Ca khúc “Bức họa đồng quê” của Văn Phụng: Đồng bào phấn khởi xây dựng cuộc đời mới trên vùng đất mới đẹp tươi


CA KHÚC “BỨC HỌA ĐỒNG QUÊ”

  • Tên ca khúc: Bức họa đồng quê
  • Sáng tác: Nhạc sĩ Văn Phụng
  • Năm ra đời: Thập niên 1950
  • Ca sĩ thể hiện tiêu biểu: Ánh Tuyết

Ca khúc “Bức họa đồng quê” ra đời trong hoàn cảnh nào?

Quê hương – hai tiếng ấy nghe thân thương, chan chứa biết bao nhiêu. Quê hương là mái đình, là cây đa, là tình làng nghĩa xóm với bao kỷ niệm khó quên. Quê hương đã đi vào trong thơ, trong nhạc, để lại trong lòng người nghe những giai điệu ngọt ngào, đằm thắm, gợi sự đồng cảm, lưu luyến.

Có những nhạc sĩ viết về quê hương với những vần điệu đầy chất thơ, du dương. Ví như, nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ đã đưa người nghe trở về những bóng tre, những ánh trăng, những con đường, những dòng sông với tiếng tiêu, tiếng trúc và hình bóng người em ở quê, người mẹ già vẫn ngày đêm ngóng con trong nhạc phẩm “Đường xưa lối cũ”. 

Hay như Phạm Thế Mỹ cũng có ca khúc “Nắng lên xóm nghèo”. Đây là ca khúc vui tươi, rộn rã, với những ca từ giản dị, lại tràn đầy tình cảm, không thiếu nét tự hào về cảnh sắc, sự trù phú của quê hương…



hoan-canh-ra-doi-ca-khuc-buc-hoa-dong-que-cua-nhac-si-van-phung-0
Tờ bìa ca khúc “Bức họa đồng quê” của nhạc sĩ Văn Phụng

Và ở thập niên 1950, chúng ta có ca khúc “Bức họa đồng quê” của nhạc sĩ Văn Phụng. Ca khúc được viết trong thời điểm đồng bào đang cùng nhau phấn khởi xây dựng cuộc đời mới trên vùng đất mới đẹp tươi. Ca khúc tràn đầy niềm hân hoan với cảnh, với người, với không khí lao động hăng say, rộn ràng. 

Trước cảnh trời mây bao la, tâm hồn người thưởng ngoạn được hòa nhịp với cảnh sắc thiên nhiên bình yên. Đây có thể xem là một trong những bài hát rộn ràng nhất cả về lời lẫn giai điệu của tân nhạc Việt Nam thời kỳ thập niên 1950. 

Đôi dòng cảm nhận về bức họa đồng quê tươi đẹp một thời

Nhạc sĩ Văn Phụng đã góp “Bức họa đồng quê” vào kho tàng âm nhạc Việt Nam giúp những tác phẩm về quê hương xứ sở trở nên phong phú, đa dạng, ngập tràn màu sắc hơn. Để người nghe cảm nhận được sự tươi đẹp, thanh bình của làng quê Việt Nam trong quá khứ. 

Dừng chân trước cảnh đẹp đồng quê ai cũng thấy lòng hân hoan theo những tia nắng của ngày mùa với ruộng lúa vàng óng, tiếng người dân cười nói, tiếng đàn chim non háo hứng… Đó là không khí của sức sống, sự no đủ:

“Từ xa xa xa xa nghe thoáng thoáng tiếng hát

Thôn nữ bên đồng lúa ca lời mơ màng

Tình tang tang tang tang tang tính tính tính tính

Du khách nâng nhẹ phím buông tơ vàng”

Trong không khí lao động hăng say, thoáng nghe tiếng hát của cô thôn nữ bên đồng lúa. Đó là lời ca mơ màng bay xa tỏa hương hoa đồng nội; lời ca mộc mạc như lũy tre làng và trữ tình như lời ca dao thấm đẫm hồn quê. Tất cả đã làm thi vị thêm bức họa đồng quê khiến du khách động lòng xao xuyến ngẩn ngơ khi “ngắm tranh”.



