặc biệt để ông tới sáng tác. Nó thật đáng để tự hào chỉ với một căn phòng gọn gàng, và được treo lơ lửng bên cạnh vịnh, ở giữa một quang cảnh đẹp vô cùng của Ullensvang, với vịnh tối, sâu ở dưới và những gợn sóng lấp lánh của dòng sông băng Folgefonna. Grieg thường trở về đó mỗi mùa hè, và đôi khi cũng vào cả mùa đông nữa, để tìm sự bình yên và tĩnh lặng cần cho công việc của ông. Ở trung tâm của khung cảnh thiên nhiên không thể thay thế này, bao quanh là khung cảnh hùng vỹ và tráng lệ của Na Uy, Grieg đặt cây đại dương cầm và bàn viết của ông. Nơi ông ngồi ở đây, giống như Orpheus tái sinh, và chơi ở dãy núi, giữa những tảng đá và động vật hoang dã. Âm nhạc của ông tới từ nơi sâu thẳm vùng nông thôn Na Uy, nơi mà những âm thanh nhanh và vang vọng của vùng Hardanger đã chạm vào tai ông, và những sự chuyển điệu của vùng vịnh Hardanger đã quyến rũ ông. Gronvold kết luận rằng có một mối quan hệ mãnh liệt và bền vững giữa một trường mà ông sống và âm nhạc của ông. Hầu như không thể nghe Grieg, ở trong sảnh buổi hoà nhạc hoặc phòng vẽ, mà không cảm nhận về ánh sáng, làn gió mát từ làn nước xanh, sự thoáng hiện của những sông băng lấp lánh, sự hồi tưởng về những dãy núi và cuộc sống vùng vịnh phía tây Na Uy, nơi mà Grieg sinh ra và rất yêu thích dạo chơi.
Nhưng hình ảnh lãng mạn về nhà soạn nhạc và về nghệ thuật cũng như môi trường của ông chỉ là một nửa của sự thật. Sự thành công đến với Grieg không hề dễ dàng gì. Cuộc đời của ông như một cuộc chiến mà ông chạm trán với cả thành công và nghịch cảnh. Vào những năm 1860 ông đã làm việc miệt mài để nuôi bản thân và gia đình với tư cách một người chỉ huy dàn hợp xướng và dàn nhạc, một giáo viên dạy nhạc và nghệ sĩ biểu diễn. Trong những lĩnh vực này ông đều thành công, nhưng phải mất một khoảng thời gian mới được các nhạc sĩ khác và công chúng thừa nhận. Cách hoà âm của ông dường như nghịch tai và không chính thống đối với một công chúng vẫn còn đang gắng tìm hiểu Beethoven và Mozart. Grieg đã không thể trải qua những thời kỳ dài dặc trong một môi trường như vậy mà không bị hủy hoại với tư cách một nghệ sĩ. Trường hội hoạ Na Uy, mà đứng đầu là Hans Gude, đã gánh chịu hậu quả của điều này vài năm trước. Mỗi mùa hè họ vẽ phác thảo và vẽ bản đồ trên các ngọn núi của Na Uy. Nhưng khi mùa thu đến, họ mang túi và tới Dusseldorf để hoàn thiện và bán các bức vẽ. Tại những khoảng thời gian tạm nghỉ đều đặn, Bjornson và Ibsen cũng phải làm tương tự, thu lượm những thôi thúc mới mẻ và sự đánh giá đúng tại Đức, Ý và Pháp. Đây cũng là cách Grieg chọn để làm việc. Ông quyết định sáng tác trên chính quê hương mình, nhưng ông cũng cần nguồn cảm hứng của âm nhạc châu Âu. Nếu như ông từng có thể sống ngoài thu nhập từ những tác phẩm của mình, thì ông sẽ cần một thị trường âm nhạc rộng lớn hơn Na Uy và Scandinavi. 10 tập Nhạc trữ tình – được in ở nhà xuất bản Peters ở Leipzig – với giai điệu đơn giản, sâu sắc, đóng góp chính cho việc tạo dựng tên tuổi của ông được nhiều người biết đến và yêu mến tại nhà hoà nhạc ở châu Âu. Kể cả trong cuộc đời ông, việc soạn nhạc cho piano đã mang đến cho ông danh hiệu “Chopin của phương Bắc”.
