Chuyện tình nhạc sĩ Văn Cao: Trọn đời trọn kiếp chỉ một người!


Nơi khởi nguồn tình yêu của đôi trai tài gái sắc

Vào năm 1993, trong buổi nói chuyện với nhà nghiên cứu Nguyễn Nhã, khi được hỏi về vợ mình là Nghiêm Thúy Băng, nhạc sĩ Văn Cao đã chia sẻ rằng: “Tôi không được như anh Phạm Duy, anh ấy có nhiều quá, mà tôi chỉ có duy nhất một người mà thôi. Có lần, có người hỏi tôi về những mối tình, tôi mới nói là tôi làm gì có mấy cái tình, mà nếu có thì cũng chỉ toàn là tình mộng mơ cả. Tôi chỉ có duy nhất một người tình này, cây chỉ có 1 quả và tôi chỉ “ăn” một quả duy nhất ấy rồi thôi.

Đây là khuôn mặt đầu tiên cũng là cuối cùng, là khuôn mặt không bao giờ thay đổi. Nhờ vợ chăm sóc trong những năm tháng ốm đau triền miên, cũng như trong những năm tôi bị xiêu đảo về những vấn đề “tư tưởng”, về tinh thần,… Người “trấn” cho tôi việc này cũng là người duy trì tình cảm của tôi. Bà ấy không vì vấn đề “xiêu đảo về tư tưởng” của tôi mà thay đổi tình cảm. Thế nên chúng tôi bền bỉ và chịu khổ được. Đến giờ hãy còn khổ, còn nghèo nàn rách nát thế này thì sự rách này, nghèo này là chuyện chúng tôi chịu được”.

Trong buổi trò chuyện hôm ấy, nhà nghiên cứu Nguyễn Nhã cũng hỏi chuyện bà Nghiêm Thúy Băng về buổi đầu gặp gỡ với người chồng là nhạc sĩ nổi tiếng, bà chia sẻ: “Chúng tôi sống với nhau không có gì khác ngoài tình yêu. Khi đó, tôi chỉ mới 16-17 tuổi, còn anh Văn Cao đã 23 tuổi, cái độ tuổi nghĩ đến chuyện yên bề gia thất. Nhà tôi là gia đình tư sản, bố là Nghiêm Xuân Huyến, bị quân Nhật hại khi in truyền đơn ủng hộ mặt trận Việt Minh. Gia đình tôi khi ấy sở hữu nhà in Rạng Đông, sau này đã đem hiến toàn bộ cho nhà nước để in giấy bạc Việt Nam đầu tiên. Hoàn cảnh gia đình như thế nên mẹ tôi cũng rất ủng hộ Việt Minh.

Năm đó, anh Văn Cao đang làm cho báo Độc Lập, phụ trách trang văn nghệ, kiêm phần trình bày cho báo. Anh hay đến nhà in Rạng Đông để in cho báo Độc Lập, lúc đó nhà in của chúng tôi do ông anh học là Nghiêm Bình phụ trách. Chúng tôi quen nhau qua sự giới thiệu của anh Nghiêm Bình. Sau này còn có anh Nguyễn Thành Lê phụ trách báo Độc Lập đến nhà nói thêm vào với mẹ tôi để bà cụ đồng ý cho chúng tôi đến với nhau”.



chuyen-tinh-nhac-si-van-cao-tron-doi-tron-kiep-chi-mot-nguoi (2)
Vợ chồng nhạc sĩ Văn Cao – Nghiêm Thúy Băng trong đám cưới con trai Nguyễn Nghiêm Bằng năm 1979

Trước đó dù đã biết mặt nhau, đôi lần gặp gỡ ở nhà in và có tình cảm với nhau nhưng vì quan niệm lễ giáo nên nhạc sĩ Văn Cao và bà Nghiêm Thúy Băng chỉ dừng lại ở những buổi trò chuyện ngắn với những ánh mắt ngập tràn tình ý dành cho nhau. Khi ấy, mẹ của Thúy Băng dù biết tình cảm của con gái nhưng mãi chần chừ không đồng ý vì nhạc sĩ Văn Cao lớn hơn Nghiêm Thúy Băng 7 tuổi, sợ ông đã có gia đình ở quê. Sau này, nhờ có ông Nguyễn Thành Lê đứng ra cam đoan nên bà cụ mới tin tưởng, vun vén cho đôi trẻ nên duyên vợ chồng.