hoan-canh-ra-doi-ca-khuc-buc-hoa-dong-que-cua-nhac-si-van-phung
Tờ nhạc ca khúc “Bức họa đồng quê” với lời ca đầu tươi sáng, hân hoan

Những người “ngắm tranh” dường như cảm thấy yêu đời hơn, du dương hát ca theo điệu đồng dao mộc mạc, rồi “nâng nhẹ phím buông nhẹ tơ vàng”, thơm hương mùi lúa chín ngọt ngào khúc hát tụng ca quê hương tươi đẹp. Nhẹ buông phím tơ vàng như sợi cảm xúc của nghệ sĩ trước tiếng hát của thôn nữ sẽ bay đi, như muốn nâng niu từng nét đẹp của đồng quê lên phím đàn thành khúc ca ngày mùa tươi đẹp:

“Hỡi nắng hãy sáng lên để ngàn hoa tươi thắm hơn

Hỡi gió hãy cuốn lên để đồng xanh tươi mát hơn

Thôn quê hân hoan mừng ngày mùa sang,

Người người hò vang, đàn hòa tình tang, nhịp nhàng vẳng xa

Hồ lơ ho lơ, hò…

Ơi anh em ơi còn gì đẹp tươi

Còn gì mừng vui hằng ngày mùa mới gặp về thảnh thơi”

Trong ca khúc ấy trần đầy niềm tin cháy bóng “hỡi nắng hãy sáng lên để ngàn hoa tươi thơm/Hỡi gió hãy cuốn lên để đồng xanh tươi mát thêm”. Hai câu hát làm cho người nghe nhạc phấn chấn, tươi vui, có động lực lao động, xây dựng cuộc sống tốt đẹp hơn.

Nhạc sĩ Văn Phụng đã đưa người nghe đến cảnh quan tươi đẹp của thôn quê ngày mừng mùa lúa mới. Sau bao tháng dầm mưa dãi nắng, đến mùa lúa chín là thời gian người dân vui mừng nhất – đó là mùa vàng bội thu, ấm no để chuẩn bị cho một mùa vụ mới:

“Chàng trai vui câu ca thôn nữ cất tiếng hát

Em bé nô đùa giỡn luôn miệng tươi cười

Đồng quê hôm nay vui, vui với thóc lúa mới

Cho bõ công cày cấy bao ngày mong chờ”

Niềm vui của người dân quê đơn giản chỉ là ngô khoai thóc đầy bồ, cuộc sống ấm no. Ngày gặp lúa giống như ngày Tết, họ hân hoan đón chào, vui mừng tận hưởng thành quả.  

“Chàng trai vui câu ca thôn nữ cất tiếng hát – Em bé nô đùa giỡn luôn miệng tươi cười”, đó là hình ảnh sống động mừng vui hạnh phúc trong bức tranh đồng quê tươi đẹp.

“Đồng quê hôm nay vui, vui với thóc lúa mới” – từng câu ca, từng lời hát đã thể hiện rất rõ niềm vui sướng của người nông dân khi đón mùa vàng bội thu. Còn gì hạnh phúc hơn khi thành quả của những giọt mồ hôi, nước mắt được đền đáp bằng ruộng lúa chín đầy đồng.

“Chàng trai xay xay xay thôn nữ giã giã

Em bé đưa miệng cắn đôi hạt lúa vàng

Vầng trăng nhô lên cao soi sáng khắp lối xóm

Ai nấy vui làm với muôn ngàn câu hò”

Ngày mùa bội thu, cô thôn nữ giã gạo dưới trăng, chàng trai say theo hương lúa mới, hay mùi bồ kết từ tóc em gái quê quyện với ánh trăng mơ màng.

