CUỘC ĐỜI VÀ SỰ NGHIỆP CỦA FRANCISCO TARREGA (1852-1909)


Francisco de Asís Tárrega Eixea sinh ngày 21 tháng 11 năm 1852. Cha cậu, Francisco Tárrega Tirado, là một nhân viên soát vé, và mẹ cậu, Antonia Eixea, là một người giúp việc trong tu viện nữ gần đó. Một tài liệu khác lại cho rằng cả cha mẹ cậu đều làm nghề quản gia. Vì công việc, bé Quiquet(có lẽ là tên ở nhà của Tarrega) được giao cho một cô giúp việc trẻ và thiếu trách nhiệm trông nom. Một lần, cậu bé khóc dai và cô giúp việc đã chẳng có ý tưởng nào hay hơn là quẳng em xuống con mương gần đó. Một người hàng xóm chứng kiến hành động khủng khiếp đến vậy và vừa kịp chạy tới cứu cậu bé. Có tài liệu cho rằng cậu bé bị ngã xuống mương là do người giúp việc lơ là trông nom. Dù do nguyên nhân nào đi nữa thì từ đó cậu bé mắc phải một chứng bệnh lạ và tuy thoát chết nhưng thị lực của Tarrega suy giảm nghiêm trọng và không bao giờ phục hồi được ngay cả sau vài cuộc phẫu thuật. Cô giúp việc bỏ đi và mất tích từ đấy.

FRANCISCO TARREGA (1852-1909)

Chẳng bao lâu sau, gia đình Tarrega chuyển tới Castellón de la Plana, nơi cha cậu xin được việc tại Casa de la Beneficencia (Nhà dành cho những người túng quẫn). Vài năm sau nữa thì mẹ cậu qua đời. Tarrega từ đó được dạy dỗ ở nhà, ở trường, một chút ở nhà thờ, nhưng chủ yếu là ở những đường phố Castellón.

Muốn con mình học âm nhạc một cách bài bản (để có thể kiếm sống khi trở nên mù lòa),cha Tarrega cho cậu học piano và nhạc lý với ông Eugenio Ruiz, một nhạc sĩ mù tính tình kỳ quặc. Nhưng trước đó, người thầy guitar đầu tiên của cậu lại là Manuel González, thường gọi là “Cego de la Marina”(lão mù ở Marina), chơi đàn và ăn mày ở đó. Cậu bé Quiquet trở thành bạn của ông già mù và ông đã dạy cho cậu bé những thanh âm quyến rũ của cây guitar. Vào tháng hai năm 1862, Julián Gavino Arcas đến Castellón de la Plana và tổ chức hòa nhạc ở đó. Cậu bé Francisco rất thích thú, vì vậy cha cậu và một vài bạn bè đã thử đề nghị Arcas nghe Tarrega đàn. Và cậu đã thể hiện rất tốt nên Arcas đồng ý dạy cậu tại Barcelona. Vài tháng sau cậu bé mới lên mười tới Barcelona nhưng nhạc sư tài giỏi không thể dạy cậu nhạc vì phải tới Anh trong một chuyến lưu diễn. Những hi sinh của người cha để con mình đến Barcelona trở nên vô dụng. Hết tiền, ý nghĩ xoay sở với cây guitar bắt đầu nhen nhóm. Và “sự nghiệp” của Tarrega đã bắt đầu với những quán cà phê và nhà hàng tại Barcelona. Nhưng người chủ nhà đã báo lại với cha Tarrega và người cha nghèo khổ lại phải kiếm tiền để đến Barcelona và tìm thấy con mình đang chơi đàn tên đường phố. Không đủ tiền tàu quay về Castellón, Quiquet lại phải tiếp tục chơi đàn, ngay cả trên chuyến tàu trở về. Sau đó cha Tarrega lại tiếp tục dành dụm cho con mình được học với những giáo viên nhạc nổi tiếng vì guitar vào thời đó ít được coi trọng. Và Eugenio Ruiz, cũng là người khiếm thị, đã nhận ra niềm say mê âm nhạc ở cậu bé.

