Nhạc sĩ Anh Bằng: Huyền thoại nhạc vàng miền Nam, hư giác, điếc tai vẫn miệt mài sáng tác


  • Tên thật: Trần An Bường
  • Nghệ danh: Anh Bằng
  • Ngày sinh – ngày mất: 5/5/1926 -12/11/2015
  • Quê quán: xã Nga Điền, huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa
  • Gia đình: Anh Bằng có nhiều người con như Dân, Việt, Nam, Thy Vân, Trần An Thanh, Trần Ngọc Sơn
  • Nghề nghiệp: Nhạc sĩ, nhà viết kịch
  • Thể loại sáng tác: Nhạc vàng và nhạc hải ngoại
  • Ca khúc nổi tiếng: Chuyện tình Lan và Điệp, Cuộc đời vẫn đẹp sao, Anh còn nợ em, Căn nhà ngoại ô, Khúc thụy du, Chuyện hoa sim, Nỗi lòng người đi,…
  • Ca sĩ trình bày thành công nhất: Trang Mỹ Dung, Kim Loan, Trúc Mai, Giáng Thu, Tùng Lâm, Tăng Hồng, Hùng Cường, Vân Hùng, Hoàng Yến, Bích Thủy,…
  • Thời gian hoạt động: 1957 –  2015

Nhạc sĩ Anh Bằng là ai?

Nhạc sĩ Anh Bằng tên thật là Trần An Bường, sinh ngày 5 tháng 5 năm 1926 tại thị tứ Điền Hộ, nay thuộc xã Nga Điền, huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa. Ông sinh ra trong một gia đình theo công giáo với tên thánh là Giuse.

Năm 1935, ông rời xa gia đình đến Tiểu chủng viện Ba Làng tại huyện Tĩnh Gia, thuộc tỉnh Thanh Hóa để học. Sau đó, ông tiếp tục ra Hà Nội để học trung học.

Năm 1953, người anh của ông là Trần An Lạc, làm đại úy chỉ huy trưởng lực lượng tự vệ Giáo khu tự trị Bùi Chu – Phát Diệm của Đức cha Tađêô Lê Hữu Từ. Để bắt Trần An Lạc, Việt Minh đã đem 3 người em ruột gồm Trần Văn Mão, Trần Tấn Mùi và Trần An Bường đi giam giữ và dọa sẽ tử hình nếu Trần An Lạc không ra đầu hàng. Sau một thời gian, Việt Minh thủ tiêu được Trần An Lạc, 3 người em được thả ra ngoài.

Sau biến cố đó, năm 1954, nhạc sĩ Anh Bằng theo gia đình di cư vào nam và sinh sống tại khu Bà Chiểu, Sài Gòn.

Năm 1957, Anh Bằng nhập ngũ vào ngành Công binh Việt Nam Cộng hòa. Trong thời gian tại ngũ, Anh Bằng là người viết kịch kiêm diễn viên trong ban kịch Liên đoàn Công Binh. Ban kịch này chuyên lưu diễn từ Quảng Trị vào Bình Định. Trong thời gian này ông biên soạn rất nhiều vở kịch, trong đó nổi tiếng là Hoa tàn trên đất địch, Lẽ sống, Nát tan. Nhờ vở kịch Đứa con nuôi đạt giải Văn học Nghệ thuật toàn quốc mà Văn Bằng được điều động sang phục vụ trong Cục CTCT trong Đại đội 2 Văn nghệ. Đến năm 1962 thì Anh Bằng giải ngũ.



Nhac-si-Anh-Bang-la-ai-va-nhung-tac-pham-de-doi-cua-nhac-si-Anh-Bang-1
Nhạc sĩ Anh Bằng thời trẻ

Khoảng thời gian này, nhạc sĩ Anh Bằng đã ghi dấu ấn tên mình trên thị trường âm nhạc bằng những tác phẩm đầu tiên như: Tiếc thầm, Nếu vắng anh, Đôi bóng, Lẻ bóng,… Riêng cho ban kích động nhạc AVT, Anh Bằng có hai bài “Tập lái Vespa”, “Đánh cờ” được viết với bút danh Trần Tân Thanh.

Năm 1966 ông cùng Lê Dinh, Minh Kỳ thành lập nhóm Lê Minh Bằng và trợ giúp ông Nguyễn Tất Oanh ở hãng đĩa Sóng Nhạc. Trong khoảng thời gian này, Anh Bằng cũng kinh doanh 2 quán cà phê Làng Văn nổi tiếng một thời ở Sài Gòn. Không chỉ vậy, ông còn hùn vốn cùng một người em đồng hào làm chủ công ty vận chuyển khách chạy đường Sài Gòn – Đà Lạt.

