ÂM NHẠC THỜI KỲ TIỀN CỔ ĐIỂN VÀ CỔ ĐIỂN (1730-1820)


Từ khoảng năm 1720 những tiến triển mới một lần nữa lại bắt đầu làm suy yếu phong cách âm nhạc đang thịnh hành. Các nhạc sĩ trẻ thấy rằng sự đối âm thời kỳ Baroque quá cứng nhắc và lí trí, họ ưa thích một sự biểu lộ âm nhạc tự nhiên, ít gò bó hơn. Thêm vào đó, tư tưởng cuối thời Baroque về việc hình thành một đặc tính cảm xúc độc đáo và duy trì nó trong suốt một tác phẩm dường như đang thui chột đi đối với các nhạc sĩ trẻ này.

Sự phản ứng lại phong cách Baroque này có những hình thức khác nhau ở Pháp, Đức và Ý. Ở Pháp một trào lưu mới thường được gọi là rococo hay style galant (tiếng Pháp có nghĩa là “phong cách nhã nhặn”), có đại diện là nhà soạn nhạc người Pháp François Couperin. Phong cách này nhấn mạnh kết cấu cùng một chủ điệu, nghĩa là giai điệu cùng với phần đệm có sự hài hoà âm thanh. Giai điệu được điểm tô bằng những nét hoa mĩ chẳng hạn như những tiếng rung (trill) ngắn. Thay cho một dòng nhạc không đứt quãng như ở thể loại Fugue thời Baroque, những nhà soạn nhạc người Pháp đã viết ra những bản nhạc kết hợp những đoản khúc riêng biệt, giống như trong nhạc khiêu vũ. Sáng tác đặc trưng ở đây ngắn và mang tính chương trình, có nghĩa là nó miêu tả sinh động những hình ảnh phi tính nhạc chẳng hạn như những con chim hay những chiếc cối xay gió. Đàn Harpsichord(clavico) là loại nhạc cụ phổ biến nhất giai đoạn này và rất nhiều suite (tổ khúc) được viết cho cây đàn này.

Ở miền Bắc nước Đức, phong cách tiền cổ điển được gọi là “Empfindsamer Stil” (tiếng Đức-nghĩa là “phong cách nhạy cảm”). Nó chứa đựng một phạm vi những cảm xúc trái ngược rộng hơn hơn phong cách Galant-thường có xu hướng tao nhã và vui vẻ một cách đơn thuần. Các nhà soạn người Đức luôn viết các tác phẩm dài hơn so với các tác phẩm của người Pháp và sử dụng nhiều kỹ thuật âm nhạc thuần túy để thống nhất các tác phẩm của mình. Họ không dựa vào các hình tượng phi âm nhạc như người Pháp đã làm. Người Đức, do vậy, đã đóng một vai trò quan trọng trong sự phát triển của các hình thức trừu tượng, như hình thức sonata, và trong sự phát triển của thể loại lớn như concerto, sonata và symphony.

Ở Italy, phong cách tiền cổ điển không có một cái tên dành riêng cho nó, có lẽ bởi vì nó không cắt đứt một cách đột ngột với âm nhạc thời ngay trước đó. Tuy nhiên các nhà soạn nhạc Italy cũng đã góp phần rất lớn cho sự phát triển của các thể loại mới, đặc biệt là symphony. Opera overture của người Ý thường được gọi là sinfonia, thường không có sự kết nối về âm nhạc hay tính kịch với chính vở opera mà nó giới thiệu. Thỉnh thoảng các nhạc công Italy chơi các Opera overture trong các buổi hoà nhạc và các nhà soạn nhạc rốt cuộc đã bắt đầu viết các bản khí nhạc độc lập theo quy mô Overture. Quy mô này gồm 3 chương, chương đầu và cuối với tốc độ nhanh và chương giữa với tốc độ chậm. Trong mỗi chương sự phát triển của các ý tưởng âm nhạc thường theo một khuôn mẫu mà cuối cùng phát triển thành hình thức sonata.

Các nhà soạn nhạc người Ý đã từng hình thành ý tưởng viết một sinfonia khí nhạc độc lập, thế rồi Người Đức đã tiếp tục ý tưởng và áp dụng tính khéo léo nhiều trí tuệ vào đó. Các trung tâm hoạt động chính của người Đức là ở Berlin, Mannheim và Vienna. Như là kết quả của các hoạt động trên quy mô lớn, các hình thức, thể loại và cách thức truyền đạt âm nhạc khác nhau đã được sinh ra. Sự khác biệt phát sinh giữa phương tiện truyền đạt của âm nhạc thính phòng (chamber music), trong đó mỗi nhạc cụ sẽ chơi phần của mình, và phương tiện truyền đạt của âm nhạc giao hưởng (symphonic music), trong đó nhiều nhạc cụ cùng chơi một phần. Trong phạm trù âm nhạc thính phòng các nhà soạn nhạc bắt đầu phân biệt một số phương tiện truyền đạt như string quartet (tứ tấu đàn dây), string trio (tam tấu đàn dây) và keyboard sonata (sonata đàn phím)với phần đệm của violin. Với các thể loại cho dàn nhạc, các nhà soạn nhạc không chỉ viết các symphony mà còn cả các concerto cho nhạc cụ solo cùng dàn nhạc.