Vào năm 1869 Grieg, với lương ngân sách, đã tới Italy. Cuộc gặp gỡ với Franz Liszt và giới nghệ sĩ ở Rome đã mang đến cho ông nguồn cảm hứng mới mẻ và sự tự tin. Với năng lượng mới và lòng nhiệt tình rực cháy trong mình, ông trở về Christiana năm 1870. Tại đó, ông đã bắt đầu cộng tác đầy hiệu quả với Bjornstjerne Bjornson, người đã mong đợi một nhà soạn nhạc có thể viết nhạc Na Uy để phát triển và mang lại đời sống cho những bài thơ và kịch của mình. Bài thơ “Trước tu viện phía Nam” soạn cho giọng nữ cao, giọng nữ trầm, dàn hợp xướng nữ và dàn nhạc (1871) là thành quả đầu tiên của sự cộng tác này. Lấy cảm hứng từ sự thành công này, Bjornson, cũng trong năm đó, đã bắt đầu viết bài thơ “Bergliot” mà với chủ nghĩa hiện thực được trải thảm đã truyền cảm hứng cho Grieg cố gắng viết một thứ ngôn ngữ âm nhạc táo bạo hơn trước đây. Vào mùa xuân năm 1872, Bjornson và Grieg trình làng một kết quả khác của sự hợp tác này, vở kịch sân khấu “Sigurd Jorsalfar”. Sự tìm kiếm nguồn gốc và nhận thức dân tộc của người Na Uy cổ xưa lại được tiếp tục trong “Olav Tryvason”. Ý tưởng đó nhằm tạo ra một vở nhạc kịch vĩ đại nhưng Bjorson chưa từng hoàn thành nhiều hơn 3 hồi đầu tiên. Tác phẩm đó vẫn chưa hoàn thành nhưng âm nhạc của Grieg đã mang cho chúng ta một cảm nhận về một vở opera quốc gia hoành tráng và cũng có thể về một nhà soạn nhạc opera lớn nữa, vì vậy mà đây là một tổn thất của Na Uy. Dự án bị bỏ lửng song tài năng kịch nghệ của Grieg một lần nữa được thử thách khi Henrik Ibsen yêu cầu ông viết nhạc nền cho “Peer Gynt”. Đây không phải là yêu cầu đơn giản với Grieg, nhưng phần nhạc mà ông viết trở thành một trong những tác phẩm chính của những năm 1870. Trong thời của Grieg, âm nhạc cho “Peer Gynt” dành được một thành công vang dội trên bình diện quốc tế, đặc biệt là nhờ hai tổ khúc viết cho dàn nhạc khiến âm nhạc có thể tới được các phòng hòa nhạc lớn.
Vào năm 1874, Grieg được nhận trợ cấp hàng năm của nghệ sĩ, và có thể giúp ông nuôi sống bản thân mà không cần đi dạy nhạc hay chỉ huy. Ông quay về thị trấn quê hương Bergen. Hoàn cảnh đó dường như khá lý tưởng để ông có một thời kỳ sáng tác hăng say trong cuộc đời mình. Thay vào đó, đó lại là thời gian của khủng hoảng cả về cá nhân và nghệ thuật. Tuy nhiên, một khoảng thời gian suy sụp và cuộc đấu tranh của Grieg để vượt qua nó đã dẫn tới việc sáng tạo nên những tác phẩm sâu sắc và hấp dẫn với chất lượng cao. Bản Ballad giọng Son trưởng viết cho piano và tứ tấu đàn dây đã phản ánh sự xáo trộn trong tâm hồn ông và sự cố gắng hoàn thiện cả về hình thức và nội dung của ông.
Nhiều năm trôi qua, Grieg soạn nhạc ít hơn, và mỗi tác phẩm mới chỉ được khai hoa kết trái sau một thời gian dài và khó nhọc. Đó là khi ông viết tác phẩm “Ngọn núi Thrall” viết cho giọng baritone, hai kèn horn và đàn dây, và phần lớn các tác phẩm trong tập Ca khúc Vinje cũng được soạn trong thời gian này. Sau đó tới những Vũ khúc Na Uy cho song tấu piano và Tổ khúc Holberg nổi tiếng viết cho đàn dây. Từ năm 1880 tới năm 1882 ông chỉ huy dàn nhạc Harmonie của Bergen, nhưng sau đó ông đã từ chức.
