Hoàn cảnh ra đời ca khúc “Khúc hát ân tình”: Lời kêu gọi đoàn kết Bắc Nam


“Khúc hát ân tình” không đề cập đến một mối tình cụ thể mà mang tính biểu tượng, kêu gọi con người sống thân ái và ca ngợi tình yêu không phân biệt Nam – Bắc.

Âm nhạc
Nguồn: Internet

VỀ NHẠC PHẨM “KHÚC HÁT ÂN TÌNH”

Tên ca khúc: Khúc hát ân tình (tên khác: Duyên Bắc tình Nam)

Nhạc sĩ sáng tác: Song Hương

Soạn nhạc: Xuân Tiên

Thể loại: Nhạc vàng

Năm ra đời: 1958

Nằm trong album:

Ca sĩ thể hiện tiêu biểu: Minh Tuyết, Hà Phương, Như Quỳnh, Hạ Vy

“Khúc hát ân tình” ra đời trong hoàn cảnh nào?

Nhạc phẩm “Khúc hát ân tình” được ông viết dưới bút danh Song Hương. Hoàn cảnh sáng tác được nhạc sĩ Xuân Tiên chia sẻ như sau:

Sau hiệp định Genever 1954, miền Nam mở rộng vòng tay chào đón cả triệu người miền Bắc di cư vào cùng sinh sống với nhau trong vận hội mới của đất nước. Triệu người Bắc cũng đã nhận miền Nam là quê ương thứ hai của mình. Trong cuộc sống mới có nhiều mối tình Nam – Bắc nảy nở. Nhưng bên cạnh đó cũng có những ngộ nhận đáng tiếc về sự khác biệt địa phương, có thể gọi là kỳ thị giữa những người khác miền với nhau. Cái đó chẳng qua là mưu đồ của Tây áp đặt vào người mình đã lâu. Từ hoàn cảnh đó mà nhạc phẩm ‘Khúc hát ân tình’ ra đời. Đây giống như một lời kêu gọi mọi người con của đất nước hãy sống thân ái với nhau, ca ngợi tình yêu không phân biệt Nam – Bắc. Đó là lý do tôi sáng tác bản nhạc này”. 



hoan-canh-ra-doi-ca-khuc-khuc-hat-an-tinh-cua-xuan-tien-6
Nhạc sĩ Xuân Tiên

Nhạc phẩm không nhắc về một mối tình cụ thể nào cả, mà mang tính biểu tượng với tinh thần kêu gọi đoàn kết Bắc – Nam, xóa bỏ khác biệt về địa lý để hòa hợp dân tộc vốn bị ngoại bang chia rẽ trong một thời gian dài.

Nhạc phẩm “Khúc hát ân tình” do Xuân Tiên và Song Hương viết chung đã được nhà xuất bản Tinh Hoa Miền Nam xuất bản đầu năm 1958 và đã được tái bản khá nhiều lần. 

“Khúc hát ân tình” là nhạc phẩm nổi tiếng được nhiều ca sĩ thể hiện như: Phương Dung, Cẩm Ly, Hà Phương, Minh Tuyết… 

Vì sao “Khúc hát ân tình” lại từng bị cấm?

Sau năm 1975, “Khúc hát ân tình” không được cấp phép phát hành trong nước. Có lẽ là một số lời trong nhạc phẩm này không còn thích hợp với quan điểm mới. 

Đến năm 2014, một điều bất ngờ xảy ra, cõ lẽ nhờ tinh thần hòa hợp dân tộc mà nhạc phẩm này đã được cấp phép phổ biến trong nước theo Quyết định số 312/QĐ-NTBD ngày 21/08/2014. Từ khoảnh khắc này, nhạc phẩm chính thức được trình diễn đại chúng trên khắp cả nước. Lời nhạc cũng không bị sửa. Nhạc phẩm này từng được biểu diễn trên VTV9.

Tình thần hòa hợp dân tộc được thể hiện thế nào trong “Khúc hát ân tình”?

“Người từ là từ phương Bắc đã qua dòng sông, sông dài.

Tìm đến phương này, một nhà thân ái.

Ơi! Tình Bắc duyên Nam

Là duyên tình chung muôn đời ta đắp xây…”

Nội dung nhạc phẩm về một người từ phương Bắc đã đến với miền Nam trù phú sống dưới một mái nhà thân ái. Ở đây, chàng trai gặp cô thôn nữ xinh xắn. Hai người nên duyên mộng vàng chung bóng, nguyện cùng nhau chung đời sát vai cần lao xây dựng tương lai: “Gặp nàng, nàng là thôn nữ mắt duyên cười say môi hồng. Tình ngát đôi lòng mộng vàng chung bóng. Ơi! Mạch đất dâng hương là hương, cần lao chung đời vat sát vai”.



hoan-canh-ra-doi-ca-khuc-khuc-hat-an-tinh-cua-xuan-tien-0
Nhạc phẩm “Khúc hát ân tình”

Nhạc phẩm được sáng tác khoảng năm 1958, khi đất nước đã chia đôi, nên bên cạnh việc kêu gọi góp bàn tay để dựng đời mới trên đất lành, cũng thể hiện giấc mơ một mai thái bình trọn vẹn, quê hương thôi đau nỗi đau ngăn sông cách núi, để yêu thương được về trên khắp chốn để người tha hương được đưa người bạn đời về lại cố hương, tìm vườn hoa thắm hái bông tầm xuân trao nàng:

“Tìm về mảnh vườn hoa thắm hái bông tầm xuân trao nàng.

