“Ngày hạnh phúc” của Lam Phương – Khúc hoan ca tình yêu thuở ban đầu


CA KHÚC “NGÀY HẠNH PHÚC”

Hoàn cảnh ra đời ca khúc “Ngày hạnh phúc”

Bài hát “Ngày hạnh phúc” của nhạc sĩ Lam Phương được chọn làm nhạc hiệu trình phát thường xuyên trên đài phát thanh quân đội trong những năm thập niên 1960 vào lúc 6 giờ sáng hàng ngày. Chính vì thế mà ca khúc này đã trở thành giai điệu quen thuộc với hầu hết những người miền Nam trước năm 1975.

Để có được một bài hát với nhịp điệu vui tươi, hân hoan, cuốn hút như vậy không thể không nhắc đến mối tình đẹp như mơ thuở ban đầu của nhạc sĩ Lam Phương và kịch sĩ Túy Hồng. Trước khi nên duyên nợ với Túy Hồng, chàng nhạc sĩ trẻ Lam Phương cũng đã trải qua nhiều mối tình, nhưng tất cả đều đứt đoạn, khiến ông phải ôm nỗi đau thương vào lòng. Đến khi gặp Túy Hồng, vết thương lòng của Lam Phương nhanh chóng kép lại khi qua vài lần gặp gỡ, ông đã phải lòng ngay cô gái xinh đẹp, đa tài.



hoan-canh-ra-doi-ca-khuc-ngay-hanh-phuc-cua-nhac-si-lam-phuong (3)
Nhạc sĩ Lam Phương và kịch sĩ Túy Hồng

Khi ấy, Lam Phương vốn là bạn thân của anh trai Túy Hồng, nên mỗi chiều thứ 7 và chủ nhật ông thường đến nhà bạn để dạy học cô em gái theo lời nhờ vả. Cô thiếu nữ Túy Hồng khi ấy là một cô gái đẹp với đôi mắt long lanh, làn da trắng mịn và gương mặt thanh tú, khiến trái tim chàng trai trẻ lỗi nhịp ngay từ lần gặp đầu tiên. Túy Hồng khi ấy cũng rất hâm mộ tài năng của Lam Phương, nên chỉ sau thời gian ngắn tiếp xúc, cả hai đã nảy sinh tình cảm và đắm chìm vào tình yêu.

Cũng trong thời điểm này, nhạc sĩ Lam Phương đang hợp tác với ban nhạc kịch Dân Nam nên đã đề nghị Túy Hồng đầu quân về đoàn để làm việc cùng mình. Kể từ đó, Túy Hồng bắt đầu trình diễn những ca khúc của Lam Phương. Sự kết hợp ăn ý của đôi trẻ đã khiến tiếng hát của Túy Hồng vang xa, nhận được sự yêu thích và đón nhận của công chúng qua các ca khúc như: Đèn khuya, Kiếp nghèo, Kiếp ve sầu, Tiễn người đi, Chiều tàn, Phút cuối,…

Năm 1959, Lam Phương và Túy Hồng quyết định tiến tới hôn nhân trong sự vui mừng chúc phúc của mọi người. Trong niềm hạnh phúc trào dâng, nhạc sĩ Lam Phương đã viết nên ca khúc “Ngày hạnh phúc” để bày tỏ niềm vui sướng khi được nên duyên với người mình yêu. Sau Khi kết hôn, sự nghiệp của cặp đôi trai tài gái sắc cũng ngày một phát triển và đạt đến đỉnh cao của sự nghiệp.



hoan-canh-ra-doi-ca-khuc-ngay-hanh-phuc-cua-nhac-si-lam-phuong (2)
Bìa ca khúc “Ngày hạnh phúc” của nhạc sĩ Lam Phương

Năm 1968, với sự khích lệ của chồng, Túy Hồng đã đứng ra thành lập đoàn kịch Sống – Túy Hồng. Đoàn kịch này có được một lợi thế rất lớn so với các đoàn kịch khác thời đó là các vở kịch được lồng ghép với các bản tình ca do nhạc sĩ Lam Phương sáng tác. Sự kết hợp này đã mang một làn gió mới đến sân khấu nhạc kịch và tạo ra nét riêng đầy ấn tượng cho đoàn kịch Sống – Túy Hồng.

