“Rong chơi cuối trời quên lãng” bản nhạc tình đau thương của Hoàng Thi Thơ


CA KHÚC “RONG CHƠI CUỐI TRỜI QUÊN LÃNG”

  • Tên các khúc: Rong chơi cuối trời quên lãng

  •  Nhạc sĩ: Hoàng Thi Thơ

  • Năm phát thành: trước năm 1975

  • Ca sĩ trình bày tiêu biểu: Khánh Ly

Hoàn cảnh ra đời ca khúc “Rong chơi cuối trời quên lãng” của nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ

Những ai yêu thích dòng nhạc vàng chắc hẳn không mấy xa lạ với ca khúc “Chuyện tình của người trinh nữ tên thi” rất nổi tiếng của nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ kể về một câu chuyện tình buồn của một cô gái với kết thúc vô cùng bi thương. Đó là câu chuyện có thật và chính nhạc sĩ là người tận mắt chứng kiến. Nhân vật Thi được nhắc đến trong bài là một cô vũ nữ còn rất trẻ, đang tuổi trăng tròn, được rất nhiều người theo đuổi. Nhưng nàng lại trót đem lòng yêu mến một nghệ sĩ đã có gia đình. Khi biết tin con gái mang thai với người tình, mẹ cô đã dẫn con gái đi giải quyết hậu quả, nhưng vì còn quá trẻ nên Thi đã không qua khỏi.

Từ mối tình của Thi, nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ đã viết không chỉ 1 mà đến 3 ca khúc, gồm: “Chuyện tình của người trinh nữ tên thi”, “Cơn sốt bất tận” và “Rong chơi cuối trời quên lãng”. Trong những bài hát này, nhạc sĩ đã để Thi ra đi trên “nệm lá” ở rừng sâu, một cái chết đầy thi vị thay cho khung cảnh bi thương, đau đớn ngoài đời thực.



hoan-canh-ra-doi-ca-khuc-rong-choi-cuoi-troi-quen-lang-cua-hoang-thi-tho (1)
Bìa ca khúc “Rong chơi cuối trời quên lãng” của Hoàng Thi Thơ

Nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ từng kể lại như sau: “Người con gái lạ lùng đó tên Thi. Thi trẻ đẹp như nhiều thiếu nữ thời nay. Thi yêu sớm, tình Thi ngang trái. Người đời thị phi, Thi buồn lòng bỏ đi. Thi lên rừng, có lẽ để khóc một mình dưới gốc cây già vô trì. Rồi cuối cùng Thi chết, một sáng mùa đông, trên nệm lá vàng… Tôi biết người con gái đó. Tôi ngạc nhiên về lòng chung thủy của nàng. Chuyện tình nàng đẹp như một phép lạ mê hoặc lòng tôi. Tôi mượn âm thanh để kể lại, để bất diệt hóa tình yêu của nàng. Xin Thi phù hộ cho tôi, cho cả những người nghe và hát bài hát này!”.

Dù là bài hát được nhiều người yêu thích và biết đới, thế nhưng “Rong chơi cuối trời quên lãng” lại được rất ít ca sĩ chọn trình diễn, có lẽ là vì giọng hát của Khánh Ly đã quá thành công với ca khúc này.

Lời bài hát “Rong chơi cuối trời quên lãng” của nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ

Ta đi lang thang theo ngày tháng,

theo đời hoang mang buồn đi bốn phương trời.

Ta đi rong chơi như là gió, như là mây

đi tìm quên cơn mê này.

 

Ta đi lang thang trên đồi vắng, qua rừng sâu

cho tâm hồn hết âu sầu

Không còn nhớ, không còn thương

bóng người xưa quên thề cũ

Không còn nhớ, không còn thương

mối tình xưa quá bẽ bàng.

 

Một mình một bóng, đời mình, một mình một bóng

chênh vênh lạc loài, bóng ai còn đi

Rồi ngày nào đó, một ngày, rồi ngày nào đó,

không ai kêu ta, có ai gặp ta.

 

Ta đi bơ vơ bên ghềnh đá, trên sườn non

chân ngựa hoang bước mơ hồ.

Ta đi rong chơi bên bời suối, theo bầy nai

đi tìm quên cơn mê này.

