“Chắp tay lạy người” của Trúc Phương: Xin bỏ lại sau những bạc bẽo tình đời


CA KHÚC “CHẮP TAY LẠY NGƯỜI”

  • Tên các khúc: Chắp tay lạy người

  • Nhạc sĩ: Trúc Phương

  • Năm phát thành: 1971

  • Ca sĩ trình bày tiêu biểu: Chế Linh, Thanh Thúy, Dạ Hương,…

Hoàn cảnh ra đời ca khúc “Chắp tay lạy người” của nhạc sĩ Trúc Phương

Trúc Phương là một trong những nhạc sĩ tiêu biểu nhất của làng nhạc vàng, được giới mộ điệu xưng tụng là “ông hoàng bolero”. Ngoài những bản nhạc viết về tình yêu, tâm sự người lính, ông còn viết nhạc về những tình đời, tình người trong cuộc sống, tiêu biểu nhất chính là ca khúc “Thói đời” và “Chắp tay lạy người”.



hoan-canh-ra-doi-ca-khuc-chap-tay-lay-nguoi-cua-nhac-si-truc-phuong-6
Bìa ca khúc “Chắp tay lại người” của nhạc sĩ Trúc Phương

“Chắp tay lạy người” là ca khúc chất chứa nỗi lòng đau đớn với những ưu tư khi nhìn những thói đời khinh khi, coi thường trong cuộc sống. Tuy không phải là bài hát nổi tiếng nhất trong sự nghiệp của nhạc sĩ Trúc Phương, nhưng “Chắp tay lạy người” lại là bài hát có ý nghĩa nhất trong cuộc đời người nhạc sĩ tài hoa bạc mệnh. Bởi trong những năm tháng cuối đời, ông đã nhiều lần chứng kiến những kinh bạc, bạc bẽo của tình người. Những điều đó càng giúp ông thấm thía những câu từ trong bản nhạc viết ra vào hơn 20 năm trước đó.

Trước năm 1975, ca khúc “Chắp tay lạy người” của nhạc sĩ Trúc Phương được c sĩ Chế Linh thu thanh vào Đĩa hát Việt Nam và đầu thập niên 1970 nữ ca sĩ Thanh Thúy và Dạ Hương cũng thu lại bài hát này trong băng cối.

Đôi lời bình phẩm ca khúc “Chắp tay lạy người”

Tôi chắp tay xin lạy tôi lạy người đời,

lạy bạn bè, lạy em đã lừa dối.

Tôi xin lạy cơn đau

đi trên vực sâu nghe buồn gì đâu

khi chưa tỏ tình đã nói xa nhau.

Ngay từ những câu hát đầu tiên, Trúc Phương đã “lạy người đời”, “lạy bạn bè”, “lạy người tình” và lạy cả những cơn đau sau những lừa dối để thể hiện niềm đau xót tột cùng của nhân vật “tôi” trong bài hát. Nỗi đau dâng lên đỉnh điểm khi “tôi chắp tay xin lạy tôi”, sự đau đớn tột cùng đã khiến thần trí người trở nên chao đảo, chới với. Sau quá nhiều lần bị tổn thương dày xéo họ trở nên sợ tất cả mọi người và sợ cả chính bản thân mình. Dù đang sống, nhưng bản thân lại chẳng khác nào đang đứng trước vực sâu khi không cảm nhận được tình thân ái nào từ nhân thế, từ bạn bè và cả người tình.

Tôi chắp tay xin lạy đêm ngủ thật lạ

mà lạnh đầy cô đơn buốt thịt da.

Ôm mối tình liêu trai

cơn mê vụt trôi xa khỏi tầm tay.

Để tôi nói ghét người, yêu người.

Đêm nay thật lạ, cái lạnh mà người cảm nhận được không đến từ bên ngoài mà từ chính trái tim đang tan vỡ, cuộc tình mơ tưởng bấy lâu nay chỉ như một làn sương mờ, càng cố ôm lấy lại càng bẽ bàng, lạc lõng. Lòng thấy giận nhưng càng giận lại càng yêu, càng cố quên đi lại càng thêm nhung nhớ. Chỉ vài câu đơn giản, nhạc sĩ đã khiến người nghe cảm nhận được nỗi cô đơn quạnh quẽ đến lạnh người…

Khơi thêm đau vết thương đời mang.

Nhớ yêu đương, nỗi nhớ bàng hoàng.

Bạn thân trở mặt, người yêu xa dấu tay ôm.

