Phía sau ánh đèn sân khấu, danh ca Thái Thanh cũng là một bà mẹ Việt Nam rất đỗi bình thường


Cuộc đời của nữ danh ca đình đám một thời được người ta chú ý ở 2 góc độ: Âm nhạc và đời tư. Âm nhạc thì đạt đến đỉnh cao của sự nổi tiếng và thăng hoa; còn đời tư thì truân chuyên, trắc trở, có vui, có buồn, có chịu đựng và có hi sinh. 

Danh ca Thái Thanh sinh ra trong gia đình có truyền thống nghệ thuật. Bà được anh trai và chị gái hỗ trợ rất nhiều trong con đường nghệ thuật. Bên cạnh đó, bà cũng là người sở hữu giọng hát trời phú cùng tinh thần tự học cực cao. Chính vì thế, việc bà được mệnh danh là “diva của Sài Gòn một thuở” là hoàn toàn xứng đáng.

Đầu năm 1949, anh em gia đình Thăng Long (nhà Thái Thanh có mở quán Thăng Long – điểm dừng chân của các văn nghệ sĩ thời đó) gia nhập ban văn nghệ quân đội của Liên khu IV. Quán Thăng Long rời về chợ Neo (Thanh Hóa). Ở đây, Thái Hằng (chị gái của Thái Thanh) nên duyên với Phạm Duy. Và hành trình âm nhạc của gia đình từ nay nảy nở thêm những tài năng mới, với Duy Quang là con đầu lòng sinh năm 1951, tiếp đến là các con Duy Cường, Thái Hiền, Thanh Thảo, Duy Hùng, Duy Hạnh, Duy Đức.



phia-sau-anh-den-san-khau-danh-ca-thai-thanh-song-the-nao-0
Ca sĩ Thái Hằng và Thái Thanh

Chuyện Thái Hằng nên duyên với Phạm Duy là một dấu mốc quan trọng trong cuộc đời của cô em vợ – danh ca Thái Thanh. Bởi khi theo đuổi Thái Hằng, Phạm Duy “thường dùng” Thái Thanh làm cái cớ lấy điểm với chị Thái Hằng. Mà Phạm Duy nổi tiếng với tài sáng tác nên đã nghĩ ra cách lấy điểm nhanh nhất qua con đường âm nhạc. Phạm Duy hơn Thái Thanh chục tuổi, còn Thái Hằng hơn Thái Thanh 7 tuổi. Khi anh rể tương lai chinh phục chị gái, Thái Thanh trở thành cầu nối cho Phạm Duy. Hồi đó có bài “Dòng sông xanh” – nhạc ngoại đã được Phạm Duy viết lời Việt cho THái Thanh hát để lấy điểm với cô chị Thái Hằng.

Đến 1948, Thái Hằng kết hôn với Phạm Duy, chính thức trở thành người một nhà với Thái Thanh. Và Phạm Duy cũng phát hiện ra giọng ca của em vợ rất hợp với âm nhạc của mình. Sau này, chính Phạm Duy cũng thừa nhận, trong số những người hát nhạc Phạm Duy, ông ưng nhất là Thái Thanh. Chỉ có Thái Thanh mới đủ khả năng nâng bổng nhạc của Phạm Duy lên và chỉ có nhạc của Phạm Duy mới đáng để Thái Thanh hát. Nhiều nhạc phẩm của Phạm Duy được Thái Thanh thể hiện đã trở nên bất hủ, được đón nhận suốt nhiều thập kỷ qua. 

