Chuyện tình danh ca Bạch Yến: Từ chối người đàn ông Tây giàu có để lấy chàng nhạc sĩ vô danh


Danh ca Bạch Yến tên đầy đủ là Quách Thị Bạch Yến, sinh năm 1942 tại Sóc Trăng. Vừa lên 10 tuổi, bà đã bước chân lên sân khấu biểu diễn. Năm 15 tuổi, bà trở thành ngôi sao lừng lẫy đất Sài Gòn với ca khúc “Đêm đông” của nhạc sĩ Nguyễn Văn Thương. 

Danh  ca Bạch Yến là bảo chứng cho các chương trình ca nhạc ở Sài Gòn. Bà còn có cơ hội đi lưu diễn ở nhiều quốc gia trên thế giới,. Năm 1965, bà được mời sang Mỹ diễn dài ngày, được xuất hiện trên truyền hình Mỹ và phát hành dĩa nhạc tại Mỹ. Tên tuổi của bà được xem là biểu tượng giải trí của phương Đông.

Danh ca Bạch Yến từng tham gia Environment Show – chương trình ăn khách nhất của nước Mỹ thời ấy. Bà được đứng chung sân khấu với những tên tuổi đình đám toàn cầu như The Beatles, Bob Hoge, Bing Crosby, Pat Boone, Rolling Stones… Bên cạnh việc hát các ca khúc tiếng Việt, danh ca Bạch Yến còn tạo được bất ngờ khi hát tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Ý, Tây Ban Nha. 



chuyen-tinh-danh-ca-bach-yen-voi-nhac-si-tran-quang-hai-0
Có lẽ đến tận bây giờ cũng không có ca sĩ Việt Nam nào được trọng vọng như danh ca Bạch Yến thời thanh xuân

Nói về nghiệp ca hát của mình, danh ca Bạch Yến từng chia sẻ: “Số mệnh không tự mình định đoạt được. Tôi bước lên sân khấu như một định mệnh. Và thật kỳ diệu là suốt từ đó tới giờ, tôi chỉ có hát, không làm thêm bất kỳ công việc nào khác. Nghề biểu diễn thực sự rất khắt khe, đứng không vững một chút thôi là sụt xuống, mất chỗ, hát kém hay, hoặc kém đẹp đi một chút là lập tức sẽ có người thay thế. Vậy nên tôi tự mình khổ luyện và giữ gìn”.

Trên sân khấu, bà là giọng ca vàng được triệu người mến mộ, còn khi ánh đèn tắt đi, bà là thiếu nữ xinh đẹp, là người tình trong mộng của nhiều quý ông. Danh ca Bạch Yến chính là nhân vật trữ tình trong các ca khúc nổi tiếng của nhạc sĩ Lam Phương: Kiếp tha hương, Tình bơ vơ, Em đi rồi, Cho em thêm tuổi ngọc…

Tất cả những người đàn ông thầm thương trộm nhớ đó, không ai khiến bà rung động. Danh ca Bạch Yến tâm sự: “Thời trẻ khi hát ở Mỹ, Pháp, tôi được rất nhiều người theo, người mình có người nước ngoài có. Nhưng hình như họ đều chỉ yêu bề ngoài và danh tiếng của tôi nên lần nào tôi cũng yêu trật”. 

Năm ấy, có người đàn ông Mỹ là chủ của 6 đài truyền hình ở miền trung tây nước này theo đuổi tôi quyết liệt, muốn xin cưới hỏi. Nếu tôi đồng ý, ông ấy sẽ lo cho cả gia đình tôi. Tôi muốn cái gì sẽ được cái đó. Nhưng tôi từ chối và giải thích: “Tôi yêu anh chưa đủ để cưới anh!”. Tôi từ chối nhiều người Tây vì không muốn lấy chồng nước ngoài nhưng khi yêu người Việt thì người ta toàn làm tôi khổ”.

Vậy mà duyên phận run rủi thế nào, nữ danh ca vạn người mê lại rơi vào lưới tình với người đàn ông Việt không mấy điển trai – nhạc sĩ Trần Quang Hải. Vào năm 1978, danh ca Bạch Yến tình cờ gặp nhạc sĩ Trần Quang Hải ở một chương trình ca nhạc. Lúc ấy, ngoài lời giới thiệu “con trai của Trần Văn Khê” thì nhạc sĩ Quang Hải gần như vô danh. Vậy điều gì đã khiến danh ca Bạch Yến nhận lời cầu hôn của nhạc sĩ Quang Hải chỉ sau một ngày hẹn hò?

