“Chuyện tình cô lái đò Bến Hạ” của Hoàng Thi Thơ: Xót xa cho mối tình đẹp thời chiến loạn


CA KHÚC “CHUYỆN TÌNH CÔ LÁI ĐÒ BẾN HẠ”

  • Tên các khúc: Chuyện tình cô lái đò Bến Hạ

  •  Nhạc sĩ: Hoàng Thi Thơ

  • Năm phát thành: 1971

  • Ca sĩ trình bày tiêu biểu: Hoàng Lan, Thanh Lan, Thúy Hằng,…

Hoàn cảnh ra đời ca khúc “Chuyện tình cô lái đò Bến Hạ” của nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ

Dòng nhạc kể chuyện là một thể loại nhạc độc đáo, hấp dẫn, nổi tiếng mà nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ đã cống hiến cho kho tàng âm nhạc Việt Nam. Nổi tiếng nhất trong số những ca khúc được viết bằng thể loại này của ông, gợi về cuộc đời, cuộc tình buồn của những người con gái, đó là “Rong chơi cuối trời quên lãng”, “Chuyện tình người trinh nữ tên Thi” và “Chuyện tình cô lái đò Bến Hạ”.



hoan-canh-ra-doi-chuyen-tinh-co-lai-do-ben-ha-cua-hoang-thi-tho (1)
Bìa ca khúc “Chuyện tình cô lái đò bến hạ” của Hoàng Thi Thơ

Về hoàn cảnh ra đời ca khúc “Chuyện tình cô lái đò Bến Hạ”, nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ trong chương trình “paris By Night 47 – Hoàng Thi Thơ 2” đã kể như sau: “Tại bến đò ở Quảng Trị, có một cô lái đò rất xinh đẹp, hàng ngày công việc của cô là đưa khách sang sông. Nhiều người thấy cô đẹp nên mê lắm, nhưng cô lại chẳng mê ai, cô chỉ đem lòng yêu mến đoàn chiến sĩ mà cô đưa sang sông rồi đưa trở lại sông. Trong đoàn chiến sĩ ấy có một người mà cô rất là yêu, rất là thích. Trong một hôm lái đò đưa đoàn chiến sĩ trở lại cô không nhìn thấy người chiến sĩ mà cô mông ngón, vì cô yêu người đó mà thành ra cô lên đường, cô đi tìm… và cuối cùng, chính cô là cái người chết vì súng đạn”.

Nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ viết ca khúc này vào năm 1971, sau khi ra đời “Chuyện tình cô lái đò Bến Hạ” nhanh chóng chiếm được cảm tình của khán thính giả. Bài hát được rất nhiều ca khúc trình bày như Hoàng Lan, Thanh Lan,… nhưng được yêu thích nhất là qua tiếng hát của Thúy Hằng. Lắng nghe ca khúc qua giọng hát của nữ danh ca, người nghe sẽ cảm nhận được nỗi xót xa, u hoài dành cho một chuyện tình đẹp.

Đôi lời bình phẩm ca khúc “Chuyện tình cô lái đò Bến Hạ” của Hoàng Thi Thơ

Một xóm nghèo ven sông

Có con đò tên là đò bến Hạ

Một gái nghèo đoan trang

Nhan sắc nàng như là một đóa hoa

Nhà vốn nghèo cho nên

Sớm xa lìa sách đèn cùng mái trường

Ngày ngày ra bến giúp mẹ đưa đò

Bến Hạ đưa đò

Gái đẹp đưa đò.

Ngày xưa ở vùng quê nghèo, việc được cắp sách đến trường là niềm mơ ước của rất nhiều người. Nhưng vì cuộc sống mưu sinh, họ phải từ bỏ ước mơ đèn sách, phụ giúp cha mẹ có được bữa cơm, manh áo qua ngày. Cũng như bao giờ người khác, nơi xóm nghèo ven sông, cô gái nhỏ vì cơm áo gạo tiền cũng phải “sớm xa lìa sách đèn cùng mái trường” để “ra bến giúp mẹ đưa đò”. Cô gái với nét đẹp đoan trang, tinh khiết như một đóa hoa mỹ miều nở vào sớm mai, khiến bao người say mê, chìm đắm. Cô em gái đẹp đưa đò ở Bến Hạ!

Ngày tiếp ngày trôi qua

Biết bao người qua đò giòng bến Hạ

Nhiều khách đò ngây ngô

Hay trách nàng sao đò lại chóng qua.

