Nhạc sĩ Phạm Duy và bộ 3 ca khúc bất hủ về con người làng quê Việt Nam


Bộ 3 ca khúc bất hủ về con người làng quê Việt Nam

Suốt cuộc đời du viễn năm châu bốn bể, tâm hồn Phạm Duy luôn đau đáu tình quê hương. Ông từng nói “không đâu đẹp bằng quê hương Việt Nam”. Quê hương không phụ lòng ông, đã dang rộng vòng tay đón người con Phạm Duy trở về. Những năm tháng cuối đời, Phạm Duy cảm thấy hạnh phúc, mãn nguyện khi được sống và viết nhạc trên chính quê hương mình. 

Phạm Duy viết nhạc cho trẻ em, cho người đang yêu, cho nông dân lao động, cho người tham gia cuộc chiến với cả hào hùng và đau thương ; cho sinh viên… Phạm Duy viết nhạc tả về cả cánh đồng quê, những chiều quê với lũy tre làng, bãi mía, nương dâu… Trong thập niên 1950, Phạm Duy đã có 3 ca khúc bất hủ viết về con người làng quê Việt Nam: Em bé quê, Vợ chồng quê, Bà mẹ quê. Nhiều ý kiến đánh giá, có lẽ không có một tác phẩm nào diễn tả một gia đình nông thôn Việt Nam đẹp đẽ và trọn vẹn hơn bộ 3 ca khúc này.



nhac-si-pham-duy-va-bo-3-ca-khuc-bat-hu-ve-con-nguoi-lang-que-viet-nam-0
Nhạc sĩ Phạm Duy

Được biết, bộ 3 ca khúc này được nhà xuất bản Tinh Hoa ấn hành vào năm 1954. Theo quan điểm của Phạm Duy, đây là loạt ca khúc tình tự dân tộc. Trong đó:

– “Bà mẹ quê” tượng trưng cho lòng hi sinh, chí kiên nhẫn và là biểu tượng của dĩ vãng.

– “Vợ chồng quên” là biểu tượng cho tình yêu trong sạch, sức làm việc, niềm hạnh phúc của những kiếp người sống lành mạnh và là biểu tượng của hiện tại.

– “Em bé quê” là mầm non lớn mạnh của Tổ quốc, là biểu tượng của tương lai.

Cả 3 ca khúc này được phổ biến từ năm 1954 và trở thành những tác phẩm bất hủ trong nền âm nhạc Việt Nam trước 1975. Đặc biệt, 2 bài hát “Bà mẹ quê” và “Em bé quê” được phổ biến rộng rãi và đến nay vẫn có chỗ đứng trong lòng công chúng.

Vì sao những ca khúc viết về con người làng quê Việt Nam của Phạm Duy lại nổi tiếng đến vậy?

Phải nói rằng, hiếm có nhạc sĩ nào am hiểu, sống sâu trong hơi thở văn hóa dân tộc, nhất là văn hóa dân gian như Phạm Duy. Dù khai thác ở khía cạnh nội dung đầy mới mẻ, nhạc Phạm Duy vẫn luôn gần gũi, hát lên nỗi lòng người dân Việt.

Xưa kia chúng ta có Tản Đà ao ước sao cho thơ mình có ngày được những người lao động, người bình dân cày cuốc, ruộng vườn ngâm. Nay, Phạm Duy cũng vậy. Âm nhạc của Phạm Duy sử dụng nhiều chất liệu dân tộc, gần gũi với đời sống nhân dân. 