“Tôi với nhà tôi từ lúc yêu nhau đến lúc cưới chưa đi chơi riêng với nhau lần nào.Dạm ngõ xong mẹ tôi mới cho phép để anh Văn  Cao đến nhà đưa tôi đi dạo”, bà Thúy Băng kể lại.

Nhạc sĩ Văn Cao và vợ quan nhau vào khoảng năm 1946, đến năm 1947 thì về chung một gia. Kết hôn xong, gia đình ông tản tư về gần dòng sông Ba Thá, nơi có nhà thờ Chương Mỹ và cũng từ đây bài hát “Làng tôi” nổi tiếng ra đời. Sau này, nhạc sĩ Văn Cao có kể lại với con trai, bài hát này được xem như quà cưới ông viết cho người vợ thân yêu của mình.

Mối tình trọn đời – Hậu phương vững chắc của nhạc sĩ Văn Cao

Chênh lệch tuổi tác, khác nhau về xuất thân nhưng nhạc sĩ Văn Cao và bà Nghiêm Thúy Băng vẫn là một cặp vợ chồng hạnh phúc, sướng khổ có nhau. Lấy chồng, bà Thúy Băng nguyện “theo chồng” từ một cô tiểu thư con nhà danh giá bà theo chồng lên chiến khu ở, mặc áo nhuộm, áo sòng, rồi tự chẻ củi, nấu nướng, gánh nước. Đến khi hòa bình về bà vẫn cần mẫn buôn bán, tất tả ngược xuôi gánh vác gia đình để chồng có thể toàn tâm toàn ý cho sự nghiệp nghệ thuật. Bởi thế, không ngoa khi người ta nói rằng, những nhạc phẩm tuyệt vời của Văn Cao đều có bóng dáng của người vợ tần tảo. Chính con trai bà cũng từng nói: “Mẹ tôi là chỗ dựa vững chắc cho cuộc đời bố tôi”.

Trong những ngày tháng cuối đời, nhạc sĩ Văn Cao lâm bệnh nặng, xuống sức rất nhanh. Hàng ngày, bà Thúy Băng lại vào viện chăm chồng. Một chiều nọ, nhạc sĩ nhìn vào mắt bà và nói: “Khuôn mặt em sáng trong và bình lặng lắm”.



chuyen-tinh-nhac-si-van-cao-tron-doi-tron-kiep-chi-mot-nguoi (1)
Ảnh chụp chung vợ chồng nhạc sĩ Văn Cao

Biết mình không qua khỏi, Văn Cao dặn dò vợ rất nhiều điều, khi đó nước mắt bà giàn giụa, không dám nghĩ đến những người rời xa nhau. Gần nửa thế kỷ, họ song hành cùng nhau, vượt qua bao khó khăn, vất vả… Ngày cuối đời, nhạc sĩ Văn Cao ăn chút cháo loãng rồi nhắm mắt lại, cứ thế chìm vào giấc ngủ ngàn thu.



chuyen-tinh-nhac-si-van-cao-tron-doi-tron-kiep-chi-mot-nguoi (3)
Chân dung bà Nghiêm Thúy Băng – vợ nhạc sĩ Văn Cao

Mùa đông năm 2002, 7 năm sau ngày mất của nhạc sĩ Văn Cao, bà Thúy Băng đã sáng tác bài thơ “Tìm anh trong giấc mơ” để tưởng nhớ đến tình yêu lớn nhất cuộc đời.