Nhiều trai làng ba hoa

Ý như là đoán nàng dùng phép lạ

Nào đâu biết sắc đẹp là mắt mờ

Thấy đẹp quên giờ

Gái đẹp đưa đò.



hoan-canh-ra-doi-chuyen-tinh-co-lai-do-ben-ha-cua-hoang-thi-tho-2
Lời ca khúc “Chuyện tình cô lái đò bến hạ” của Hoàng Thi Thơ

Ngày qua ngày em vẫn trên bến Hạ đưa đò, nhan sắc xinh đẹp của em khiến bao chàng trai say mê, yêu mến. Mỗi lần đò cập bến, người lại ngây ngô trách hờn sao đò chóng qua, không chậm thêm một chút để được ngắm thêm dung nhan xinh đẹp của em. Sự tinh khôi của cô gái đò làm người đắm chìm vào sự lung linh của vườn hoa nhà sắc, quên cả thời gian và ngỡ ngàng sao đò sớm cập bến. Ôi cô lái đò xinh đẹp!

Nhiều anh chàng khoe khoang

Chiếm tim nàng nhưng nàng nào đáp tình

Vì tấm lòng băng trinh

Ai đã nguyện trao người thời chiến chinh.

Đoàn anh hùng sang sông

Trái tim nàng trao về một bóng hình

Một người lính chiến đánh giặc quên mình

Lính trận chân thành

Lính trận chung tình.

Nhiều người đem lòng si mê là thế, nhưng nàng lại chẳng rung động vì ai. Bởi bao ngày qua, trái tim nàng đã trao trọn cho một bóng hình, đó là “người lính chiến đánh giặc quên mình”. Người con trai thời ly loạn, quên mình cống hiến cho đất nước, cho tổ quốc, quyết tâm lên đường bảo vệ quê hương. Sự gan dạ, chân thành của anh khiến cô gái đò xinh đẹp cảm mến vô cùng.

Đời hồng nhan ai có biết không

Đời gian nan là kiếp má hồng

Đời hồng nhan nên nước mắt tuôn

Nhiều gian nan và lắm đau buồn…

Người đời có câu “hồng nhan bạc phận” khéo có sai. Những cô gái đẹp trời ban lúc nào cũng phải chịu cảnh gian nan, vất vả. Sinh ra là phận má hồng, dù không muốn vẫn phải ôm tấm thân mỏng manh, gồng mình gánh vác những chông khai, buồn đau của số phận.

Người anh hùng qua sông

Với câu thề quay về thì cưới nàng

Và mấy lần xuân sang

Trên bến đò quân hành người hát vang

Tìm trong đoàn quân nhân

Những anh hùng quay về từ chiến trận

Mà nào đâu thấy bóng người tôn thờ

Lính trận không về

Bến Hạ mong chờ.

Cô lái đò bến Hạ giờ đây đã vững lòng vì đã tìm được bến đỗ thực sự cho mình. Người lính trước khi sang sông làm nhiệm vụ không quên mang lời hẹn ước, ngày thắng trận quay về sẽ cưới nàng. Và rồi “mấy lần xuân sang”, bao nhiêu chuyến đò ngang dọc, cuối cùng nàng cũng đợi được đoàn quân trở về. Thế nhưng trong đoàn quân ấy, nàng tìm mãi vẫn không thấy bóng dáng người mình yêu thương. Sao anh không về để bến Hạ lẻ bóng mình em, hỡi người?

Rồi có người qua sông

Báo tin chàng không bao giờ còn quay về

Người anh hùng hy sinh

Nhưng ước thề cô đò còn khắc ghi

Người anh hùng ra đi không quay về

Đau lòng người bến Hạ

Và từ tin đó khách đò trông chờ

Bến Hạ bơ phờ

Vắng nàng đưa đò.

Tin dữ đến, có người báo cho nàng chàng lính đã ra đi mãi mãi, lời thề ước ngày nào chẳng thể thành sự thật. Người anh hùng nàng đưa sang sông năm ấy đã hy sinh cho đất nước thanh bình. Vì quá yêu thương và nhớ nhung bóng hình chàng, cô lái đò quyết định định ra đi tìm chàng. Từ đó, bến Hạ bơ phờ, vắng bóng hình ảnh cô lái đò xinh đẹp…

Rồi tới ngày đau thương

Khách qua đường đau lòng mà đứng nhìn

Hạ tên nàng ghi bia

Bên nắm mộ hoang tàn người tiết trinh

Vì chung tình cho nên

Cô lên đường đi tìm người yêu mình

Rồi trong lửa khói súng giặc điên cuồng

Bến Hạ u buồn.

