Có một mối tình dang dở gói gọn trong nhạc phẩm “Chuyện tình buồn”: “Năm năm rồi không gặp… từ khi em lấy chồng”


CA KHÚC “CHUYỆN TÌNH BUỒN”

  • Tên ca khúc: Chuyện tình buồn
  • Thơ: Phạm Văn Bình
  • Phổ nhạc: Phạm Duy
  • Năm ra đời: 1972
  • Ca sĩ tiêu biểu: Thái Thanh, Sĩ Phú, Tuấn Ngọc, Duy Quang, Quỳnh Vi và Đình Bảo…

Ca khúc “Chuyện tình buồn” ra đời trong hoàn cảnh nào?

Tên tuổi của nhạc sĩ Phạm Duy đã quá nội bật và để lại dấu ấn khó tin trong làng nhạc Việt. Ngoài những sáng tác để đời như “Bà mẹ Gio Linh, Tình ca, Tình hoài thương, Con đường cái quan”… nhạc sĩ Phạm còn nổi bật với vai trò là một người phổ thơ đại tài. 

Nói về tài phổ thơ của ông, nhạc sĩ Trịnh Công Sơn từng thốt lên rằng: “Không ai phổ thơ hay bằng Phạm Duy. Bài thơ nào qua tay ông là nổi tiếng. Một nhà ảo thuật về phổ thơ”. Minh chứng cho nhận xét của nhạc sĩ họ Trịnh chính là ca khúc “Chuyện tình buồn” được phổ nhạc từ thơ của thi sĩ Phạm Văn Bình.

Thi sĩ Phạm Văn Bình được nhiều người biết đến trong làng văn nghệ từ thập kỷ 1960 và 1970, đặc biệt là kể từ khi nhạc sĩ Phạm Duy phổ hai bài thơ của ông thành nhạc. Đó là nhạc phẩm “Chuyện tình buồn” và “Mười hai tháng anh đi”. Chỉ hai bài thơ này đã giúp thi sĩ Bình lưu danh thiên cổ.



hoan-canh-ra-doi-ca-khuc-chuyen-tinh-buon-cua-nhac-si-pham-duy-0
Bìa tờ nhạc “Chuyện tình buồn”

Nói về cơ duyên giúp thơ của ông được Phạm Duy biết đến và phổ nhạc, có tư liệu chép rằng: Khoảng năm 1966, thi sĩ Phạm Văn Bình phải rời trường (lúc đó ông đang là giáo viên dạy văn tại trường TH Bán Công Đông Hà) để thi hành lệnh động viên vào quân ngũ. Sau khi được thụ huấn ở quân trường, ông được bổ nhiệm làm sĩ quan tâm lý chiến của sư đoàn TQLC, làm việc tại Sài Gòn. Từ đó, ông có cơ hội quen biết giới văn nghệ sĩ, thơ ông được xuất hiện trên các tạp chí, trong đó có bài “Chuyện tình buồn” được nhạc sĩ Phạm Duy phổ thành ca khúc cùng tên.

Về phía nhạc sĩ Phạm Duy, ông cho biết đã bắt gặp bài thơ “Chuyện tình buồn” trên báo. Ông rất thích bài thơ này nên đã đem phổ nhạc và cho ra mắt vào năm 1972. Ca khúc này được thể hiện rất thành công qua giọng hát của Thái Thanh, Sĩ Phú, Tuấn Ngọc… Sau này rất nhiều ca sĩ hải ngoại cũng hát ca khúc này trên các sân khấu lớn, nhỏ.

Chuyện tình buồn trong nguyên tác của thi sĩ Phạm Văn Bình

Bài thơ “Chuyện tình buồn” kể về mối tình của thi sĩ Phạm Văn Bình và một người không rõ là bắt đầu từ khi nào nhưng đã chia tay vào giữa thập kỷ 1960, trước khi ông “dặm trường mê mải” từ năm 1966, cũng là năm mà ông vào quân ngũ.