Ba năm sau, vào năm 1865, Tarrega lại bỏ nhà đi, lần này là đi bộ đến Valencia (70 km về phía Nam) và tham gia vào một nhóm người gypsy, hát xin tiền khách qua đường. Cha cậu lại phải đi tìm con mình, cũng bằng cách đi bộ và đưa cậu quí tử về nhà. Nhưng rồi Tarrega trốn đi lần thứ ba. Tại Valecia, cậu gặp một bá tước, người có ý bảo trợ cho cậu. Nhưng những người bạn gypsy, do muốn nghe Terrega đàn, đã ùa vào nhà ngài bá tước. Sợ hãi, ông buộc Terrega phải chọn: ông hay bọn gypsy. Quiquet đã chọn những người bạn của mình và cơ hội được học tập cũng theo đó ra đi. Vài tháng sau, Tarrega trở về do nghe tin gia đình gặp khó khăn và kiếm tiền bằng cách chơi nhạc ở sòng bài Burriana. Ở đó cậu gặp ngài Antonio Cánesa de Torres. Nhà quý tộc này đã giúp đỡ về tài chính cho Terrega, thậm chí đưa cậu tới Seville và mua cho một cây đàn của Antonio de Torres.

Khi Tarrega 22 tuổi, anh đã được học tại Nhạc viện hoàng gia Madrid. Đến lúc đó Terrega đã có thâm niên kiếm sống bằng âm nhạc được 14 năm. Tại nhạc viện Tarrega học xướng âm, piano và hòa âm nhưng những giáo viên cũng biết việc chơi guitar của anh và tất cả họ đã đề nghị Terrega biểu diễn chính thức tại sân khấu nhạc viện. Cái chính là bởi họ muốn biết tại sao một học trò say mê âm nhạc như Tarrega lại phí thời gian vào thứ nhạc cụ tầm thường như thế thay vì piano. Sau buổi diễn, ngài Emilio Arrieta, hiệu trưởng Nhạc viện, đã nói với Terrega: “Guitar cần những người như anh và anh đã xuất hiện!”. Từ đóTarrega hầu như chỉ tập trung vào guitar.

Sau thành công đầu tiên này, Tarrega được mời biểu diễn tại nhà hát Alhambra tại Madrid. Và sau đó còn là nhiều buổi diễn nữa mà Tarrega chỉ từ chối ở Castellón để tránh gặp Arcas. Năm 1880 Luis de Soria, một học trò của Arcas và là bạn của Tarrega bị ốm và do đó không thể biểu diễn tại Novelda (Alicante). Anh ta đã nhờ Tarrega thay mình và sau buổi diễn một chức sắc trong thị trấn đã nhờ Tarrega đánh giá tiếng đàn của con gái mình, María José Rizo, cũng đang học guitar. Từ đó, một mối quan hệ đã bắt đầu và María José Rizo đã trở thành vợ ông trong năm tiếp theo.

Sau đó là một chuyến biểu diễn ở London, nhưng ở đây dường như chẳng có gì hấp dẫn ông. Có một giai thoại về ông ở đó. Sau buổi diễn, một số người thấy ông có vẻ không vui. “Có chuyện gì vậy, thưa ngài? Ngài nhớ nhà chăng?” Họ khuyên ông nên chuyển nỗi buồn đó vào các nốt nhạc. Và đó chính là những giai điệu của Lágrimamột tác phẩm quen thuộc với bất cứ ai từng chơi guitar.

