Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn: Những bản nhạc Văn Cao viết vẫn sẽ sống mãi, vang vọng mãi!


Trong làng nhạc Việt Nam, Văn Cao và Trịnh Công Sơn là hai thế hệ khác nhau nhưng lại coi nhau như những người bạn vong niên, hết lòng yêu quý và kính trọng nhau.

Âm nhạc
Amnhac.net

Nhạc sĩ Văn Cao và nhạc sĩ Trịnh Công Sơn từng dành rất nhiều lời có cánh và những bài viết chân tình cho đối phương. Trong cuốn “Một cõi Trịnh Công Sơn” do Nguyễn Trọng Tạo, Nguyễn Thụy Kha, Đoàn Tử Huyến sưu tầm và biên soạn, nhạc sĩ Trịnh Công Sơn đã có một bài viết với tựa “Ngày Văn Cao Trở Lại”, kể về kỉ niệm giữa mình và Văn Cao trong những ngày ông ghé Sài Gòn.

Dưới đây là nội dung chi tiết của bài viết:

Chỉ là chuyến đi bình thường nhưng đã thành một sự kiện. Nhạc sĩ Văn Cao vào thăm thành phố Hồ Chí Minh, cái thành phố luôn náo nhiệt làm ăn này dường như cũng đang đợi chờ ông. Ba buổi biểu diễn nhạc Văn Cao đã được tổ chức cấp tốc ở nhà Văn hóa Thanh Niên, khán giả đến đông hết sức chứa, bất kể những cơn mưa tháng bảy…

Nhạc sĩ Văn Cao trở lại Sài Gòn lần này, với tôi có điều gì đó không giống những năm trước. Sự có mặt của anh bên cạnh ly rượu làm tôi chợt nhớ đến những người đã vắng mặt, những anh Nguyễn Tuân, Nguyễn Xuân Khoát, Bùi Xuân Phái, Nguyễn Sáng,… Những con người tài hoa của nghệ thuật cũng như anh Văn mà có thời tôi đã cùng chia những ly rượu sáng chiều ở Hà Nội và Sài Gòn. Cái có không ở đời là chuyện thường tình của cuộc sống, nhưng cứ mỗi lúc có một cái gì đó gợi nhớ là không thể không ngậm ngùi xót xa. Anh Văn Cao chính là sự gợi nhớ đó.



nhung-ban-nhac-van-cao-viet-van-se-song-mai-vang-vong-mai-2
Nhạc sĩ Văn Cao sinh năm 1923 còn nhạc sĩ Trịnh Công Sơn sinh năm 1939

Cho đến bây giờ tôi vẫn còn bị ám ảnh bởi cái không khí ảm đạm, cô đơn của những mùa thu đông Hà Nội, với hình ảnh một Văn cao ngồi một mình với cốc rượu trước mặt, ngày này qua ngày khác. Anh ngồi đó nhưng tựa như một sự vắng mặt trước cuộc sống. Ngồi hơn 20 năm như một cái bóng, ly rượu cũng biến thành cái bóng, cái bóng của hai người, thân thiết san sẻ cùng nhau những nỗi đời riêng hiu quạnh.

Những ngày này, ở đây, giữa Sài Gòn xưa và nay, tôi thấy ở anh thoáng hiện những nụ cười hóm hỉnh yêu đời. Dấu hiệu của một sự yêu đời trở lại. Vì đời yêu anh nên anh phải yêu đời. Yêu đời là lẽ sống của những người không bệnh hoạn.

Anh Văn Cao đã nói với những người yêu nhạc ở thành phố này về tình yêu, về những kỷ niệm xưa đã làm nên những ca khúc trữ tình của anh. Ai cũng thấy rõ anh đã có một thời yêu đương, một thời mơ mộng. Đừng tưởng tuổi già làm anh cụt hứng với đời. Anh vẫn yêu, vẫn còn những mộng tưởng êm đềm đối với cuộc sống xung quanh. Như thế nghĩa là anh vẫn còn tồn tại lâu dài với cuộc đời. Vì qua 3 buổi trình diễn những ca khúc xưa, mọi người vẫn thấy rõ cái cảm xúc nơi anh còn dấy lên như một cơn lốc, từ những tiếng vỗ tay không ngừng nơi đám đông người của một thế hệ quá trẻ.

Thành phố này đã yêu anh trong quá khứ và tiếp tục yêu anh ở hiện tại. Đó là món quà lớn cho một đời người làm nghệ thuật. Sống mà không ai quên được mình thật là khó. Anh Văn Cao đã làm được chuyện ấy, thật chẳng dễ gì.