Vào năm 1885 Grieg chuyển tới ngôi nhà mới của ông “Troldhaugen”, ngoài vùng Bergen. Tại đây, ông và vợ ông Nina đã sống những ngày cuối đời. Hai mươi năm cuối cùng trong cuộc đời của Grieg chủ yếu tập trung vào sáng tác và lưu diễn ở châu Âu. Buổi cuối cùng đã gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe của Grieg, dù nó mang lại cho ông sự nổi tiếng trong sự nghiệp sáng tác. Trong các tác phẩm viết trong thời kỳ này thì Bản Sonata giọng Đô thứ viết cho violin và piano và những Ca khúc Haugtussa không thể nào quên, được đặt theo lời của Arne Garborg. Trong số những tác phẩm đặc biệt thú vị có Những điệu nhảy và giai điệu của những người nông dân Na Uy op.72, nổi bật bởi sự hòa âm táo bạo đi trước thời đại. Cũng có thể nói như thế về tác phẩm lớn cuối cùng của ông, tác phẩm đã hoàn thành, bốn bài thánh ca cho dàn hợp xướng, được soạn tự do theo những giai điệu nhà thờ của Na Uy (1906). Việc cải biên các giai điệu dân gian mà ông hoàn thành lúc cuối đời đã chứng minh khả năng hiểu bản chất giai điệu nhạc dân gian hầu như vô song của ông. Âm nhạc của Grieg trở nên rất phổ biến. Trong suốt thế kỷ, âm nhạc của ông được biểu diễn trên khắp thế giới, không chỉ ở những buổi hòa nhạc lớn, mà còn ở những quán cà phê và nhà hàng ở khắp mọi nơi. Sự thành công rực rỡ đó không phù hợp với hình ảnh truyền thống về một nghệ sĩ mà luôn phải đấu tranh và sống chật vật, và cái cách thức mà những nhà biểu diễn loại hình nhạc nhẹ tiếp quản nhiều cách tân hoà âm của Grieg sau đó đã được sử dụng để chống lại ông.
Vào dịp kỷ niệm 59 năm ngày mất của Grieg, vào năm 1957, các nhà phê bình đã đấu tranh cho việc danh tiếng của ông đã bị mất vị trí trong nền âm nhạc cổ điển. Nhưng kể từ đó con lắc của lịch sử đã quay ngược trở lại một lần nữa, và đây là thời điểm có lợi cho Grieg. Rất nhiều tác phẩm âm nhạc lãng mạn đã qua thời kỳ phục hưng, và những tác phẩm của Grieg cũng nằm trong số đó. Các tác phẩm của ông vẫn còn được trình diễn trong các buổi hoà nhạc lớn trên toàn thế giới, và số lượng các bản thu của Grieg dễ dàng nhận thấy luôn tăng lên. Những tác phẩm trong một thời gian dài bị cho là tương đối tầm thường đã được một thế hệ nghệ sĩ mới tìm lại.
Một số nhà nghiên cứu âm nhạc đã chỉ ra tầm quan trọng của những tác phẩm về sau của Grieg đối với việc tìm kiếm một thế giới âm thanh mới của các nhà ấn tượng Pháp. Khi Maurice Ravel tới thăm Oslo vào tháng hai năm 1826 đã nói: “Thế hệ nhà soạn nhạc Pháp mà tôi là một phần trong đó chịu ảnh hưởng mạnh mẽ bởi âm nhạc của ông. Không có nhà soạn nhạc nào, ngoài Debussy, mà tôi cảm thấy gần gũi như Grieg”. Béla Bartók, người đã cố gắng đổi mới phong cách âm nhạc của thế kỷ hai mươi trên cơ sở của âm nhạc dân gian, cũng nhận được động lực quan trọng từ những phóng tác theo các giai điệu đó trên đàn piano của Grieg.
Mục tiêu của Evard Grieg là tạo ra một loại hình âm nhạc quốc gia mang đặc trưng của người dân Na Uy, và về mặt này ông đã truyền cảm hứng cho các nhà soạn nhạc khác. Nhưng điều vĩ đại nhất của các tác phẩm của ông không chỉ nằm ở đó, mà thực tế là ông cũng thành công trong việc thể hiện nghĩ suy và tình cảm mà có thể nhận biết rõ ràng; âm nhạc mà mọi người có thể nhận ra. Âm nhạc của Grieg đã vượt qua biên giới quốc gia. Theo khía cạnh này, rõ ràng là ông đã vượt xa hơn nhiều so với một nhà soạn nhạc trong nước.
(Nguồn: nhaccodien.info)