“Em bé đưa miệng cắn đôi hạt lúa vàng”, đó là hình ảnh ấm no, thanh bình được tượng hình vào câu ca thật đẹp khiến người nghe lâng lâng theo niềm vui ngày mùa ở miền thôn dã thanh bình…

Nghe “Bức họa đồng quê” của nhạc sĩ Văn Phụng khiến tâm hồn ta thêm hoan ca, thêm tin yêu vào cuộc sống và những ký ức về quê hương chợt ùa về. Yêu sao từng con đường, ngõ xóm, từng hàng tre, gốc đa, sân đình, từng mùa vàng bội thu của quê hương Việt Nam.



Theo Amnhac.net

Các bài viết khác:
Tượng đài âm nhạc Lưu Hữu Phước và 2 bài hát bất hủ về Bác Hồ kính yêu
Tượng đài âm nhạc Lưu Hữu Phước và 2 bài hát bất hủ về Bác Hồ kính yêu
[ad_1] Nhạc sĩ Lưu Hữu Phước là một nhà hoạt động chính trị lỗi lạc, có nhiều đóng góp cho sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc. Đặc biệt,...

“Phút cuối” – Lời tuyệt vọng nhạc sĩ Lam Phương viết cho đoạn tình oan trái
“Phút cuối” – Lời tuyệt vọng nhạc sĩ Lam Phương viết cho đoạn tình oan trái
[ad_1] CA KHÚC “PHÚT CUỐI” Tên các khúc: Phút cuối Nhạc sĩ sáng tác: Lam Phương Năm phát thành: 1971 Ca sĩ trình bày tiêu biểu: Túy Hồng – Diên...

“Người ngoài phố” – Bản tình ca bất hủ ra đời từ cảnh… không có tiền sắm Tết?
“Người ngoài phố” – Bản tình ca bất hủ ra đời từ cảnh… không có tiền sắm Tết?
[ad_1] CA KHÚC "NGƯỜI NGOÀI PHỐ" Tác giả: Anh Việt Thu Thể loại: Quê hương  Năm ra đời: Cuối thập niên 1960 Ca sĩ thể hiện tiêu biểu: Thanh Tuyền,...

Nhạc sĩ Từ Công Phụng và ca sĩ Từ Dung: Trai tài gặp giai nhân giúp nền tân nhạc có thêm cặp song ca ăn khách
Nhạc sĩ Từ Công Phụng và ca sĩ Từ Dung: Trai tài gặp giai nhân giúp nền tân nhạc có thêm cặp song ca ăn khách
[ad_1] Tài và sắc đã trói buộc Từ Công Phụng và Từ Dung vào nhau, để họ nên vợ thành chồng. Và nền tân nhạc có thêm một cặp song...

Nhạc sĩ Song Ngọc: Sống tận hiến với cuộc đời nghệ thuật đầy rực rỡ
Nhạc sĩ Song Ngọc: Sống tận hiến với cuộc đời nghệ thuật đầy rực rỡ
[ad_1] HỒ SƠ TIỂU SỬ NHẠC SĨ SONG NGỌC Tên thật: Nguyễn Ngọc Thương Nghệ danh: Song Ngọc, Hàn Sinh, Nguyên Hà, Hoàng Ngọc Anh, Anh Tuyến và Phương Sinh...

“Rong chơi cuối trời quên lãng” bản nhạc tình đau thương của Hoàng Thi Thơ
“Rong chơi cuối trời quên lãng” bản nhạc tình đau thương của Hoàng Thi Thơ
[ad_1] CA KHÚC "RONG CHƠI CUỐI TRỜI QUÊN LÃNG” Tên các khúc: Rong chơi cuối trời quên lãng  Nhạc sĩ: Hoàng Thi Thơ Năm phát thành: trước năm 1975 Ca...

LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN DÂY ĐÀN GUITAR CLASSICAL
LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN DÂY ĐÀN GUITAR CLASSICAL
[ad_1] Dây đàn guitar classic (cổ điển) là loại dây đàn được sử dụng cho đàn guitar classic. Nếu dây đàn guitar acoustic modern và dây đàn guitar điện được...