Vào Giáng sinh năm 1882 Tárrega kết hôn với María José Rizo. Họ đến Madrid và kiếm sống bằng nghề dạy nhạc và biểu diễn. Tuy vậy vẫn không đủ sống và họ đã phải đến Barcelona, nơi guitar được ưa chuộng hơn. Chẳng bao lâu sau, trong số bạn bè ở Barcelona đã có Isaac Albéniz, Enrique Granados, Joaquín Turina và Paul Casals, những trụ cột thật sự trong đời sống âm nhạc và văn hóa lúc đó. Đây là giai đoạn thành công của Tarrega. Ông lưu diến thường xuyên: Perpignan, Cadiz, Nice, Mallorca (Tây Ban Nha), Paris, Valencia …

Không chỉ sáng tác,Terrega còn chuyển soạn nhiều tác phẩm từ các nhạc cụ khác, trong số đó có cả những tác phẩm của Ludwig van Beethoven, Frédéric Chopin hay Felix Mendelssohn sang cho guitar. Với những người bạn của mình, như Isaac Albéniz, ông thích sự kết hợp của xu hướng Lãng mạn trong âm nhạc cổ điển với những yếu tố dân ca Tây Ban Nha và đã chuyển soạn một số tác phẩm piano của Albeniz (mà đặc sắc trong số đó là Asturias còn gọi là Leyenda) cho guitar. Angelo Gilardino đã viết rằng 9 Preludes của Tárrega là “… suy tưởng âm nhạc sâu sắc nhất của Tarrega trong một hình thức cô đọng nhất.”

Tại Valencia, Doña Concha Martínez, một quả phụ giàu có, đã có ý bảo trợ cho ông. Bà đã thuyết phục ông cùng gia đình đến sống ở nhà mình tại Barcelona. Đây là nơi nhiều tác phẩm nổi tiếng của ông đã ra đời. Sau đó bà đưa ông tới Granada, nơi ông đã lấy cảm hứng cho Alhambra Remembrances (thường phổ biến với tên Recuedos de la Alhambra)và đã hoàn thành trong chuyến trở về, đề tặng cho Alfred Cottin, một người bạn Pháp đã sắp xếp cho buổi diến ở Paris. Đây có lẽ là tác phẩm nổi tiếng nhất của Tarrega.

Năm 1900 Tárrega đến Algeria, và tại đó, có lần ông đã nghe một điệu trống Ả rập lặp đi lặp lại. Sáng hôm sau, ông viết nên Moorish dance (Danza Mora). Cũng tại nới đây ông gặp Saint-Saens và sau đó, tại Seville, ông đã viết hầu hết các “Estudios” của mình. Ông đề tặng cho người bạn Breton Arabian Caprice (Caprice Arập). Nhưng cho đến lúc này, Terrega vẫn chưa hài lòng với tiếng đàn của mình. Khoảng năm 1902, ở tuổi 50, ông bắt đầu thử cắt ngắn móng tay của mình, cực ngắn để cuối cùng tạo nên những âm sắc đặc trưng cho phong cách của mình. Ông tiếp tục những buổi hòa nhạc lớn : Bilbao ở Tây Ban Nha, Geneve, Milano, Firence, Naples và Rome ở Ý. Tarrega vẫn khẳng định được vị trí độc tôn của mình. Danh tiếng không làm ông thay đổi nhiều. Ngôi nhà của ông vẫn luôn rộng mở với bạn bè, bất kể họ là ai. Với bản tính rụt rè, Tarrega thường thích những buổi diễn nhỏ, ít khán giả hơn là những buổi công diễn tại nhà hát. Điều này thường không giúp ông kiếm được nhiều tiền, do vậy người anh Vicente của ông thường giúp đỡ bằng cách dạy học giúp khi Tarrega đi lưu diễn.

Vậy vấn đề đặt ra là Tarrega thực sự đóng góp gì? Liệu chúng ta có thể nói về âm nhạc trước và sau Tarrega không? Dĩ nhiên là có thể. Nền tảng âm nhạc của Tarrega rất vững chắc. Ông đã nhìn thấy vấn đề tương tự như Fernando Sor đã thấy trước đó : để thể hiện tốt cần phải có những kinh nghiệm âm nhạc đầy đủ bao gồm kiến thức về hòa âm, sáng tác và piano, cùng niềm say mê lớn lao dành cho guitar. Những phẩm chất ấy được thêm vào một ý chí sắt đá về việc rèn luyện nghiên cứu đã giúp Terrega trở thành một nghệ sĩ của mọi thời đại.

