Bàn về “Khúc thụy du” của Anh Bằng: Liệu có viết đúng ý thơ Du Tử Lê không?


Nhạc sĩ Anh Bằng (1926 – 2015) tên thật là Trần An Bường, là một trong những nhạc sĩ nổi tiếng nhất của làng nhạc vàng miền Nam với hơn 650 tình khúc để lại cho đời. Nhà thơ Du Tử Lê (1942 – 2019) tên thật là Lê Cự Phách, không chỉ là nhà thơ lớn, ông còn là chứng nhân của nhiều trào lưu văn nghệ tại miền Nam trước đây. Sinh thời, ông có hơn 300 tác phẩm thơ được phổ nhạc.

Trong đó, “Khúc thụy du” là bài nổi tiếng nhất. Bản gốc “Khúc thụy du” dài hơn 100 câu, khi được in trên tạp chí đã bị cắt hai phần ba. Du Tử Lê sau này cũng không còn nhớ được bài thơ gốc nên sử dụng văn bản đã lược đi để in sách.

Bài thơ “Khúc thụy du”: Tiếng kinh cầu của con người trước chiến tranh

Bài thơ “Khúc thụy du” được nhà thơ Du Tử Lê viết vào năm 1968, khi ấy ông 26 tuổi.  Chứng kiến khung cảnh chiến tranh loạn lạc, từng giây từng phút trôi qua là muôn vàn đạn bom dội xuống, hận thù và cái chết tràn lan khắp mọi nơi. Lời thơ cứ thế bật ra, như tiếng kinh cầu của con người trước chiến tranh tàn khốc, từng dòng, từng dòng đỏ thẫm, tang thương:

“Như con chim bói cá/ tôi thường ngừng cánh bay/ ngước lên nhìn huyệt lộ/ bầy quạ rỉa xác người…/như con chim bói cá/ tôi lặn sâu trong bùn/ hoài công tìm ý nghĩa/ cho cảnh tình hôm nay…/đời sống như thân nấm/ mỗi ngày một lùn đi/ tâm hồn ta cọc lại/ ai làm người như tôi?”

Chàng trai trẻ Du Tử Lê khi ấy như thấu hiểu nhân sinh: Là con người hay con vật, đứng trước chiến tranh thì đều mang thân phận rẻ rúng như nhau, đừng đòi hỏi gì cả.



Khuc-thuy-du-cua-nhac-si-Anh-Bang-co-viet-dung-y-tho-Du-Tu-Le-1
Thi sĩ Du Tử Lê và tuyển thơ “Khúc thụy du”

“Tuy tuổi đời còn trẻ nhưng khi chứng kiến đất nước trong chiến tranh, loạn lạc, nhà thơ Du Tử Lê đã bật ra những suy tư nặng trĩu về cuộc đời. Câu chữ trong thơ chứa đựng nhiều khắc khoải, lột tả được tâm trạng mòn mỏi của thi sĩ. Đoạn một của bài thơ vì thế mà có nhiều hình ảnh u ám, gợi liên tưởng đến cái chết thông qua hình ảnh chim bói cá”, nhà phê bình văn học Phạm Xuân Nguyên nói.

Trên nền cảnh u ám ấy, đoạn hai tác phẩm Du Tử Lê lại nói về tình yêu của những người trẻ với những khát khao cháy bỏng giữa dòng đời đầy bất an, biến động.

“…vì sao mình yêu nhau/ vì sao môi anh nóng/ vì sao tay anh lạnh/ vì sao thân anh rung/ vì sao chân không vững/ vì sao anh van em… Thụy ơi và Thụy ơi/ không còn gì có nghĩa/ ngoài tình anh tình em/ đã ướt đầm thân thể”.

Tuyệt khúc “Khúc thụy du” – Hát lên những ân tình dang dở

Nhà thơ Du Tử Lê từng kể lại rằng, vào năm 1985 nhạc sĩ Anh Bằng có tìm gặp ông tại quán cà phê Tay Trái và giới thiệu mình là người đã phổ nhạc cho bài thơ của ông, trước đó hai người chưa từng quen biết.

Nếu như bài thơ “Khúc thụy du” mô tả nỗi ám ảnh trước chiến tranh và cái chết, là tiếng kêu đau thương của con người thì bài hát “Khúc thụy du” lại mang đậm dấu ấn về một tình yêu mãnh liệt, đắm say.