Danh ca Bạch Yến chia sẻ, lúc ấy, nhạc sĩ Trần Quang Hải vừa ly dị vợ và một mình nuôi con gái 5 tuổi. Nhạc sĩ Trần Quang Hải khi đó 34 tuổi nhưng gầy gò như cậu trai 16 – 17 tuổi. Cuộc gặp gỡ chớp nhoáng bên cánh gà sân khấu, danh ca Bạch Yến hỏi thăm nhạc sĩ Trần Quang Khải đúng 2 câu, một câu về người cha – giáo sư Trần Văn Khê và một câu về đứa con gái 5 tuổi. Ấy thế mà, nhạc sĩ Trần Quang Hải bâng khuâng xúc động. Hết show diễn, nhạc sĩ Trần Quang Hải chạy đi tìm danh ca Bạch Yến để mời bữa cơm tối.



chuyen-tinh-danh-ca-bach-yen-voi-nhac-si-tran-quang-hai-9
Danh ca Bạch Yến có cuộc hôn nhân hạnh phúc bên nhạc sĩ Trần Quang Hải

Lần thứ 2 hội ngộ sau một ngày, nhạc sĩ Trần Quang Hải đã ầu hồn kiểu độc đáo nhất trần gian. Ông nắm bàn tay của nữ danh ca Bạch Yến và thủ thỉ: “Bàn tay Bạch Yến đẹp quá. Nếu được cho tôi xin rước về nhà”. Cứ ngỡ nhạc sĩ Trần Quang Hải nói đùa, danh ca Bạch Yến gật đầu.

Danh ca Bạch Yến và nhạc sĩ Trần Quang Hải không có con chung nhung con gái riêng của chồng lại chăm bà như mẹ đẻ. Lúc sinh thời, giáo sư Trần Vă Khê rất tự hào về con dấu Bạch Yến và dành không ít lời khen ngợi: “Mỗi khi cất giọng, Bạch Yến hát lên tiếng Việt trong sáng nhất và hồn Việt tươi trẻ nhất”.

Bây giờ, nhạc sĩ Trần Quang Hải không còn nữa nhưng hình bóng của ông vẫn còn nguyên trong tâm trí danh ca Bạch Yến. Bà nói về người chồng nhỏ hơn 2 tuổi: “Trong mắt tôi, anh Trần Quang Hải là một bậc thầy âm nhạc. Nhờ làm vợ anh, mà tôi càng thêm hiểu, càng thêm yêu âm nhạc truyền thống của dân tộc Việt Nam. Tôi đi xách đàn cho chồng để học hỏi thêm từ anh. Nói nôm na, tôi bỏ nhiều thời gian và dồn tâm trí để “kho nồi cá kho” thuần Việt, bằng nước mắm chứ không bằng bột nêm Maggi, tôi nêm hành lá chứ không thêm bơ vào nồi cá… Đó thực sự là sự chuyển mình đầy khó khan, nhưng cực kỳ thú vị.

Chúng tôi sống chủ yếu ở nước ngoài, nhưng những công trình nghiên cứu và những tiết mục biểu diễn của anh Trần Quang Hải vẫn chất chứa sâu nặng ân tình quê hương. Anh Trần Quang Hải đã tiếp nối con đường của cha mình – giáo sư Trần Văn Khê để đưa vẻ đẹp và văn hóa Việt Nam giao lưu và khẳng định vị trí trên thế giới”.



Theo Amnhac.net

Các bài viết khác:
Tượng đài âm nhạc Lưu Hữu Phước và 2 bài hát bất hủ về Bác Hồ kính yêu
Tượng đài âm nhạc Lưu Hữu Phước và 2 bài hát bất hủ về Bác Hồ kính yêu
[ad_1] Nhạc sĩ Lưu Hữu Phước là một nhà hoạt động chính trị lỗi lạc, có nhiều đóng góp cho sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc. Đặc biệt,...

“Phút cuối” – Lời tuyệt vọng nhạc sĩ Lam Phương viết cho đoạn tình oan trái
“Phút cuối” – Lời tuyệt vọng nhạc sĩ Lam Phương viết cho đoạn tình oan trái
[ad_1] CA KHÚC “PHÚT CUỐI” Tên các khúc: Phút cuối Nhạc sĩ sáng tác: Lam Phương Năm phát thành: 1971 Ca sĩ trình bày tiêu biểu: Túy Hồng – Diên...

“Người ngoài phố” – Bản tình ca bất hủ ra đời từ cảnh… không có tiền sắm Tết?
“Người ngoài phố” – Bản tình ca bất hủ ra đời từ cảnh… không có tiền sắm Tết?
[ad_1] CA KHÚC "NGƯỜI NGOÀI PHỐ" Tác giả: Anh Việt Thu Thể loại: Quê hương  Năm ra đời: Cuối thập niên 1960 Ca sĩ thể hiện tiêu biểu: Thanh Tuyền,...

Nhạc sĩ Từ Công Phụng và ca sĩ Từ Dung: Trai tài gặp giai nhân giúp nền tân nhạc có thêm cặp song ca ăn khách
Nhạc sĩ Từ Công Phụng và ca sĩ Từ Dung: Trai tài gặp giai nhân giúp nền tân nhạc có thêm cặp song ca ăn khách
[ad_1] Tài và sắc đã trói buộc Từ Công Phụng và Từ Dung vào nhau, để họ nên vợ thành chồng. Và nền tân nhạc có thêm một cặp song...