 

Ta đi lang thang quên ngày tháng, quên trần gian

quên nhân tình đã quên mình

Xin một sáng trong mùa đông, trên nệm êm lá vàng úa,

không còn nhớ, không còn thương

ta nằm im chết bên đường.



hoan-canh-ra-doi-ca-khuc-rong-choi-cuoi-troi-quen-lang-cua-hoang-thi-tho-1


hoan-canh-ra-doi-ca-khuc-rong-choi-cuoi-troi-quen-lang-cua-hoang-thi-tho-2

Nếu như “Chuyện tình người trinh nữ tên Thi” là lời khuyên của một người kể chuyện, thì ca khúc “Rong chơi cuối trời quên lãng” của Hoàng Thi Thơ lại là lời tâm sự của chính cô gái tội nghiệp ấy. Nhân vật “ta” trong bài hát đã kể về hành trình lang thang quên ngày quên tháng sau khi nhận ra mình đã trót trao trái tim cho một mối tình không lối thoát. Với nàng, tình yêu là tất cả, thậm chí còn lớn lao hơn cả mạng sống nên khi nhận ra sự bẽ bàng của tình yêu, nàng chán nản bỏ lại tất cả, bước đi trong hoang mang vô định, vào tận rừng sâu hun hút chỉ để mong quên đi người, quên đi những kỷ niệm thuở mặn nồng. Trong hành trình đó, đã có lúc người con gái ấy trông rất phong lưu khi nàng ví mình như đám mây, như gió, rong chơi cùng bầy nai trên bãi biển, vẽ nên bức tranh phong cảnh đẹp nhất trần đời. Nhưng rồi niềm vui ấy cũng chóng qua, nỗi buồn lại ghé đến khiến nàng chênh chao, lạc loài. Không thể gắng gượng được nữa, nàng buông bỏ tất cả. Trong khoảnh khắc nằm lên nệm êm lá vàng úa, nàng nhắm mắt lại, đi vào giấc ngủ thiên thu, về nơi cuối trời quên lãng.

Dù bài hát “Rong chơi cuối trời quên lãng” có kết thúc rất buồn, nhưng hình ảnh một người con gái lang thang bước đi vô định trong bài đã hấp dẫn trí tưởng tượng của rất nhiều người yêu nhạc. Có lẽ, họ nhìn thấy những phần nào đó của mình xuất hiện trong bài hát, đó có thể là một ngày chán chường, với tâm trạng mỏi mệt, người ta cũng muốn như cô gái, bỏ tất cả để bước đi, dù chưa biết là đi về đâu…



Theo Amnhac.net

Các bài viết khác:
Nhạc sĩ Huỳnh Anh: Nặng lòng “kiếp cầm ca” ra đi trong cô độc
Nhạc sĩ Huỳnh Anh: Nặng lòng “kiếp cầm ca” ra đi trong cô độc
[ad_1] HỒ SƠ TIỂU SỬ NHẠC SĨ HUỲNH ANH Tên thật: Huỳnh Anh Ngày sinh: 1932 - 2013 Quê quán: Cần Thơ Nghề nghiệp: Nhạc sĩ, Nhạc công Thể loại...

“Tấm ảnh ngày xưa” của Lê Dinh: Tín vật thuở thiếu niên hoa mộng
“Tấm ảnh ngày xưa” của Lê Dinh: Tín vật thuở thiếu niên hoa mộng
[ad_1] CA KHÚC "TẤM ẢNH NGÀY XƯA” Ca khúc “Tấm ảnh ngày xưa” ra đời trong hoàn cảnh nào? Nhắc đến nhạc sĩ Lê Dinh, hầu như những người yêu...

Chuyện ít biết về “Đường tình đôi ngả” của nhạc sĩ Ngân Giang
Chuyện ít biết về “Đường tình đôi ngả” của nhạc sĩ Ngân Giang
[ad_1] CA KHÚC "ĐƯỜNG TÌNH ĐÔI NGẢ" Tác giả: Giang Ngân Thể loại: Nhạc trữ tình Năm ra đời: Trước 1975 Ca sĩ thể hiện tiêu biểu: Tuấn Vũ -...

“Bộ đội về làng”: Bài thơ hay nhất của Hoàng Trung Thông và ca khúc thành công nhất của Lê Yên
“Bộ đội về làng”: Bài thơ hay nhất của Hoàng Trung Thông và ca khúc thành công nhất của Lê Yên
[ad_1] VỀ CA KHÚC "BỘ ĐỘI VỀ LÀNG" Tên ca khúc: Bộ đội về làng Nhạc sĩ sáng tác: Lê Yên Thể loại: Nhạc tiền chiến Năm ra đời: 1950...

“Lá đổ muôn chiều” – Lời tạ từ cuối cùng dành cho mối duyên không phận
“Lá đổ muôn chiều” – Lời tạ từ cuối cùng dành cho mối duyên không phận
[ad_1] CA KHÚC “LÁ ĐỔ MUÔN CHIỀU” Tên các khúc: Lá đổ muôn chiều Nhạc sĩ sáng tác: Đoàn Chuẩn Năm phát thành: 1954 Ca sĩ trình bày tiêu biểu:...

“Cung đàn xưa” của nhạc sĩ Văn Cao: Vọng tiếng sầu ngàn năm
“Cung đàn xưa” của nhạc sĩ Văn Cao: Vọng tiếng sầu ngàn năm
[ad_1] CA KHÚC "CUNG ĐÀN XƯA” Tên các khúc: Cung đàn xưa Nhạc sĩ: Văn Cao Năm phát thành: 1942 Ca sĩ trình bày tiêu biểu: Thái Thanh, Thái Hiền,...