Là người nhút nhát, nên Tarrega thường chỉ thích biểu diễn cho bạn bè. Thêm vào đó, ông cũng là người có tín ngưỡng và biết hi sinh. Trong suốt thời ông sống, công chúng yêu thích violin, piano, tứ tấu và dàn nhạc dây; tuy vậy “Sarasate của guitar” này cũng đã đạt được tầm quan trọng cho bản thân mình và cho guitar. Đó là cái mà Tarrega đã cống hiến: chính bản thân mình. Tình yêu đối với guitar và khả năng truyền lại những say mê đó cho những thính giả của ông là rất lớn : cho công chúng cũng như cho những người bảo trợ và những học trò của ông.

Tuy vậy, Tarrega không thành công ở một điểm: ông đã không nhìn vào quá khứ của guitar, nhìn vào những gì mà nó vốn được sinh ra để thể hiện. Cũng có thể ông quá khiêm tốn và không nghĩ rằng chúng ta cứ nhất thiết phải bảo vệ văn hóa hay gốc gác của chúng ta. Tárrega cho rằng để có thể xếp guitar vào số những nhạc cụ chính qui, ông cần chuyển soạn cho nó những gì đã được viết cho violin, violoncello và piano bởi những nhà soạn nhạc vĩ đại, như Johann Sebastian Bach, Wolfgang Amadeus Mozart, Ludwig van Beethoven, Frederic Chopin hay những tên tuổi quan trọng tương đương thế. Điều này ảnh hưởng đến nhiều học trò của ông, những người cũng đã quên đi truyền thống đàn dây giàu có gần mười thế kỷ của người Tây Ban Nha. Họ tiếp tục chuyển soạn và khuyến khích những nhà soạn nhạc lớn sáng tác cho guitar. Nhưng họ quên đi nguyên tắc thẩm mĩ của những Luys Milán, Alonso Mudarra, Gaspar Sanz, Santiago de Murcia và nhiều người khác nữa. Harpsichord, thay vì đàn lute, đã được chuyển soạn.

Francisco Tárrega đã khai thác một quan điểm mới đối với guitar được thể hiện trong những tác phẩm của Julián Arcas. Quan điểm này gần với những bài hát dân gian nhiều đến nỗi ngày nay những người chơi guitar Almería được coi như là một trong số những người chơi flamenco hay nhất trong những hợp tuyển về phong cách guitar. Âm nhạc của Tárrega cũng được phổ biến, lan tỏa qua những cảm nhận dân ca. Và mặc dù ông không phải người miền Nam Tây Ban Nha, mặc dù ông đã sáng tác một Malagueña nhỏ nhưng không hề có Soleares, Soleá hay Panaderos, nhưng ông đã để lại Gran Jota de Concierto lớn, trong đó cây guitar có cơ hội được thể hiện sự đa dạng của mình.

(Nguồn: nhaccodien.info)





Sưu tầm

Các bài viết khác:
Nhạc sĩ Nguyễn Hiền: Cung cách ứng xử của người trí thức làm văn nghệ
Nhạc sĩ Nguyễn Hiền: Cung cách ứng xử của người trí thức làm văn nghệ
[ad_1] Vào tháng 6/2020, nhạc sĩ Du Tử Lê đã viết một bài về nhạc sĩ Nguyễn Hiền với tựa: “Nhạc sĩ Nguyễn Hiền, một dung hợp điển hình giữa...

Trường ca “Hội trùng dương” – Tuyệt tác tân nhạc ca tụng một Việt Nam can trường, bất khuất
Trường ca “Hội trùng dương” – Tuyệt tác tân nhạc ca tụng một Việt Nam can trường, bất khuất
[ad_1] TRƯỜNG CA "HỘI TRÙNG DƯƠNG" Sáng tác: Phạm Đình Chương Thể loại: Trường ca Năm phát hành: 29/7/1954 Ca sĩ thể hiện tiêu biểu: Ban hợp ca Thăng Long...

