“Sông quê” – nhạc phẩm đầu tiên đưa Phi Nhung đến với khán giả yêu nhạc


Sau 5 năm lăn lội với nghề (làm ca sĩ hát lót, đi bán dĩa nhạc dạo để quảng bá tên tuổi), Phi Nhung lần đầu tiên được giới thiệu đến khán giả thông qua ca khúc “Sông quê” ở sân khấu Hollywood Night 15.

Âm nhạc
Nguồn: Internet

Phi Nhung tên thật là Phạm Phi Nhung, sinh ngày 10/4/1972 tại Pleiku. Nữ ca sĩ là kết quả của mối tình giữa một thiếu nữ Pleiku và người lính Mỹ đồn trú tại đây. 

Từ khi sinh ra, Phi Nhung chưa một lần được thấy mặt cha đẻ. Mẹ cô đi lấy chồng và có thêm 5 người con nữa. 

Phi Nhung được để lại sinh sống với ông bà ngoại và thường bị người khác bị dè bỉu, hắt hủi, coi thường. Cô chịu đựng như thế cho đến khi được mẹ đón về ở cùng cha dượng và 5 đứa em cùng mẹ khác cha. Tưởng rằng cuộc đời sẽ thay đổi từ đây, nhưng một tai nạn giao thông đã cướp đi. Phi Nhung trở thành trẻ mồ côi khi mới 10 tuổi.

Cha dượng đi lấy vợ mới, Phi Nhung và 5 người em phải chuyển về ở cùng ông bà ngoại. Cô bé 10 tuổi gồng mình trở thành “người mẹ”. Trong khi các bạn cùng trang lứa được đến lớp, sống hồn nhiên vui tươi thì cô phải bỏ học đi làm thêm phụ ông bà nuôi các em.



song-que-ca-khuc-dau-tien-dua-phi-nhung-den-voi-khan-gia-0
Hình ảnh xinh đẹp của cố ca sĩ Phi Nhung ngày trẻ

Tháng 10/1989, Phi Nhung chuyển đến Tampa (Florida, Mỹ) theo diện con lai, sống cùng dì ruột. Tại xứ người, cô trải qua nhiều công việc tay chân như quét dọn, bồi bàn, may vá… để kiếm tiền.

Mặc dù không được ăn học đến nơi đến chốn nhưng cô may mắn được trời phú cho giọng ca đặc biệt. Và ngay từ nhỏ cô đã thích nghe các bài cải lương, dân ca – điều này đã được thể hiện trong những nhạc phẩm cô hát sau này.

Tại trời Mỹ, Phi Nhung vẫn nuôi ước mơ được trở thành ca sĩ. Và thật may mắn khi cô gặp được Trizzie Phương Trinh (một ca sĩ nổi tiếng thời đó – vợ cũ ca sĩ Bằng Kiều). Nhận thấy tài năng của Phi Nhung, Trizzie đã khuyên cô chuyển tới California để hiện thực hóa ước mơ. 

Sau nhiều trăn trở, cuối năm 1993, Phi Nhung quyết định chuyển tới quận Cam (bang California) và bắt đầu thực hiện giấc mơ ca sĩ. Trong suốt 5 năm đầu tiên, Phi Nhung chấp nhận làm ca sĩ hát lót, đi bán băng đĩa dạo để quảng bá giọng hát của mình.

Phải đến năm 1997, Phi Nhung mới chính thức được giới thiệu. Cụ thể, tại Hollywood Night 15 mang chủ đề “Mười năm áo tím” với sự tham gia của nhiều ca sĩ hải ngoại nổi tiếng như Ngọc Lan, Chế Linh, Thanh Tuyền, Ý Lan, Thanh Lan… Tại show này, Phi Nhung được giới thiệu là ca sĩ mới, song ca cùng Thái Châu trong ca khúc “Sông quê” của nhạc sĩ Đynh Trầm Ca.

Hollywood Night 15 chính là sân khấu đầu tiên mà khán giả yêu nhạc hải ngoại được chứng kiến hình ảnh cô ca sĩ trẻ lai Tây xuất hiện trong chiếc áo dài trắng tinh khôi với chất giọng ngọt ngào, chân chất mang đậm âm hưởng dân ca Nam Bộ. 



song-que-ca-khuc-dau-tien-dua-phi-nhung-den-voi-khan-gia-7
“Sông quê” là tuyệt phẩm đưa tên tuổi của Phi Nhung đến với khán giả yêu nhạc

Từ giọng ca của Phi Nhung, một nỗi hoài niệm về thân phận của những người con xa xứ hiện lên thập đẹp nhưng cũng thật buồn: “Nhánh mù u, con bướm vàng không đậu, câu ca từ thời thơ dại ru sang, sông quê trường làng con đò trên cát lở, cũng vì em xa mà thành điệu nhớ nao lòng…”. 

Hình ảnh cô ca sĩ trẻ trong tà áo dài trắng tinh khôi và những lời ca trong nhạc phẩm “Sông quê” nhanh chóng trở thành hiện tượng, được người yêu nhạc thời đó đón nhận nồng nhiệt. 

“Sông quê” chính là ca khúc đầu tiên đưa Phi Nhung đến với khán giả yêu nhạc hải ngoại. “Sông quê” cũng là ca khúc đánh dấu sự bắt đầu cho một hành trình ca nhạc đầy rực rỡ của Phi Nhung sau này.

Nhờ sự thành công vang dội đó, ca khúc “Sông quê” được gọi là “Sông quê 1” để phân biệt với ca khúc “Sông quê” tiếp theo cũng do nhạc sĩ Đuynh Trầm Ca sáng tác. 