Đây cũng là một trong những yếu tố hé lộ vì sao, các ca khúc về gia đình làng quê Việt Nam của Phạm Duy lại trở nên bất hủ, bất tử theo năm tháng. Để bóc tách rõ nét, chúng ta chia ra nhiều khía cạnh để phân tích:



nhac-si-pham-duy-va-bo-3-ca-khuc-bat-hu-ve-con-nguoi-lang-que-viet-nam-8
Bộ 3 ca khúc bất hủ về con người làng quê Việt Nam của Phạm Duy

Thứ hai, ở phần lời kết, nhạc sĩ Phạm Duy đã sử dụng những lời ca mộc mạc, đơn giản nhưng lại lột tả được nét đẹp chân thật từ ngoại hình đến tâm hồn của người nông dân Việt Nam. Những ngôn từ đơn giản lại dễ đi vào tâm trí, rung động trái tim người nghe. Đó chính là đặc điểm nổi bật trong lời ca của Phạm Duy.

Trong ca khúc “Bà mẹ quê”, Phạm Duy sử dụng những ca từ vô cùng mộc mạc:

“Vườn rau, vườn rau xanh ngắt một mầu

Có đàn, có đàn gà con nương náu

Mẹ quê, mẹ quê vất vất vả trăm chiều

Nuôi đàn, nuôi đàn con chắt chiu

Bà bà mẹ quê! Gà gáy trên đầu ngọn tre

Bà bà mẹ quê! Chợ sớm đi chưa thấy về

Chợ nụ cười con, và đồng quà ngon…”

Có thể thấy, mỗi câu, mỗi từ đều để lại những hình ảnh tiêu biểu cho một bà mẹ quê Việt Nam. Đó là đàn gà trong vườn, hình ảnh mẹ đi chợ trưa về với quà bạn cho lũ trẻ… Đó là những ca từ chân thực nhất, gần gũi nhất về những bà mẹ quê được Phạm Duy đưa vào trong âm nhạc của mình.

Trong ca khúc “Vợ chồng quê”, người nghe được xem lại một vở kịch về đời sống hôn nhân ở làng quê Việt Nam. Họ quen nhau trên đồng ruộng, rồi tiến đến hôn nhân với đám với bình dị ở miền quê thanh bình. Và rồi sinh con đẻ cái, nuôi dạy chúng nên người. Cuộc sống được Phạm Duy miêu tả bằng những ca từ hết sức dung dị:

“Chàng là chàng thanh niên mạch sống khơi trên luống cầy

Nói năng hiền lành như thóc với khoai

Nàng là con gái nết na trong xóm

Nước da đen ròn với nụ cười son…

…Một ngày sang Thu, Một buồng cau tơ

Quanh co lối xóm những tà áo mới.

Mẹ già yên lòng, Thiếu nữ mơ mòng

Các em nhi đồng trống ếch khua vang…

…Thuở ào vườn cau vừa mới cao ngang mái đầu

Lúa dăm ba sào, nay đã hai trâu

Nhìn thằng cu bé đẫm mưa trong ngõ

Nước mưa chan hòa cho lúa tốt nhà”

Ai chẳng rõ, cảnh làm nông vất vả chăm bề. Thế nhưng qua âm nhạc của Phạm Duy, “Vợ chồng quê” vẫn tìm thấy niềm hạnh phúc trào dâng trong cuộc sống thanh đạm. Bởi vì sống ở nơi thôn quê đầy ắp tình người, điều mà không phải nơi sang giàu nào cũng có được.

Và tinh thần lạc quan, yêu đời, yêu người còn được thể hiện trong ca khúc “Em bé quê”:

“Ai bảo chăn trâu là khổ

Chăn trâu sướng lắm chứ

Ngồi mình trâu, phất ngọn cờ lau

Và miệng hát nghêu ngao

Vui thú không quên học đâu

Nằm đồi non gió mát

Cất tiếng theo tiếng lúa đang reo

Em đánh vần thật mau.