Vì lòng chung thủy sắt son, nàng quyết định lên đường tìm cho được bóng dáng người lính, nàng không tin rằng chàng thực sự đã “đền nợ nước”. Vì tình yêu, nàng bất chất nguy hiểm, cũng chẳng sợ gian truân. Nhưng rồi, thân liễu yếu đào tơ sao nàng tránh khỏi khói lửa thời chiến loạn. Nàng nằm xuống, bên nắm mộ hoang tàn. Bến hạ u buồn vì vắng bóng nàng mãi mãi…

Đời hồng nhan cô có biết không

Đời gian nan là kiếp má hồng

Đời hồng nhan nên nước mắt tuôn

Nhiều gian truân và lắm, và lắm …đau buồn.

Và thế là người đời nói đúng, đời hồng nhan ắt lắm gian truân. Dù mang cho mình sắc đẹp tinh khiết, khiến bao người đắm say, cô lái đò Bến Hạ vẫn không thoát được vận mệnh u buồn… xót xa cho một chuyện tình thời ly loạn.



Theo Amnhac.net

Các bài viết khác:
Top 3 ca khúc hay nhất của nhạc sĩ Ngọc Bích
Top 3 ca khúc hay nhất của nhạc sĩ Ngọc Bích
[ad_1] Lắng nghe những tình khúc của nhạc sĩ Ngọc Bích, ta dễ dàng nhìn thấy bóng dáng một chàng nhạc sĩ của mơ mộng, của nhớ nhung da diết....

Hoàn cảnh ra đời ca khúc “Mai tôi đi”: Một Paris lộng lẫy và u sầu
Hoàn cảnh ra đời ca khúc “Mai tôi đi”: Một Paris lộng lẫy và u sầu
[ad_1] CA KHÚC “MAI TÔI ĐI” Tên các khúc: Mai tôi đi Nhạc sĩ sáng tác: Anh Bằng Phổ thơ: “Paris” của nhà thơ Nguyên Sa Năm phát thành: 2004...

Hoàn cảnh ra đời ca khúc “Họp mặt lần cuối”: Lời giã từ tuổi học trò đầy day dứt
Hoàn cảnh ra đời ca khúc “Họp mặt lần cuối”: Lời giã từ tuổi học trò đầy day dứt
[ad_1] VỀ CA KHÚC HỌP MẶT LẦN CUỐI Tên ca khúc: Họp mặt lần cuối. Nhạc sĩ sáng tác: Song Ngọc (dùng bút danh Hàn Sinh). Thể loại: Nhạc vàng....

Nghệ sĩ Năm Sa Đéc và chuyện tình ngọt ngào lẫn đắng cay với học giả Vương Hồng Sển
Nghệ sĩ Năm Sa Đéc và chuyện tình ngọt ngào lẫn đắng cay với học giả Vương Hồng Sển
[ad_1] Nghệ sĩ Năm Sa Đéc tên thật là Nguyễn Kim Chung, là một nghệ sĩ cải lương nổi tiếng. Ban đầu, bà đi biểu diễn hát bội với biệt...

Top 5 bài nhạc phổ thơ hay nhất của nhạc sĩ Phạm Duy
Top 5 bài nhạc phổ thơ hay nhất của nhạc sĩ Phạm Duy
[ad_1] Nhạc phổ thơ của Phạm Duy đa dạng về tiết tấu, phong phú trong cảm xúc. Nhạc phổ thơ của ông lúc trữ tình thi vị, lúc lại lặng...

Hoàn cảnh ra đời ca khúc “Lời đắng cho cuộc tình”: Bản “thất tình ca” dành cho mối tình si của danh ca Duy Khánh
Hoàn cảnh ra đời ca khúc “Lời đắng cho cuộc tình”: Bản “thất tình ca” dành cho mối tình si của danh ca Duy Khánh
[ad_1] VỀ CA KHÚC "LỜI ĐẮNG CHO CUỘC TÌNH" Tên ca khúc: Lời đắng cho cuộc tình Nhạc sĩ sáng tác: Nhật Ngân Năm ra đời: 1989 Thể loại: Nhạc...