Lạy người cho tôi biết buồn

nên ơn sâu đã thành oán hờn.



hoan-canh-ra-doi-ca-khuc-chap-tay-lay-nguoi-cua-nhac-si-truc-phuong-2
Lời ca khúc “Chắp tay lạy người” của Trúc Phương


hoan-canh-ra-doi-ca-khuc-chap-tay-lay-nguoi-cua-nhac-si-truc-phuong-3
Lời ca khúc “Chắp tay lạy người” của Trúc Phương

Càng ngẫm nghĩ, càng trằn trọc nhớ đến lại càng thêm đau lòng khi người tình thì xa, bạn bè cũng trở mặt. Đời bạc bẽo cũng đến thế là cùng. Khi tình đời đổi trắng thay đăng, những thân ái ngày cũ phai mờ thì những ơn sâu cũng trở thành oán hận đậm sâu. Nhưng suy cho cùng, những nỗi buồn đó, những niềm đau đó cũng là những trải nghiệm, những bài học khó quên trong đời.

Đoạn nhạc này trong bài gợi nhớ đến bài hát cũng nổi tiếng không kém của Trúc Phương cũng viết về tình đời tình người đó là “Thói đời”: “Bạn quên ta tình cũng quên ta nên chung thân ta giận cuộc đời”. Có thể thấy rằng, nỗi đau chứng kiến thói đời bạc bẽo của nhạc sĩ là có thật, nó trở thành sự ám ảnh, khó quên trong đời nên thường được ông đưa vào các nhạc phẩm, chứ không phải là nỗi đau thương mô hồ nào đó hư cấu thành.

Tôi chắp tay xin cảm ơn thật vội vàng

để được bình yên trên bước ngựa hoang.

Khi u hoài phôi pha

ghi trong bài ca cho người phụ ta.

Lời tha thiết cũng thành xa lạ.

Phiên khúc cuối của bài hát là lời từ biệt, sau những đau thương, ai cũng muốn quay về với sự bình yên để bước tiếp đoạn đường phía trước. Sau những buồn thương vô tận, những tổn thương sâu đậm, người chỉ muốn “bình yên trên bước ngựa hoang”, bỏ lại phía sau nỗi u hoài để tìm bến đỗ mới. Và trước khi rời đi, người cũng muốn gửi lại lời “cảm ơn” đến những tình đời, tình người bạc bẽo, đến những bài học thấm thía khổ đau. Câu hát này có lẽ cũng đúng với suy nghĩ của nhạc sĩ Trúc Phương, bởi sau này dù trải qua nhiều sóng gió giận hờn nhưng trước khi từ giã cõi đời, ông vẫn muốn gửi lời cảm ơn đến những tột đỉnh vinh quang hạnh phúc và tận cùng nghèo khổ đau thương mà ông đã đi qua bằng ca khúc “Xin cảm ơn đời”.

Chắp tay lạy tôi, chắp tay lạy đời

Chắp tay lạy em, lạy người tôi yêu…



Theo Amnhac.net

Các bài viết khác:
Nhạc sĩ Song Ngọc: Sống tận hiến với cuộc đời nghệ thuật đầy rực rỡ
Nhạc sĩ Song Ngọc: Sống tận hiến với cuộc đời nghệ thuật đầy rực rỡ
[ad_1] HỒ SƠ TIỂU SỬ NHẠC SĨ SONG NGỌC Tên thật: Nguyễn Ngọc Thương Nghệ danh: Song Ngọc, Hàn Sinh, Nguyên Hà, Hoàng Ngọc Anh, Anh Tuyến và Phương Sinh...

“Rong chơi cuối trời quên lãng” bản nhạc tình đau thương của Hoàng Thi Thơ
“Rong chơi cuối trời quên lãng” bản nhạc tình đau thương của Hoàng Thi Thơ
[ad_1] CA KHÚC "RONG CHƠI CUỐI TRỜI QUÊN LÃNG” Tên các khúc: Rong chơi cuối trời quên lãng  Nhạc sĩ: Hoàng Thi Thơ Năm phát thành: trước năm 1975 Ca...

LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN DÂY ĐÀN GUITAR CLASSICAL
LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN DÂY ĐÀN GUITAR CLASSICAL
[ad_1] Dây đàn guitar classic (cổ điển) là loại dây đàn được sử dụng cho đàn guitar classic. Nếu dây đàn guitar acoustic modern và dây đàn guitar điện được...

Vài thông tin hay về “Người tình mùa đông” – nhạc phẩm làm nên tên tuổi ca sĩ Như Quỳnh
Vài thông tin hay về “Người tình mùa đông” – nhạc phẩm làm nên tên tuổi ca sĩ Như Quỳnh
[ad_1] CA KHÚC "NGƯỜI TÌNH MÙA ĐÔNG" Nguyên tác: Miyuki Nakajima Lời Việt "Người tình mùa đông": Anh Bằng Lời Việt "Thuyền tình trên sông": Khúc Lan Lời Việt "Còn...

Bài báo cũ năm 1957 về Thái Hằng: Phẩm chất của một danh ca và sự điềm đạm, duyên dáng của người phụ nữ ở độ tuổi chín muồi
Bài báo cũ năm 1957 về Thái Hằng: Phẩm chất của một danh ca và sự điềm đạm, duyên dáng của người phụ nữ ở độ tuổi chín muồi
[ad_1] Danh ca Thái Hằng (tên thật là Phạm Thị Quang Thái) là người vợ tào khang của nhạc sĩ Phạm Duy và là thân mẫu của các ca sĩ...