Đến năm 1975, ông cùng gia đình di tản sang Mỹ. Đến năm 1981 khi đã ổn định kinh tế, Anh Bằng lại bắt tay vào sáng tác nhạc và thành lập trung tâm băng nhạc lấy tên Lê Minh Bằng, sau đó đổi tên thành Trung tâm Dạ Lan và cuối cùng là Trung tâm Asia.

Năm 2015, sau 8 năm chống chọi với căn bệnh ung thư gan, nhạc sĩ Anh Bằng qua đời vào ngày 12 tháng 11 năm 2015 tại nhà ở tiểu bang California, Hoa Kỳ, hưởng thọ 90 tuổi.

Đời tư nhạc sĩ Anh Bằng

Nhạc sĩ Anh Bằng kết hôn với vợ là bà Trần Khiết vào năm 1954, trước khi vào miền Nam. Hai người chung sống với nhau suốt hơn 60 năm trước khi nhạc sĩ qua đời vào năm 2015. Đến đầu năm 2020 bà Trần Khiết cũng qua đời ở tuổi 92.

Dù có gia đình từ sớm, nhưng với tính tình bay bướm, lãng mạn, dễ rung động trước cái đẹp, nhạc sĩ Anh Bằng có rất nhiều bóng hồng vây quanh.



Nhac-si-Anh-Bang-la-ai-va-nhung-tac-pham-de-doi-cua-nhac-si-Anh-Bang-2
Nhạc sĩ Anh Bằng và vợ

Ca sĩ Phương Dung có kể về một trong những mối tình như vậy của nhạc sĩ Anh Bằng: “Tôi là bạn thân của ca sĩ Mỹ Dung. Mơ ước lớn nhất trong đời cô ấy là có một đứa con với nhạc sĩ Anh Bằng. Nhưng nhạc sĩ Anh Bằng lại nói với tôi, tuy anh yêu Mỹ Dung, nhưng anh không thể phụ vợ con mình. Sợ 4 đứa con và vợ đau khổ, nên anh cắt đứt chuyện tình với Mỹ Dung. Sau khi hai người chia tay một thời gian thì Mỹ Dung mất, anh Bằng đã tự tay làm đám tang cho cô ấy. Trong lúc yêu Mỹ Dung, có 2 bài hát tôi biết là Anh Bằng viết dành cho cô ấy đó là bài “Anh còn yêu em” và “Anh còn nợ em”. Và sau chuyện tình với Mỹ Dung, đến khi mất anh Bằng không có thêm mối tình nào khác.

Nhắc đến Anh Bằng, nhạc sĩ Lê Dinh, người viết chung với Anh Bằng trong rất nhiều ca khúc nổi tiếng, đã nhận xét như sau:

“Dù ít nói nhưng mỗi lời Anh Bằng đưa ra đều rất duyên dáng, vì lẽ đó mà mọi người nhận xét anh khá đào hoa, bạn bè thì bảo đó là duyên ngâm của anh. Vì cái duyên đó mà rất nhiều cô mến anh, thích anh rồi yêu anh. Và Anh Bằng cũng đáp lại những tình yêu ấy. Thế nhưng, không vì thế mà anh bỏ bê gia đình, anh vẫn chăm lo, săn sóc vợ và các con chu đáo.

Ở hạt địa tình cảm, Anh Bằng là người ướt át nhất. Dù trải qua nhiều mối tình, yêu đương rồi lại chia tay, nhưng anh không bao giờ mất đi cảm tình khi vì hoàn cảnh mà chia tay ai đó. Như lời anh nhắn nhủ qua bài “Sầu lẻ bóng” vậy: Người ơi, khi cố quên là khi lòng nhớ thêm…”.

