Trường ca “Hội trùng dương” – Tuyệt tác tân nhạc ca tụng một Việt Nam can trường, bất khuất


TRƯỜNG CA “HỘI TRÙNG DƯƠNG”

  • Sáng tác: Phạm Đình Chương
  • Thể loại: Trường ca
  • Năm phát hành: 29/7/1954
  • Ca sĩ thể hiện tiêu biểu: Ban hợp ca Thăng Long

Trường ca “Hội trùng dương” ra đời trong hoàn cảnh nào?

Phạm Đình Chương là một trong những nhạc sĩ tiêu biểu của tân nhạc Việt Nam. Bên cạnh các ca khúc nhạc tiền chiến, tình khúc, ông còn có một tác phẩm trường ca để đời mang tên “Hội trùng dương”. Nhiều người xếp “Hội trùng dương” ngang hàng với các bản trường ca nổi tiếng như “Sông Lô” của Văn Cao hay “Hòn vọng phu” của Lê Thương. 

Theo các tư liệu âm nhạc, trường ca “Hội trùng dương” được nhạc sĩ Phạm Đình Chương sáng tác và hoàn thiện trong gần 4 năm. Ngày 29/7/1954, Nhà xuất bản An Phú (số 163 Lê Lợi) cho xuất bản tác phẩm “Hội trùng dương”, không lâu sau khi Hiệp định Giơnevơ được ký kết.

Trong nhan đề tờ nhạc bướm gốc của An Phú, trường ca này gồm 3 phiên khúc, tức 3 phần:

– “Hội trùng dương: Phần thứ nhất – Tiếng sông Hồng” (số hiệu A.P.161)

– “Hội trùng dương: Phần thứ hai – Tiếng sông Hương” (số hiệu A.P.162)

– “Hội trùng dương: Phần thứ ba – Tiếng Cửu Long”[note 1] (số hiệu A.P.163)



hoan-canh-ra-doi-va-y-nghia-truong-ca-hoi-trung-duong-9
Bìa tờ nhạc trường ca “Hội trùng dương”

Thông qua trường ca “Hội trùng dương”, nhạc sĩ Phạm Đình Chương muốn nói lên tâm tư của những dòng sông trôi về viển mẹ. “Tiếng sông Hồng” thiết tha với những âm thanh quan họ Bắc Bộ. “Tiếng sông Hương” da diết với những đồng vọng giọng hò xứ Huế. “Tiếng Cửu Long” vui tươi với những tiếng dân ca mộc mạc của người miền Tây sông nước.

Về trình diễn, trước 1975, Ban hợp ca Thăng Long trình bày cả 3 phần “Hội trùng dương” trong chương trình “Sơn Ca 10” của hãng dĩa Sơn Ca. Đến năm 1993, danh ca Thái Thanh ra album “Hội trùng dương” (Diễm xưa 40), mở đầu là trường ca. 

Sang năm 2001, ca sĩ Ánh Tuyết biểu diễn tại nhà hát Bến Thành (TP. HCM) và thu âm trực tiếp trường ca vào album chủ đề “Hội trùng dương” (Hãng phim Trẻ). Năm 2005, ca sĩ Đức Tuấn phát hành bản thu “Hội trùng dương” trong album “Đôi mắt người Sơn Tây” (Phương Nam Phim). 

Ngoài ra, trường ca “Hội trùng dương” còn xuất hiện trong các chương trình của Trung tâm Asia, Paris By Night từ năm 2000 đến 2018.

Trường “Hội trùng dương” – Tuyệt tác của tân nhạc Việt Nam

Trường ca “Hội trùng dương” mang âm hưởng dân ca nhưng không phải âm điệu dân ca nguyên thủy mà là sự sáng tạo của Phạm Đình Chương với phong cách nhịp điệu Tây phương. Trường ca gồm một đoạn mở đầu và 3 phiên khúc. Các phiên khúc đại diện cho tiếng nói của 3 dòng sông thuộc 3 miền của nước Việt Nam ta: sông Hồng ở miền Bắc, sông Hương ở miền Trung và sông Cửu Long ở miền Nam. 