CUỘC ĐỜI VÀ SỰ NGHIỆP CỦA ARNOLD BAX (1883 – 1953)
CUỘC ĐỜI VÀ SỰ NGHIỆP CỦA ARNOLD BAX (1883 – 1953)
[ad_1] Tên đầy đủ của Sir Arnold Bax là Arnold Edward Trevor Bax.Ông sinh ngày 8 tháng 12 năm 1883 tại Streatham, London, Anh Quốc và mất ngày 3 tháng...

3 KIẾN THỨC CẦN THIẾT KHI MUA ĐÀN CLASSIC
3 KIẾN THỨC CẦN THIẾT KHI MUA ĐÀN CLASSIC
[ad_1] Đối với những người mới học chơi đàn thì không thể bỏ qua việc sở hữu một cây đàn guitar classic cao cấp với thiết kế cổ điển, âm...

Vì sao ban nhạc anh chị em nhà họ Phạm lại chọn cái tên “Thăng Long”?
Vì sao ban nhạc anh chị em nhà họ Phạm lại chọn cái tên “Thăng Long”?
[ad_1] Thông tin cơ bản về ban hợp ca Thăng Long Thành lập: 1949 tại Hà Nội Thể loại: Nhạc tiền chiến Hoạt động sôi nổi: Thập niên 1950 Ca...

Top 3 ca khúc hay nhất của ca sĩ Thế Sơn
Top 3 ca khúc hay nhất của ca sĩ Thế Sơn
[ad_1] Ca sĩ Thế Sơn là một giọng ca nhạc vàng bolero nổi tiếng, có không ít ca khúc hit được khán thính giả yêu mến. Nguồn: Internet Ca sĩ...

Nhạc sĩ Lữ Liên và “gia đình nghệ thuật” nổi tiếng
Nhạc sĩ Lữ Liên và “gia đình nghệ thuật” nổi tiếng
[ad_1] Nhạc sĩ Lữ Liên (1917 - 2012) tên thật là Lữ Văn Liên,  quê ở Hải Phòng. Ông từng theo học tại trường THPT Tiên Lãng và tốt nghiệp...

Nhạc sĩ Dương Thiệu Tước: Gửi hồn dân tộc trên điệu Tây phương
Nhạc sĩ Dương Thiệu Tước: Gửi hồn dân tộc trên điệu Tây phương
[ad_1] HỒ SƠ TIỂU SỬ NHẠC SĨ DƯƠNG THIỆU TƯỚC Tên khai sinh: Dương Thiệu Tước Ngày sinh: 1915 - 1995 Quê quán: làng Vân Đình, Hà Nội Nghề nghiệp:...

Ca khúc “Tiếng dân chài” của nhạc sĩ Phạm Đình Chương: Bức tranh siêu đẹp về cảnh lao động hăng say của người cần lao miền biển
Ca khúc “Tiếng dân chài” của nhạc sĩ Phạm Đình Chương: Bức tranh siêu đẹp về cảnh lao động hăng say của người cần lao miền biển
[ad_1] CA KHÚC "TIẾNG DÂN CHÀI" Sáng tác: Phạm Đình Chương Thể loại: Nhạc tiền chiến Năm ra đời: 1950 Ca sĩ thể hiện tiêu biểu: Ban hợp ca Thăng...

Hoàn cảnh ra đời “Thương tình ca”: Bản tình ca đích thực gắn với mối tình cao thượng nhất đời Phạm Duy
Hoàn cảnh ra đời “Thương tình ca”: Bản tình ca đích thực gắn với mối tình cao thượng nhất đời Phạm Duy
[ad_1] CA KHÚC "THƯƠNG TÌNH CA" Tên ca khúc: Thương tình ca Nhạc sĩ sáng tác: Phạm Duy Thể loại: Trữ tình Năm ra đời: 1956 Ca khúc "Thương tình...

Giải mã ý nghĩa khác biệt giữa 2 câu hát “trốn phong ba” và “chốn phong ba” trong ca khúc “Thành phố buồn”
Giải mã ý nghĩa khác biệt giữa 2 câu hát “trốn phong ba” và “chốn phong ba” trong ca khúc “Thành phố buồn”
[ad_1] THÔNG TIN CA KHÚC "THÀNH PHỐ BUỒN" Tên ca khúc: Thành phố buồn Nhạc sĩ sáng tác: Lam Phương Năm phát hành: 1970 Thể loại: Nhạc vàng Ca sĩ...

ÂM NHẠC TRONG XÃ HỘI MỚI
ÂM NHẠC TRONG XÃ HỘI MỚI
[ad_1] Âm nhạc là một phần của cuộc sống. Âm nhạc bây giờ nó không chỉ là nghe để giải trí, nghe để đã tai mà nó còn là một...