Cuộc hôn nhân hạnh phúc này đã giúp nhạc sĩ Lam Phương trở thành nhạc sĩ thành công và giàu có bậc nhất miền Nam trước năm 1975 và Túy Hồng cũng trở thành nghệ sĩ nổi tiếng sánh sang với Kim Cương, Thẩm Thúy Hằng trên sân khấu kịch. Nhìn lại quãng đời đầy thăng trầm của nhạc sĩ Lam Phương, thì đây được xem là giai đoạn hạnh phúc nhất của cuộc đời ông khi có tất cả những gì mà đời người mong ước như: tiền tài, danh vọng, sự nổi tiếng và nhất là cuộc sống hạnh phúc, bình yên bên vợ và các con thơ.

Đọc thêm chuyện tình nhạc sĩ Lam Phương – Túy Hồng: Cùng nhau vượt qua bão giông lại chẳng cạnh nhau đến lúc bạc đầu

Lời bài hát “Ngày hạnh phúc” của nhạc sĩ Lam Phương

Trời hôm nay thanh thanh gió đưa cành mơn man tà áo

Làn mây xanh vây quanh ánh vầng hồng chiếu xuống niềm tin

Đàn chim non tung tăng như đón chào ngày vui thế gian

Chúc ai vừa tìm được bến mơ.

Mừng cho đôi uyên ương sống sum vầy vui trong hạnh phúc

Và đôi tay thân yêu sẽ là nguồn sống của đời ta

Nhiều khi mong trăng lên, chung chén trà kể chuyện thuở xưa

Bên bếp hồng đùa vui trẻ thơ.

Từ khi sánh vai nên đôi bạn hiền

Đêm về nghe con khóc vui triền miên

Lời ru trong đêm vắng, với tình thương chứa chan

Còn mong ước gì, vì ta vẫn bên nhau.

Ngày em lo nương khoai, dưới mưa dầm anh lo cày cấy

Dù cho bao gian lao nhưng tình nghèo góp sức mà vui

Cầu mong cho mai sau gió đưa thuyền tìm về bến mơ

Phút bạc đầu đẹp lòng lứa đôi.

Kịch sĩ Túy Hồng là ai?

Nghệ sĩ Túy Hồng sinh năm 1940 tại Thủ Dầu Một, tên thật là Trương Ánh Tuyết. Năm 11 tuổi, bà cùng gia đình lên Sài Gòn sinh sống do hai anh trai phải làm việc cho một hãng xe tại đây. Gia đình Túy Hồng sinh sống tại đường Phan Đình Phùng, trung tâm Sài Gòn.

Ngày đầu lên sân khấu, Túy Hồng chỉ là vũ công phụ họa cho các nghệ sĩ nổi tiếng. Sau này, nhạc sĩ Lam Phương thường tới nhà chơi với anh trai bà nên làm quen và dạy bà hát các ca khúc ông sáng tác. Ban đầu bà trình diễn các tình khúc của Lam Phương, sau đó chuyển sang đóng kịch nói. Năm 1958, bà gia nhập đoàn kịch Kim Cương của NSND Kim Cương. Năm 1959, Túy Hồng và Lam Phương thành hôn. Trong thời gian đó, bà thường cộng tác với minh tinh Thẩm Thúy Hằng trên truyền hình. Đến năm 1968, được sự động viên của Lam Phương, Túy Hồng rời đoàn kịch Kim Cương và lập ban kịch Sống danh tiếng một thời.