Danh tiếng của Thái Thanh ngày càng bay cao bay xa nhờ những nhạc phẩm do anh rể sáng tác. Và đây cũng là cơ hội để cô gặp gỡ nhiều người trong giới nghệ thuật. Danh ca Thái Thanh nhanh chóng nên duyên với tài tử Lê Quỳnh. Từ sự mến mộ lẫn nhau, hai người nảy sinh tình cảm và nhanh chóng về chung một nhà. Trái ngọt của cuộc hôn nhân này là 5 người con (3 gái, 2 trai). Đó là: Ý Lan, Lê Việt, Quỳnh Dao (tức Quỳnh Hương), Thanh Loan, Lê Đạt. Trong đó có cậu út Lê Đạt không ít lần “chê” mẹ đẻ nhiều quá, “y như gái Tầu”. Nhưng Lê Đạt cũng là người kém may mắn nhất trong 5 anh chị em. Khi chào đời khỏe mạnh nhưng cơn sốt lúc 8 tháng tuổi đã khiến anh rơi vào tình trạng ốm đau triền miên và bị liệt nửa thân dưới.

Danh ca Thái Thanh được người đời ca ngợi là người mẹ hiền hết lòng vì con cái. Năm 4 tuổi, Lê Đại bị ốm, được tổ chức Terre Des Hommes đưa qua Ý chữa trị 3 năm liền, đến 1971 thì trở về Việt Nam (khi đó 7 tuổi). Từ khi sang Mỹ, Thái Thanh đảm đương vai trò làm mẹ với rất nhiều sự cố gắng và nghị lực phi thường. Bà tập lái xe dù chẳng thích thú tí nào để đưa Lê Đại đi học. Sau 2 năm học tại College Golden West, Lê Đại đã được vào đại học Long Beach. Năm 1996, anh tốt nghiệp, đi làm và có cuộc sống khá thoải mái. Về phần Thái Thanh, bà vẫn thường xuyên hỗ trợ con trai, thỉnh thoảng nấu vài món Việt Nam cho cậu ăn.



phia-sau-anh-den-san-khau-danh-ca-thai-thanh-song-the-nao-8
Cuộc hôn nhân tan vỡ với Lê Quỳnh khiến danh ca Thái Thanh một mình gồng gánh kinh tế gia đình và chăm lo cho các con

Không chỉ vất vả với Lê Đại, danh ca Thái Thanh còn tận tâm chăm sóc con gái Thanh Loan. Khi sang Mỹ, bà phát hiện con gái có dấu hiệu mắc trầm cảm. Trong thời gian tìm hiểu về bệnh của con, bà biết con không học hành bình thường như các anh chị em khác nên đã cố gắng dành nhiều thời gian để dìu dắt con gái. Bà đưa con đi làm thiện nguyện với mong muốn con được tiếp xúc nhiều hơn, trải nghiệm nhiều hơn để tìm thấy niềm vui trong cuộc sống. Nhưng khi bệnh tình của Thanh Loan chuyển nặng, bà đành ngậm ngùi nghe theo bác sĩ đưa con vào bệnh viện điều trị. Nhưng bà vẫn kiên trì đồng hành cùng con để con mau chóng trở lại cuộc sống bình thường.

Vai trò làm mẹ của 2 đứa con đau bệnh đã tôi luyện danh ca Thái Thanh thành một người phụ nữ “thép”, cứng rắn và kiên trì. Sự phi thường của Thái Thanh đã được đền đáp bằng tình cảm kính yêu của các con dành cho mẹ.

Nhạc sĩ Phạm Duy từng nói, vợ ông – ca sĩ Thái Hằng đã cho ông cảm hứng để sáng tác trường ca “Mẹ Việt Nam”. Nhưng nhiều người cũng thấy sự hiện diện rõ nét của hình bóng Thái Thanh trong đó. Những khó khăn đau khổ cũng như những thành công tốt đẹp trong đời sống Thái Thanh có lẽ đã được thể hiện trong một số lời ca của trường ca “Mẹ Việt Nam”. Điển hình như:

Để người trong nước hết buồn lại vui

Vui buồn chút lệ rơi

Vui buồn khóc lại cười

Mẹ cười mẹ bốc thành hơi

Mây từ biển lớn lên ngôi trời già

Mây tản xuống cõi đời

Mưa rửa lỗi con người…”

Khán thính giả hầu như ít người biết rằng, trong cuộc sống thường nhật, ngoài tập luyện và trình diễn, Thái Thanh còn làm tất cả mọi việc như một bà mẹ Việt Nam bình thường: đi chợ, nấu cơm khi thiếu người giúp việc, chăm sóc từ manh áo đến chuyện bài vở của con cái.