Nhạc sĩ Song Ngọc: Sống tận hiến với cuộc đời nghệ thuật đầy rực rỡ
Nhạc sĩ Song Ngọc: Sống tận hiến với cuộc đời nghệ thuật đầy rực rỡ
[ad_1] HỒ SƠ TIỂU SỬ NHẠC SĨ SONG NGỌC Tên thật: Nguyễn Ngọc Thương Nghệ danh: Song Ngọc, Hàn Sinh, Nguyên Hà, Hoàng Ngọc Anh, Anh Tuyến và Phương Sinh...

“Rong chơi cuối trời quên lãng” bản nhạc tình đau thương của Hoàng Thi Thơ
“Rong chơi cuối trời quên lãng” bản nhạc tình đau thương của Hoàng Thi Thơ
[ad_1] CA KHÚC "RONG CHƠI CUỐI TRỜI QUÊN LÃNG” Tên các khúc: Rong chơi cuối trời quên lãng  Nhạc sĩ: Hoàng Thi Thơ Năm phát thành: trước năm 1975 Ca...

LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN DÂY ĐÀN GUITAR CLASSICAL
LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN DÂY ĐÀN GUITAR CLASSICAL
[ad_1] Dây đàn guitar classic (cổ điển) là loại dây đàn được sử dụng cho đàn guitar classic. Nếu dây đàn guitar acoustic modern và dây đàn guitar điện được...

Vài thông tin hay về “Người tình mùa đông” – nhạc phẩm làm nên tên tuổi ca sĩ Như Quỳnh
Vài thông tin hay về “Người tình mùa đông” – nhạc phẩm làm nên tên tuổi ca sĩ Như Quỳnh
[ad_1] CA KHÚC "NGƯỜI TÌNH MÙA ĐÔNG" Nguyên tác: Miyuki Nakajima Lời Việt "Người tình mùa đông": Anh Bằng Lời Việt "Thuyền tình trên sông": Khúc Lan Lời Việt "Còn...

Bài báo cũ năm 1957 về Thái Hằng: Phẩm chất của một danh ca và sự điềm đạm, duyên dáng của người phụ nữ ở độ tuổi chín muồi
Bài báo cũ năm 1957 về Thái Hằng: Phẩm chất của một danh ca và sự điềm đạm, duyên dáng của người phụ nữ ở độ tuổi chín muồi
[ad_1] Danh ca Thái Hằng (tên thật là Phạm Thị Quang Thái) là người vợ tào khang của nhạc sĩ Phạm Duy và là thân mẫu của các ca sĩ...

CUỘC ĐỜI VÀ SỰ NGHIỆP CỦA ARNOLD BAX (1883 – 1953)
CUỘC ĐỜI VÀ SỰ NGHIỆP CỦA ARNOLD BAX (1883 – 1953)
[ad_1] Tên đầy đủ của Sir Arnold Bax là Arnold Edward Trevor Bax.Ông sinh ngày 8 tháng 12 năm 1883 tại Streatham, London, Anh Quốc và mất ngày 3 tháng...

3 KIẾN THỨC CẦN THIẾT KHI MUA ĐÀN CLASSIC
3 KIẾN THỨC CẦN THIẾT KHI MUA ĐÀN CLASSIC
[ad_1] Đối với những người mới học chơi đàn thì không thể bỏ qua việc sở hữu một cây đàn guitar classic cao cấp với thiết kế cổ điển, âm...

Vì sao ban nhạc anh chị em nhà họ Phạm lại chọn cái tên “Thăng Long”?
Vì sao ban nhạc anh chị em nhà họ Phạm lại chọn cái tên “Thăng Long”?
[ad_1] Thông tin cơ bản về ban hợp ca Thăng Long Thành lập: 1949 tại Hà Nội Thể loại: Nhạc tiền chiến Hoạt động sôi nổi: Thập niên 1950 Ca...

Top 3 ca khúc hay nhất của ca sĩ Thế Sơn
Top 3 ca khúc hay nhất của ca sĩ Thế Sơn
[ad_1] Ca sĩ Thế Sơn là một giọng ca nhạc vàng bolero nổi tiếng, có không ít ca khúc hit được khán thính giả yêu mến. Nguồn: Internet Ca sĩ...

Nhạc sĩ Lữ Liên và “gia đình nghệ thuật” nổi tiếng
Nhạc sĩ Lữ Liên và “gia đình nghệ thuật” nổi tiếng
[ad_1] Nhạc sĩ Lữ Liên (1917 - 2012) tên thật là Lữ Văn Liên,  quê ở Hải Phòng. Ông từng theo học tại trường THPT Tiên Lãng và tốt nghiệp...

Nhạc sĩ Dương Thiệu Tước: Gửi hồn dân tộc trên điệu Tây phương
Nhạc sĩ Dương Thiệu Tước: Gửi hồn dân tộc trên điệu Tây phương
[ad_1] HỒ SƠ TIỂU SỬ NHẠC SĨ DƯƠNG THIỆU TƯỚC Tên khai sinh: Dương Thiệu Tước Ngày sinh: 1915 - 1995 Quê quán: làng Vân Đình, Hà Nội Nghề nghiệp:...