Khuc-thuy-du-cua-nhac-si-Anh-Bang-co-viet-dung-y-tho-Du-Tu-Le-2
Nhạc sĩ Anh Bằng và bài hát “Khúc thụy du”

“Anh là chim bói cá

Em là bóng trăng ngà

Chỉ cách một mặt hồ

Mà muôn trùng chia xa”

Nếu như trong bài thơ, hình ảnh chim bói cá là sự mở để đi sâu vào sự tang thương, chết chóc thì trong bài hát hình ảnh chim bói cá lại là sự nối tiếp của tình yêu, làm rõ cho bức tranh tình yêu đôi lứa.

“Hãy nói về cuộc đời

Tình yêu như lưỡi dao

Tình yêu như mũi nhọn

Êm ái và ngọt ngào”

Câu chuyện tình yêu trong “Khúc thụy du” của nhạc sĩ Anh bằng mãnh liệt và đắm say vô cùng. Nhân vật trữ tình sẵn sàng vượt mọi định mệnh ngang trái để tận hiến với tình yêu và cuộc đời.

“Cắt đứt cuộc tình đầu

Thụy bây giờ về đâu?”

Hai câu hát cuối trong bài được Anh Bằng sáng tạo thêm câu hỏi tu từ “Thụy bây giờ về đâu?”, để khắc họa rõ nét hơn về sự day dứt dành cho nửa kia trong tình yêu. Câu chữ ngân vang nghe như có niềm ưu tư và nỗi cô đơn đang bao trùm, bơ vơ, hiu quạnh.

Ca khúc “Khúc thụy du” được Anh Bằng viết theo nhịp 3/4 chậm rãi và sâu lắng với nhiều đoạn luyến láy vô cùng tình tứ. Khiến cho người nghe như được đắm chìm trong nhiều câu hỏi về thân phận con người, về những điều đã đánh mất, về sự mong manh hữu hạn của tình yêu.

Một số khán giả từng nhận xét ca khúc do nhạc sĩ Anh Bằng sáng tác không truyền tải hết nội dung trong bài thơ của thi sĩ Du Tử Lê. Tuy nhiên, nhà phê bình văn học Phạm Xuân Nguyên lại cho rằng: “Nhạc sĩ cũng là một độc giả. Khi đọc bài thơ, họ phổ nhạc theo cảm nhận của riêng mình. Trong trường hợp này, nhạc sĩ Anh Bằng không làm mất đi tinh thần của văn bản gốc. Ngược lại, bài hát đã mang tác phẩm “Khúc thụy du” đến gần hơn với độc giả, đồng thời khiến họ cảm nhận sâu sắc hơn về ý nghĩa của áng thơ Du Tử Lê. Đó là sự tương hỗ giữa thơ và nhạc trong nghệ thuật”.

Bản thân nhà thơ Du Tử Lê sau mấy chục năm nhìn lại cũng công nhận nhạc sĩ Anh Bằng có cái lý của ông khi sáng tác ra tình khúc “Khúc thụy du”.

Khúc thụy du là gì? “Thụy” là ai?

Nhắc đến cái tên “Khúc thụy du”, nhiều người suy luận rằng “Thụy” ở đây là tên riêng của bà Thụy Châu, vợ cũ của nhà thơ. Còn “du” chính là lấy từ bút danh Du Tử Lê của ông. Một giả thuyết khác cũng được đưa ra là theo nghĩa Hán Việt từ “thụy du” có nghĩa là một khúc hát về giấc ngủ, một chuyến đi dài hoặc là cái chết.



Khuc-thuy-du-cua-nhac-si-Anh-Bang-co-viet-dung-y-tho-Du-Tu-Le-3
Thơ “Khúc thụy du”

Còn theo nhà thơ Du Tử Lê chia sẻ, thì bài thơ là kỷ niệm tình yêu giữa ông và một cô sinh viên ngành dược. Ông đã lấy tên đệm của cô gái – Thụy, cộng với chữ đầu trong bút danh của mình là – Du để làm nhan đề bài thơ.

Tổng hợp



Theo Amnhac.net

Các bài viết khác:
Ca khúc “Nghìn trùng xa cách”: Tuyệt phẩm về “mối tình đồng trinh duy nhất” của nhạc sĩ Phạm Duy
Ca khúc “Nghìn trùng xa cách”: Tuyệt phẩm về “mối tình đồng trinh duy nhất” của nhạc sĩ Phạm Duy
[ad_1] VỀ CA KHÚC NGHÌN TRÙNG XA CÁCH Tên ca khúc: Nghìn trùng xa cách Nhạc sĩ sáng tác: Phạm Duy Thể loại: Nhạc trữ tình Năm ra đời: 1968...