Top 3 ca khúc hay nhất của ca sĩ Thế Sơn
Top 3 ca khúc hay nhất của ca sĩ Thế Sơn
[ad_1] Ca sĩ Thế Sơn là một giọng ca nhạc vàng bolero nổi tiếng, có không ít ca khúc hit được khán thính giả yêu mến. Nguồn: Internet Ca sĩ...

Trích lại tư liệu xưa về nghệ sĩ Bích Hợp – “đệ nhất đào thương Bắc Hà”: Một nữ diễn viên thùy mị với cuộc đời nhiều biến cố
Trích lại tư liệu xưa về nghệ sĩ Bích Hợp – “đệ nhất đào thương Bắc Hà”: Một nữ diễn viên thùy mị với cuộc đời nhiều biến cố
[ad_1] Nếu làng tân nhạc có nhiều danh ca có nghệ danh bắt đầu bằng chữ Minh như Minh Đỗ, Minh Diệu, Minh Trang, Minh Tần; thì lĩnh vực cải...

Tuấn Vũ – Giao Linh: Cặp song ca huyền thoại sau 1975
Tuấn Vũ – Giao Linh: Cặp song ca huyền thoại sau 1975
[ad_1] Đặc trưng của dòng nhạc vàng là mang tính kể chuyện, tâm sự với nhau, vì thế mà nó phù hợp để hát song ca. Cũng nhờ có đặc...

Vì sao Phạm Đình Chương quyết tâm phổ nhạc “Đêm nhớ trăng Sài Gòn” của Du Tử Lê?
Vì sao Phạm Đình Chương quyết tâm phổ nhạc “Đêm nhớ trăng Sài Gòn” của Du Tử Lê?
[ad_1] CA KHÚC "ĐÊM NHỚ TRĂNG SÀI GÒN" Thơ: Du Tử Lê Phổ nhạc: Phạm Đình Chương Thể loại: Nhạc trữ tình Năm ra đời: 1981 Ca sĩ thể hiện...

Top 5 ca khúc hay nhất của ca sĩ Như Quỳnh
Top 5 ca khúc hay nhất của ca sĩ Như Quỳnh
[ad_1] Ca sĩ Như Quỳnh là một trong những giọng ca trữ tình được nhiều người mến mộ, sở hữu nhiều ca khúc hit. Nguồn: Internet Ca sĩ Như Quỳnh...

Elvis Phương – nam danh ca điển trai luôn đứng ngoài lề những chuyện tình tay ba, tay tư: “Tôi không có ‘khiếu’ lăng nhăng”
Elvis Phương – nam danh ca điển trai luôn đứng ngoài lề những chuyện tình tay ba, tay tư: “Tôi không có ‘khiếu’ lăng nhăng”
[ad_1] Elvis Phương - ca sĩ điển trai, dành cả cuộc đời cho âm nhạc Elvis Phương (tên thật là Phạm Ngọc Phương, SN 1954) là ca sĩ điển trai,...

Phạm Đình Chương: Từ giọng ca điêu luyện của Ban hợp ca Thăng Long đến người nhạc sĩ tài hoa của tân nhạc Việt Nam
Phạm Đình Chương: Từ giọng ca điêu luyện của Ban hợp ca Thăng Long đến người nhạc sĩ tài hoa của tân nhạc Việt Nam
[ad_1] Các tài liệu âm nhạc có ghi nhận không ít gia đình âm nhạc nổi tiếng, có nhiều đóng góp cho nền âm nhạc Việt Nam. Riêng với tân...

Vì sao ban nhạc anh chị em nhà họ Phạm lại chọn cái tên “Thăng Long”?
Vì sao ban nhạc anh chị em nhà họ Phạm lại chọn cái tên “Thăng Long”?
[ad_1] Thông tin cơ bản về ban hợp ca Thăng Long Thành lập: 1949 tại Hà Nội Thể loại: Nhạc tiền chiến Hoạt động sôi nổi: Thập niên 1950 Ca...

Ads Bottom