Theo lời kể của Hoàng Đằng – một người cùng quê với nhà thơ thì, nhà của Phạm Văn Bình ở trong hẻm nhỏ trên đường Phan Bội Châu, thị trấn Đông Hà, gần nhà của cô gái tên Nguyễn Thị Túy vừa xinh đẹp vừa có học vấn. Cô Túy có người anh trai là bạn thân với thi sĩ Bình. Sau thời gian qua lại, thi sĩ Bình đem lòng yêu cô Túy. 

Dẫu yêu nhau say đắm nhưng họ không đến được với nhau. Nguyên nhân chính là do sự khác biệt tôn giáo giữa hai gia đình. Gia đình thi sĩ Bình theo đạo Phật, còn gia đình cô Túy theo đạo Thiên Chúa Giáo. 

Cô Túy sang ngang lấy một người chồng đồng đạo. Chồng cô là một sĩ quan quân y, sau khi tốt nghiệp trường cán sự y tế thì bị tổng động viên vào quân đội và tử trận không lâu sau đó, bỏ lại vợ và 4 đứa con thơ dại. 

Ngày gặp lại, chứng kiến nỗi đau của “người em năm cũ”, thi sĩ Bình đã không khỏi xúc động, xót xa cho số phận hẩm hiu của cô gái và viết nên bài thơ “Chuyện tình buồn”.



hoan-canh-ra-doi-ca-khuc-chuyen-tinh-buon-cua-nhac-si-pham-duy-8
Nỗi buồn về một chuyện tình tan vỡ của chàng thi sĩ trẻ (Ảnh minh họa)

Nguyên tác bài thơ của thi sĩ Phạm Văn Bình như sau:

Năm năm rồi không gặp 

Từ khi em lấy chồng 

Anh dặm trường mê mải 

Đời chia hai nhánh sông. 

.

Những thư tình ngây dại 

Những vai mềm, môi ngoan 

Những hẹn hò cuống quýt 

Trên lối xưa thiên đàng 

.

Thôi cũng đành chôn kín 

Dưới đáy huyệt thời gian. 

.

Ngày nhà em pháo nổ 

Anh cuộn mình trong chăn 

Như con sâu làm tổ 

Trong trái vải cô đơn 

.

Ngày nhà em pháo nổ 

Tâm hồn anh nhuốm máᴜ 

Ôi nhát chém hư vô 

Ôi nhát chém hư vô. 

.

Năm năm rồi đi biệt 

Anh chẳng về lối xưa 

Sân giáo đường cỏ mọc 

Gác chuông nằm chơ vơ 

.

Chúa buồn trên thánh giá 

Mắt nhạt nhoà mưa qua 

Trên cánh buồm ký ức 

Sóng thời gian lô xô. 

.

Ngồi bâng khuâng nhớ biển 

Bên bãi đời quạnh hiu 

Anh mang hồn thuỷ thủ 

Cùng năm tháng phiêu du. 

Anh một đời rong ruổi 

Em tay bế tay bồng 

Chiều hắt hiu xóm đạo 

Hồi chuông giáo đường vang. 

.

Năm năm rồi không gặp 

Từ khi em lấy chồng 

Bao kỷ niệm chôn kín 

Dường như đã lãng quên. 

.

Năm năm rồi trở lại 

Một màu tang ngút trời 

Thương người em năm cũ 

Thương góa phụ bên song.

Nhạc sĩ Phạm Duy phổ nhạc “Chuyện tình buồn” với lời đề tự “Thương em quá em ơi”

Trong lời đề tự cho ca khúc “Thương em quá em ơi”, nhạc sĩ Phạm Duy có viết: 

– “Đây là một câu chuyện tình buồn. Anh yêu em nhưng không lấy được em…”.

“Năm năm rồi không gặp

Từ khi em lấy chồng

Anh dặm trường mê mải

Ðời chia như nhánh sông”

Thấm thoát 5 năm trôi qua chúng ta chưa từng gặp lại từ ngày em đi lấy chồng. Người em lấy chẳng phải anh. Năm năm anh “dặm trường mê mải” còn em say hạnh phúc gia đình, chuyện chúng mình “đời chia như nhánh sông”. 