Cuộc hôn nhân tan vỡ với Lê Quỳnh từ năm 1965 đã biến Thái Thanh trở thành một người phải gồng gánh tất cả. Bà vừa làm mẹ, vừa thay cha nuôi dạy các con. Có lúc bà dịu dàng nhưng cũng có khi nghiêm khắc. Mục đích của bà là để các con nắm vững vàng kiến thức về đạo đức, văn hóa. 

Có một điều Thái Thanh giống với Phạm Duy, không đồng ý cho các con theo nghề ca hát nhưng các con đều sở hữu giọng ca thiên phú. Thái Thanh buộc các con phải học thành chuyên tâm như bao người khác. 

Nói về chuyện này, năm 1974, Thái Thanh từng chia sẻ: “Cái nghề ca hát này không dễ dàng. Dù ở địa vị số một cũng có rất nhiều khó khăn phải đương đầu, nên tôi không muốn các con tôi theo chân mình”. 

Nhưng về phần mình, Thái Thanh mê hát vô cùng. Có thể nói, Thái Thanh “sống” một cách mãnh liệt nhất là khi bà Hát: “Dù cho đang bối rối vì chuyện gì đi chăng nữa thì khi nghe tiếng đàn dạo lên mở đầu bài hát là Thái Thanh ‘nhập’ liền, tất cả mờ nhạt hết, chỉ còn nét nhạc và lời ca là đang Sống trong con người mình”.



phia-sau-anh-den-san-khau-danh-ca-thai-thanh-song-the-nao
Với ca sĩ Ý Lan, mẹ Thái Thanh chính là thần tượng lớn nhất trong đời cô (Ảnh: Ý Lan bến trái và mẹ Thái Hằng bên phải)

Tình yêu ca hát bất diệt và tinh thần thép khi chăm con của Thái Thanh đã trở thành nguồn cảm hứng bất tận dành cho các con. Ý Lan – con cả của Thái Thanh luôn coi bà là thần tượng trong cuộc sống và âm nhạc. Ý Lan từng tâm sự: “Mẹ tôi là một người đàn bà tình cảm và rất can đản. Suốt thời thơ ấu cho đến khi trưởng thành, hình ảnh của mẹ Thái Thanh âu yếm, chăm sóc và yêu thương các con đã ảnh hưởng đến tôi rất nhiều khi tôi làm mẹ. Tình cảm thiêng liêng của mẹ dành cho tôi là niềm hạnh phúc và cả sự may mắn vô bờ bến”.

Sự nổi tiếng của bố Lê Quỳnh và mẹ Thái Thanh chính là một gia tài dành cho con gái. Ý Lan trở thành ca sĩ như ngày hôm nay nhờ có cả hai yếu tố quan trọng của bố mẹ đã để lại trong dòng máu Ý Lan. Cô từng chia sẻ: “Tôi có tiếng hát và kỹ thuật hát thừa hưởng từ mẹ, còn kỹ thuật trình diễn được thừa hưởng từ bố”.

Ngoài âm nhạc, Thái Thanh sống rất đỗi đàn bà với hình ảnh một bà mẹ, một người nội trợ thích nấu ăn, một phụ nữ thích mặc đẹp, ăn ngon , kể cả ăn quà vặt. Ở tuổi 70, bà vẫn cần mẫn làm các món dưa chua, củ cải ngâm nước mắt, thịt đông… Thái Thanh vẫn say sưa làm các món ăn miền Bắc cho bản thân và các con. Thái Thanh chú tâm đến chuyện nấu nướng giống như khi đứng trên sân khấu chú tâm cho việc hát vậy. 