“Mùa đông dài và lạnh

Lòng em buồn vô tận

Anh ra đi lâu rồi

Không ngoái lại tìm em…”

Vợ chồng nhạc sĩ Văn Cao có với nhau 5 người con, trong đó có hai con gái. Trong 5 người con của ông, có người theo âm nhạc (dạy piano), có người theo hội hoạ. Sinh thời cố nhạc sĩ không ép con theo nghiệp của mình, để các con tự do lựa chọn ngành nghề các con yêu thích.



Theo Amnhac.net

Các bài viết khác:
Nhạc sĩ Dương Thiệu Tước: Gửi hồn dân tộc trên điệu Tây phương
Nhạc sĩ Dương Thiệu Tước: Gửi hồn dân tộc trên điệu Tây phương
[ad_1] HỒ SƠ TIỂU SỬ NHẠC SĨ DƯƠNG THIỆU TƯỚC Tên khai sinh: Dương Thiệu Tước Ngày sinh: 1915 - 1995 Quê quán: làng Vân Đình, Hà Nội Nghề nghiệp:...

Ca khúc “Tiếng dân chài” của nhạc sĩ Phạm Đình Chương: Bức tranh siêu đẹp về cảnh lao động hăng say của người cần lao miền biển
Ca khúc “Tiếng dân chài” của nhạc sĩ Phạm Đình Chương: Bức tranh siêu đẹp về cảnh lao động hăng say của người cần lao miền biển
[ad_1] CA KHÚC "TIẾNG DÂN CHÀI" Sáng tác: Phạm Đình Chương Thể loại: Nhạc tiền chiến Năm ra đời: 1950 Ca sĩ thể hiện tiêu biểu: Ban hợp ca Thăng...

Hoàn cảnh ra đời “Thương tình ca”: Bản tình ca đích thực gắn với mối tình cao thượng nhất đời Phạm Duy
Hoàn cảnh ra đời “Thương tình ca”: Bản tình ca đích thực gắn với mối tình cao thượng nhất đời Phạm Duy
[ad_1] CA KHÚC "THƯƠNG TÌNH CA" Tên ca khúc: Thương tình ca Nhạc sĩ sáng tác: Phạm Duy Thể loại: Trữ tình Năm ra đời: 1956 Ca khúc "Thương tình...

Giải mã ý nghĩa khác biệt giữa 2 câu hát “trốn phong ba” và “chốn phong ba” trong ca khúc “Thành phố buồn”
Giải mã ý nghĩa khác biệt giữa 2 câu hát “trốn phong ba” và “chốn phong ba” trong ca khúc “Thành phố buồn”
[ad_1] THÔNG TIN CA KHÚC "THÀNH PHỐ BUỒN" Tên ca khúc: Thành phố buồn Nhạc sĩ sáng tác: Lam Phương Năm phát hành: 1970 Thể loại: Nhạc vàng Ca sĩ...

ÂM NHẠC TRONG XÃ HỘI MỚI
ÂM NHẠC TRONG XÃ HỘI MỚI
[ad_1] Âm nhạc là một phần của cuộc sống. Âm nhạc bây giờ nó không chỉ là nghe để giải trí, nghe để đã tai mà nó còn là một...

NHỊP LẤY ĐÀ LÀ GÌ? VÍ DỤ VỀ NHỊP LẤY ĐÀ
NHỊP LẤY ĐÀ LÀ GÌ? VÍ DỤ VỀ NHỊP LẤY ĐÀ
[ad_1] Nhịp lấy đà là gì? Nhịp lấy đà là ô nhịp đầu tiên trong bản nhạc không đủ số phách theo quy định của số chỉ nhịp. Sự khác nhau...

Những điều thú vị về “Giọt lệ cho ngàn sau”- CD ăn khách và nổi tiếng nhất của làng nhạc hải ngoại
Những điều thú vị về “Giọt lệ cho ngàn sau”- CD ăn khách và nổi tiếng nhất của làng nhạc hải ngoại
[ad_1] CD "GIỌT LỆ CHO NGÀN SAU" "Giọt lệ cho ngàn sau" là album của danh ca Tuấn Ngọc, tập hợp 10 tình khúc được viết bởi nhạc sĩ Từ...