CUỘC ĐỜI VÀ SỰ NGHIỆP CỦA UMBERTO GIORDANO (1867-1948)
CUỘC ĐỜI VÀ SỰ NGHIỆP CỦA UMBERTO GIORDANO (1867-1948)
[ad_1] Khi nói đến opera verismo (chân thực) – trường phái opera bao trùm lên nước Ý vào những năm cuối thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20 với...

Nhạc sĩ Hoàng Quý: Người tài mệnh yểu đã đi cùng dân tộc đến hơi thở cuối cùng
Nhạc sĩ Hoàng Quý: Người tài mệnh yểu đã đi cùng dân tộc đến hơi thở cuối cùng
[ad_1] HỒ SƠ TIỂU SỬ NHẠC SĨ HOÀNG QUÝ Tên thật: Hoàng Kim Hải sau đổi thành Hoàng Kim Quý Nghệ danh: Hoàng Quý Năm sinh: 1920 Năm mất: 1946...

Tuấn Vũ – Sơn Tuyền: Cặp song ca tiêu biểu của nhạc vàng thập niên 1990
Tuấn Vũ – Sơn Tuyền: Cặp song ca tiêu biểu của nhạc vàng thập niên 1990
[ad_1] Tuấn Vũ - Sơn Tuyền là cặp song ca nổi đình nổi đám ở thập niên 1990 với những nhạc phẩm bất hủ như: Vườn tao ngộ, Tình ca...

“Mùa xuân đó có em” – ca khúc nổi tiếng ra đời trong tâm trạng lo âu của Anh Việt Thu
“Mùa xuân đó có em” – ca khúc nổi tiếng ra đời trong tâm trạng lo âu của Anh Việt Thu
[ad_1] VỀ CA KHÚC"MÙA XUÂN ĐÓ CÓ EM" Tên ca khúc: Mùa xuân đó có em Nhạc sĩ sáng tác: Anh Việt Thu Thể loại: Nhạc xuân Năm ra đời:...

Ca khúc “Niệm khúc cuối” của Ngô Thụy Miên: Bản tình ca đẹp nhất, cao thượng nhất và nam tính nhất
Ca khúc “Niệm khúc cuối” của Ngô Thụy Miên: Bản tình ca đẹp nhất, cao thượng nhất và nam tính nhất
[ad_1] CA KHÚC "NIỆM KHÚC CUỐI" Nhạc sĩ sáng tác: Ngô Thụy Miên Năm ra đời: 1971 Thể loại: Tình ca Ca sĩ thể hiện tiêu biểu: Tuấn Ngọc, Khánh...

Hoàn cảnh ra đời ca khúc “Giọt lệ đài trang”: Tiếc thương nàng tiểu thư khuê cát một thời!
Hoàn cảnh ra đời ca khúc “Giọt lệ đài trang”: Tiếc thương nàng tiểu thư khuê cát một thời!
[ad_1] CA KHÚC “GIỌT LỆ ĐÀI TRANG” Tên ca khúc: Giọt lệ đài trang Nhạc sĩ sáng tác: Châu Kỳ Thể loại: Nhạc trữ tình Năm phát thành: 1969 Ca...

Ý thức thực tế về hoàn cảnh đất nước trong âm nhạc của Anh Bằng
Ý thức thực tế về hoàn cảnh đất nước trong âm nhạc của Anh Bằng
[ad_1] Dưới đây là đôi lời bình phẩm về âm nhạc của Anh Bằng được nhà thơ Du Tử Lê viết vào tháng 9 năm 2011. Tôi không biết trước...

Phạm Duy – Khánh Ngọc và cuộc tình ngoài luồng bùng cháy từ phim?
Phạm Duy – Khánh Ngọc và cuộc tình ngoài luồng bùng cháy từ phim?
[ad_1] Ca sĩ Khánh Ngọc tên thật là Hàn Thị Lan ANh (SN 1937) tại Hà Nội. Bà là trái ngọt của mối tình mẹ Việt cha người Minh Hương....

Ca sĩ Tuấn Vũ: Cuộc đời nhiều thăng trầm của “phượng hoàng không mỏi” đình đám nhất nhì làng nhạc hải ngoại
Ca sĩ Tuấn Vũ: Cuộc đời nhiều thăng trầm của “phượng hoàng không mỏi” đình đám nhất nhì làng nhạc hải ngoại
[ad_1] HỒ SƠ - TIỂU SỬ CA SĨ TUẤN VŨ Tên thật: Nguyễn Văn Tài. Nghệ danh: Tuấn Vũ. Ngày sinh: 16/12/1959. Quê quán: Bình Thuận (nguyên quán Nghệ An)....