Như Thái Thanh tâm sự về cách ứng xử với cây hoa lan: “Cư xử với cây khó lắm, nhất là hoa lan, không như cư xử với người đâu. Nếu mình không chăm sóc tử tế, không khéo, không làm đúng những gì mình phải làm, thì cây nó bỏ đi. Còn với người, người ta sẵn sàng chịu đựng nhau, đôi khi người ta giả dối dể vẫn liên lạc với nhau vì những điều gì đó. Còn với cây, mình có yêu cây thì cây mới ở lại với mình”.



Theo Amnhac.net

Các bài viết khác:
Nhạc sĩ Dương Thiệu Tước: Gửi hồn dân tộc trên điệu Tây phương
Nhạc sĩ Dương Thiệu Tước: Gửi hồn dân tộc trên điệu Tây phương
[ad_1] HỒ SƠ TIỂU SỬ NHẠC SĨ DƯƠNG THIỆU TƯỚC Tên khai sinh: Dương Thiệu Tước Ngày sinh: 1915 - 1995 Quê quán: làng Vân Đình, Hà Nội Nghề nghiệp:...

Ca khúc “Tiếng dân chài” của nhạc sĩ Phạm Đình Chương: Bức tranh siêu đẹp về cảnh lao động hăng say của người cần lao miền biển
Ca khúc “Tiếng dân chài” của nhạc sĩ Phạm Đình Chương: Bức tranh siêu đẹp về cảnh lao động hăng say của người cần lao miền biển
[ad_1] CA KHÚC "TIẾNG DÂN CHÀI" Sáng tác: Phạm Đình Chương Thể loại: Nhạc tiền chiến Năm ra đời: 1950 Ca sĩ thể hiện tiêu biểu: Ban hợp ca Thăng...

Hoàn cảnh ra đời “Thương tình ca”: Bản tình ca đích thực gắn với mối tình cao thượng nhất đời Phạm Duy
Hoàn cảnh ra đời “Thương tình ca”: Bản tình ca đích thực gắn với mối tình cao thượng nhất đời Phạm Duy
[ad_1] CA KHÚC "THƯƠNG TÌNH CA" Tên ca khúc: Thương tình ca Nhạc sĩ sáng tác: Phạm Duy Thể loại: Trữ tình Năm ra đời: 1956 Ca khúc "Thương tình...

Giải mã ý nghĩa khác biệt giữa 2 câu hát “trốn phong ba” và “chốn phong ba” trong ca khúc “Thành phố buồn”
Giải mã ý nghĩa khác biệt giữa 2 câu hát “trốn phong ba” và “chốn phong ba” trong ca khúc “Thành phố buồn”
[ad_1] THÔNG TIN CA KHÚC "THÀNH PHỐ BUỒN" Tên ca khúc: Thành phố buồn Nhạc sĩ sáng tác: Lam Phương Năm phát hành: 1970 Thể loại: Nhạc vàng Ca sĩ...

ÂM NHẠC TRONG XÃ HỘI MỚI
ÂM NHẠC TRONG XÃ HỘI MỚI
[ad_1] Âm nhạc là một phần của cuộc sống. Âm nhạc bây giờ nó không chỉ là nghe để giải trí, nghe để đã tai mà nó còn là một...

NHỊP LẤY ĐÀ LÀ GÌ? VÍ DỤ VỀ NHỊP LẤY ĐÀ
NHỊP LẤY ĐÀ LÀ GÌ? VÍ DỤ VỀ NHỊP LẤY ĐÀ
[ad_1] Nhịp lấy đà là gì? Nhịp lấy đà là ô nhịp đầu tiên trong bản nhạc không đủ số phách theo quy định của số chỉ nhịp. Sự khác nhau...

Những điều thú vị về “Giọt lệ cho ngàn sau”- CD ăn khách và nổi tiếng nhất của làng nhạc hải ngoại
Những điều thú vị về “Giọt lệ cho ngàn sau”- CD ăn khách và nổi tiếng nhất của làng nhạc hải ngoại
[ad_1] CD "GIỌT LỆ CHO NGÀN SAU" "Giọt lệ cho ngàn sau" là album của danh ca Tuấn Ngọc, tập hợp 10 tình khúc được viết bởi nhạc sĩ Từ...