Nói đến sự đào hoa của nhạc sĩ Anh Bằng, ngoài bạn bè xung quanh, ngay cả con trai nhạc sĩ cũng đã cảm thán rằng: “Những chuyện lãng mạn, đáng yêu thoáng qua trong đời ba tôi không thể kể hết. Những câu chuyện ấy đối với ba chỉ là niềm vui tạo hứng khởi cho đời người nghệ sĩ. Nếu được gọi những câu chuyện đó là chuyện “bay bướm” thì ba tôi là một con bướm bay hoài trên những bông hoa xinh đẹp. Nhưng ông lại chỉ đậu ở một bông hoa duy nhất là gia đình. Với cương vị là người chồng, người cha, ba tôi không bao giờ thiếu trách nhiệm, bỏ bê con cái. Việc ba mẹ tôi chung sống hạnh phúc bên nhau 60 năm chính là bằng chứng hiển nhiên nói lên đức hạnh con người và sự tôn trọng gia đình của ba tôi…”.

Nhạc sĩ Anh Bằng có nhiều người con như Dân, Việt, Nam, Thy Vân, Trần An Thanh, Trần Ngọc Sơn.

Nhạc sĩ Anh Bằng và cơ duyên đến với âm nhạc

Nhạc sĩ Anh Bằng: Dòng nhạc vàng – gắn với huyền thoại Lê Minh Bằng

Nhắc đến nhạc sĩ Anh Bằng người ta lại nhớ tới những bài hát được viết chung trong nhóm Lê Minh Bằng cùng với nhạc sĩ Lê Dinh và nhạc sĩ Minh Kỳ. Tên nhóm được ghép từ nghệ danh của 3 nhạc sĩ. Trong khoảng thời gian này, có rất nhiều ca khúc tạo được dấu ấn lớn trong làng nhạc vàng miền Nam trước năm 1975, thậm chí có những bài hát được tin ra hàng triệu bản như: Chuyện tình Lan và Điệp, Đêm Nguyện Cầu,…



Nhac-si-Anh-Bang-la-ai-va-nhung-tac-pham-de-doi-cua-nhac-si-Anh-Bang-3
Nhạc sĩ Anh Bằng trong nhóm Lê Minh Bằng

Năm 1966, khi mới thành lập nhóm Lê Minh Bằng cả ba người đã họp lại bàn bạc với nhau về phong cách sáng tác của nhóm. Và cả ba nhạc sĩ đã thống nhất sẽ viết những ca khúc hợp với mọi tầng lớp dân chúng, từ thành thị tới thôn quê ai cũng có thể nghe và thưởng thức được. Để làm được điều đó, những bài hát này phải có lời ca trong sáng, giản dị, dễ nhớ và dễ thuộc. Giai điệu và tiết tấu cũng được viết đơn giản, để dễ cho người tập đàn, dễ tập hát (như điệu bolero, rumba slow, slow rock, boston…). Chung quy lại, nhạc và lời phải thật dễ cảm, dễ đi vào lòng người.

Sau khi suy nghĩ kỹ, cả 3 nhạc sĩ Lê Dinh, Minh Kỳ và Anh Bằng thống nhất dùng một số bút danh khác nhau để đứng tên trong những bài hát thử nghiệm để tránh việc thất bại làm ảnh hưởng đến tên tuổi vốn có. Vì họ không biết những bài hát mới có thành công hay không. Từ đó, những bút danh mới như Mạc Phong Linh, Vũ Chương, Dạ Cầm, Giang Minh Sơn, Mai Thiết Lĩnh, Mai Bích Dung,… lần lượt được ký lên những nhạc phẩm do nhóm sáng tác.

Sự chào đón nồng nhiệt của mọi người đối với những nhạc phẩm mới khiến nhóm Lê Minh Bằng bất ngờ vô cùng. Số lượng các bản nhạc in bán được ngày càng nhiều, thậm chí tăng theo cấp số nhân khiến tên tuổi 3 nhạc sĩ và nhóm Lê Minh Bằng vụt sáng trở thành “huyền thoại” sau này.

Bài hát đầu tiên của nhóm là bài Đêm nguyện cầu. Tuy ký tên chung là Lê Minh Bằng, nhưng không hẳn là 3 người cùng ngồi vào bàn cùng sáng tác. Phần lớn các tác phẩm đều do nhạc sĩ Anh Bằng sáng tác, đôi khi có sự góp ý, sửa lời và thêm bớt chi tiết của nhạc sĩ Lê Dinh và Minh Kỳ.