Vài thông tin hay về “Người tình mùa đông” – nhạc phẩm làm nên tên tuổi ca sĩ Như Quỳnh
Vài thông tin hay về “Người tình mùa đông” – nhạc phẩm làm nên tên tuổi ca sĩ Như Quỳnh
[ad_1] CA KHÚC "NGƯỜI TÌNH MÙA ĐÔNG" Nguyên tác: Miyuki Nakajima Lời Việt "Người tình mùa đông": Anh Bằng Lời Việt "Thuyền tình trên sông": Khúc Lan Lời Việt "Còn...

Bài báo cũ năm 1957 về Thái Hằng: Phẩm chất của một danh ca và sự điềm đạm, duyên dáng của người phụ nữ ở độ tuổi chín muồi
Bài báo cũ năm 1957 về Thái Hằng: Phẩm chất của một danh ca và sự điềm đạm, duyên dáng của người phụ nữ ở độ tuổi chín muồi
[ad_1] Danh ca Thái Hằng (tên thật là Phạm Thị Quang Thái) là người vợ tào khang của nhạc sĩ Phạm Duy và là thân mẫu của các ca sĩ...

CUỘC ĐỜI VÀ SỰ NGHIỆP CỦA ARNOLD BAX (1883 – 1953)
CUỘC ĐỜI VÀ SỰ NGHIỆP CỦA ARNOLD BAX (1883 – 1953)
[ad_1] Tên đầy đủ của Sir Arnold Bax là Arnold Edward Trevor Bax.Ông sinh ngày 8 tháng 12 năm 1883 tại Streatham, London, Anh Quốc và mất ngày 3 tháng...

3 KIẾN THỨC CẦN THIẾT KHI MUA ĐÀN CLASSIC
3 KIẾN THỨC CẦN THIẾT KHI MUA ĐÀN CLASSIC
[ad_1] Đối với những người mới học chơi đàn thì không thể bỏ qua việc sở hữu một cây đàn guitar classic cao cấp với thiết kế cổ điển, âm...

Vì sao ban nhạc anh chị em nhà họ Phạm lại chọn cái tên “Thăng Long”?
Vì sao ban nhạc anh chị em nhà họ Phạm lại chọn cái tên “Thăng Long”?
[ad_1] Thông tin cơ bản về ban hợp ca Thăng Long Thành lập: 1949 tại Hà Nội Thể loại: Nhạc tiền chiến Hoạt động sôi nổi: Thập niên 1950 Ca...

Top 3 ca khúc hay nhất của ca sĩ Thế Sơn
Top 3 ca khúc hay nhất của ca sĩ Thế Sơn
[ad_1] Ca sĩ Thế Sơn là một giọng ca nhạc vàng bolero nổi tiếng, có không ít ca khúc hit được khán thính giả yêu mến. Nguồn: Internet Ca sĩ...

Nhạc sĩ Lữ Liên và “gia đình nghệ thuật” nổi tiếng
Nhạc sĩ Lữ Liên và “gia đình nghệ thuật” nổi tiếng
[ad_1] Nhạc sĩ Lữ Liên (1917 - 2012) tên thật là Lữ Văn Liên,  quê ở Hải Phòng. Ông từng theo học tại trường THPT Tiên Lãng và tốt nghiệp...

Nhạc sĩ Dương Thiệu Tước: Gửi hồn dân tộc trên điệu Tây phương
Nhạc sĩ Dương Thiệu Tước: Gửi hồn dân tộc trên điệu Tây phương
[ad_1] HỒ SƠ TIỂU SỬ NHẠC SĨ DƯƠNG THIỆU TƯỚC Tên khai sinh: Dương Thiệu Tước Ngày sinh: 1915 - 1995 Quê quán: làng Vân Đình, Hà Nội Nghề nghiệp:...