Hoàn cảnh sáng tác ca khúc “Lời tình buồn”: Hơi thở cất lên từ những rung động đích thực
Hoàn cảnh sáng tác ca khúc “Lời tình buồn”: Hơi thở cất lên từ những rung động đích thực
[ad_1] CA KHÚC “LỜI TÌNH BUỒN” Tên các khúc: Lời tình buồn Nhạc sĩ sáng tác: Hoàng Thanh Tâm Năm phát thành: 1982 Ca sĩ thể hiện: Khánh Ly Hoàn...

Chuyện ít biết về số phận đặc biệt của ca khúc “Tiến về Sài Gòn” của nhạc sĩ Lưu Hữu Phước
Chuyện ít biết về số phận đặc biệt của ca khúc “Tiến về Sài Gòn” của nhạc sĩ Lưu Hữu Phước
[ad_1] VỀ CA KHÚC "TIẾN VỀ SÀI GÒN" Tên ca khúc: Tiến về Sài Gòn Nhạc sĩ sáng tác: Lưu Hữu Phước (đề tên tác giả với bút danh: Huỳnh...

Nhạc Phạm Duy và thơ Nguyễn Tất Nhiên: Cuộc hạnh ngộ định mệnh!
Nhạc Phạm Duy và thơ Nguyễn Tất Nhiên: Cuộc hạnh ngộ định mệnh!
[ad_1] Cuộc hạnh ngộ định mệnh tạo nên những tác phổ quý giá Phạm Duy là "cây đại thụ" của văn nghệ Sài Gòn trước 1975 và là "ngôi sao...

Phạm Đình Chương: Từ giọng ca điêu luyện của Ban hợp ca Thăng Long đến người nhạc sĩ tài hoa của tân nhạc Việt Nam
Phạm Đình Chương: Từ giọng ca điêu luyện của Ban hợp ca Thăng Long đến người nhạc sĩ tài hoa của tân nhạc Việt Nam
[ad_1] Các tài liệu âm nhạc có ghi nhận không ít gia đình âm nhạc nổi tiếng, có nhiều đóng góp cho nền âm nhạc Việt Nam. Riêng với tân...

CUỘC ĐỜI VÀ SỰ NGHIỆP CỦA HENRI DUPARC (1848-1933)
CUỘC ĐỜI VÀ SỰ NGHIỆP CỦA HENRI DUPARC (1848-1933)
[ad_1] Nhà soạn nhạc người Pháp cuối thời kỳ Lãng mạn Henri Duparc, tên đầy đủ là Henri Fouques Duparc, sinh ngày 21 tháng 1 năm 1848 tại Paris. Duparc...

TOP 3 THƯƠNG HIỆU GUITAR ĐƯỢC ĐÁNH GIÁ CAO TRÊN THẾ GIỚI
TOP 3 THƯƠNG HIỆU GUITAR ĐƯỢC ĐÁNH GIÁ CAO TRÊN THẾ GIỚI
[ad_1] Guitar là một loại nhạc cụ thông dụng và nhiều người chơi hơn cả. Do vậy, trên thế giới thị trường đàn Guitar luôn hoạt động một cách sôi...

Nhạc sĩ Lam Phương: Ngôi sao sáng giữa bầu trời âm nhạc đại chúng trước 1975
Nhạc sĩ Lam Phương: Ngôi sao sáng giữa bầu trời âm nhạc đại chúng trước 1975
[ad_1] HỒ SƠ NHẠC SĨ LAM PHƯƠNG Tên thật: Lâm Đình Phùng Nghệ danh: Lam Phương, Thương Anh Ngày sinh:20/03/1937 – 22/12/2020 Quê quán: Làng Vĩnh Thanh Vân, quận Châu...

Ly rượu mừng” của Phạm Đình Chương: “Xuân khúc kinh điển của nền tân nhạc Việt Nam
Ly rượu mừng” của Phạm Đình Chương: “Xuân khúc kinh điển của nền tân nhạc Việt Nam
[ad_1] CA KHÚC "LY RƯỢU MỪNG" Sáng tác: Phạm Đình Chương Thể loại: Nhạc tiền chiến Năm ra đời: 1952 Thu âm: Ban hợp ca Thăng Long Ca khúc "Ly...

Chuyện tình Dương Thiệu Tước – Minh Trang [P2]: Uyên ương rẽ lối, tình như mây khói
Chuyện tình Dương Thiệu Tước – Minh Trang [P2]: Uyên ương rẽ lối, tình như mây khói
[ad_1] Sau một thời gian sống trong nguồn ân, bể ái, mộng hồng ủ ấp, Minh Trang và Dương Thiệu Tước chính thức tuyên hôn thành vợ chồng. Bạn bè,...