Sau 10 năm hợp tác, số lượng ca khúc ăn khách của nhóm Lê Minh Bằng lên đến hàng chục, tiêu biểu có thể kể đến là: Đêm nguyện cầu, Chuyện tình Lan và Điệp, Hai mùa mưa, Linh hồn tượng đá, Cho người tình nhỏ, Đà Lạt hoàng hôn, Nếu hai đứa mình, Nếu anh đừng hẹn, Mưa trên phố Huế, Người em Vỹ Dạ, Sài Gòn thứ 7, Chuyện một đêm, Tình đời, Hồi tưởng, Thiệp hồng báo tin, Ly cà phê cuối cùng, Tuyết lạnh,…

Nhạc sĩ Anh Bằng: Dòng nhạc Hải ngoại

Một bước ngoặt khác của nhạc sĩ Anh Bằng khiến tên ông ghi danh vào dòng nhạc hải ngoại đó là khi ông sang hải ngoại và thành lập trung tâm Asia. Cụ thể, năm 1975 nhạc sĩ Anh Bằng di tản sang Hoa Kỳ cùng gia đình. Đến năm 1981, sau khi ổn định kinh tế ông bắt tay vào sáng tác nhạc và thành lập trung tâm băng nhạc lấy tên Lê Minh Bằng. Sau đó, ông lại đổi tên thành Trung tâm Dạ Lan. Đến năm 1988 ông nhường lại trung tâm Dạ Lan cho người cháu ruột, rồi sáng lập nên trung tâm Asia.



Nhac-si-Anh-Bang-la-ai-va-nhung-tac-pham-de-doi-cua-nhac-si-Anh-Bang-4
Nhạc sĩ Anh Bằng gắn với dòng nhạc hải ngoại

Nói về quá trình thành lập nên trung tâm Asia, con trai nhạc sĩ Anh Bằng là Trần Anh Thanh đã kể lại như sau:

“Sau khi gia đình ổn định sinh hoạt, ba tôi bắt tay vào sáng tác nhạc mới và thành lập trung tâm băng nhạc Lê Minh Bằng. Sản xuất và phát hành được 1 cuốn thì ba tôi thấy rằng chú Minh Kỳ đã không còn nữa, chú Lê Dinh lại không có ở đây nên việc hoạt động dưới danh nghĩa nhóm Lê Minh Bằng rất khó. Thế là ba tôi đổi tên thành trung tâm Dạ Lan.

Dạ Lan sản xuất và phát hành băng nhạc thứ nhất với chủ đề “Như một nụ hồng” tạo được thành công lớn giúp ba tôi có vốn, đủ mở một phòng thâu thanh lớn hơn. Thế là ba nhường lại trung tâm này cho người cháu ruột là anh Trần Tăng và chị Minh Vân làm chủ. Sau đó, ba thuê một tòa nhà tọa lạc trên đường Garden Grove để lập một trung tâm mới, to hơn, rộng hơn và hiện đại hơn với tên Asia. Phòng thâu mới được ba tôi đầu tư không kém những phòng thâu hiện đại nhất của Hollywood lúc bấy giờ.

Thế nhưng, trong lúc này biến cố lại ập đến, thính giác của ba tôi bị sa sút nhanh. Chỉ trong vòng 3-4 năm mà ba từ một người bình thường, trở thành người thiếu hẳn khả năng liên lạc. Thế là ba trao lại việc quản lý trung tâm Asia cho em gái tôi là Thy Vân. Dưới sự quản lý của em gái, trung tâm Asia đã trở thành một trong những trung tâm âm nhạc lớn nhất của cộng đồng người Việt tại hải ngoại”.

Trong khoảng thời gian ở hải ngoại, nhạc sĩ Anh Bằng sáng tác nhiều ca khúc phổ thơ đặc sắc, trong đó có thể kể đến là Anh còn nợ em, Anh cứ hẹn, Chuyện giàn thiên lý, Chuyện hoa sim, Khúc thụy du,…

Ngoài ra, ông còn viết lời Việt cho ca khúc ngoại quốc nổi tiếng như: Người tình mùa đông, Tình nồng cháy, Hãy sống cho tuổi trẻ,…

Đôi nét về sự nghiệp sáng tác của nhạc sĩ Anh Bằng

Với vai trò nhạc sĩ, Anh Bằng được biết đến đầu tiên với ca khúc Nỗi lòng người đi (1954), một bài hát mang đậm phong cách tiền chiến. Nhưng đó chỉ là cột mốc mở đầu ra quãng đời âm nhạc rực rỡ, đầy màu sắc của ông.

Từ năm 1965 đến 1975 với những sáng tác nổi tiếng cùng với những nhạc phẩm “hit” của hãng đĩa Sóng Nhạc đã đưa nhạc sĩ Anh Bằng lên ngôi vị rất cao tại làng nhạc Sài Gòn.