Symphony, sonata, concerto và string quartet đều theo những đề cương có hình thức tương tự. Chúng đều có ba hoặc bốn chương, một hoặc nhiều hơn trong số các chương đó ở hình thức sonata. Được việc sử dụng khóa nhạc phức tạp, đã phát triển đến cuối thời Baroque, tạo cho khả năng, hình thức sonata đã hồi sinh vào giữa quãng thế kỷ 18 và khai thác được mạng lưới phức tạp các quan hệ hoà âm giữa các âm và hợp âm riêng biệt trong cùng một điệu hay giữa các điệu khác nhau. Hình thức sonata được dựa trên một chương rời bỏ rồi lại quay lại điệu chính. Thêm vào đó là sự trình bày những chủ đề đối lập tại đầu mỗi chương và phát triển một hay tất cả các chủ đề một cách công phu hay riêng rẽ về sau.
Giai đoạn phát triển đỉnh điểm của âm nhạc thế kỷ 18 là vào cuối thế kỷ này khi một nhóm các nhà soạn nhạc được biết đến như “Trường phái cổ điển Vienna”, mà nổi bật nhất có Joseph Haydn, Wolfgang Amadeus Mozart, Ludwig van Beethoven.

Opera thế kỷ 18 cũng đã trải qua rất nhiều thay đổi. Ngay tại quê hương của opera là Italy, nó cũng đã mất đi rất nhiều đặc tính nguyên thuỷ như là một vở kịch với âm nhạc. Thay vào đó nó đã trở thành một loạt các aria được viết cho các giọng ca tài năng thể hiện. Một số nhà soạn nhạc châu Âu lại đưa vào các bản interlude và accompaniment khí nhạc như một yếu tố quan trọng. Họ tiến hành sử dụng các hợp xướng lớn hơn và đưa ra nhiều phong cách và hình thức aria hơn trước. Họ cũng cố gắng để phối hợp các nhóm recitative, aria, duet, chorus và các phần khí nhạc vào các lớp lang thống nhất. Cải cách quan trọng nhất là nhà soạn nhạc sinh ra ở Bavarian, Christoph Willibald Gluck, người mà các opera có ảnh hưởng nhất được viết ở Vienna và Paris từ năm 1764 đến 1779. Opera thời kỳ Cổ điển đạt tới đỉnh cao nhất trong các tác phẩm sân khấu của Mozart, trong đó đó mọi khía cạnh của thanh nhạc lẫn khí nhạc đều góp phần vào sự phát triển của cốt truyện và sự mô tả tính cách nhân vật.

(Nguồn: nhaccodien.info)





Sưu tầm

Các bài viết khác:
“Uống nước bên bờ suối” – Giai điệu tình yêu mang màu sắc hy vọng hiếm hoi trong sáng tác của Lê Uyên Phương
“Uống nước bên bờ suối” – Giai điệu tình yêu mang màu sắc hy vọng hiếm hoi trong sáng tác của Lê Uyên Phương
[ad_1] CA KHÚC "UỐNG NƯỚC BÊN BỜ SUỐI” Tên các khúc: Uống nước bên bờ suối Nhạc sĩ: Lê Uyên Phương Năm phát thành: 1971 Ca sĩ trình bày tiêu...

“Thu, hát cho người”: Nhạc phẩm lừng danh ra đời trong một giây xuất thần
“Thu, hát cho người”: Nhạc phẩm lừng danh ra đời trong một giây xuất thần
[ad_1] VỀ CA KHÚC "THU, HÁT CHO NGƯỜI" Tên ca khúc: Thu hát cho người Nhạc sĩ sáng tác: Vũ Đức Sao Biển Thể loại: Nhạc trữ tình Năm ra...

CUỘC ĐỜI VÀ SỰ NGHIỆP CỦA WILTOLD LUTOSLAWSKI (1913-1994)
CUỘC ĐỜI VÀ SỰ NGHIỆP CỦA WILTOLD LUTOSLAWSKI (1913-1994)
[ad_1] Âm nhạc Ba Lan nửa sau thế kỷ 20 xuất hiện một nhân vật có nhiều đóng góp vào tiến trình phát triển – nhà soạn nhạc Witold Lutoslawski...

Hoàn cảnh ra đời ca khúc “Trúc đào”: Nhạc thơ tràn muôn lối!
Hoàn cảnh ra đời ca khúc “Trúc đào”: Nhạc thơ tràn muôn lối!
[ad_1] CA KHÚC “TRÚC ĐÀO" Tên các khúc: Trúc đào Nhạc sĩ sáng tác: Anh Bằng Phổ thơ: "Trúc đào" của Nguyễn Tất Nhiên Năm phát thành: 1980 Ca sĩ trình...

BÍ QUYẾT THỂ HIỆN CẢM XÚC TRONG ÂM NHẠC
BÍ QUYẾT THỂ HIỆN CẢM XÚC TRONG ÂM NHẠC
[ad_1] Bạn có thể thể hiện rõ ràng cảm xúc của mình trong âm nhạc không? Một trong những khả năng lớn nhất mà bạn có thể có với tư cách...

