Chuyện ít biết về “Đường tình đôi ngả” của nhạc sĩ Ngân Giang


CA KHÚC “ĐƯỜNG TÌNH ĐÔI NGẢ”

  • Tác giả: Giang Ngân
  • Thể loại: Nhạc trữ tình
  • Năm ra đời: Trước 1975
  • Ca sĩ thể hiện tiêu biểu: Tuấn Vũ – Giao Linh

Ca khúc “Đường tình đôi ngả” ra đời trong hoàn cảnh nào?

“Đường tình đôi ngả” là một trong những sản phẩm âm nhạc xuất sắc của Ngân Giang – nhạc sĩ tiêu biểu của dòng nhạc vàng Việt Nam. Nhạc phẩm này được ông viết trước  năm 1975. 



hoan-canh-ra-doi-ca-khuc-duong-tinh-doi-nga-cua-nhac-si-ngan-giang-0
Chân dung nhạc sĩ Ngân Giang

Những thông tin về nhạc sĩ Ngân Giang và hoàn cảnh ra đời ca khúc “Đường tình đôi ngả” khá mỏng chỉ có một vài thông tin ít ỏi được đăng trên wiki, dựa theo một bài giới thiệu ngắn của ký giả Thế Châu viết trước năm 1975:

“Nhạc sĩ Ngân Giang tên thật là Nguyễn Văn Vĩ, sanh năm 1946 tại Quảng Yên (Bắc Việt). Anh là một trong số 4 người con trai trong một gia đình trung lưu, nho giáo.

anh rất nhiều năng khiếu âm nhạc, thuở 9 tuổi anh đã chiếm được giải nhất về môn “măng cầm” (mandoline) trong những buổi dự thi do các linh mục của các trường chủng viện tổ chức. Cũng nhờ vậy, anh đã được các linh mục dòng Cứu Thế nhận làm đệ tử ruột dạy riêng về các bộ môn âm nhạc, kịch, hát…



hoan-canh-ra-doi-ca-khuc-duong-tinh-doi-nga-cua-nhac-si-ngan-giang-9
Bài viết của Thế Châu

Anh biết sáng tác năm 14 tuổi, lúc đó anh là một thợ sáng tác các bài ca hùng mạnh, tập thể cho các trường và các đoàn du ca hướng đạo. Năm 1967 vì tình trạng đất nước, anh gia nhập vào quân đội và bắt đầu chuyển qua sáng tác loại tình cảm, đa số thuộc loại tình quê hương.

Anh còn cho biết thêm, ngoài thời gian học tại các trường chủng viện, anh còn được học thêm nghề guitare với các nhạc sĩ đàn anh như Phạm Khánh, Hoàng Bửu, Lâm Tuyền, Trần Trinh…”

Bài viết của Thế Châu được thực hiện trước 1975, lúc nhạc sĩ Ngân Giang vẫn còn tại ngũ và đang theo học thêm về nhạc lý từ các nhạc sĩ đi trước. sau 1975, Ngân Giang chuyển sang định cư ở Mỹ. Ông đã ra đi lặng lẽ vào ngày 26/4/2009. Lúc đó, rất ót ký giả hải ngoại biết ông qua đời vì ông sống ở một thành phố nhỏ, ít người Việt sinh sống.

Có lẽ vì nhạc sĩ Ngân Giang sống một cách lặng lẽ ở thành phố nhỏ ít người Việt sinh sống nên không thấy ông sinh hoạt văn nghệ hay có các tin tức về ông. Và cũng vì thế mà có không ít những hiểu lầm liên quan đến sáng tác của nhạc sĩ Ngân Giang, trong đó có ca khúc “Đường tình đôi ngả”.

Ca khúc “Đường tình đôi ngả” viết về nội dung gì?

Lời ca khúc “Đường tình đôi ngả”:

Thôi em hãy đi về, vĩnh biệt kể từ đây

Còn luyến lưu làm chi, còn vấn vương làm gì

Ai thật lòng yêu ai đến bây giờ mình đã biết

Chuyện tình đôi ta em hãy xem là huyền thoại.

Anh đừng giận em

Kìa dĩ vãng mùa thương vẫn đẹp như giấc mơ

Trên trời bao ánh sao, tình ta bấy nhiêu kỷ niệm

Nào ngờ hôm nay

Định mệnh chia rẽ đôi ta

Em biết làm sao hơn…

Mùi tóc, làn môi, và thư tình

Anh xin gửi lại em.

Và tất cả cuộc vui anh cũng xin trả lại em

Dù mai em theo chồng

Ngàn đời em vẫn nhớ mãi mối tình đầu tiên.

Thôi em hãy đi về, khóc chỉ làm buồn thêm

Trời đã khuya từ lâu, càng vắng đêm tạ từ

Mai này thuyền hoa vui đón em về cùng bến khác

Ðường đời đôi ta hai hướng đi buồn thật buồn.