Nhac-si-Anh-Bang-la-ai-va-nhung-tac-pham-de-doi-cua-nhac-si-Anh-Bang-5
Những ca khúc hay của nhạc sĩ Anh Bằng

Anh Bằng thời ấy nổi như cồn với những bài hát hàng đầu do những giọng ca thượng thặng trình bày. Đầu tiên là bài Vắng anh với tiếng hát của ca sĩ Lệ Thanh, tiếp đến là bài Giấc ngủ cô đơn do Thanh Thúy hát, tiếp nữa là Đôi bóng do Phương Dung trình bày,…

Rồi từ đấy, nhạc phẩm của Anh Bằng tiếp tục lên ngôi, mở lối cho đỉnh cao của phát thanh thương mại. Có những bài hát do ông sáng tác bán được đến 4 triệu bản, đưa những “cô Tấm” trở thành ngôi sao nổi tiếng như Phương Dung, Thanh Tuyền, Trang Mỹ Dung,…

Những sáng tác của nhạc sĩ Anh Bằng thường hướng tới đối tượng bình dân, nên hầu hết âm nhạc của ông đều mang vóc dáng ngôn từ khá đơn giản, bình dị và thân quen. Vì thế ca khúc nào của ông cũng rất dễ hát, dễ nhớ.

Âm nhạc của Anh Bằng không tạo thành hiện tượng, không có những đột phá thế nhưng trong nền âm nhạc Việt ông vẫn có một chỗ đứng đặc biệt.

Nhắc đến Anh Bằng, người ta không thể không nhắc đến những ca khúc phổ thơ của ông. Đó là dấu son trong gia tài âm nhạc của tác giả này. Khi về già, ông vẫn chọn phổ nhạc cho thờ vì quan điểm: “Mình lớn tuổi rồi, viết những lời thơ tình tứ quá, lãng mạn quá thì khó coi lắm!”.

Kho tàng âm nhạc và những tác phẩm đặc sắc nhất của nhạc sĩ Anh Bằng

Nhạc sĩ Anh Bằng là một trong những nhạc sĩ có sự nghiệp đồ sộ nhất trong số các nhạc sĩ ở miền Nam được đánh giá cao cả về số lượng lẫn chất lượng. Theo ước tính, số lượng sáng tác mà nhạc sĩ Anh Bằng để lại cho đời khoảng 650 ca khúc, con số này đã đưa nhạc sĩ Anh Bằng lên vị trí 1 trong 2 ca sĩ có số lượng bài hát đồ sộ nhất (người còn lại là nhạc sĩ Phạm Duy).



Nhac-si-Anh-Bang-la-ai-va-nhung-tac-pham-de-doi-cua-nhac-si-Anh-Bang-6
Nhạc sĩ Anh Bằng sáng tác khoảng 650 ca khúc

Trước năm 1975, nhạc sĩ Anh Bằng sáng tác rất đa dạng về thể loại:

Nhạc tình ca: Nỗi lòng người đi, Nếu vắng anh,…

Nhạc vàng: Căn nhà ngoại ô, Giọt buồn không tên, Sầu lẻ bóng,..

Nhạc chiêu hồi: Giấc ngủ cô đơn, Đôi bóng,..

Nhạc lính: Nửa đêm biên giới, Lạy mẹ con đi,…

Nhạc trữ tình: Mai tôi đi, Mất nhau mùa đông,… dòng nhạc này đánh dấu một khuynh hướng sáng tác mới của nhạc sĩ Anh Bằng, đối tượng tiếp cận và chinh phục là những khán giả khó tính, sau những bài nhạc vàng phổ thông.

Ngoài ra, trong giai đoạn này nhạc sĩ Anh Bằng cũng tham gia sáng nhạc nhạc phổ thơ và đạt được nhiều thành tựu nổi bật. Theo ước tính, ông đã phổ nhạc cho vài trăm bài thơ và có đến hơn 70 bài được thu âm và trình diễn trên sân khấu. Trong đó, nổi tiếng là bài Hoa học trò, Khúc thụy du, Trúc đào, Anh còn nợ em…

Sau năm 1975, ông vẫn sáng tác rất mạnh mẽ và đạt được nhiều thành tựu nổi bật. Ngoài những ca khúc hải ngoại nổi tiếng như Chuyện hoa sim, Cho kỷ niệm mùa đông, Từ độ ánh trăng tan, Sầu lẻ bóng, Tôi vẫn cô đơn,..thì nhạc sĩ Anh Bằng cũng sáng nhiều ca khúc lưu vong, để lại ấn tượng với người nghe như Căn gác lưu đày, cõi buồn,…