Ca khúc “Sông quê 2” tiếp tục do Thái Châu – Phi Nhung thể hiện. Ca khúc này cũng rất ăn khách trên thị trường âm nhạc, đưa Phi Nhung trở thành một trong những giọng ca hàng đầu hải ngoại, thể hiện thành công các ca khúc mang âm hưởng dân ca Nam Bộ. 



Theo Amnhac.net

Các bài viết khác:
Ca khúc “Xóm đêm” của Phạm Đình Chương: Bức tranh tả thực đời sống nghèo khó bên cạnh phồn hoa đô thị
Ca khúc “Xóm đêm” của Phạm Đình Chương: Bức tranh tả thực đời sống nghèo khó bên cạnh phồn hoa đô thị
[ad_1] CA KHÚC "XÓM ĐÊM" Sáng tác: Phạm Đình Chương Thể loại: Nhạc quê hương Năm ra đời: 1955 Ca sĩ thể hiện tiêu biểu: Thái Thanh và Ban hợp...

Nhạc sĩ Nhật Bằng – người góp công tạo nên một nền âm nhạc phong phú
Nhạc sĩ Nhật Bằng – người góp công tạo nên một nền âm nhạc phong phú
[ad_1] HỒ SƠ TIỂU SỬ NHẠC SĨ NHẬT BẰNG Tên thật: Nguyễn Nhật Bằng Nghệ danh: Nhật Bằng Năm sinh - năm mất: 1930 - 2004 Quê quán: Hà Nội...

Giải mã lý do Thái Thanh được xưng tụng là “đệ nhất danh ca”
Giải mã lý do Thái Thanh được xưng tụng là “đệ nhất danh ca”
[ad_1] Thái Thanh (tên thật là Phạm Thị Băng Thanh) sinh năm 1934 tại Hà Nội, trong gia đình nghệ thuật (chị gái là danh ca Thái Hằng, anh rể...

Top 3 ca khúc nhạc cách mạng hay nhất của NSND Thanh Huyền
Top 3 ca khúc nhạc cách mạng hay nhất của NSND Thanh Huyền
[ad_1] NSND Thanh Huyền là một trong những giọng ca nức tiếng thập niên 1960-1980, rất được yêu thích với những màn biểu diễn ca khúc nhạc cách mạng. Amnhac.net...

NSND Bảy Nam: Một đời quá đỗi vinh quang nhưng cũng lắm thăng trầm của “tổ nghề” cải lương
NSND Bảy Nam: Một đời quá đỗi vinh quang nhưng cũng lắm thăng trầm của “tổ nghề” cải lương
[ad_1] HỒ SƠ - TIỂU SỬ NGHỆ SĨ BẢY NAM Tên thật: Lê Thị Nam. Nghệ danh: Bảy Nam. Ngày sinh: 10/07/1913 - Ngày mất: 18/08/2004. Quê quán: Tiền Giang....

Nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9: Tất cả danh vọng bắt đầu từ “Không”
Nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9: Tất cả danh vọng bắt đầu từ “Không”
[ad_1] HỒ SƠ TIỂU SỬ NHẠC SĨ NGUYỄN ÁNH 9 Tên thật: Nguyễn Đình Ánh Nghệ danh: Nguyễn Ánh 9 Ngày sinh: 1940 - 2016 Quê quán: Ninh Thuận Nghề...

Phạm Đình Chương và những nhạc phẩm phổ thơ Thanh Tâm Tuyền: Tâm đắc hơn cả các ca khúc bất hủ!
Phạm Đình Chương và những nhạc phẩm phổ thơ Thanh Tâm Tuyền: Tâm đắc hơn cả các ca khúc bất hủ!
[ad_1] Lúc sinh thời Phạm Đình Chương cho rằng, ông tâm đắc nhất không phải là những ca khúc nổi tiếng mà là các bài hát được phổ nhạc từ...

“Đêm cuối cùng” – nhạc phẩm khởi đầu cho giai đoạn sáng tác toàn bi ca của Phạm Đình Chương
“Đêm cuối cùng” – nhạc phẩm khởi đầu cho giai đoạn sáng tác toàn bi ca của Phạm Đình Chương
[ad_1] CA KHÚC "ĐOẠN CUỐI CÙNG" Sáng tác: Phạm Đình Chương Thể loại: Nhạc trữ tình Năm ra đời: Đầu thập niên 1960 Ca sĩ thể hiện tiêu biểu: Thái...

Tuấn Vũ – Sơn Tuyền: Cặp song ca tiêu biểu của nhạc vàng thập niên 1990
Tuấn Vũ – Sơn Tuyền: Cặp song ca tiêu biểu của nhạc vàng thập niên 1990
[ad_1] Tuấn Vũ - Sơn Tuyền là cặp song ca nổi đình nổi đám ở thập niên 1990 với những nhạc phẩm bất hủ như: Vườn tao ngộ, Tình ca...

Nhạc sĩ Vũ Đức Sao Biển: Một “vầng trăng sáng”, một tấm chân tình dành cho nghệ thuật
Nhạc sĩ Vũ Đức Sao Biển: Một “vầng trăng sáng”, một tấm chân tình dành cho nghệ thuật
[ad_1] HỒ SƠ TIỂU SỬ NHẠC SĨ VŨ ĐỨC SAO BIỂN Tên thật: Võ Hợi Nghệ danh: Vũ Đức Sao Biển, Đồ Bì, Đinh Ba, Mạc Đại Năm sinh -...

Ads Bottom