Xúc động lá thư nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ gửi người con trai bên kia chiến tuyến: “Dù chưa một lần gặp nhưng ba luôn có con và mẹ trong lòng, trong tâm hồn ba”


Trước khi vào Nam lập nghiệp năm 1954 và nên duyên vợ chồng với ca sĩ Thúy Nga năm 1957, nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ từng có mối tình đậm sâu với Tân Nhân – cô ca sĩ huyền thoại của làng nhạc đỏ.

Tân Nhân và Hoàng Thi Thơ là hai người cùng quê, học cùng trường từ nhỏ, sau này cả hai lại cùng đi theo kháng chiến. Năm 16 tuổi, Tân Nhân theo đoàn văn công Bình Trị Thiên. Năm 1949, trong 1 lần Pháp làm càn, các thành viên của đoàn phải chạy vào rừng sâu thoát hiểm và mất liên lạc với bên ngoài. Tin đồn về trận càn Phong Lai truyền đến Nghệ Tĩnh khiến mọi người nghĩ Tân Nhân đã mất, trường Huỳnh Thúc Kháng còn làm cả lễ tưởng niệm cho cô học trò. Hoàng Thi Thơ – người bạn cùng quê với Tân Nhân đang lúc công tác ở Nghệ An nghe tin xong không khỏi xót xa, bàng hoàng. Không biết làm gì hơn, chàng nhạc sĩ bèn gửi lòng mình vào bài hát “Xuân chết trong lòng tôi”:

“Xuân ơi Xuân

Chim xa đàn

Xuân ơi Xuân

Ngờ đâu Xuân chết trong lòng tôi

Trong tiếng đàn…

Ôi chim xa cành

Bướm lìa hoa

Trùng phùng xa lắm…”

Năm 1951, nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ về thăm nhà, ban đầu ông tính về xin gia đình một khoản tiền để đưa người yêu ra Hà Nội học. Nhưng khi về nhà thì bị gia đình giữ lại, khuyên nhủ không nên trở ra Liên Khu 4. Ông xiêu lòng trước lời nói của gia đình nên quyết định vào Sài Gòn để được an toàn, còn Tân Nhân vẫn ở lại vùng kháng chiến. Dứt áo ra đi dù lòng vẫn vương vấn, chính Hoàng Thi Thơ khi ấy cũng không biết rằng mình và Tân Nhân đã có với nhau một sinh linh bé bỏng.

Đọc thêm: Nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ và mối tình đầu bi thương bị vĩ tuyến chia cách

Hoàng Thi Thở tại miền Nam như cá gặp nước, sự nghiệp phát triển vang dội và có cho mình một tình yêu mới – ca sĩ Thúy Nga, cả hai kết hôn vào năm 1957. Trong khi đó ở miền Bắc, mặc cho mọi người giễu cợt, khinh khi Tân Nhân vẫn quyết giữ lại đứa con trong bụng. Năm 1954, sau khi sinh con, cô quay trở lại hoạt động tại con đường ca hát chuyên nghiệp và trở thành giọng ca nhạc đỏ vang tiếng một thời. Cũng tại đất Bắc, Tân Nhân gặp lại người bạn học cũ thuở ấu thơ là Lê Khánh Căn và nên duyên vợ chồng.



xuc-dong-la-thu-nhac-si-hoang-thi-tho-gui-nguoi-con-trai (1)
Lời đề tặng Tân Nhân của nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ trong cuốn Để Sáng Tác Một Bài Nhạc Phổ Thông

Về người con trai của Hoàng Thi Thơ và Tân Nhân, ban đầu con được lấy theo họ mẹ với tên Trương Nguyên Việt, sau này lại đổi theo họ cha dương là Lê Khánh Hoài. Đến năm 1994, khi lần đầu tiên được gặp cha ruột, ông đã được đặt tên theo họ cha là Hoàng Hữu Hoài.

Năm 1976, Lê Khánh Hoài lần đầu được vào Sài Gòn, nhưng lúc đó Hoàng Thi Thơ đã ly hương nơi đất khách. Mãi đến năm 1987, hai cha con mới liên lạc với nhau qua những lá thư đầy xúc động.

Dưới đây là nội dung bức thư nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ đã gửi cho người con trai xa cách ngàn dặm của mình:

“Hoài, đứa con trai đầu lòng yêu quý của Ba

“Chối bỏ”? Từ ngữ ấy không có trong từ điển đời ba. Nếu có chăng, thì ba chưa bao giờ dùng nó. Ba chưa bao giờ chối bỏ con. Suốt 35 năm qua, con luôn ở trong ký ức, trái tim và tâm hồn ba….