Hoàn cảnh ra đời ca khúc “Không”: Nỗi khắc khoải về mối tình đầu khó quên
Hoàn cảnh ra đời ca khúc “Không”: Nỗi khắc khoải về mối tình đầu khó quên
[ad_1] CA KHÚC “KHÔNG” Tên ca khúc: Không Nhạc sĩ sáng tác: Nguyễn Ánh 9 Thể loại: Nhạc trữ tình Năm phát hành: 1970 Ca sĩ thể hiện: Khánh Ly...

NGHỆ NHÂN HIROSHI TAMURA – HUYỀN THOẠI CHẾ TÁC GUITAR NHẬT BẢN
NGHỆ NHÂN HIROSHI TAMURA – HUYỀN THOẠI CHẾ TÁC GUITAR NHẬT BẢN
[ad_1] Tamura là họ của hai bậc thầy nổi tiếng làm đàn guitar tại Nhật Bản thập niên 1950-1980 “gồm có Hiroshi và Mitsuru, trong đó Hiroshi lớn hơn Mitsuru”....

Thiên tình sử Đoàn Chuẩn – Thanh Hằng: Nàng thơ áo xanh khiến chàng công tử hào hoa mê đắm một đời!
Thiên tình sử Đoàn Chuẩn – Thanh Hằng: Nàng thơ áo xanh khiến chàng công tử hào hoa mê đắm một đời!
[ad_1] Khoảng giữa thập niên 1950, danh ca Thanh Hằng (NSUT Lê Hằng sau này) là bóng hồng nổi danh trong những tình khúc bất hủ của chàng nhạc sĩ...

“Thương nhau ngày mưa” – bản tình ca ít chất sầu nhất của nhạc sĩ Nguyễn Trung Cang
“Thương nhau ngày mưa” – bản tình ca ít chất sầu nhất của nhạc sĩ Nguyễn Trung Cang
[ad_1] Bằng tài hoa của mình, nhạc sĩ Nguyễn Trung Cang đã cho những tiếng mưa một "nhan sắc" khác, ít buồn, ít sầu hơn qua ca khúc "Thương nhau...

Cùng nhà thơ Du Tử Lê bước vào khu rừng tình khúc của nhạc sĩ Anh Bằng
Cùng nhà thơ Du Tử Lê bước vào khu rừng tình khúc của nhạc sĩ Anh Bằng
[ad_1] Với hàng ngàn ca khúc được sáng tác từ hơn nửa thế kỷ qua, ở mọi thể loại từ nhạc quê hương, đất nước, đến chiến tranh, xã hội...

Hợp âm xem nhiều

01. Bắc một nhịp cầu - Hồ Đình Phương

02. Tình sầu mưa và mây - Thùy Vân

03. Ai bảo em là giai nhân - Anh Bằng

04. Còn mãi đến ngàn sau - Nguyễn Tâm Hàn

05. Nỗi lòng xa xứ - Nguyễn Phi Hùng

06. Đón xuân - Nguyễn Thị Tố Mai

07. Đã lỡ - Nguyễn Đình Chương

08. Tiếng ru ngàn đời - Huỳnh Anh

09. Người ta có thương mình đâu - Nhiều nhạc sĩ

10. Xập xám chướng - Tùng Lâm

11. Về đi em - Lynh Nghy

12. Thời gian để yêu - Đỗ Bảo

13. Thương quá mẹ tôi - Cao Nhật Minh

14. Nhiều tiền để làm gì - Hoàng Y Nhung

15. You are my love - Nhạc Nhật

16. Bé Na - Trần Duy Phương

17. Hai mùa Noel - Đài Phương Trang

18. Tại anh thôi - TAT

19. Em mãi mãi là nỗi đau trong lòng anh (Nǐ shì wǒ xiōng kǒu yǒng yuǎn dí tòng – You are the eternal pain in my heart – 你是我胸口永遠的痛) - Nhạc Hoa

20. Tình khúc cho em 2 - Nguyễn Đình Chương

21. Vẫn nhớ cuộc đời - Trịnh Công Sơn

22. Duyên tình hai đứa - Thông Đạt

23. Chẳng thể gặp lại nhau - Lạc Khởi

24. Lời tình anh trao (Em có thể làm gì – zan dik ngoi ngo zau bit lei hoi – 真的愛我就別離開) - Nhạc Hoa

25. 2AM - BigDaddy

26. Đừng lo - Đạt G

27. Mưa chiều hoàng hôn - Ngọc Trọng

28. Mảnh tim sầu - Hồng Xương Long

29. Mối duyên quê - Khánh Băng

30. Vàng dấu ái ân - Nguyên Phan