Gặp lại người xưa, tưởng chừng đã quên mà bao ký ức lại ùa về:

“Phong thư tình ngây dại

Và môi vai rất mềm

Những hẹn hò cuống quýt

Trên lối xưa thiên đàng”

Còn nhớ ngày ấy những phong thư tình ngây dại, nhớ đôi môi nhớ bờ vai của người xưa và nhớ những lần hò hẹn bên nhau. Chuyện tình đẹp tựa trong mơ…. Nhưng rồi, ngày ly biệt cũng đến, cuộc tình chia đôi, em theo chồng về dinh, anh vỡ nát con tim:

“Ngày nhà em pháo nổ

Anh cuộn mình trong chăn

Như con sâu làm tổ

Trong trái vải cô đơn

Ngày nhà em pháo nổ

Tâm hồn anh nhuốm máu

Ôi nhát chém hư vô

Ôi nhát chém hư vô…”

Nhà em pháo nổ vu quy, còn anh cuộn mình như “con sâu làm tổ” như “trái vải cô đơn” ôm mình tự sưởi ấm con tim lạnh giá. Ngày ấy là ngày “tâm hồn anh nhuốm máu” bởi “nhát chém hư vô”… 

“Năm năm rồi đi biệt

Ðường xưa chưa lối về

Trong đìu hiu gió cuốn

Nằm chơ vơ gác chuông

Năm năm rồi cách biệt

Cỏ hoang sân giáo đường

Chúa buồn trên thánh giá

Mắt nhạt nhoà mưa qua”



hoan-canh-ra-doi-ca-khuc-chuyen-tinh-buon-cua-nhac-si-pham-duy-5
Lời ca khúc “Chuyện tình buồn” do nhạc sĩ Phạm Duy phổ thơ

Năm năm chưa một lần quay về chốn xưa, cứ tưởng lòng đã nguội lạnh. Vậy mà lúc gặp em lòng lại quặn đau. Năm năm rồi, cơn gió đìu hiu vô tình của thời gian đã cuốn trôi những ân ái năm xưa. Năm năm biệt cách, nơi giáo đường ngày nào cỏ hoang mọc kín, chúa buồn trên thánh giá, mắt nhạt nhòa mưa qua. Cảnh xưa điêu tàn, hình ảnh tượng chúa cũng nhuốm màu u buồn mà như Nguyễn Du từng viết “Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ”.

“Ngồi bâng khuâng nhớ biển

Bên bãi đời quạnh hiu

Anh như hồn thủy thủ

Cùng năm tháng phiêu du

Anh một đời rong ruổi

Em tay bế tay bồng

Chiều hắt hiu xóm đạo

Hồi chuông giáo đường vang”

Suốt năm năm ấy, anh rong ruổi muôn nơi, anh ngồi “bâng khuâng nhớ biển/Bên bãi đời quạnh hiu”. Anh từng như hồn thủy thủ theo năm năm phiêu lưu trên biển cô độc. Còn em đã tay bồng tay bế. Chiều thu chiếu xuống xóm đạo, ánh thu buồn hắt hiu cùng hồi chuông giáo đường năm ấy, cứ ngỡ như năm năm là lâu, nay lại tưởng chừng vừa mới qua đi.

“Năm năm rồi không gặp

Từ khi em lấy chồng

Bao kỷ niệm chôn kín

Dường như đã lắng quên

Năm năm rồi trở lại

Một màu tang ngút trời

Thương người em năm cũ

Thương góa phụ bên song…”

Niềm vui gặp cố nhân chưa tầy thì đã mang màu tang thương ngút trời “Thương người em năm cũ/Thương góa phụ bên song”. Anh đã từng yêu em nhưng không lấy được em, giờ lại chứng kiến cảnh em góa bụa, một mình gồng gánh nuôi con. Trái tim anh đau như thắt lại…

Cung nhạc vấn vương còn da diết, lời thơ u buồn mà thương đau đã tạo nên bản nhạc đi vào thiên cổ… 

Bước ra khỏi cung nhạc của Phạm Duy, trở về hiện thực với câu chuyện của thi sĩ Phạm Văn Bình. Được biết, sau mối tình không thành trong “Chuyện tình buồn”, thi sĩ tìm được hạnh phúc riêng, lập gia đình với cô học trò trẻ đẹp ở trường Trung học cán công Đông Hà và có với nhau 3 người con.