Trong giai đoạn này, ở lĩnh vực viết lời Việt cho ca khúc ngoại quốc, ông cũng góp mặt với các bài hát nổi tiếng như: Người Tình Mùa Đông, Tình Nồng Cháy, Hãy Sống Cho Tuổi Trẻ…

Sức ảnh hưởng của nhạc sĩ Anh Bằng

Mọi người trong giới âm nhạc chuyên nghiệp hay gọi tên nhạc sĩ Phạm Duy, Hoàng Thi Thơ, Anh Bằng, Lam Phương là tứ trụ của nền âm nhạc miền Nam Việt Nam. Bởi tài năng, sự đa dạng về phong cách, nhạc thuật, cũng như tính khai phá… của 4 nhạc sĩ này dàn trãi gần như toàn bộ lịch sử âm nhạc miền Nam Việt Nam trong giai đoạn 1954-1975 và vẫn tiếp tục nối dài từ đó đến ngày nay.

Triết lý âm nhạc của nhạc sĩ Anh Bằng

Trong suốt quá trình sáng tác nhạc của Anh Bằng, ông đã neo vào lòng người nghe nhiều cung bậc cảm xúc khác nhau. Nhưng có lẽ rõ nét nhất chính là tình yêu quê hương xứ sở, những triết lý về phận con người và những mối tình đắm say, day dứt mà ông chính là người trải nghiệm.

Nhưng dù là với chủ đề nào, Anh Bằng cũng luôn chủ trương nhạc sáng tác ra phải là loại nhạc phù hợp với mọi tầng lớp công chúng. Đó là những bài hát mà từ thành thị đến nông thôn, ai cũng có thể nghe và cảm được. Chính vì như thế, mà hầu hết những bài hát do ông chắp bút đều có phần lời trong sáng, giản dị, dễ nhớ và dễ thuộc lòng. Không chỉ vậy, phần giai điệu và tiết tấu ông cũng sáng tác cũng rất dễ tập đàn, tập hát như điệu boléro, rumba slow, slow rock,… 

Phê bình âm nhạc và giải thưởng âm nhạc của Anh Bằng

Trung tâm Asia đã thực hiện nhiều chương trình để vinh danh nhạc sĩ Anh Bằng, như:

Asia 15: Tình ca Anh Bằng (1997)

Asia 52: Huyền thoại Lê Minh Bằng (2006)

Asia 62: Anh Bằng – Một đời cho âm nhạc (2009)

Asia Golden 1: Anh Bằng – Dòng nhạc lưu vong (2011)

Asia 77: Dòng nhạc Anh Bằng, Lam Phương (2015)

Năm 2009, Văn Đàn Đồng Tâm Houston xuất bản quyển sách Kỷ Niệm về Nhạc sĩ  Anh Bằng – Dòng Nhạc Trong Lòng Dân Tộc.

Đánh giá về âm nhạc của nhạc sĩ Anh Bằng

Nhắc đến nhạc sĩ Anh Bằng, các bạn bè, đồng nghiệp luôn đánh giá ông là con người hào hoa, lịch lãm. Ca sĩ Bảo Yến đã từng đưa ra nhận xét rằng: “Anh Bằng đúng kiểu người Hà Nội xưa, lúc nào cũng áo sơ mi cài kín cổ, bên ngoài khoác áo vest phong độ ngời ngời. Ở anh Bằng luôn có nét cổ kính, đậm nét người Việt xưa, dù ông sống ở Mỹ lâu rồi. Anh Bằng tuy nhỏ người nhưng vô cùng đẹp lão”.



Nhac-si-Anh-Bang-la-ai-va-nhung-tac-pham-de-doi-cua-nhac-si-Anh-Bang-7
Nhạc sĩ Anh Bằng khi về già

Khi nói về ngôn ngữ âm nhạc của nhạc sĩ Anh Bằng thì các nhà đánh giá âm nhạc đều nhận xét những ca khúc của ông luôn giàu tính lãng mạn, réo rắt vào tâm can của người nghe.

Với biệt tài đưa cảm xúc vào từng câu từ, nhạc sĩ Anh Bằng đã tài tình chuyền tải cái đẹp, cái hay để những lời ca, tiếng hát đi sâu vào lòng người.