Trường ca “Hội trùng dương” nhấn mạnh sự hội ngộ của 3 dòng sông ở biển Đông, rộng lớn hơn là ba miền Bắc – Trung – Nam, ca tụng một nước Việt Nam thống nhất. Nhạc sĩ Phạm Đình Chương cũng sử dụng nghệ thuật nhân hóa cho ba dòng sông. Lời của những dòng sông đều được biểu tượng hóa bằng nỗi lòng của thiếu nữ ở 3 miền, tự xưng là “Em”. Mỗi dòng sông cất lên tiếng nói như nỗi lòng của 3 người thiếu nữ, chính là nỗi niềm của người dân bản xứ về cuộc sống mưu sinh vất vả, khó khăn. Bên cạnh đó đề cao phẩm chất kiên cường chống giặc ngoại xâm của nhân dân ta.

Khởi đầu trường ca là lời giới thiệu về sự có mặt của 3 dòng sông mà nhạc sĩ gọi là “BIỂN LỚN”. biển được nhân cách hóa để tự nói về những dòng sông cùng đổ ra biển Đông, cùng kết thành trùng dương mênh mông:

“Trùng dương, chốn đây ngàn phương

có ba dòng sông cuốn xuôi biển Đông nhớ câu chờ mong

Về khơi, sóng muôn triền tới

nước non buồn vui, đây hội trùng dương đầy vơi

Sóng muôn triền tới, sóng xô về khơi

như muôn tình mới, vươn sức người bừng giữa đời…”

Dòng đời cũng giống như dòng chảy từ mạch nước nguồn – nơi ngàn phương đổ ra sông để tìm về nguồn cội là biển Đông, rồi luân lưu thành giọt mưa để tiếp tục vòng đời bất tận. Thời gian thiên biến vạn hóa, từng lớp người nối tiếp nhau như muôn đợt sóng trùng điệp vươn tới “như muôn tình mới, vươn sức người bừng giữa đời…”.

Bản trường ca bắt đầu từ sông Hồng ở thượng nguồn của đất Việt với “Tiếng sông Hồng”, được nhạc sĩ viết một phần trên nền điệu dân ca hò dô ta:

“Chiều nay nước xuôi dòng đại dương

có Em tên sông Hồng

dâng sóng tuôn trên nguồn.

Vẩn vơ nắng quái vương trên phù sa

Có những cô thôn mờ xa đón bầy dân đánh cá.

Về đây trai gái sống vui một miền

Quanh năm anh cuốc em liềm vun xới ruộng mùa lúa chiêm.

Từ thượng du nước trôi về Trung châu

Ấp ôm đồng ruộng sâu bên người áo nâu dãi dầu.

Hò ơi!

Gối đầu trên Lào Cai Việt Trì.

Em nằm tóc xõa bãi cát dài.

Thả hồn mơ tới Thái Bình qua Sơn Tây”

Sông Hồng khởi nguồn từ Vân Nam (Trung Quốc), đi qua đất Việt ở phía Lào Cai, mở đoạn sông trở thành biên giới tự nhiên giữa hai nước, trước khi xuyên thành phố Lào Cai để về Việt Trì (Phú Thọ) ở vùng thượng du rồi đổ vào Sơn Tây (Hà Nội). Cuối cùng là đổ ra biển Đông ở vùng Thái Bình, Nam Định. 



hoan-canh-ra-doi-va-y-nghia-truong-ca-hoi-trung-duong-8
Tờ nhạc “Tiếng sông Hồng”

Sông Hồng có vai trò đặc biệt trong đời sống văn hóa, lịch sử, kinh tế của Bắc Bộ. Nó đã được nhạc sĩ Phạm Đình chương nhân cách hóa thành cô gái nằm gối đầu trên nguồn Lào Cai, những bãi cát trải dài là tóc của nàng. Ở dọc theo dòng sông uốn lượn này, đã có biết bao thế hệ người Việt nương tựa vào sông mà sống, sinh sôi, phát triển…

Để có đời sống thanh bình như vậy, người dân phải đánh đổi bằng mồ hôi, nước mắt và cả máu xương:

“Nhớ ngày qua dân chúng lên đường.

Đem thịt xương ngăn giữ nương đồng

Đem hi sinh thắm tô sông Hồng.

Nằm mơ Xuân vinh quang.

