Sự thật đằng sau nghệ danh Trúc Phương của “ông hoàng bolero”


Theo một số tờ báo viết, nghệ danh Trúc Phương có nguồn gốc từ việc Trúc Phương yêu thích âm thanh của những bụi trúc quanh nhà.  Nhưng theo một người cháu của ông thông tin này không đúng.

Âm nhạc
Amnhac.net

Tôi viết những dòng chữ này về người nhạc sĩ tài hoa Trúc Phương không phải chỉ ở vị thế là một khán giả yêu thích, ngưỡng mộ ông mà còn ở cương vị là một người cháu trong gia đình. Vì thế, tôi sẽ bắt đầu với bài viết này bằng xưng hô thân mật trong gia đình từ thuở nhỏ là chú Lộc thay cho danh xưng nhạc sĩ Trúc Phương như mọi người hay gọi.

Chú Lộc tên thật là Nguyễn Thiện Lộc, sinh năm 1933 tại Trà Vinh chứ không phải năm 1939 như một số bài báo đã đăng tải. Tôi gọi mẹ của chú lộc là “bà dì Ba”, em gái bạn dì của bà nội tôi. Ba của chú Lộc là một nghệ sĩ hát bội, sau thì chuyển qua hát cải lương. Ba chú Lộc có nghệ danh là Năm Tùng theo tôi nhớ là vậy, ba của chú không phải là một nhà giáo thầm lặng như nhà văn Nguyễn Đình Toàn đã ghi trước đó. Nếu là một nhà giáo sống thầm lặng thì đó là ba tôi mới phải.

Chú Lộc và dì Ba – mẹ chú Lộc từng có một khoảng thời gian sống chung  với gia đình bà nội tôi. Theo lời ba tôi kể lại, chú Lộc từ nhỏ đã bộc lộ năng khiếu âm nhạc. Hồi trước, bà nội tôi mỗi lần nằm võng là lại kêu: “Thằng Lộc đâu, lại ca cho má nghe coi”. Nghe ba tôi kể thì bà nội có thói quen xưng má với chú Lộc.

Chú Lộc chạy lại, sau khi ca xong bà nội vui vẻ gật gù cho chú mấy xu đi ăn kẹo. Ba tôi nói chú Lộc bị lãng tai, đứng hơi xa một chút thì phải nói lớn chú mới nghe được. Thế mà chú Lộc viết nhạc rất hay. Sau này gặp lại Trúc Linh – con trai đầu lòng của chú Lộc, tôi mới biết lý do lãng tai của chú Lộc là do bị ảnh hưởng bởi bom dội trong thời chiến tranh chống Pháp.

Tôi còn nhớ, vào khoảng năm 1956, chú Lộc từ Trà Vinh lên thăm ba tôi. Trong gia đình, ba tôi hơn chú Lộc hăn 17 tuổi. Chú đi chiếc xe đạp cũ nát đã vậy còn bị cán đinh, mà khi trong túi chú không có tiền nên không vá xe được. Lúc đó chú Lộc cầm theo 2 bản nhạc là “Chiều làng em” và “Đò chiều”, đây là 2 trong số rất nhiều bản nhạc mà chú đã viết lúc còn rất trẻ ở Trà Vinh. Chú tới gặp ba tôi để xin lấy cái tên Trúc Phương, tức là tên Trần Trúc Phương của người chị thứ 5 trong gia đình (theo lời ba tôi kể thì chị Phương đã mất lúc 1 tuổi). Trong gia đình tôi có 10 anh chị em, tất cả đều dùng chữ lót là Trúc. Tôi là Trần Trúc Quang, con thứ 8 trong gia đình.

Như vậy, cái tên Trúc Phương không phải do xung quanh nhà chú Lộc có trồng nhiều trúc rồi chú ấy yêu thích, lấy tên Trúc Phương để làm danh xưng như nhiều bài báo đã viết. Lúc đó ba tôi đồng ý để chú Lộc lấy cái tên Trúc Phương và có giúp cho chú một ít tiền, trước là để chú vá cái bánh xe đạp bị thủng, sau là có kinh phí để in 2 bản nhạc đầu tay mà chú mang theo.

Có một điều lạ như thế này, ba tôi rất thích chứ Trúc mà chú Lộc cũng rất thích chữ ấy. Ba tôi có 10 người con, trai gái gì ông cũng lót chữ Trúc vào tên. Đến phiên chú Lộc, chú có 6 người con và cũng đều lót chữ Trúc vào tên như cha tôi.



su-that-dang-sau-nghe-danh-truc-phuong-cua-ong-hoang-bolero (1)
Trúc Phương tên thật là Nguyễn Thiên Lộc, sinh năm 1933 tại Trà Vinh.