Mọi điều tốt xấu rồi sẽ qua đi, không ai để lòng nhớ mãi những câu chuyện đời. Nhưng tôi biết rằng và cũng tin rằng, ở nơi đây, tại quê hương này, nhiều năm nữa thì những “Thiên Thai”, “Suối mơ”, “Sông Lô”,… vẫn sẽ sống mãi, vang vọng mãi trong những trái tim yếu mềm vì một thứ nghệ thuật chỉ dành riêng cho những con người đích thực.



nhung-ban-nhac-van-cao-viet-van-se-song-mai-vang-vong-mai-1
Cả hai gặp nhau lần đầu tại Hà Nội khi Hồng Đăng và Trần Tiến dẫn Trịnh Công Sơn tới thăm nhà Văn Cao

20 không phải là quá trẻ và 70 cũng chưa phải là đã già. Sự già trẻ trong nghệ thuật là ở trái tim còn biết rung động và nồng nàn với cuộc sống. Trí tuệ cũng muốn nói một điều tương tự như thế.

Sẽ còn bao nhiêu người nhớ lại những đêm Văn Cao ở Sài Gòn? Nhớ bao lâu và sẽ nhớ đến bao giờ? Những mái tóc phai màu và những mái tóc còn xanh. Dù phũ phàng đến bao nhiêu có lẽ phải nói thật một điều rằng sẽ không còn ai nhớ đến ai trong cuộc đời này cả. Người mất đi sẽ bị thiệt thòi. Cuộc sống vẫn cứ êm đềm hoặc sinh động trôi đi. Những nụ cười, áo đẹp, vóc dáng, tình yêu, hoa quả cây lá xanh tươi,… Quá nhiều điều trong cuộc đời ta không nhớ hết.

Dù sao vẫn còn sót lại trong lòng tôi một mơ ước là tất cả chúng ta, đã cùng có mặt trước, sau trong cuộc đời, đối với những ai đã mang đến những khúc hát, những bản tình ca, những lời rao truyền được hát lên như bi ai hoặc hạnh ca, thì cũng nên có phút nhẹ lòng được nhớ lại và nghĩ đến.

Tôi nhớ anh Văn Cao như nhớ đến một người đồng hương mà quê quán không còn vết tích. Tôi vẫn mong chờ ở anh Văn Cao một bản tình ca sau cùng.



Theo Amnhac.net

Các bài viết khác:
ÂM NHẠC TRONG XÃ HỘI MỚI
ÂM NHẠC TRONG XÃ HỘI MỚI
[ad_1] Âm nhạc là một phần của cuộc sống. Âm nhạc bây giờ nó không chỉ là nghe để giải trí, nghe để đã tai mà nó còn là một...

NHỊP LẤY ĐÀ LÀ GÌ? VÍ DỤ VỀ NHỊP LẤY ĐÀ
NHỊP LẤY ĐÀ LÀ GÌ? VÍ DỤ VỀ NHỊP LẤY ĐÀ
[ad_1] Nhịp lấy đà là gì? Nhịp lấy đà là ô nhịp đầu tiên trong bản nhạc không đủ số phách theo quy định của số chỉ nhịp. Sự khác nhau...

Những điều thú vị về “Giọt lệ cho ngàn sau”- CD ăn khách và nổi tiếng nhất của làng nhạc hải ngoại
Những điều thú vị về “Giọt lệ cho ngàn sau”- CD ăn khách và nổi tiếng nhất của làng nhạc hải ngoại
[ad_1] CD "GIỌT LỆ CHO NGÀN SAU" "Giọt lệ cho ngàn sau" là album của danh ca Tuấn Ngọc, tập hợp 10 tình khúc được viết bởi nhạc sĩ Từ...

ROYAL MATSUOKA – THƯƠNG HIỆU GUITAR NHẬT BẢN ĐƯỢC YÊU THÍCH TẠI VIỆT NAM
ROYAL MATSUOKA – THƯƠNG HIỆU GUITAR NHẬT BẢN ĐƯỢC YÊU THÍCH TẠI VIỆT NAM
[ad_1] Ryoji Matsuoka là một trong những bậc thầy làm đàn guitar nổi tiếng ở Nhật chuyên sản xuất và gia công dòng đàn Classic (đàn gắn dây nylon). Chính...

Nhạc sĩ Hoàng Nguyên: Người “đội vương miện” cho nhan sắc Đà Lạt
Nhạc sĩ Hoàng Nguyên: Người “đội vương miện” cho nhan sắc Đà Lạt
[ad_1] HỒ SƠ TIỂU SỬ NHẠC SĨ HOÀNG NGUYÊN Tên thật: Cao Cự Phúc Nghệ danh: Hoàng Nguyên Ngày sinh: 1930 - 1973 Quê quán: xã Diễn Bình, huyện Diễn...

HỢP ÂM CHẶN TRÊN GUITAR – CÓ THỂ BẠN CHƯA BIẾT
HỢP ÂM CHẶN TRÊN GUITAR – CÓ THỂ BẠN CHƯA BIẾT
[ad_1] Hầu hết các nhạc cụ dây có phím đàn như guitar đều có hợp âm chặn và chúng thực sự gây đau tay. Tuy nhiên, chúng giúp bạn hiểu rõ...