Anh hiểu giùm em nào ước muốn giàu sang

Bởi tình duyên trái ngang

Em vì chữ hiếu nên đành câm nín cho đẹp lòng

Chuyện tình đôi ta

Nghẹn ngào trăm đắng muôn cay

Thôi vĩnh biệt thiên thu…



hoan-canh-ra-doi-ca-khuc-duong-tinh-doi-nga-cua-nhac-si-ngan-giang-5

Nội dung ca khúc kể về câu chuyện tình buồn – đây là nội dung thường thấy trong các ca khúc nhạc vàng nổi tiếng. Đó là một đêm tạ từ sau cùng của hai người yêu nhau tha thiết nhưng bị chia cách. Cô gái vì chữ hiếu nên nghe theo sự sắp xếp của cha mẹ để sang ngang về bến khác, còn chàng trai thì cũng đành buông xuôi theo số mệnh vì không thể níu giữ được người yêu khi vẫn chỉ có đôi tay trắng.

Chuyện tình đã từng có biết bao nhiêu kỷ niệm đẹp như là giấc mơ, đã từng thân quen từ làn tóc đến làn môi nhưng nay đành chia thành đôi lối và chấp nhận vĩnh biệt thiên thu.

Một số nhầm lẫn trong ca khúc “Đường tình đôi ngả”

Nhầm lẫn về tác giả “Đường tình đôi ngả”

Như đã chia sẻ, “Đường tình đôi ngả” là sáng tác nổi tiếng của nhạc sĩ Ngân Giang được ký với bút danh Nguyễn Vỹ (tên khai sinh của ông). Tuy nhiên thời gian sau này, nhiều nơi ghi tên tác giả là Lê Văn Thiện. Đây là một sự nhầm lẫn lớn, có lẽ xuất phát từ việc tên nhạc sĩ Lê Văn Thiện được tin trên CD Giao Linh – Tuấn Vũ song ca bài này nhưng với tư cách là người hòa âm chứ không phải nhạc sĩ sáng tác. 



hoan-canh-ra-doi-ca-khuc-duong-tinh-doi-nga-cua-nhac-si-ngan-giang-7
Tuấn Vũ – Giao Linh là cặp song ca thể hiện rất thành công ca khúc “Đường tình đôi ngả”

Được biết, trước 1975, danh ca Giao Linh đã từng song ca ca khúc này với ca sĩ Thanh Phong trong băng nhạc Premier số 3 do nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông thực hiện. Ở băng dĩa này, tác giả được ghi là Nguyễn Vỹ. 

Sau 1975, “Đường tình đôi ngả” là một trong những ca khúc được viết chỉ dành riêng cho song ca nam nữ. Nội dung có những phần lời dành riêng cho cả nam và nữ ca sĩ hát đối đáp với nhau. Cho đến nay, khi nhắc đến “Đường tình đôi ngả” không thể không nhắc đến đôi song ca được xem là thành công nhất tại hải ngoại từ cuối thập niên 1980, đó là Tuấn Vũ – Giao Linh.

Nhầm lẫn về tên ca khúc “Đường tình đôi ngả”

Một sự nhầm lẫn khác liên quan đến tên ca khúc “Đường tình đôi ngả”, đó là nhiều nơi ghi sai chính tả tên bài hát thành “Đường tình đôi ngã”. Tương tự như ca khúc “Đôi ngả chia ly” của nhạc sĩ Khánh Băng, hay bị ghi nhầm thành “Đôi ngã chia ly”. Có lẽ lỗi chính tả này là do thói quen không biệt được giữa “ngã” và “ngả” của nhiều người trong văn nói. 



hoan-canh-ra-doi-ca-khuc-duong-tinh-doi-nga-cua-nhac-si-ngan-giang-8

Nếu viết “Đường tình đôi ngã” thì không đúng với tính tả Việt Nam. Viết đúng phải là “Đường tình đôi ngả”, vì “ngả” ở đây là “ngả đường” với ý nghĩa là đường tình đã chia thành hai ngả đường, chứ không phải là “ngả nghiêng”.



Theo Amnhac.net

Các bài viết khác:
Hoàn cảnh ra đời ca khúc “Không”: Nỗi khắc khoải về mối tình đầu khó quên
Hoàn cảnh ra đời ca khúc “Không”: Nỗi khắc khoải về mối tình đầu khó quên
[ad_1] CA KHÚC “KHÔNG” Tên ca khúc: Không Nhạc sĩ sáng tác: Nguyễn Ánh 9 Thể loại: Nhạc trữ tình Năm phát hành: 1970 Ca sĩ thể hiện: Khánh Ly...