Khoảng một năm sau, chú Lộc có quay trở lại tìm ba tôi. Khi ấy, ông dẫn theo một người con gái rất trẻ và đẹp. Bước vào nhà, ông vui vẻ gọi: “Tụi bây đâu, ra chào thím Lộc đi”. Tôi đoán người con gái năm xưa mà tôi gọi là “thím Lộc” ấy chính là mẹ của Trúc Linh con trai đầu của chú Lộc mà tôi đã gặp.

Sau năm 1959, gia đình tôi gặp đại nạn phải di chuyển đến nhiều nơi. Tôi nghĩ rằng khoảng thời gian sau đó chú Lộc có trở lại tìm ba tôi nhưng không gặp. Thời gian cứ vậy thấm thoát trôi qua, đứa trẻ 6 tuổi ngày nào giờ cũng đã quá 60 rồi. Chú Lộc ngày nào cũng đã trở thành nhạc sĩ Trúc Phương – “ông hoàng bolero” lừng danh.

Tôi không có dịp được gặp lại chú Lộc kể từ năm 1959. Đến khi có dịp nhìn lại ông trên một đoạn video clip trên đĩa nhạc Asia DVD thì mới tin ông đã qua đời.

Nhắc lại một thời quá khứ, tôi mong rằng những câu chuyện này sẽ giúp được một phần nào đó làm sáng tỏ về cái tên Trúc Phương mà trước đó đã có nhiều ngoài đoán lầm hay hiểu không đúng. Bây giờ, chú Lộc đã về nơi dĩ vãng, nhưng âm nhạc của chú vẫn sống mãi trong lòng những người hâm mộ.

20/08/2013 – Trần Trúc Quang



Theo Amnhac.net

Các bài viết khác:
Ca khúc “Nghìn trùng xa cách”: Tuyệt phẩm về “mối tình đồng trinh duy nhất” của nhạc sĩ Phạm Duy
Ca khúc “Nghìn trùng xa cách”: Tuyệt phẩm về “mối tình đồng trinh duy nhất” của nhạc sĩ Phạm Duy
[ad_1] VỀ CA KHÚC NGHÌN TRÙNG XA CÁCH Tên ca khúc: Nghìn trùng xa cách Nhạc sĩ sáng tác: Phạm Duy Thể loại: Nhạc trữ tình Năm ra đời: 1968...

CUỘC ĐỜI VÀ SỰ NGHIỆP CỦA UMBERTO GIORDANO (1867-1948)
CUỘC ĐỜI VÀ SỰ NGHIỆP CỦA UMBERTO GIORDANO (1867-1948)
[ad_1] Khi nói đến opera verismo (chân thực) – trường phái opera bao trùm lên nước Ý vào những năm cuối thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20 với...

Nhạc sĩ Hoàng Quý: Người tài mệnh yểu đã đi cùng dân tộc đến hơi thở cuối cùng
Nhạc sĩ Hoàng Quý: Người tài mệnh yểu đã đi cùng dân tộc đến hơi thở cuối cùng
[ad_1] HỒ SƠ TIỂU SỬ NHẠC SĨ HOÀNG QUÝ Tên thật: Hoàng Kim Hải sau đổi thành Hoàng Kim Quý Nghệ danh: Hoàng Quý Năm sinh: 1920 Năm mất: 1946...

Tuấn Vũ – Sơn Tuyền: Cặp song ca tiêu biểu của nhạc vàng thập niên 1990
Tuấn Vũ – Sơn Tuyền: Cặp song ca tiêu biểu của nhạc vàng thập niên 1990
[ad_1] Tuấn Vũ - Sơn Tuyền là cặp song ca nổi đình nổi đám ở thập niên 1990 với những nhạc phẩm bất hủ như: Vườn tao ngộ, Tình ca...

“Mùa xuân đó có em” – ca khúc nổi tiếng ra đời trong tâm trạng lo âu của Anh Việt Thu
“Mùa xuân đó có em” – ca khúc nổi tiếng ra đời trong tâm trạng lo âu của Anh Việt Thu
[ad_1] VỀ CA KHÚC"MÙA XUÂN ĐÓ CÓ EM" Tên ca khúc: Mùa xuân đó có em Nhạc sĩ sáng tác: Anh Việt Thu Thể loại: Nhạc xuân Năm ra đời:...

Ca khúc “Niệm khúc cuối” của Ngô Thụy Miên: Bản tình ca đẹp nhất, cao thượng nhất và nam tính nhất
Ca khúc “Niệm khúc cuối” của Ngô Thụy Miên: Bản tình ca đẹp nhất, cao thượng nhất và nam tính nhất
[ad_1] CA KHÚC "NIỆM KHÚC CUỐI" Nhạc sĩ sáng tác: Ngô Thụy Miên Năm ra đời: 1971 Thể loại: Tình ca Ca sĩ thể hiện tiêu biểu: Tuấn Ngọc, Khánh...