Trở về cho non sông

và ngày nao nơi nơi trút sạch buồn thương.

Là ngày em mơ duyên người lập công”

Sang đến phiên thứ hai, Phạm Đình Chương đưa công chúng về miền Trung với “Tiếng sông Hương”. Ca khúc này được nhạc sĩ vận dụng nhiều chất liệu dân ca đặc trưng của vùng miền. Những câu hát viết về Hương Giang được phỏng theo điệu Mái Đẩy miền Trung với nhịp chậm rãi, chơi vơi, tựa như lời than vãn buồn thương giữa vùng sông nước:

“Miền Trung vọng tiếng:

Em xinh em bé tên là Hương Giang.

Đêm đêm khua ánh trăng vàng mà than.

Hò ơi! Phiên Đông Ba buồn qua cửa chợ.

Bến Vân Lâu thuyền vó đơm sầu.

Ơi hò! Ơi hò!

Quê hương em nghèo lắm ai ơi!

Mùa Đông thiếu áo Hè thời thiếu ăn.

Trời rằng: Trời hành cơn lụt mỗi năm à ơi!

Khiến đau thương thấm tràn ngập Thuận An

Để lan biển khơi ơi hò ơi hò”

“Tiếng sông Hương” mở đầu với lời tự giới thiệu rất khiêm nhường, nhỏ nhẹ, như giọng điệu của những “0 Huế”: “Em xinh em bé tên là Hương Giang”. 



hoan-canh-ra-doi-va-y-nghia-truong-ca-hoi-trung-duong-7
Tờ nhạc “Tiếng sông Hương”

So với sông Hồng và Cửu Long, Hương Giang có chiều dài và lưu lượng nước ít hơn rất nhiều. Sông Hương có đặc trưng êm đềm, phẳng lặng, nằm lặng lẽ bên Núi Ngự, có cái buồn đặc trưng của xứ cố đô. Cho đến nay,  nét đẹp trầm buồn của Hương Giang vẫn còn nguyên.  Buồn từ bước chân ngang chợ Đông Ba đến bến Vân Lâu…. Đó là những câu chữ có thể sánh ngang với những lời thơ, thể hiện sự tài hoa của Phạm Đình Chương.

Đặc biệt, trong “Tiếng sông Hương”, Phạm Đình Chương còn nêu bật lên sự thật nghiệt ngã về thiên tai lũ lụt và hạn hán mà hằng năm miền Trung vẫn phải gánh chịu:

“Trời rằng: Trời hành cơn lụt mỗi năm à ơi!

Khiến đau thương thấm tràn ngập Thuận An

Để lan biển khơi ơi hò ơi hò”

Có lẽ vì vậy mà đến khúc Hương Giang của bài trường ca, giai điệu trở nên ai oán, buồn thương hơn so với hai ca khúc còn lại. 

Ở đoạn tiếp, ca khúc trở nên gấp gáp, dồn dập hơn, nhưng vẫn không thoát khỏi được nỗi buồn. Lần này là nỗi buồn thời cuộc: 

“Hò ơi!

Nghe sầu như mùa mưa nắng cùng em

Xót dân lều tranh chiếu manh.

Hò ơi!

Bao giờ máu xương hết tuôn tràn.

Quê miền Trung thôi kiếp điêu tàn.

Cho em vang khúc ca nồng nàn”. 

Sông Hương mang nét trầm mặc trong trường ca “Hội trùng dương” với mênh môi nỗi buồn triền miên. Nhưng lại được kết lại bằng vệt sáng của hi vọng giữa đêm trường. Đó là mong mỏi ngày tàn binh đao, mẹ bồng con đứng đầu làng đóng người trường chinh trở về trong hân hoan: 

“Ngày vui, tan đao binh.

Mẹ bồng con sơ sinh.

Chiều đầu xóm xôn xao đón người trường chinh

Ngậm ngùi hân hoan tiếng cười đoàn viên”

Đoạn cuối của tường ca là vào đến miền Nam với “Tiếng Cửu Long” ngập phù sa. Đây là vùng đất màu mỡ, được thiên nhiên ưu đãi vô cùng. Cũng vì thế mà sức đối kháng của con người với thiên nhiên cũng không còn mãnh liệt. Người miền Nam sống vui vẻ, phóng khoáng và đôn hậu:

“Nước sông dâng cao cá lội ngù ngờ.