ROYAL MATSUOKA – THƯƠNG HIỆU GUITAR NHẬT BẢN ĐƯỢC YÊU THÍCH TẠI VIỆT NAM
ROYAL MATSUOKA – THƯƠNG HIỆU GUITAR NHẬT BẢN ĐƯỢC YÊU THÍCH TẠI VIỆT NAM
[ad_1] Ryoji Matsuoka là một trong những bậc thầy làm đàn guitar nổi tiếng ở Nhật chuyên sản xuất và gia công dòng đàn Classic (đàn gắn dây nylon). Chính...

Nhạc sĩ Hoàng Nguyên: Người “đội vương miện” cho nhan sắc Đà Lạt
Nhạc sĩ Hoàng Nguyên: Người “đội vương miện” cho nhan sắc Đà Lạt
[ad_1] HỒ SƠ TIỂU SỬ NHẠC SĨ HOÀNG NGUYÊN Tên thật: Cao Cự Phúc Nghệ danh: Hoàng Nguyên Ngày sinh: 1930 - 1973 Quê quán: xã Diễn Bình, huyện Diễn...

HỢP ÂM CHẶN TRÊN GUITAR – CÓ THỂ BẠN CHƯA BIẾT
HỢP ÂM CHẶN TRÊN GUITAR – CÓ THỂ BẠN CHƯA BIẾT
[ad_1] Hầu hết các nhạc cụ dây có phím đàn như guitar đều có hợp âm chặn và chúng thực sự gây đau tay. Tuy nhiên, chúng giúp bạn hiểu rõ...

ÂM NHẠC THỜI KỲ LÃNG MẠN (1820-1910)
ÂM NHẠC THỜI KỲ LÃNG MẠN (1820-1910)
[ad_1] Thời kỳ đầuĐầu thế kỷ 19, các tác phẩm âm nhạc của trường phái cổ điển Vienna với những tên tuổi như Haydn, Mozart, Beethoven chiếm lĩnh toàn bộ...

Chân dung người vợ tào khang đứng sau đời nghệ thuật thăng hoa của nhạc sĩ Huy Du
Chân dung người vợ tào khang đứng sau đời nghệ thuật thăng hoa của nhạc sĩ Huy Du
[ad_1] Gần 50 năm gắn bó, PGS TS, nhạc sĩ Nguyễn Thị Nhung không chỉ là người vợ, còn là người bạn, người đồng nghiệp thân thiết giúp nhạc sĩ...

Ca khúc “Nghìn trùng xa cách”: Tuyệt phẩm về “mối tình đồng trinh duy nhất” của nhạc sĩ Phạm Duy
Ca khúc “Nghìn trùng xa cách”: Tuyệt phẩm về “mối tình đồng trinh duy nhất” của nhạc sĩ Phạm Duy
[ad_1] VỀ CA KHÚC NGHÌN TRÙNG XA CÁCH Tên ca khúc: Nghìn trùng xa cách Nhạc sĩ sáng tác: Phạm Duy Thể loại: Nhạc trữ tình Năm ra đời: 1968...

CUỘC ĐỜI VÀ SỰ NGHIỆP CỦA UMBERTO GIORDANO (1867-1948)
CUỘC ĐỜI VÀ SỰ NGHIỆP CỦA UMBERTO GIORDANO (1867-1948)
[ad_1] Khi nói đến opera verismo (chân thực) – trường phái opera bao trùm lên nước Ý vào những năm cuối thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20 với...

Nhạc sĩ Hoàng Quý: Người tài mệnh yểu đã đi cùng dân tộc đến hơi thở cuối cùng
Nhạc sĩ Hoàng Quý: Người tài mệnh yểu đã đi cùng dân tộc đến hơi thở cuối cùng
[ad_1] HỒ SƠ TIỂU SỬ NHẠC SĨ HOÀNG QUÝ Tên thật: Hoàng Kim Hải sau đổi thành Hoàng Kim Quý Nghệ danh: Hoàng Quý Năm sinh: 1920 Năm mất: 1946...