Sau năm 1975, bà sang Mỹ, tại đây Túy Hồng tiếp tục gặt hái được một số thành công nhất định. Năm 1980, bà mở đại nhạc hội tại vũ trường, đồng thời tiến hành các hoạt động quay phim, thu băng.



Theo Amnhac.net

Các bài viết khác:
CUỘC ĐỜI VÀ SỰ NGHIỆP CỦA CÉSAR FRANCK (1822-1890)
CUỘC ĐỜI VÀ SỰ NGHIỆP CỦA CÉSAR FRANCK (1822-1890)
[ad_1] César Franck sinh ngày 10 tháng 12 năm 1822 ở thành phố Liège, nước Bỉ. Ông là nhà soạn nhạc, nghệ sĩ organ và nhạc sư người gốc Bỉ...

CÓ NÊN LỰA CHỌN ĐÀN GUITAR CŨ HAY KHÔNG?
CÓ NÊN LỰA CHỌN ĐÀN GUITAR CŨ HAY KHÔNG?
[ad_1] Thị trường đàn Guitar hiện nay vô cùng rộng lớn, người chơi đàn cũng nhiều, người bán đàn cũng không hề thiếu, vậy nên lựa chọn đàn guitar cũ...

Ca khúc “Chú Cuội” của Phạm Duy: Hóa ra là bản tình ca viết tặng vợ!
Ca khúc “Chú Cuội” của Phạm Duy: Hóa ra là bản tình ca viết tặng vợ!
[ad_1] CA KHÚC "CHÚ CUỘI" Tên ca khúc: Chú Cuội Nhạc sĩ sáng tác: Phạm Duy Năm ra đời: 1948 Ca sĩ thể hiện tiêu biểu: Thái Thanh, Ái Vân......

CUỘC ĐỜI VÀ SỰ NGHIỆP CỦA JOHANN SEBASTIAN BACH (1685-1750)
CUỘC ĐỜI VÀ SỰ NGHIỆP CỦA JOHANN SEBASTIAN BACH (1685-1750)
[ad_1] Nhà soạn nhạc người Đức Johann Sebastian Bach đã có những đóng góp to lớn cho kho tàng âm nhạc của nhân loại. Nhạc của Bach đã tạo nên...

Ca khúc “Tiếng dân chài” của nhạc sĩ Phạm Đình Chương: Bức tranh siêu đẹp về cảnh lao động hăng say của người cần lao miền biển
Ca khúc “Tiếng dân chài” của nhạc sĩ Phạm Đình Chương: Bức tranh siêu đẹp về cảnh lao động hăng say của người cần lao miền biển
[ad_1] CA KHÚC "TIẾNG DÂN CHÀI" Sáng tác: Phạm Đình Chương Thể loại: Nhạc tiền chiến Năm ra đời: 1950 Ca sĩ thể hiện tiêu biểu: Ban hợp ca Thăng...

CUỘC ĐỜI VÀ SỰ NGHIỆP CỦA GEORGE FRIDERIC HANDEL (1685-1759)
CUỘC ĐỜI VÀ SỰ NGHIỆP CỦA GEORGE FRIDERIC HANDEL (1685-1759)
[ad_1] George Frideric Händel, có lẽ là nhạc sĩ tiêu biểu nhất thời kì Baroque, sinh ra tại Halle ngày 23 tháng 2 năm 1685, cùng năm với nhạc sĩ...

Cuộc đời kỳ lạ của ca sĩ Vũ Khanh: Vinh quang và sa ngã!
Cuộc đời kỳ lạ của ca sĩ Vũ Khanh: Vinh quang và sa ngã!
[ad_1] Vinh quang Ca sĩ Vũ Khanh (tên đầy đủ là Vũ Công Khanh) sinh năm 1954 tại Hà Nội trong gia đình Công giáo. Khi còn nhỏ, Vũ Khanh...