Do hoàn cảnh nghiệt ngã sau năm 1975, vợ chồng không còn chung sống với nhau. Vì là sĩ quan cấp đại úy nên ông bị tù cải tạo, người vợ đem 3 con qua Mỹ. Sau khi trở về, ông không còn gia đình, không nơi nương tựa, sống qua ngày nhờ người quen…



Theo Amnhac.net

Các bài viết khác:
Bài báo cũ năm 1957 về Thái Hằng: Phẩm chất của một danh ca và sự điềm đạm, duyên dáng của người phụ nữ ở độ tuổi chín muồi
Bài báo cũ năm 1957 về Thái Hằng: Phẩm chất của một danh ca và sự điềm đạm, duyên dáng của người phụ nữ ở độ tuổi chín muồi
[ad_1] Danh ca Thái Hằng (tên thật là Phạm Thị Quang Thái) là người vợ tào khang của nhạc sĩ Phạm Duy và là thân mẫu của các ca sĩ...

CUỘC ĐỜI VÀ SỰ NGHIỆP CỦA ARNOLD BAX (1883 – 1953)
CUỘC ĐỜI VÀ SỰ NGHIỆP CỦA ARNOLD BAX (1883 – 1953)
[ad_1] Tên đầy đủ của Sir Arnold Bax là Arnold Edward Trevor Bax.Ông sinh ngày 8 tháng 12 năm 1883 tại Streatham, London, Anh Quốc và mất ngày 3 tháng...

3 KIẾN THỨC CẦN THIẾT KHI MUA ĐÀN CLASSIC
3 KIẾN THỨC CẦN THIẾT KHI MUA ĐÀN CLASSIC
[ad_1] Đối với những người mới học chơi đàn thì không thể bỏ qua việc sở hữu một cây đàn guitar classic cao cấp với thiết kế cổ điển, âm...

Vì sao ban nhạc anh chị em nhà họ Phạm lại chọn cái tên “Thăng Long”?
Vì sao ban nhạc anh chị em nhà họ Phạm lại chọn cái tên “Thăng Long”?
[ad_1] Thông tin cơ bản về ban hợp ca Thăng Long Thành lập: 1949 tại Hà Nội Thể loại: Nhạc tiền chiến Hoạt động sôi nổi: Thập niên 1950 Ca...

Top 3 ca khúc hay nhất của ca sĩ Thế Sơn
Top 3 ca khúc hay nhất của ca sĩ Thế Sơn
[ad_1] Ca sĩ Thế Sơn là một giọng ca nhạc vàng bolero nổi tiếng, có không ít ca khúc hit được khán thính giả yêu mến. Nguồn: Internet Ca sĩ...

Nhạc sĩ Lữ Liên và “gia đình nghệ thuật” nổi tiếng
Nhạc sĩ Lữ Liên và “gia đình nghệ thuật” nổi tiếng
[ad_1] Nhạc sĩ Lữ Liên (1917 - 2012) tên thật là Lữ Văn Liên,  quê ở Hải Phòng. Ông từng theo học tại trường THPT Tiên Lãng và tốt nghiệp...

Nhạc sĩ Dương Thiệu Tước: Gửi hồn dân tộc trên điệu Tây phương
Nhạc sĩ Dương Thiệu Tước: Gửi hồn dân tộc trên điệu Tây phương
[ad_1] HỒ SƠ TIỂU SỬ NHẠC SĨ DƯƠNG THIỆU TƯỚC Tên khai sinh: Dương Thiệu Tước Ngày sinh: 1915 - 1995 Quê quán: làng Vân Đình, Hà Nội Nghề nghiệp:...