ÂM NHẠC THỜI KỲ LÃNG MẠN (1820-1910)
ÂM NHẠC THỜI KỲ LÃNG MẠN (1820-1910)
[ad_1] Thời kỳ đầuĐầu thế kỷ 19, các tác phẩm âm nhạc của trường phái cổ điển Vienna với những tên tuổi như Haydn, Mozart, Beethoven chiếm lĩnh toàn bộ...

Chân dung người vợ tào khang đứng sau đời nghệ thuật thăng hoa của nhạc sĩ Huy Du
Chân dung người vợ tào khang đứng sau đời nghệ thuật thăng hoa của nhạc sĩ Huy Du
[ad_1] Gần 50 năm gắn bó, PGS TS, nhạc sĩ Nguyễn Thị Nhung không chỉ là người vợ, còn là người bạn, người đồng nghiệp thân thiết giúp nhạc sĩ...

Ca khúc “Nghìn trùng xa cách”: Tuyệt phẩm về “mối tình đồng trinh duy nhất” của nhạc sĩ Phạm Duy
Ca khúc “Nghìn trùng xa cách”: Tuyệt phẩm về “mối tình đồng trinh duy nhất” của nhạc sĩ Phạm Duy
[ad_1] VỀ CA KHÚC NGHÌN TRÙNG XA CÁCH Tên ca khúc: Nghìn trùng xa cách Nhạc sĩ sáng tác: Phạm Duy Thể loại: Nhạc trữ tình Năm ra đời: 1968...

CUỘC ĐỜI VÀ SỰ NGHIỆP CỦA UMBERTO GIORDANO (1867-1948)
CUỘC ĐỜI VÀ SỰ NGHIỆP CỦA UMBERTO GIORDANO (1867-1948)
[ad_1] Khi nói đến opera verismo (chân thực) – trường phái opera bao trùm lên nước Ý vào những năm cuối thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20 với...

Nhạc sĩ Hoàng Quý: Người tài mệnh yểu đã đi cùng dân tộc đến hơi thở cuối cùng
Nhạc sĩ Hoàng Quý: Người tài mệnh yểu đã đi cùng dân tộc đến hơi thở cuối cùng
[ad_1] HỒ SƠ TIỂU SỬ NHẠC SĨ HOÀNG QUÝ Tên thật: Hoàng Kim Hải sau đổi thành Hoàng Kim Quý Nghệ danh: Hoàng Quý Năm sinh: 1920 Năm mất: 1946...

Tuấn Vũ – Sơn Tuyền: Cặp song ca tiêu biểu của nhạc vàng thập niên 1990
Tuấn Vũ – Sơn Tuyền: Cặp song ca tiêu biểu của nhạc vàng thập niên 1990
[ad_1] Tuấn Vũ - Sơn Tuyền là cặp song ca nổi đình nổi đám ở thập niên 1990 với những nhạc phẩm bất hủ như: Vườn tao ngộ, Tình ca...

“Mùa xuân đó có em” – ca khúc nổi tiếng ra đời trong tâm trạng lo âu của Anh Việt Thu
“Mùa xuân đó có em” – ca khúc nổi tiếng ra đời trong tâm trạng lo âu của Anh Việt Thu
[ad_1] VỀ CA KHÚC"MÙA XUÂN ĐÓ CÓ EM" Tên ca khúc: Mùa xuân đó có em Nhạc sĩ sáng tác: Anh Việt Thu Thể loại: Nhạc xuân Năm ra đời:...

Ca khúc “Niệm khúc cuối” của Ngô Thụy Miên: Bản tình ca đẹp nhất, cao thượng nhất và nam tính nhất
Ca khúc “Niệm khúc cuối” của Ngô Thụy Miên: Bản tình ca đẹp nhất, cao thượng nhất và nam tính nhất
[ad_1] CA KHÚC "NIỆM KHÚC CUỐI" Nhạc sĩ sáng tác: Ngô Thụy Miên Năm ra đời: 1971 Thể loại: Tình ca Ca sĩ thể hiện tiêu biểu: Tuấn Ngọc, Khánh...

Hoàn cảnh ra đời ca khúc “Giọt lệ đài trang”: Tiếc thương nàng tiểu thư khuê cát một thời!
Hoàn cảnh ra đời ca khúc “Giọt lệ đài trang”: Tiếc thương nàng tiểu thư khuê cát một thời!
[ad_1] CA KHÚC “GIỌT LỆ ĐÀI TRANG” Tên ca khúc: Giọt lệ đài trang Nhạc sĩ sáng tác: Châu Kỳ Thể loại: Nhạc trữ tình Năm phát thành: 1969 Ca...