Nước xanh xanh lơ bóng in cây dừa.

Về về đây miền Đồng Nai có Cửu Long

Cuồn chảy dâng trời Nam mạch sống.

Một sáng em ra khơi Vĩnh Long vui cười.

Và Cần Thơ, Long Xuyên lừng hương cau lúa chín.

Đời vươn lên thuyền ghé bến.

Sống no nê dân quê một miền.

Kìa nắng thương dân đầy nắng khô đồng lầy chiều tới”

Những sản vật do thiên nhiên ban tặng đã nuôi sống người miền Nam từ bao đời nay. Thời xưa, miền Nam được gọi là miền Đồng Nai, địa danh chỉ vùng đất được Lễ thánh hầu Nguyễn Hữu Cảnh mở cõi ở cả vùng Nam Bộ, chứ không phải nói về tỉnh Đồng Nai hiện tại (tên gọi của tỉnh Đồng Nai xuất hiện sau 1975). 



hoan-canh-ra-doi-va-y-nghia-truong-ca-hoi-trung-duong-5
Tờ nhạc “Tiếng Cửu Long”

Đoạn tiếp là câu hò chuyển nội dung cũng là lời của sông Cửu Long, dựa trên điệu du con của vùng Nam Bộ:

Hò lờ, hò lơ…

Hò lờ hò, hò lơ…

Chẻ tre bện sáo ơ cho dày

Ngăn ngang ơ sông Mỹ có ngày gặp em”

Nguyên gốc là một câu ca dao nhưng Phạm Đình Chương đã sửa lại 1 chữ, thay vì “có ngày gặp nhau” thành “có ngày gặp Em” (Em chính là sông Cửu Long). Sông Mỹ là sông Mỹ Tho – một nhánh của sông Cửu Long.

Ở đoạn tiếp theo, 3 dòng sông cùng đổ ra biển khơi, cùng gặp nhau nơi trùng dương. Khi đó “3 chị em cùng cất chung tiếng”:

“Trùng dương! Ba chị em là ba miền

Nhưng tình thương đem nối liền.

Gặp nhau ven trời biển Đông thắm duyên hẹn nhau.

Pha hòa sóng lan bốn phương trời

Vang dội tiếng tranh đấu bao người

Cho quê hương ấm no muôn đời.

Giờ đây bao tâm tư

Rộn ràng như câu thơ;

Hội Trùng Dương tay tay siết chặt cùng hô

Dựng mùa vinh quang hoa đời tự do.

Lời quê hương Hội Trùng Dương”

Có thể thấy, ngay từ thập niên 1950, Phạm Đình Chương đã đề cao tính dân tộc, sự hòa hợp, dù ở 3 miền nhưng tình thương nối liền. Xuyên suốt trường ca là lời ca tụng một nước Việt Nam thống nhất, trọn vẹn… 



Theo Amnhac.net

Các bài viết khác:
Top 3 ca khúc hay nhất của ca sĩ Thế Sơn
Top 3 ca khúc hay nhất của ca sĩ Thế Sơn
[ad_1] Ca sĩ Thế Sơn là một giọng ca nhạc vàng bolero nổi tiếng, có không ít ca khúc hit được khán thính giả yêu mến. Nguồn: Internet Ca sĩ...

Nhạc sĩ Lữ Liên và “gia đình nghệ thuật” nổi tiếng
Nhạc sĩ Lữ Liên và “gia đình nghệ thuật” nổi tiếng
[ad_1] Nhạc sĩ Lữ Liên (1917 - 2012) tên thật là Lữ Văn Liên,  quê ở Hải Phòng. Ông từng theo học tại trường THPT Tiên Lãng và tốt nghiệp...

Nhạc sĩ Dương Thiệu Tước: Gửi hồn dân tộc trên điệu Tây phương
Nhạc sĩ Dương Thiệu Tước: Gửi hồn dân tộc trên điệu Tây phương
[ad_1] HỒ SƠ TIỂU SỬ NHẠC SĨ DƯƠNG THIỆU TƯỚC Tên khai sinh: Dương Thiệu Tước Ngày sinh: 1915 - 1995 Quê quán: làng Vân Đình, Hà Nội Nghề nghiệp:...