Ca khúc “Tiếng dân chài” của nhạc sĩ Phạm Đình Chương: Bức tranh siêu đẹp về cảnh lao động hăng say của người cần lao miền biển
Ca khúc “Tiếng dân chài” của nhạc sĩ Phạm Đình Chương: Bức tranh siêu đẹp về cảnh lao động hăng say của người cần lao miền biển
[ad_1] CA KHÚC "TIẾNG DÂN CHÀI" Sáng tác: Phạm Đình Chương Thể loại: Nhạc tiền chiến Năm ra đời: 1950 Ca sĩ thể hiện tiêu biểu: Ban hợp ca Thăng...

Hoàn cảnh ra đời “Thương tình ca”: Bản tình ca đích thực gắn với mối tình cao thượng nhất đời Phạm Duy
Hoàn cảnh ra đời “Thương tình ca”: Bản tình ca đích thực gắn với mối tình cao thượng nhất đời Phạm Duy
[ad_1] CA KHÚC "THƯƠNG TÌNH CA" Tên ca khúc: Thương tình ca Nhạc sĩ sáng tác: Phạm Duy Thể loại: Trữ tình Năm ra đời: 1956 Ca khúc "Thương tình...

Giải mã ý nghĩa khác biệt giữa 2 câu hát “trốn phong ba” và “chốn phong ba” trong ca khúc “Thành phố buồn”
Giải mã ý nghĩa khác biệt giữa 2 câu hát “trốn phong ba” và “chốn phong ba” trong ca khúc “Thành phố buồn”
[ad_1] THÔNG TIN CA KHÚC "THÀNH PHỐ BUỒN" Tên ca khúc: Thành phố buồn Nhạc sĩ sáng tác: Lam Phương Năm phát hành: 1970 Thể loại: Nhạc vàng Ca sĩ...

ÂM NHẠC TRONG XÃ HỘI MỚI
ÂM NHẠC TRONG XÃ HỘI MỚI
[ad_1] Âm nhạc là một phần của cuộc sống. Âm nhạc bây giờ nó không chỉ là nghe để giải trí, nghe để đã tai mà nó còn là một...

NHỊP LẤY ĐÀ LÀ GÌ? VÍ DỤ VỀ NHỊP LẤY ĐÀ
NHỊP LẤY ĐÀ LÀ GÌ? VÍ DỤ VỀ NHỊP LẤY ĐÀ
[ad_1] Nhịp lấy đà là gì? Nhịp lấy đà là ô nhịp đầu tiên trong bản nhạc không đủ số phách theo quy định của số chỉ nhịp. Sự khác nhau...

Những điều thú vị về “Giọt lệ cho ngàn sau”- CD ăn khách và nổi tiếng nhất của làng nhạc hải ngoại
Những điều thú vị về “Giọt lệ cho ngàn sau”- CD ăn khách và nổi tiếng nhất của làng nhạc hải ngoại
[ad_1] CD "GIỌT LỆ CHO NGÀN SAU" "Giọt lệ cho ngàn sau" là album của danh ca Tuấn Ngọc, tập hợp 10 tình khúc được viết bởi nhạc sĩ Từ...

ROYAL MATSUOKA – THƯƠNG HIỆU GUITAR NHẬT BẢN ĐƯỢC YÊU THÍCH TẠI VIỆT NAM
ROYAL MATSUOKA – THƯƠNG HIỆU GUITAR NHẬT BẢN ĐƯỢC YÊU THÍCH TẠI VIỆT NAM
[ad_1] Ryoji Matsuoka là một trong những bậc thầy làm đàn guitar nổi tiếng ở Nhật chuyên sản xuất và gia công dòng đàn Classic (đàn gắn dây nylon). Chính...

Nhạc sĩ Hoàng Nguyên: Người “đội vương miện” cho nhan sắc Đà Lạt
Nhạc sĩ Hoàng Nguyên: Người “đội vương miện” cho nhan sắc Đà Lạt
[ad_1] HỒ SƠ TIỂU SỬ NHẠC SĨ HOÀNG NGUYÊN Tên thật: Cao Cự Phúc Nghệ danh: Hoàng Nguyên Ngày sinh: 1930 - 1973 Quê quán: xã Diễn Bình, huyện Diễn...