Năm 1956, ba ra Đà Nẵng thăm ngoại con khi nghe tin mẹ con “đi thêm bước nữa”. Thăm ngoại thì ít, nhưng chủ yếu để hỏi thăm con.

Năm 1958, ba có em Thi Thi. Chính lúc đó, ba nghĩ đến con nhiều nhất. Ba đã đặt tên “Thi” cho em con, một cái tên đầy kỷ niệm mà ba và mẹ con đã yêu thích và hứa sẽ đặt cho đứa con đầu lòng của chúng ta, là con. Từ đó, mỗi lần gọi tên em Thi, ba nhớ đến con. Nhớ cho đến khi ba không còn trên trần gian nữa.

Năm 1964, trong hoàn cảnh éo le, ba bỏ nước trốn sang Nam Vang. Khi biết mẹ con đến đó trình diễn, ba đã bất chấp hiểm nguy để liên lạc, chỉ với mục đích biết tin tức về con và mẹ con. Ba nhớ rõ, nếu lúc đó mẹ con không quá dè dặt, ba có thể đã trở lại nơi ba đã phải rời bỏ và có cơ hội sống bên con từ 1964!

Năm 1970, khi ba soạn phim “Người Cô Đơn”, ba đã hoàn toàn nghĩ tới con, dựng lên một nhân vật bé bỏng mang tên bé Tâm, một nhân vật cô đơn mà ba đã gửi hết nỗi niềm tâm sự của mình vào đó. Nhân vật đó chính là con, Hoài, người mà ba tưởng rằng ba đã chối bỏ.

Suốt 35 năm, ba tự hào về một điểm: Đời ba, có con và mẹ con, sao giống như một pho tiểu thuyết. Tiểu thuyết nào mà không có nhiều tình tiết éo le? Dù gặp những khó khăn, chúng ta hãy coi đó là số phận của cuộc đời giống như tiểu thuyết của chúng ta…

Hoài con, nếu con cho rằng “con đã mất ba nửa cuộc đời rồi”, thì nửa cuộc đời còn lại, con sẽ có ba hàng ngày, hàng tháng, hàng năm. Đối với ba, dù chưa một lần gặp, ba chưa bao giờ mất con và mẹ con một ngày nào. Ba luôn có con và mẹ trong lòng ba, trong tâm hồn ba.

Nhắc đến mối tình đầu của mẹ con, ba hãnh diện xác nhận rằng, cho đến bây giờ, mối tình đó, đối với ba và những người biết, là mối tình đẹp nhất trần gian. Ba không phóng đại khi nói như vậy. Ba và mẹ con sẽ hiểu dần về điều này. Đối với ba, suốt đời, mẹ con là tuyệt vời, Tân Nhân là tuyệt vời. Năm 1956, khi soạn sách “Để Sáng Tác Một Bài Nhạc Phổ Thông”, ba in dòng chữ: “Thân yêu gửi Tân Nhân”, dù ba biết mẹ con đã “đi thêm bước nữa”.

Ba yêu mẹ con từ những năm 49-50-51 đến 56 và cả bây giờ, thì không có lý do nào ba không yêu con và yêu ít hơn. Điều này chắc con không biết, nhưng mẹ con biết. Có lẽ vì hoàn cảnh nào đó, mẹ con biết nhưng không nói ra cho con hay…

Dù biết hay chưa biết, với thời gian và những tác phẩm của ba, con và mẹ con sẽ dần hiểu được lòng ba và tình ba. Sự muộn màng nào cũng đau thương, nhưng sự muộn màng nào cũng đẹp. Đó là sự muộn màng trong tiểu thuyết, trong cuộc đời tiểu thuyết của chúng ta…

Mối tình đẹp nhất trần gian.”



Theo Amnhac.net

Các bài viết khác:
Top 3 ca khúc hay nhất của nhạc sĩ Đan Trường
Top 3 ca khúc hay nhất của nhạc sĩ Đan Trường
[ad_1] Nhạc sĩ Đan Trường sáng tác không nhiều, nhưng mỗi bài ông viết ra đều là tiếng lòng chắt chiu, khiến người nghe không khỏi bồi hồi, rung động....

Sự thật bất ngờ về chuyện tình buồn trong nhạc phẩm “Đoạn tái bút” của Chế Linh
Sự thật bất ngờ về chuyện tình buồn trong nhạc phẩm “Đoạn tái bút” của Chế Linh
[ad_1] CA KHÚC "ĐOẠN TÁI BÚT" Sáng tác: Tú Nhi, Bằng Giang Thể loại: Nhạc trữ tình Năm ra đời: 1970 Ca sĩ thể hiện tiêu biểu: Chế Linh Ca...