Ca khúc “Tiếng dân chài” của nhạc sĩ Phạm Đình Chương: Bức tranh siêu đẹp về cảnh lao động hăng say của người cần lao miền biển
Ca khúc “Tiếng dân chài” của nhạc sĩ Phạm Đình Chương: Bức tranh siêu đẹp về cảnh lao động hăng say của người cần lao miền biển
[ad_1] CA KHÚC "TIẾNG DÂN CHÀI" Sáng tác: Phạm Đình Chương Thể loại: Nhạc tiền chiến Năm ra đời: 1950 Ca sĩ thể hiện tiêu biểu: Ban hợp ca Thăng...

Hoàn cảnh ra đời “Thương tình ca”: Bản tình ca đích thực gắn với mối tình cao thượng nhất đời Phạm Duy
Hoàn cảnh ra đời “Thương tình ca”: Bản tình ca đích thực gắn với mối tình cao thượng nhất đời Phạm Duy
[ad_1] CA KHÚC "THƯƠNG TÌNH CA" Tên ca khúc: Thương tình ca Nhạc sĩ sáng tác: Phạm Duy Thể loại: Trữ tình Năm ra đời: 1956 Ca khúc "Thương tình...

Giải mã ý nghĩa khác biệt giữa 2 câu hát “trốn phong ba” và “chốn phong ba” trong ca khúc “Thành phố buồn”
Giải mã ý nghĩa khác biệt giữa 2 câu hát “trốn phong ba” và “chốn phong ba” trong ca khúc “Thành phố buồn”
[ad_1] THÔNG TIN CA KHÚC "THÀNH PHỐ BUỒN" Tên ca khúc: Thành phố buồn Nhạc sĩ sáng tác: Lam Phương Năm phát hành: 1970 Thể loại: Nhạc vàng Ca sĩ...

ÂM NHẠC TRONG XÃ HỘI MỚI
ÂM NHẠC TRONG XÃ HỘI MỚI
[ad_1] Âm nhạc là một phần của cuộc sống. Âm nhạc bây giờ nó không chỉ là nghe để giải trí, nghe để đã tai mà nó còn là một...

NHỊP LẤY ĐÀ LÀ GÌ? VÍ DỤ VỀ NHỊP LẤY ĐÀ
NHỊP LẤY ĐÀ LÀ GÌ? VÍ DỤ VỀ NHỊP LẤY ĐÀ
[ad_1] Nhịp lấy đà là gì? Nhịp lấy đà là ô nhịp đầu tiên trong bản nhạc không đủ số phách theo quy định của số chỉ nhịp. Sự khác nhau...

Những điều thú vị về “Giọt lệ cho ngàn sau”- CD ăn khách và nổi tiếng nhất của làng nhạc hải ngoại
Những điều thú vị về “Giọt lệ cho ngàn sau”- CD ăn khách và nổi tiếng nhất của làng nhạc hải ngoại
[ad_1] CD "GIỌT LỆ CHO NGÀN SAU" "Giọt lệ cho ngàn sau" là album của danh ca Tuấn Ngọc, tập hợp 10 tình khúc được viết bởi nhạc sĩ Từ...

ROYAL MATSUOKA – THƯƠNG HIỆU GUITAR NHẬT BẢN ĐƯỢC YÊU THÍCH TẠI VIỆT NAM
ROYAL MATSUOKA – THƯƠNG HIỆU GUITAR NHẬT BẢN ĐƯỢC YÊU THÍCH TẠI VIỆT NAM
[ad_1] Ryoji Matsuoka là một trong những bậc thầy làm đàn guitar nổi tiếng ở Nhật chuyên sản xuất và gia công dòng đàn Classic (đàn gắn dây nylon). Chính...

Nhạc sĩ Hoàng Nguyên: Người “đội vương miện” cho nhan sắc Đà Lạt
Nhạc sĩ Hoàng Nguyên: Người “đội vương miện” cho nhan sắc Đà Lạt
[ad_1] HỒ SƠ TIỂU SỬ NHẠC SĨ HOÀNG NGUYÊN Tên thật: Cao Cự Phúc Nghệ danh: Hoàng Nguyên Ngày sinh: 1930 - 1973 Quê quán: xã Diễn Bình, huyện Diễn...