Chuyện tình buồn “sớm nở tối tàn” của nhạc sĩ Châu Kỳ và danh ca Mộc Lan
Chuyện tình buồn “sớm nở tối tàn” của nhạc sĩ Châu Kỳ và danh ca Mộc Lan
[ad_1] Chân dung nhạc sĩ Châu Kỳ và danh ca Mộc Lan Nhạc sĩ Châu Kỳ sinh ngày 5/11/1923 tại làng Dưỡng Mong, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế....

ĐÁNH GIÁ DÒNG GUITAR FENDER HIGHWAY
ĐÁNH GIÁ DÒNG GUITAR FENDER HIGHWAY
[ad_1] Fender đang có một sứ mệnh. Công ty không chỉ làm hài lòng những người truyền thống với những cây đàn guitar có thiết kế phản ánh gốc rễ...

“Mùa xuân đó có em” – ca khúc nổi tiếng ra đời trong tâm trạng lo âu của Anh Việt Thu
“Mùa xuân đó có em” – ca khúc nổi tiếng ra đời trong tâm trạng lo âu của Anh Việt Thu
[ad_1] VỀ CA KHÚC"MÙA XUÂN ĐÓ CÓ EM" Tên ca khúc: Mùa xuân đó có em Nhạc sĩ sáng tác: Anh Việt Thu Thể loại: Nhạc xuân Năm ra đời:...

Ca khúc “Xóm đêm” của Phạm Đình Chương: Bức tranh tả thực đời sống nghèo khó bên cạnh phồn hoa đô thị
Ca khúc “Xóm đêm” của Phạm Đình Chương: Bức tranh tả thực đời sống nghèo khó bên cạnh phồn hoa đô thị
[ad_1] CA KHÚC "XÓM ĐÊM" Sáng tác: Phạm Đình Chương Thể loại: Nhạc quê hương Năm ra đời: 1955 Ca sĩ thể hiện tiêu biểu: Thái Thanh và Ban hợp...

“Cho em quên tuổi ngọc” – Tuyệt tác duy nhất được Lam Phương viết bằng 2 thứ tiếng
“Cho em quên tuổi ngọc” – Tuyệt tác duy nhất được Lam Phương viết bằng 2 thứ tiếng
[ad_1] CA KHÚC “CHO EM QUÊN TUỔI NGỌC” Tên các khúc: Cho em quên tuổi ngọc Nhạc sĩ sáng tác: Lam Phương Năm phát thành: 1984 Ca sĩ trình bày...

Chuyện tình Dương Thiệu Tước – Minh Trang [P1]: Kết mối duyên nồng nơi xứ Huế
Chuyện tình Dương Thiệu Tước – Minh Trang [P1]: Kết mối duyên nồng nơi xứ Huế
[ad_1] Trong cuốn sách “Chuyện tình các nhạc sĩ tiền chiến” xuất bản năm 1996, nhạc sĩ Lê Hoàng Long đã kể lại những kỷ niệm, câu chuyện về những...

CUỘC ĐỜI VÀ SỰ NGHIỆP CỦA GAETAN DONIZETTI (1797 – 1848)
CUỘC ĐỜI VÀ SỰ NGHIỆP CỦA GAETAN DONIZETTI (1797 – 1848)
[ad_1] Domenico Gaetano Maria Donizetti cất tiếng khóc chào đời ngày 29 tháng 11 năm 1797 tại một căn hầm rượu cũ nát của một căn nhà nằm sát sườn...

Hoàn cảnh ra đời ca khúc Bà mẹ Gio Linh: Tiếng khóc thương xé lòng của người mẹ liệt sĩ mất con
Hoàn cảnh ra đời ca khúc Bà mẹ Gio Linh: Tiếng khóc thương xé lòng của người mẹ liệt sĩ mất con
[ad_1] THÔNG TIN VỀ CA KHÚC BÀ MẸ GIO LINH Tên nhạc phẩm: Bà mẹ Gio Linh. Nhạc sĩ sáng tác: Phạm Duy. Thể loại: Nhạc cách mạng.  Năm ra...

Hoàn cảnh ra đời ca khúc “Hương xưa” của Cung Tiến: Từ bài hát tặng bạn đến bản tình ca bất hủ
Hoàn cảnh ra đời ca khúc “Hương xưa” của Cung Tiến: Từ bài hát tặng bạn đến bản tình ca bất hủ
[ad_1] VỀ NHẠC PHẨM HƯƠNG XƯA Tên ca khúc: Hương xưa Nhạc sĩ sáng tác: Cung Tiến Thể loại: Nhạc tiền chiến Năm ra đời: 1957 Nằm trong album: Ca...