SlimV: Từ anh DJ EDM không ai biết đến Giám đốc âm nhạc show Anh Trai Vượt Ngàn Chông Gai
SlimV: Từ anh DJ EDM không ai biết đến Giám đốc âm nhạc show Anh Trai Vượt Ngàn Chông Gai
[ad_1] HỒ SƠ - TIỂU SỬ PRODUCER SLIMV Tên thật: Cao Văn Vịnh. Nghệ danh: SlimV. Ngày sinh: 03/08/1988. Quê quán: Hà Nội. Nghề nghiệp: DJ, producer, nhạc sĩ và...

Top 3 ca khúc hay nhất của ca sĩ Anh Tú
Top 3 ca khúc hay nhất của ca sĩ Anh Tú
[ad_1] Ca sĩ Anh Tú là một nghệ sĩ tài năng nhưng vắn số, từng nổi tiếng với những ca khúc nhạc ngoại lời Việt. Nguồn: Internet Ca sĩ Anh...

Nhạc sĩ Huy Du: Người viết tình ca qua mưa bom lửa đạn
Nhạc sĩ Huy Du: Người viết tình ca qua mưa bom lửa đạn
[ad_1] HỒ SƠ TIỂU SỬ NHẠC SĨ HUY DU Tên thật: Nguyễn Huy Du Nghệ danh: Huy Du, Huy Cầm Ngày sinh: 1926 - 2007 Quê quán: xã Tân Chi,...

Ca sĩ Trish Thùy Trang: Nhớ lắm “nữ hoàng nhạc pop” một thời, tài năng mà cũng nhiều tai tiếng
Ca sĩ Trish Thùy Trang: Nhớ lắm “nữ hoàng nhạc pop” một thời, tài năng mà cũng nhiều tai tiếng
[ad_1] HỒ SƠ - TIỂU SỬ CA SĨ TRISH THÙY TRANG Tên thật: Nguyễn Thùy Trang. Nghệ danh: Trish Thùy Trang. Ngày sinh: 15/12/1980. Quê quán: TP.HCM. Nghề nghiệp: Ca...

“Uống nước bên bờ suối” – Giai điệu tình yêu mang màu sắc hy vọng hiếm hoi trong sáng tác của Lê Uyên Phương
“Uống nước bên bờ suối” – Giai điệu tình yêu mang màu sắc hy vọng hiếm hoi trong sáng tác của Lê Uyên Phương
[ad_1] CA KHÚC "UỐNG NƯỚC BÊN BỜ SUỐI” Tên các khúc: Uống nước bên bờ suối Nhạc sĩ: Lê Uyên Phương Năm phát thành: 1971 Ca sĩ trình bày tiêu...

Top 3 ca khúc nhạc tiền chiến hay nhất của nhạc sĩ Nhật Bằng
Top 3 ca khúc nhạc tiền chiến hay nhất của nhạc sĩ Nhật Bằng
[ad_1] Xuyên suốt sự nghiệp của mình, nhạc sĩ Nhật Bằng sáng tác gần 100 ca khúc với đủ thể loại. Trong đó, loại nhạc tình cảm thì tiêu biểu...

Nhạc sĩ Nguyễn Trung Cang: Náu mình trong âm nhạc với những lời ca đầy ám ảnh
Nhạc sĩ Nguyễn Trung Cang: Náu mình trong âm nhạc với những lời ca đầy ám ảnh
[ad_1] HỒ SƠ TIỂU SỬ NHẠC SĨ NGUYỄN TRUNG CANG Tên thật: Nguyễn Trung Cang Nghệ danh: Không có NS - NM: 1947 - 1985 Quê quán: Đồng Nai Gia...

NSƯT Thanh Nga: “Nữ hoàng sân khấu” tài sắc vẹn toàn, ra đi tức tưởi khiến ai nấy đều xót xa
NSƯT Thanh Nga: “Nữ hoàng sân khấu” tài sắc vẹn toàn, ra đi tức tưởi khiến ai nấy đều xót xa
[ad_1] HỒ SƠ - TIỂU SỬ NSƯT THANH NGA Tên thật: Juliette Nguyễn Thị Nga Nghệ danh: Thanh Nga. Ngày sinh: 31/07/1942 - Ngày mất: 26/11/1978. Quê quán: Tây Ninh....

Ads Bottom