NGHỆ NHÂN HIROSHI TAMURA – HUYỀN THOẠI CHẾ TÁC GUITAR NHẬT BẢN
NGHỆ NHÂN HIROSHI TAMURA – HUYỀN THOẠI CHẾ TÁC GUITAR NHẬT BẢN
[ad_1] Tamura là họ của hai bậc thầy nổi tiếng làm đàn guitar tại Nhật Bản thập niên 1950-1980 “gồm có Hiroshi và Mitsuru, trong đó Hiroshi lớn hơn Mitsuru”....

Thiên tình sử Đoàn Chuẩn – Thanh Hằng: Nàng thơ áo xanh khiến chàng công tử hào hoa mê đắm một đời!
Thiên tình sử Đoàn Chuẩn – Thanh Hằng: Nàng thơ áo xanh khiến chàng công tử hào hoa mê đắm một đời!
[ad_1] Khoảng giữa thập niên 1950, danh ca Thanh Hằng (NSUT Lê Hằng sau này) là bóng hồng nổi danh trong những tình khúc bất hủ của chàng nhạc sĩ...

“Thương nhau ngày mưa” – bản tình ca ít chất sầu nhất của nhạc sĩ Nguyễn Trung Cang
“Thương nhau ngày mưa” – bản tình ca ít chất sầu nhất của nhạc sĩ Nguyễn Trung Cang
[ad_1] Bằng tài hoa của mình, nhạc sĩ Nguyễn Trung Cang đã cho những tiếng mưa một "nhan sắc" khác, ít buồn, ít sầu hơn qua ca khúc "Thương nhau...

Cùng nhà thơ Du Tử Lê bước vào khu rừng tình khúc của nhạc sĩ Anh Bằng
Cùng nhà thơ Du Tử Lê bước vào khu rừng tình khúc của nhạc sĩ Anh Bằng
[ad_1] Với hàng ngàn ca khúc được sáng tác từ hơn nửa thế kỷ qua, ở mọi thể loại từ nhạc quê hương, đất nước, đến chiến tranh, xã hội...

“Trả lại thoáng mây bay” của Hoàng Thanh Tâm: Đến khi nào tình mới thôi xót xa?
“Trả lại thoáng mây bay” của Hoàng Thanh Tâm: Đến khi nào tình mới thôi xót xa?
[ad_1] CA KHÚC "TRẢ LẠI THOÁNG MÂY BAY” Tên các khúc: Trả lại thoáng mây bay  Nhạc sĩ: Hoàng Thanh Tâm Năm phát thành: 1980 Ca sĩ trình bày tiêu...

“Hoa sứ nhà nàng”: Nhạc phẩm nổi tiếng nhất thập niên 1980 và cũng bị hát sai lời nhiều nhất
“Hoa sứ nhà nàng”: Nhạc phẩm nổi tiếng nhất thập niên 1980 và cũng bị hát sai lời nhiều nhất
[ad_1] CA KHÚC "HOA SỨ NHÀ NÀNG" Sáng tác: Hoàng Phương, Hoài Nam Thể loại: Nhạc vàng Năm ra đời: Cuối thập niên 1960 Năm phát hành: 1972 Ca sĩ...

Nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ lý giải ý nghĩa câu hát “Nào ngờ em sang ngang khi xuân chưa tàn…”
Nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ lý giải ý nghĩa câu hát “Nào ngờ em sang ngang khi xuân chưa tàn…”
[ad_1] VỀ CA KHÚC "ĐƯỜNG VỀ LỐI CŨ" Tên ca khúc: Đường về lối cũ Nhạc sĩ sáng tác: Hoàng Thi Thơ Năm ra đời: 1958 Thể loại: Nhạc quê...

Trích lại tư liệu xưa về nghệ sĩ Bích Hợp – “đệ nhất đào thương Bắc Hà”: Một nữ diễn viên thùy mị với cuộc đời nhiều biến cố
Trích lại tư liệu xưa về nghệ sĩ Bích Hợp – “đệ nhất đào thương Bắc Hà”: Một nữ diễn viên thùy mị với cuộc đời nhiều biến cố
[ad_1] Nếu làng tân nhạc có nhiều danh ca có nghệ danh bắt đầu bằng chữ Minh như Minh Đỗ, Minh Diệu, Minh Trang, Minh Tần; thì lĩnh vực cải...

Hoàn cảnh ra đời ca khúc “Học sinh hành khúc” gắn liền với phong trào “Trả Ơn” ở thập niên 1950
Hoàn cảnh ra đời ca khúc “Học sinh hành khúc” gắn liền với phong trào “Trả Ơn” ở thập niên 1950
[ad_1] VỀ CA KHÚC "HỌC SINH HÀNH KHÚC" Tên ca khúc: Học sinh hành khúc Nhạc sĩ sáng tác: Lê Thương Năm ra đời: Thập niên 1950 "Học sinh là...