Chiều vương tiếng diều

Trên bờ đê vắng…xa…

Đường về xóm nhà, chữ i, chữ… tờ

Lùa trâu nhốt chuồng, gánh nước nữa là… xong

Khoai lùi bếp nóng, Ngon hơn là vàng…”

Những lời ca trong “Em bé quê” cũng hết sức gần gũi với người dân Việt Nam. Đó là hình ảnh chăn trâu, hình ảnh ngọn cờ lau, hình ảnh củ khoai lùi bếp…. vô cùng thân quen. Những ca từ êm dịu đó dần dần đi vào tâm trí mọi tầng lớp công chúng và rồi trường tồn cùng năm tháng cho đến tận bây giờ… 



Theo Amnhac.net

Các bài viết khác:
Nhạc sĩ Song Ngọc: Sống tận hiến với cuộc đời nghệ thuật đầy rực rỡ
Nhạc sĩ Song Ngọc: Sống tận hiến với cuộc đời nghệ thuật đầy rực rỡ
[ad_1] HỒ SƠ TIỂU SỬ NHẠC SĨ SONG NGỌC Tên thật: Nguyễn Ngọc Thương Nghệ danh: Song Ngọc, Hàn Sinh, Nguyên Hà, Hoàng Ngọc Anh, Anh Tuyến và Phương Sinh...

“Rong chơi cuối trời quên lãng” bản nhạc tình đau thương của Hoàng Thi Thơ
“Rong chơi cuối trời quên lãng” bản nhạc tình đau thương của Hoàng Thi Thơ
[ad_1] CA KHÚC "RONG CHƠI CUỐI TRỜI QUÊN LÃNG” Tên các khúc: Rong chơi cuối trời quên lãng  Nhạc sĩ: Hoàng Thi Thơ Năm phát thành: trước năm 1975 Ca...

LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN DÂY ĐÀN GUITAR CLASSICAL
LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN DÂY ĐÀN GUITAR CLASSICAL
[ad_1] Dây đàn guitar classic (cổ điển) là loại dây đàn được sử dụng cho đàn guitar classic. Nếu dây đàn guitar acoustic modern và dây đàn guitar điện được...

Vài thông tin hay về “Người tình mùa đông” – nhạc phẩm làm nên tên tuổi ca sĩ Như Quỳnh
Vài thông tin hay về “Người tình mùa đông” – nhạc phẩm làm nên tên tuổi ca sĩ Như Quỳnh
[ad_1] CA KHÚC "NGƯỜI TÌNH MÙA ĐÔNG" Nguyên tác: Miyuki Nakajima Lời Việt "Người tình mùa đông": Anh Bằng Lời Việt "Thuyền tình trên sông": Khúc Lan Lời Việt "Còn...

Bài báo cũ năm 1957 về Thái Hằng: Phẩm chất của một danh ca và sự điềm đạm, duyên dáng của người phụ nữ ở độ tuổi chín muồi
Bài báo cũ năm 1957 về Thái Hằng: Phẩm chất của một danh ca và sự điềm đạm, duyên dáng của người phụ nữ ở độ tuổi chín muồi
[ad_1] Danh ca Thái Hằng (tên thật là Phạm Thị Quang Thái) là người vợ tào khang của nhạc sĩ Phạm Duy và là thân mẫu của các ca sĩ...

CUỘC ĐỜI VÀ SỰ NGHIỆP CỦA ARNOLD BAX (1883 – 1953)
CUỘC ĐỜI VÀ SỰ NGHIỆP CỦA ARNOLD BAX (1883 – 1953)
[ad_1] Tên đầy đủ của Sir Arnold Bax là Arnold Edward Trevor Bax.Ông sinh ngày 8 tháng 12 năm 1883 tại Streatham, London, Anh Quốc và mất ngày 3 tháng...

3 KIẾN THỨC CẦN THIẾT KHI MUA ĐÀN CLASSIC
3 KIẾN THỨC CẦN THIẾT KHI MUA ĐÀN CLASSIC
[ad_1] Đối với những người mới học chơi đàn thì không thể bỏ qua việc sở hữu một cây đàn guitar classic cao cấp với thiết kế cổ điển, âm...