Đó là lý do vì sao đến ngày nay, ở những quán cafe hoài cổ, những phòng trà, mỗi khi nghe nhạc của Anh Bằng phát lên ta lại cảm nhận được sự lắng đọng, dìu dắt, đắm say và nồng nàn.

Những câu nói hay của nhạc sĩ Anh Bằng

“Người ơi khi cố quên là khi lòng nhớ thêm. Dòng đời là chuỗi tiếc nhớ. Mơ vui là lúc ngàn đắng cay… xé tâm hồn” –  Anh Bằng trong “Sầu lẻ bóng”

Khi làm việc thì phải tiến lên, phải “sắt máu” – Anh Bằng

“Sẵn lòng xóa bỏ một sáng tác, khi nghĩ rằng sự ra đời ca khúc nào đó sẽ không chiếm được đa số quần chúng đón nhận” – Anh Bằng

“Sống trên đời này, có đây rồi lại mất. Cuộc sống mong manh, nhắc ai đừng đổi trắng thay đen. Làm người sang giàu, đừng vì bạc tiền bỏ nghĩa anh em…” – Anh Bằng trong “Trở về cát bụi”

Tổng hợp



Theo Amnhac.net

Các bài viết khác:
CÓ NÊN LỰA CHỌN ĐÀN GUITAR CŨ HAY KHÔNG?
CÓ NÊN LỰA CHỌN ĐÀN GUITAR CŨ HAY KHÔNG?
[ad_1] Thị trường đàn Guitar hiện nay vô cùng rộng lớn, người chơi đàn cũng nhiều, người bán đàn cũng không hề thiếu, vậy nên lựa chọn đàn guitar cũ...

Ca khúc “Chú Cuội” của Phạm Duy: Hóa ra là bản tình ca viết tặng vợ!
Ca khúc “Chú Cuội” của Phạm Duy: Hóa ra là bản tình ca viết tặng vợ!
[ad_1] CA KHÚC "CHÚ CUỘI" Tên ca khúc: Chú Cuội Nhạc sĩ sáng tác: Phạm Duy Năm ra đời: 1948 Ca sĩ thể hiện tiêu biểu: Thái Thanh, Ái Vân......

CUỘC ĐỜI VÀ SỰ NGHIỆP CỦA JOHANN SEBASTIAN BACH (1685-1750)
CUỘC ĐỜI VÀ SỰ NGHIỆP CỦA JOHANN SEBASTIAN BACH (1685-1750)
[ad_1] Nhà soạn nhạc người Đức Johann Sebastian Bach đã có những đóng góp to lớn cho kho tàng âm nhạc của nhân loại. Nhạc của Bach đã tạo nên...

Ca khúc “Tiếng dân chài” của nhạc sĩ Phạm Đình Chương: Bức tranh siêu đẹp về cảnh lao động hăng say của người cần lao miền biển
Ca khúc “Tiếng dân chài” của nhạc sĩ Phạm Đình Chương: Bức tranh siêu đẹp về cảnh lao động hăng say của người cần lao miền biển
[ad_1] CA KHÚC "TIẾNG DÂN CHÀI" Sáng tác: Phạm Đình Chương Thể loại: Nhạc tiền chiến Năm ra đời: 1950 Ca sĩ thể hiện tiêu biểu: Ban hợp ca Thăng...

CUỘC ĐỜI VÀ SỰ NGHIỆP CỦA GEORGE FRIDERIC HANDEL (1685-1759)
CUỘC ĐỜI VÀ SỰ NGHIỆP CỦA GEORGE FRIDERIC HANDEL (1685-1759)
[ad_1] George Frideric Händel, có lẽ là nhạc sĩ tiêu biểu nhất thời kì Baroque, sinh ra tại Halle ngày 23 tháng 2 năm 1685, cùng năm với nhạc sĩ...

Cuộc đời kỳ lạ của ca sĩ Vũ Khanh: Vinh quang và sa ngã!
Cuộc đời kỳ lạ của ca sĩ Vũ Khanh: Vinh quang và sa ngã!
[ad_1] Vinh quang Ca sĩ Vũ Khanh (tên đầy đủ là Vũ Công Khanh) sinh năm 1954 tại Hà Nội trong gia đình Công giáo. Khi còn nhỏ, Vũ Khanh...