Ca khúc “Chỉ chừng đó thôi” – lời tụng ca dành cho mối tình thơ nhạc trong sáng nhất đời Phạm Duy
Ca khúc “Chỉ chừng đó thôi” – lời tụng ca dành cho mối tình thơ nhạc trong sáng nhất đời Phạm Duy
[ad_1] CA KHÚC "CHỈ CHỪNG ĐÓ THÔI" Tên ca khúc: Chỉ chừng đó thôi Nhạc sĩ sáng tác: Phạm Duy Thể loại: Trữ tình Năm sáng tác: 1975 Ca sĩ...

Nỗi buồn vô vọng trong ca khúc “Mắt lệ cho người”: “Vàng câu tình cũ gửi vời theo đời”
Nỗi buồn vô vọng trong ca khúc “Mắt lệ cho người”: “Vàng câu tình cũ gửi vời theo đời”
[ad_1] CA KHÚC "MẮT LỆ CHO NGƯỜI" Tên ca khúc: Mắt lệ cho người Sáng tác: Từ Công Phụng Thể loại: Tình ca Năm ra đời: Sau 1975 Ca sĩ...

TOP 3 THƯƠNG HIỆU GUITAR ĐƯỢC ĐÁNH GIÁ CAO TRÊN THẾ GIỚI
TOP 3 THƯƠNG HIỆU GUITAR ĐƯỢC ĐÁNH GIÁ CAO TRÊN THẾ GIỚI
[ad_1] Guitar là một loại nhạc cụ thông dụng và nhiều người chơi hơn cả. Do vậy, trên thế giới thị trường đàn Guitar luôn hoạt động một cách sôi...

Top 10 ca khúc hay nhất của nhạc sĩ Phạm Đình Chương
Top 10 ca khúc hay nhất của nhạc sĩ Phạm Đình Chương
[ad_1] Nhạc sĩ Phạm Đình Chương là một nhạc sĩ lớn, ông sáng tác đa diện và ở mặt nào cũng có những tác phẩm đặc sắc, đóng góp vào...

Sự thật phía sau mối “tình bơ vơ” giữa nhạc sĩ Lam Phương và danh ca Bạch Yến
Sự thật phía sau mối “tình bơ vơ” giữa nhạc sĩ Lam Phương và danh ca Bạch Yến
[ad_1] Chân dung nhạc sĩ Lam Phương và danh ca Bạch Yến Nhạc sĩ Lam Phương (1937 - 2020) là một trong những tên tuổi nổi bật của làng nhạc...

Hợp âm xem nhiều

01. Hơn cả người thân - Khánh Đơn

02. Sớm hôm qua - Da LAB

03. Nếu một mai - Trần Tuấn Kiệt

04. Anh, em và mùa thu - Nguyễn Thị Tố Mai

05. Làm sao em giữ - Khởi Phong

06. Tháng 4, lời tỏ tình chân thật - 5Mon

07. Tình trầm - Quốc Bảo

08. Bộ đội cùng dân chống dịch - Hoàng Y Nhung

09. Chúng mình đẹp đôi - Tuấn Khanh

10. Ta hỏi Phật (Pray Buddha) - Nhạc Hoa

11. Tây Ninh quê em - Đang cập nhật

12. Liêu trai - Minh Thảo

13. Xuân về đó anh - Phạm Năng Tùng

14. Tình sâu trọn kiếp - Nguyễn Đình Chương

15. Tango mùa hè - Bùi Lê Văn

16. Cry me a river - Nhạc Ngoại

17. Tiếc gì - Vũ Vĩnh Phúc

18. Anh em ca - Da LAB

19. Cạn lời yêu dấu - Trần Thiện Thanh

20. Tình mãi bên anh (Truy mộng nhân – Zhuī mèng rén – 追梦人 – Tomorrow will come) - Nhạc Hoa

21. Chúng con bên giấc ngủ của Người - Nguyễn Đăng Nước

22. Mưa mùa thu - Nguyễn Văn Chung

23. Trái tim mùa đông - Trúc Hồ

24. Khi buồn tôi nghe nhạc buồn (Shāng xīn de wǒ tīng shāng xīn de gē – 伤心的我听伤心的歌) - Nhạc Hoa

25. Tình yêu lặng lẽ - Nguyễn Văn Chung

26. Trái tim tôi mùa thu - Hạ Đỏ Bích Phượng

27. Miền Tây number one (Miền Tây là số 1) - Đông Phương Tường

28. Cơn bão nghiêng đêm - Thanh Tùng

29. Cành đào thiên tình sử - Trần Tuấn Kiệt

30. Cơn mưa tuổi thanh xuân - A.C Xuân Tài