Hoàn cảnh ra đời ca khúc “Giọt lệ đài trang”: Tiếc thương nàng tiểu thư khuê cát một thời!
Hoàn cảnh ra đời ca khúc “Giọt lệ đài trang”: Tiếc thương nàng tiểu thư khuê cát một thời!
[ad_1] CA KHÚC “GIỌT LỆ ĐÀI TRANG” Tên ca khúc: Giọt lệ đài trang Nhạc sĩ sáng tác: Châu Kỳ Thể loại: Nhạc trữ tình Năm phát thành: 1969 Ca...

Ý thức thực tế về hoàn cảnh đất nước trong âm nhạc của Anh Bằng
Ý thức thực tế về hoàn cảnh đất nước trong âm nhạc của Anh Bằng
[ad_1] Dưới đây là đôi lời bình phẩm về âm nhạc của Anh Bằng được nhà thơ Du Tử Lê viết vào tháng 9 năm 2011. Tôi không biết trước...

Phạm Duy – Khánh Ngọc và cuộc tình ngoài luồng bùng cháy từ phim?
Phạm Duy – Khánh Ngọc và cuộc tình ngoài luồng bùng cháy từ phim?
[ad_1] Ca sĩ Khánh Ngọc tên thật là Hàn Thị Lan ANh (SN 1937) tại Hà Nội. Bà là trái ngọt của mối tình mẹ Việt cha người Minh Hương....

Ca sĩ Tuấn Vũ: Cuộc đời nhiều thăng trầm của “phượng hoàng không mỏi” đình đám nhất nhì làng nhạc hải ngoại
Ca sĩ Tuấn Vũ: Cuộc đời nhiều thăng trầm của “phượng hoàng không mỏi” đình đám nhất nhì làng nhạc hải ngoại
[ad_1] HỒ SƠ - TIỂU SỬ CA SĨ TUẤN VŨ Tên thật: Nguyễn Văn Tài. Nghệ danh: Tuấn Vũ. Ngày sinh: 16/12/1959. Quê quán: Bình Thuận (nguyên quán Nghệ An)....

Hoàn cảnh ra đời ca khúc “Không”: Nỗi khắc khoải về mối tình đầu khó quên
Hoàn cảnh ra đời ca khúc “Không”: Nỗi khắc khoải về mối tình đầu khó quên
[ad_1] CA KHÚC “KHÔNG” Tên ca khúc: Không Nhạc sĩ sáng tác: Nguyễn Ánh 9 Thể loại: Nhạc trữ tình Năm phát hành: 1970 Ca sĩ thể hiện: Khánh Ly...

NGHỆ NHÂN HIROSHI TAMURA – HUYỀN THOẠI CHẾ TÁC GUITAR NHẬT BẢN
NGHỆ NHÂN HIROSHI TAMURA – HUYỀN THOẠI CHẾ TÁC GUITAR NHẬT BẢN
[ad_1] Tamura là họ của hai bậc thầy nổi tiếng làm đàn guitar tại Nhật Bản thập niên 1950-1980 “gồm có Hiroshi và Mitsuru, trong đó Hiroshi lớn hơn Mitsuru”....

Thiên tình sử Đoàn Chuẩn – Thanh Hằng: Nàng thơ áo xanh khiến chàng công tử hào hoa mê đắm một đời!
Thiên tình sử Đoàn Chuẩn – Thanh Hằng: Nàng thơ áo xanh khiến chàng công tử hào hoa mê đắm một đời!
[ad_1] Khoảng giữa thập niên 1950, danh ca Thanh Hằng (NSUT Lê Hằng sau này) là bóng hồng nổi danh trong những tình khúc bất hủ của chàng nhạc sĩ...

“Thương nhau ngày mưa” – bản tình ca ít chất sầu nhất của nhạc sĩ Nguyễn Trung Cang
“Thương nhau ngày mưa” – bản tình ca ít chất sầu nhất của nhạc sĩ Nguyễn Trung Cang
[ad_1] Bằng tài hoa của mình, nhạc sĩ Nguyễn Trung Cang đã cho những tiếng mưa một "nhan sắc" khác, ít buồn, ít sầu hơn qua ca khúc "Thương nhau...

Cùng nhà thơ Du Tử Lê bước vào khu rừng tình khúc của nhạc sĩ Anh Bằng
Cùng nhà thơ Du Tử Lê bước vào khu rừng tình khúc của nhạc sĩ Anh Bằng
[ad_1] Với hàng ngàn ca khúc được sáng tác từ hơn nửa thế kỷ qua, ở mọi thể loại từ nhạc quê hương, đất nước, đến chiến tranh, xã hội...