ROYAL MATSUOKA – THƯƠNG HIỆU GUITAR NHẬT BẢN ĐƯỢC YÊU THÍCH TẠI VIỆT NAM
ROYAL MATSUOKA – THƯƠNG HIỆU GUITAR NHẬT BẢN ĐƯỢC YÊU THÍCH TẠI VIỆT NAM
[ad_1] Ryoji Matsuoka là một trong những bậc thầy làm đàn guitar nổi tiếng ở Nhật chuyên sản xuất và gia công dòng đàn Classic (đàn gắn dây nylon). Chính...

Nhạc sĩ Hoàng Nguyên: Người “đội vương miện” cho nhan sắc Đà Lạt
Nhạc sĩ Hoàng Nguyên: Người “đội vương miện” cho nhan sắc Đà Lạt
[ad_1] HỒ SƠ TIỂU SỬ NHẠC SĨ HOÀNG NGUYÊN Tên thật: Cao Cự Phúc Nghệ danh: Hoàng Nguyên Ngày sinh: 1930 - 1973 Quê quán: xã Diễn Bình, huyện Diễn...

HỢP ÂM CHẶN TRÊN GUITAR – CÓ THỂ BẠN CHƯA BIẾT
HỢP ÂM CHẶN TRÊN GUITAR – CÓ THỂ BẠN CHƯA BIẾT
[ad_1] Hầu hết các nhạc cụ dây có phím đàn như guitar đều có hợp âm chặn và chúng thực sự gây đau tay. Tuy nhiên, chúng giúp bạn hiểu rõ...

ÂM NHẠC THỜI KỲ LÃNG MẠN (1820-1910)
ÂM NHẠC THỜI KỲ LÃNG MẠN (1820-1910)
[ad_1] Thời kỳ đầuĐầu thế kỷ 19, các tác phẩm âm nhạc của trường phái cổ điển Vienna với những tên tuổi như Haydn, Mozart, Beethoven chiếm lĩnh toàn bộ...

Chân dung người vợ tào khang đứng sau đời nghệ thuật thăng hoa của nhạc sĩ Huy Du
Chân dung người vợ tào khang đứng sau đời nghệ thuật thăng hoa của nhạc sĩ Huy Du
[ad_1] Gần 50 năm gắn bó, PGS TS, nhạc sĩ Nguyễn Thị Nhung không chỉ là người vợ, còn là người bạn, người đồng nghiệp thân thiết giúp nhạc sĩ...

Ca khúc “Nghìn trùng xa cách”: Tuyệt phẩm về “mối tình đồng trinh duy nhất” của nhạc sĩ Phạm Duy
Ca khúc “Nghìn trùng xa cách”: Tuyệt phẩm về “mối tình đồng trinh duy nhất” của nhạc sĩ Phạm Duy
[ad_1] VỀ CA KHÚC NGHÌN TRÙNG XA CÁCH Tên ca khúc: Nghìn trùng xa cách Nhạc sĩ sáng tác: Phạm Duy Thể loại: Nhạc trữ tình Năm ra đời: 1968...

CUỘC ĐỜI VÀ SỰ NGHIỆP CỦA UMBERTO GIORDANO (1867-1948)
CUỘC ĐỜI VÀ SỰ NGHIỆP CỦA UMBERTO GIORDANO (1867-1948)
[ad_1] Khi nói đến opera verismo (chân thực) – trường phái opera bao trùm lên nước Ý vào những năm cuối thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20 với...

Nhạc sĩ Hoàng Quý: Người tài mệnh yểu đã đi cùng dân tộc đến hơi thở cuối cùng
Nhạc sĩ Hoàng Quý: Người tài mệnh yểu đã đi cùng dân tộc đến hơi thở cuối cùng
[ad_1] HỒ SƠ TIỂU SỬ NHẠC SĨ HOÀNG QUÝ Tên thật: Hoàng Kim Hải sau đổi thành Hoàng Kim Quý Nghệ danh: Hoàng Quý Năm sinh: 1920 Năm mất: 1946...