Vì sao ban nhạc anh chị em nhà họ Phạm lại chọn cái tên “Thăng Long”?
Vì sao ban nhạc anh chị em nhà họ Phạm lại chọn cái tên “Thăng Long”?
[ad_1] Thông tin cơ bản về ban hợp ca Thăng Long Thành lập: 1949 tại Hà Nội Thể loại: Nhạc tiền chiến Hoạt động sôi nổi: Thập niên 1950 Ca...

Top 3 ca khúc hay nhất của ca sĩ Thế Sơn
Top 3 ca khúc hay nhất của ca sĩ Thế Sơn
[ad_1] Ca sĩ Thế Sơn là một giọng ca nhạc vàng bolero nổi tiếng, có không ít ca khúc hit được khán thính giả yêu mến. Nguồn: Internet Ca sĩ...

Nhạc sĩ Lữ Liên và “gia đình nghệ thuật” nổi tiếng
Nhạc sĩ Lữ Liên và “gia đình nghệ thuật” nổi tiếng
[ad_1] Nhạc sĩ Lữ Liên (1917 - 2012) tên thật là Lữ Văn Liên,  quê ở Hải Phòng. Ông từng theo học tại trường THPT Tiên Lãng và tốt nghiệp...

Nhạc sĩ Dương Thiệu Tước: Gửi hồn dân tộc trên điệu Tây phương
Nhạc sĩ Dương Thiệu Tước: Gửi hồn dân tộc trên điệu Tây phương
[ad_1] HỒ SƠ TIỂU SỬ NHẠC SĨ DƯƠNG THIỆU TƯỚC Tên khai sinh: Dương Thiệu Tước Ngày sinh: 1915 - 1995 Quê quán: làng Vân Đình, Hà Nội Nghề nghiệp:...

Ca khúc “Tiếng dân chài” của nhạc sĩ Phạm Đình Chương: Bức tranh siêu đẹp về cảnh lao động hăng say của người cần lao miền biển
Ca khúc “Tiếng dân chài” của nhạc sĩ Phạm Đình Chương: Bức tranh siêu đẹp về cảnh lao động hăng say của người cần lao miền biển
[ad_1] CA KHÚC "TIẾNG DÂN CHÀI" Sáng tác: Phạm Đình Chương Thể loại: Nhạc tiền chiến Năm ra đời: 1950 Ca sĩ thể hiện tiêu biểu: Ban hợp ca Thăng...

Hoàn cảnh ra đời “Thương tình ca”: Bản tình ca đích thực gắn với mối tình cao thượng nhất đời Phạm Duy
Hoàn cảnh ra đời “Thương tình ca”: Bản tình ca đích thực gắn với mối tình cao thượng nhất đời Phạm Duy
[ad_1] CA KHÚC "THƯƠNG TÌNH CA" Tên ca khúc: Thương tình ca Nhạc sĩ sáng tác: Phạm Duy Thể loại: Trữ tình Năm ra đời: 1956 Ca khúc "Thương tình...

Giải mã ý nghĩa khác biệt giữa 2 câu hát “trốn phong ba” và “chốn phong ba” trong ca khúc “Thành phố buồn”
Giải mã ý nghĩa khác biệt giữa 2 câu hát “trốn phong ba” và “chốn phong ba” trong ca khúc “Thành phố buồn”
[ad_1] THÔNG TIN CA KHÚC "THÀNH PHỐ BUỒN" Tên ca khúc: Thành phố buồn Nhạc sĩ sáng tác: Lam Phương Năm phát hành: 1970 Thể loại: Nhạc vàng Ca sĩ...

ÂM NHẠC TRONG XÃ HỘI MỚI
ÂM NHẠC TRONG XÃ HỘI MỚI
[ad_1] Âm nhạc là một phần của cuộc sống. Âm nhạc bây giờ nó không chỉ là nghe để giải trí, nghe để đã tai mà nó còn là một...