Lời hát ân tình hồng hồng đôi má.

Ơi! Đời sống yên vui, là vui

Dìu nhau đi vào chung bóng mơ”. 

Từ đầu chí cuối bài hát mang giai điệu và nội dung reo vui, yêu đời với sự lạc quan và niềm tin vào một mai tươi sáng.

Xuân Tiên (tên thật là Phạm Xuân Tiên, 1921 – 2023) là nhạc sĩ có nhiều đóng góp cho làng tân nhạc Việt Nam. Ông có khả năng chơi 25 nhạc cụ, đồng thời cải tiến và sáng tạo một số nhạc cụ mới. Ông hoạt động từ thời kỳ tiền chiến đến 1975. 

Xuân Tiên bắt đầu sáng tác từ trước năm 1945, thuộc lứa nhạc sĩ thời tiền chiến. Dù không sáng tác nhiều như các nhạc sĩ danh tiếng khác nhưng nhạc của ông luôn có nét khác biệt, mang đậm tính dân tộc, được lấy cảm hứng từ những làn điệu quê hương của 3 miền đất nước: Tiếng hát trong sương, Hận đồ bàn, Cùng một mái nhà… Ca khúc nổi tiếng nhất trong sự nghiệp của ông là “Khúc hát ân tình” (có tên gọi khác là Duyên Bắc tình Nam). Ca khúc này mang làn điệu của dân ca Bắc Bộ.



Theo Amnhac.net

Các bài viết khác:
CUỘC ĐỜI VÀ SỰ NGHIỆP CỦA WILTOLD LUTOSLAWSKI (1913-1994)
CUỘC ĐỜI VÀ SỰ NGHIỆP CỦA WILTOLD LUTOSLAWSKI (1913-1994)
[ad_1] Âm nhạc Ba Lan nửa sau thế kỷ 20 xuất hiện một nhân vật có nhiều đóng góp vào tiến trình phát triển – nhà soạn nhạc Witold Lutoslawski...

Hoàn cảnh ra đời ca khúc “Trúc đào”: Nhạc thơ tràn muôn lối!
Hoàn cảnh ra đời ca khúc “Trúc đào”: Nhạc thơ tràn muôn lối!
[ad_1] CA KHÚC “TRÚC ĐÀO" Tên các khúc: Trúc đào Nhạc sĩ sáng tác: Anh Bằng Phổ thơ: "Trúc đào" của Nguyễn Tất Nhiên Năm phát thành: 1980 Ca sĩ trình...

BÍ QUYẾT THỂ HIỆN CẢM XÚC TRONG ÂM NHẠC
BÍ QUYẾT THỂ HIỆN CẢM XÚC TRONG ÂM NHẠC
[ad_1] Bạn có thể thể hiện rõ ràng cảm xúc của mình trong âm nhạc không? Một trong những khả năng lớn nhất mà bạn có thể có với tư cách...

“Kiếp nghèo” đưa chàng nhạc sĩ nhập cư Lam Phương một bước lên mây, trở thành đại gia nức tiếng một thời
“Kiếp nghèo” đưa chàng nhạc sĩ nhập cư Lam Phương một bước lên mây, trở thành đại gia nức tiếng một thời
[ad_1] CA KHÚC “KIẾP NGHÈO" Tên các khúc: Kiếp nghèo Nhạc sĩ sáng tác: Lam Phương Năm phát thành: 1954 Ca sĩ trình bày tiêu biểu: Thanh Thúy, Thanh Tuyền,... Hoàn cảnh...

Hồi ức về Trường ca “Sông Lô’’ của nhạc sĩ Văn Cao
Hồi ức về Trường ca “Sông Lô’’ của nhạc sĩ Văn Cao
[ad_1] Trong cuốn hồi ký “Văn Cao - Đời & nghiệp" do nhà thơ Văn Thao – con trai nhạc sĩ Văn Cao viết có một bài viết về hoàn...

Nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ: Từ “người tiên phong” đến “cây đại thụ” của dòng nhạc vàng Việt Nam
Nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ: Từ “người tiên phong” đến “cây đại thụ” của dòng nhạc vàng Việt Nam
[ad_1] HỒ SƠ NHẠC SĨ HOÀNG ANH THƠ Tên thật: Hoàng Thi Thơ Nghệ danh: Hoàng Thi Thơ, Tôn Nữ Trà My, Tôn Nữ Diễm Hồng, Bích Khê và Triệu...

Tượng đài âm nhạc Lưu Hữu Phước và 2 bài hát bất hủ về Bác Hồ kính yêu
Tượng đài âm nhạc Lưu Hữu Phước và 2 bài hát bất hủ về Bác Hồ kính yêu
[ad_1] Nhạc sĩ Lưu Hữu Phước là một nhà hoạt động chính trị lỗi lạc, có nhiều đóng góp cho sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc. Đặc biệt,...

“Phút cuối” – Lời tuyệt vọng nhạc sĩ Lam Phương viết cho đoạn tình oan trái
“Phút cuối” – Lời tuyệt vọng nhạc sĩ Lam Phương viết cho đoạn tình oan trái
[ad_1] CA KHÚC “PHÚT CUỐI” Tên các khúc: Phút cuối Nhạc sĩ sáng tác: Lam Phương Năm phát thành: 1971 Ca sĩ trình bày tiêu biểu: Túy Hồng – Diên...

“Người ngoài phố” – Bản tình ca bất hủ ra đời từ cảnh… không có tiền sắm Tết?
“Người ngoài phố” – Bản tình ca bất hủ ra đời từ cảnh… không có tiền sắm Tết?
[ad_1] CA KHÚC "NGƯỜI NGOÀI PHỐ" Tác giả: Anh Việt Thu Thể loại: Quê hương  Năm ra đời: Cuối thập niên 1960 Ca sĩ thể hiện tiêu biểu: Thanh Tuyền,...

Nhạc sĩ Từ Công Phụng và ca sĩ Từ Dung: Trai tài gặp giai nhân giúp nền tân nhạc có thêm cặp song ca ăn khách
Nhạc sĩ Từ Công Phụng và ca sĩ Từ Dung: Trai tài gặp giai nhân giúp nền tân nhạc có thêm cặp song ca ăn khách
[ad_1] Tài và sắc đã trói buộc Từ Công Phụng và Từ Dung vào nhau, để họ nên vợ thành chồng. Và nền tân nhạc có thêm một cặp song...

Nhạc sĩ Song Ngọc: Sống tận hiến với cuộc đời nghệ thuật đầy rực rỡ
Nhạc sĩ Song Ngọc: Sống tận hiến với cuộc đời nghệ thuật đầy rực rỡ
[ad_1] HỒ SƠ TIỂU SỬ NHẠC SĨ SONG NGỌC Tên thật: Nguyễn Ngọc Thương Nghệ danh: Song Ngọc, Hàn Sinh, Nguyên Hà, Hoàng Ngọc Anh, Anh Tuyến và Phương Sinh...

“Rong chơi cuối trời quên lãng” bản nhạc tình đau thương của Hoàng Thi Thơ
“Rong chơi cuối trời quên lãng” bản nhạc tình đau thương của Hoàng Thi Thơ
[ad_1] CA KHÚC "RONG CHƠI CUỐI TRỜI QUÊN LÃNG” Tên các khúc: Rong chơi cuối trời quên lãng  Nhạc sĩ: Hoàng Thi Thơ Năm phát thành: trước năm 1975 Ca...

LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN DÂY ĐÀN GUITAR CLASSICAL
LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN DÂY ĐÀN GUITAR CLASSICAL
[ad_1] Dây đàn guitar classic (cổ điển) là loại dây đàn được sử dụng cho đàn guitar classic. Nếu dây đàn guitar acoustic modern và dây đàn guitar điện được...

Vài thông tin hay về “Người tình mùa đông” – nhạc phẩm làm nên tên tuổi ca sĩ Như Quỳnh
Vài thông tin hay về “Người tình mùa đông” – nhạc phẩm làm nên tên tuổi ca sĩ Như Quỳnh
[ad_1] CA KHÚC "NGƯỜI TÌNH MÙA ĐÔNG" Nguyên tác: Miyuki Nakajima Lời Việt "Người tình mùa đông": Anh Bằng Lời Việt "Thuyền tình trên sông": Khúc Lan Lời Việt "Còn...

Bài báo cũ năm 1957 về Thái Hằng: Phẩm chất của một danh ca và sự điềm đạm, duyên dáng của người phụ nữ ở độ tuổi chín muồi
Bài báo cũ năm 1957 về Thái Hằng: Phẩm chất của một danh ca và sự điềm đạm, duyên dáng của người phụ nữ ở độ tuổi chín muồi
[ad_1] Danh ca Thái Hằng (tên thật là Phạm Thị Quang Thái) là người vợ tào khang của nhạc sĩ Phạm Duy và là thân mẫu của các ca sĩ...