SlimV: Từ anh DJ EDM không ai biết đến Giám đốc âm nhạc show Anh Trai Vượt Ngàn Chông Gai
SlimV: Từ anh DJ EDM không ai biết đến Giám đốc âm nhạc show Anh Trai Vượt Ngàn Chông Gai
[ad_1] HỒ SƠ - TIỂU SỬ PRODUCER SLIMV Tên thật: Cao Văn Vịnh. Nghệ danh: SlimV. Ngày sinh: 03/08/1988. Quê quán: Hà Nội. Nghề nghiệp: DJ, producer, nhạc sĩ và...

Lạc bước vào “Mùa thu Đông Kinh” đầy lãng mạn của Hoàng Thi Thơ
Lạc bước vào “Mùa thu Đông Kinh” đầy lãng mạn của Hoàng Thi Thơ
[ad_1] CA KHÚC "MÙA THU ĐÔNG KINH” Tên các khúc: Mùa thu Đông Kinh  Nhạc sĩ: Hoàng Thi Thơ Năm phát thành: 1963 Ca sĩ trình bày tiêu biểu: Thúy...

Top 10 câu nói hay nhất về âm nhạc của Trịnh Công Sơn
Top 10 câu nói hay nhất về âm nhạc của Trịnh Công Sơn
[ad_1] Khi nhắc tài hoa của Trịnh Công Sơn, nhạc sĩ Phạm Duy phải thốt lên: "Toàn bộ âm nhạc của anh đẹp như một bức họa trừu tượng hơn...

“Uống nước bên bờ suối” – Giai điệu tình yêu mang màu sắc hy vọng hiếm hoi trong sáng tác của Lê Uyên Phương
“Uống nước bên bờ suối” – Giai điệu tình yêu mang màu sắc hy vọng hiếm hoi trong sáng tác của Lê Uyên Phương
[ad_1] CA KHÚC "UỐNG NƯỚC BÊN BỜ SUỐI” Tên các khúc: Uống nước bên bờ suối Nhạc sĩ: Lê Uyên Phương Năm phát thành: 1971 Ca sĩ trình bày tiêu...

“Thu, hát cho người”: Nhạc phẩm lừng danh ra đời trong một giây xuất thần
“Thu, hát cho người”: Nhạc phẩm lừng danh ra đời trong một giây xuất thần
[ad_1] VỀ CA KHÚC "THU, HÁT CHO NGƯỜI" Tên ca khúc: Thu hát cho người Nhạc sĩ sáng tác: Vũ Đức Sao Biển Thể loại: Nhạc trữ tình Năm ra...

CUỘC ĐỜI VÀ SỰ NGHIỆP CỦA WILTOLD LUTOSLAWSKI (1913-1994)
CUỘC ĐỜI VÀ SỰ NGHIỆP CỦA WILTOLD LUTOSLAWSKI (1913-1994)
[ad_1] Âm nhạc Ba Lan nửa sau thế kỷ 20 xuất hiện một nhân vật có nhiều đóng góp vào tiến trình phát triển – nhà soạn nhạc Witold Lutoslawski...

Hoàn cảnh ra đời ca khúc “Trúc đào”: Nhạc thơ tràn muôn lối!
Hoàn cảnh ra đời ca khúc “Trúc đào”: Nhạc thơ tràn muôn lối!
[ad_1] CA KHÚC “TRÚC ĐÀO" Tên các khúc: Trúc đào Nhạc sĩ sáng tác: Anh Bằng Phổ thơ: "Trúc đào" của Nguyễn Tất Nhiên Năm phát thành: 1980 Ca sĩ trình...

BÍ QUYẾT THỂ HIỆN CẢM XÚC TRONG ÂM NHẠC
BÍ QUYẾT THỂ HIỆN CẢM XÚC TRONG ÂM NHẠC
[ad_1] Bạn có thể thể hiện rõ ràng cảm xúc của mình trong âm nhạc không? Một trong những khả năng lớn nhất mà bạn có thể có với tư cách...