SlimV: Từ anh DJ EDM không ai biết đến Giám đốc âm nhạc show Anh Trai Vượt Ngàn Chông Gai
SlimV: Từ anh DJ EDM không ai biết đến Giám đốc âm nhạc show Anh Trai Vượt Ngàn Chông Gai
[ad_1] HỒ SƠ - TIỂU SỬ PRODUCER SLIMV Tên thật: Cao Văn Vịnh. Nghệ danh: SlimV. Ngày sinh: 03/08/1988. Quê quán: Hà Nội. Nghề nghiệp: DJ, producer, nhạc sĩ và...

Lạc bước vào “Mùa thu Đông Kinh” đầy lãng mạn của Hoàng Thi Thơ
Lạc bước vào “Mùa thu Đông Kinh” đầy lãng mạn của Hoàng Thi Thơ
[ad_1] CA KHÚC "MÙA THU ĐÔNG KINH” Tên các khúc: Mùa thu Đông Kinh  Nhạc sĩ: Hoàng Thi Thơ Năm phát thành: 1963 Ca sĩ trình bày tiêu biểu: Thúy...

Top 10 câu nói hay nhất về âm nhạc của Trịnh Công Sơn
Top 10 câu nói hay nhất về âm nhạc của Trịnh Công Sơn
[ad_1] Khi nhắc tài hoa của Trịnh Công Sơn, nhạc sĩ Phạm Duy phải thốt lên: "Toàn bộ âm nhạc của anh đẹp như một bức họa trừu tượng hơn...

“Uống nước bên bờ suối” – Giai điệu tình yêu mang màu sắc hy vọng hiếm hoi trong sáng tác của Lê Uyên Phương
“Uống nước bên bờ suối” – Giai điệu tình yêu mang màu sắc hy vọng hiếm hoi trong sáng tác của Lê Uyên Phương
[ad_1] CA KHÚC "UỐNG NƯỚC BÊN BỜ SUỐI” Tên các khúc: Uống nước bên bờ suối Nhạc sĩ: Lê Uyên Phương Năm phát thành: 1971 Ca sĩ trình bày tiêu...

“Thu, hát cho người”: Nhạc phẩm lừng danh ra đời trong một giây xuất thần
“Thu, hát cho người”: Nhạc phẩm lừng danh ra đời trong một giây xuất thần
[ad_1] VỀ CA KHÚC "THU, HÁT CHO NGƯỜI" Tên ca khúc: Thu hát cho người Nhạc sĩ sáng tác: Vũ Đức Sao Biển Thể loại: Nhạc trữ tình Năm ra...

CUỘC ĐỜI VÀ SỰ NGHIỆP CỦA WILTOLD LUTOSLAWSKI (1913-1994)
CUỘC ĐỜI VÀ SỰ NGHIỆP CỦA WILTOLD LUTOSLAWSKI (1913-1994)
[ad_1] Âm nhạc Ba Lan nửa sau thế kỷ 20 xuất hiện một nhân vật có nhiều đóng góp vào tiến trình phát triển – nhà soạn nhạc Witold Lutoslawski...

Hoàn cảnh ra đời ca khúc “Trúc đào”: Nhạc thơ tràn muôn lối!
Hoàn cảnh ra đời ca khúc “Trúc đào”: Nhạc thơ tràn muôn lối!
[ad_1] CA KHÚC “TRÚC ĐÀO" Tên các khúc: Trúc đào Nhạc sĩ sáng tác: Anh Bằng Phổ thơ: "Trúc đào" của Nguyễn Tất Nhiên Năm phát thành: 1980 Ca sĩ trình...

BÍ QUYẾT THỂ HIỆN CẢM XÚC TRONG ÂM NHẠC
BÍ QUYẾT THỂ HIỆN CẢM XÚC TRONG ÂM NHẠC
[ad_1] Bạn có thể thể hiện rõ ràng cảm xúc của mình trong âm nhạc không? Một trong những khả năng lớn nhất mà bạn có thể có với tư cách...

“Kiếp nghèo” đưa chàng nhạc sĩ nhập cư Lam Phương một bước lên mây, trở thành đại gia nức tiếng một thời
“Kiếp nghèo” đưa chàng nhạc sĩ nhập cư Lam Phương một bước lên mây, trở thành đại gia nức tiếng một thời
[ad_1] CA KHÚC “KIẾP NGHÈO" Tên các khúc: Kiếp nghèo Nhạc sĩ sáng tác: Lam Phương Năm phát thành: 1954 Ca sĩ trình bày tiêu biểu: Thanh Thúy, Thanh Tuyền,... Hoàn cảnh...