HỢP ÂM CHẶN TRÊN GUITAR – CÓ THỂ BẠN CHƯA BIẾT
HỢP ÂM CHẶN TRÊN GUITAR – CÓ THỂ BẠN CHƯA BIẾT
[ad_1] Hầu hết các nhạc cụ dây có phím đàn như guitar đều có hợp âm chặn và chúng thực sự gây đau tay. Tuy nhiên, chúng giúp bạn hiểu rõ...

ÂM NHẠC THỜI KỲ LÃNG MẠN (1820-1910)
ÂM NHẠC THỜI KỲ LÃNG MẠN (1820-1910)
[ad_1] Thời kỳ đầuĐầu thế kỷ 19, các tác phẩm âm nhạc của trường phái cổ điển Vienna với những tên tuổi như Haydn, Mozart, Beethoven chiếm lĩnh toàn bộ...

Chân dung người vợ tào khang đứng sau đời nghệ thuật thăng hoa của nhạc sĩ Huy Du
Chân dung người vợ tào khang đứng sau đời nghệ thuật thăng hoa của nhạc sĩ Huy Du
[ad_1] Gần 50 năm gắn bó, PGS TS, nhạc sĩ Nguyễn Thị Nhung không chỉ là người vợ, còn là người bạn, người đồng nghiệp thân thiết giúp nhạc sĩ...

Ca khúc “Nghìn trùng xa cách”: Tuyệt phẩm về “mối tình đồng trinh duy nhất” của nhạc sĩ Phạm Duy
Ca khúc “Nghìn trùng xa cách”: Tuyệt phẩm về “mối tình đồng trinh duy nhất” của nhạc sĩ Phạm Duy
[ad_1] VỀ CA KHÚC NGHÌN TRÙNG XA CÁCH Tên ca khúc: Nghìn trùng xa cách Nhạc sĩ sáng tác: Phạm Duy Thể loại: Nhạc trữ tình Năm ra đời: 1968...

Hợp âm xem nhiều

01. Sóng gió đời em (Tiếng sét trong mưa OST) - Khánh Đơn

02. Purple rain - Prince

03. Liên khúc Nắng chiều - Nhiều nhạc sĩ

04. Những đêm xanh tình yêu (Blanche venail de dordongne) - Nhạc Pháp

05. Mất tình mất nghĩa - Nhạc cải biên

06. Lấy chồng - Trường Lê

07. Anh đi rồi - Hồng Xương Long

08. Nhớ Tần Phi - Đynh Trầm Ca

09. Tạm biệt anh - Trang Pháp

10. Để trái tim nghỉ ngơi - Khắc Việt

11. Nhạc buồn Romeo và Juliet - Nguyễn Văn Đông

12. Người con gái ấy - Lý Tuấn Kiệt

13. Tình chợt đến (Nghe biển – Tīng hǎi – 聽海) - Nhạc Hoa

14. Tình mẹ - Nguyễn Nhất Huy

15. Sài Gòn những ngày đáng nhớ - Trần Nam

16. Nơi ấy ngọn đồi tình yêu - Vương Anh Tú

17. Dắt mẹ đi khắp thế gian - Nguyễn Văn Chung

18. Mưa - Quốc Bảo

19. Never had a dream come true - Cathy Dennis

20. Nhìn lên ảnh Mẹ - Lm. Thành Tâm

21. Không đành xa em (Làm sao tôi có thể rời xa em được? – Wǒ zěn néng lí kāi nǐ – 我怎能離開你) - Nhạc Hoa

22. Biển đợi chờ - Thảo Hồ

23. Phố không mùa - Dương Trường Giang

24. Một mai chúng ta sẽ già - Nguyễn Lâm Hoàng Phúc

25. Lỡ duyên - Kiên Phương Thảo

26. Về quê mẹ - Nhựt Phương

27. Nhìn thời gian - Meens

28. Bài đồng dao của ngày - Quốc Bảo

29. Hạt cát mong manh - Hàn Châu

30. Lênh đênh - Nguyễn Tất Vịnh