“Kiếp nghèo” đưa chàng nhạc sĩ nhập cư Lam Phương một bước lên mây, trở thành đại gia nức tiếng một thời
“Kiếp nghèo” đưa chàng nhạc sĩ nhập cư Lam Phương một bước lên mây, trở thành đại gia nức tiếng một thời
[ad_1] CA KHÚC “KIẾP NGHÈO" Tên các khúc: Kiếp nghèo Nhạc sĩ sáng tác: Lam Phương Năm phát thành: 1954 Ca sĩ trình bày tiêu biểu: Thanh Thúy, Thanh Tuyền,... Hoàn cảnh...

Hồi ức về Trường ca “Sông Lô’’ của nhạc sĩ Văn Cao
Hồi ức về Trường ca “Sông Lô’’ của nhạc sĩ Văn Cao
[ad_1] Trong cuốn hồi ký “Văn Cao - Đời & nghiệp" do nhà thơ Văn Thao – con trai nhạc sĩ Văn Cao viết có một bài viết về hoàn...

Nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ: Từ “người tiên phong” đến “cây đại thụ” của dòng nhạc vàng Việt Nam
Nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ: Từ “người tiên phong” đến “cây đại thụ” của dòng nhạc vàng Việt Nam
[ad_1] HỒ SƠ NHẠC SĨ HOÀNG ANH THƠ Tên thật: Hoàng Thi Thơ Nghệ danh: Hoàng Thi Thơ, Tôn Nữ Trà My, Tôn Nữ Diễm Hồng, Bích Khê và Triệu...

Tượng đài âm nhạc Lưu Hữu Phước và 2 bài hát bất hủ về Bác Hồ kính yêu
Tượng đài âm nhạc Lưu Hữu Phước và 2 bài hát bất hủ về Bác Hồ kính yêu
[ad_1] Nhạc sĩ Lưu Hữu Phước là một nhà hoạt động chính trị lỗi lạc, có nhiều đóng góp cho sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc. Đặc biệt,...

“Phút cuối” – Lời tuyệt vọng nhạc sĩ Lam Phương viết cho đoạn tình oan trái
“Phút cuối” – Lời tuyệt vọng nhạc sĩ Lam Phương viết cho đoạn tình oan trái
[ad_1] CA KHÚC “PHÚT CUỐI” Tên các khúc: Phút cuối Nhạc sĩ sáng tác: Lam Phương Năm phát thành: 1971 Ca sĩ trình bày tiêu biểu: Túy Hồng – Diên...

“Người ngoài phố” – Bản tình ca bất hủ ra đời từ cảnh… không có tiền sắm Tết?
“Người ngoài phố” – Bản tình ca bất hủ ra đời từ cảnh… không có tiền sắm Tết?
[ad_1] CA KHÚC "NGƯỜI NGOÀI PHỐ" Tác giả: Anh Việt Thu Thể loại: Quê hương  Năm ra đời: Cuối thập niên 1960 Ca sĩ thể hiện tiêu biểu: Thanh Tuyền,...

Nhạc sĩ Từ Công Phụng và ca sĩ Từ Dung: Trai tài gặp giai nhân giúp nền tân nhạc có thêm cặp song ca ăn khách
Nhạc sĩ Từ Công Phụng và ca sĩ Từ Dung: Trai tài gặp giai nhân giúp nền tân nhạc có thêm cặp song ca ăn khách
[ad_1] Tài và sắc đã trói buộc Từ Công Phụng và Từ Dung vào nhau, để họ nên vợ thành chồng. Và nền tân nhạc có thêm một cặp song...

Nhạc sĩ Song Ngọc: Sống tận hiến với cuộc đời nghệ thuật đầy rực rỡ
Nhạc sĩ Song Ngọc: Sống tận hiến với cuộc đời nghệ thuật đầy rực rỡ
[ad_1] HỒ SƠ TIỂU SỬ NHẠC SĨ SONG NGỌC Tên thật: Nguyễn Ngọc Thương Nghệ danh: Song Ngọc, Hàn Sinh, Nguyên Hà, Hoàng Ngọc Anh, Anh Tuyến và Phương Sinh...

“Rong chơi cuối trời quên lãng” bản nhạc tình đau thương của Hoàng Thi Thơ
“Rong chơi cuối trời quên lãng” bản nhạc tình đau thương của Hoàng Thi Thơ
[ad_1] CA KHÚC "RONG CHƠI CUỐI TRỜI QUÊN LÃNG” Tên các khúc: Rong chơi cuối trời quên lãng  Nhạc sĩ: Hoàng Thi Thơ Năm phát thành: trước năm 1975 Ca...

LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN DÂY ĐÀN GUITAR CLASSICAL
LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN DÂY ĐÀN GUITAR CLASSICAL
[ad_1] Dây đàn guitar classic (cổ điển) là loại dây đàn được sử dụng cho đàn guitar classic. Nếu dây đàn guitar acoustic modern và dây đàn guitar điện được...