Tiểu sử nữ sĩ Sương Nguyệt Anh – nhân vật được Google vinh danh

13/01/2025.


Sương Nguyệt Anh là nữ chủ bút đầu tiên của báo chí Việt Nam. Bà cũng là con gái thứ tư của của nhà thơ nổi tiếng Nguyễn Đình Chiểu. Mới đây, Sương Nguyệt Anh đã được Google vinh danh nhân dịp kỷ niệm 105 năm phát hành báo “Nữ giới chung” – tờ báo đầu tiên do bà phụ trách lên tiếng đấu tranh vì quyền lợi, địa vị của phụ nữ nước nhà. Cùng quay trở lại lịch sử để tìm hiều rõ hơn về nữ sĩ cũng như tiểu sử cuộc đời, sự nghiệp của bà Sương Nguyệt Anh nhé!

Thông tin chung

Tên thậtNguyễn Thị Ngọc Khuê
Nghệ danhSương Nguyệt Anh
Năm sinh – Năm mất1864 – 1922
Quê quánBến Tre
Nghề nghiệpNhà thơ, Nữ chủ bút
Năm hoạt động Từ năm 1917
Tác phẩm nổi bậtĐoan Ngọ nhật điếu Khuất Nguyên, Tức sự, Chinh Phụ thi, Thưởng bạch Mai, Vịnh ni cô,…  
Vinh danhGoogle Doodle ngày 1 tháng 2 năm 2023 tôn vinh bà với danh hiệu là nữ tổng biên tập đầu tiên của tờ báo phụ nữ đầu tiên ở Việt Nam.
Gia đìnhCha: Nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu
Chồng: Nguyễn Công Tính
Con: Nguyễn Thị Vinh
Thông tin tiểu sử nữ sĩ Sương Nguyệt Anh
Một tấm ảnh chụp bà Sương Nguyệt Anh thời trẻ. Ảnh: Pháp luật Việt Nam

Sương Nguyệt Anh là ai?

Sương Nguyệt Anh tên thật là Nguyễn Thị Ngọc Khuê (theo “Nguyễn chi thế phổ”), tuy nhiên tên ghi trên bia mộ lại là Nguyễn Ngọc Khuê, tự là Nguyệt Anh. Ngoài bút hiệu Sương Nguyệt Anh, bà còn ký nhiều bút hiệu khác như: Xuân Khuê, Nguyệt Nga, Nguyệt Anh. Bút hiệu Sương Nguyệt Anh của bà có nghĩa là “Góa phụ Nguyệt Anh”.

Chân dung bà Sương Nguyệt Anh. Ảnh: Pháp luật Việt Nam

Sương Nguyệt Anh (1864 – 1922) sinh ra tại làng An Bình Đông, nay là xã An Đức, Ba Tri, Bến Tre. Bà là con gái thứ tư (cho nên trong gia tộc thường gọi bà là Năm Hạnh) của nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu, mẹ là bà Lê Thị Điền, người làng Thanh Ba, huyện Cần Giuộc.

Thuở nhỏ, bà cùng người chị tên là Nguyễn Thị Xuyến, được cha (Đồ Chiểu) truyền dạy nên giỏi cả chữ Hán lẫn chữ Nôm. Khi cả hai khôn lớn, nổi tiếng tài sắc, được người quanh vùng ca tụng gọi là Nhị Kiều.

Sinh ra trong một gia đình nhà Nho, lại được sự giáo dục kỹ lưỡng của người cha danh tiếng lẫy lừng Gia Định, bà không chỉ được yêu mến bởi tính tình điềm đạm, đôn hậu mà còn nổi tiếng thông minh, sắc sảo.

Suốt thời thanh xuân, bà nổi danh cả về tài sắc lẫn đức hạnh, song cốt cách lại giản dị, tự nhiên. Ngay cả khi gia đình rơi vào cảnh khó khăn, bà nghỉ học để vừa chăm lo việc gia đình, vừa giúp đỡ cha già bốc thuốc chữa bệnh.

Bà học giỏi, thường làm thơ bằng chữ Hán hay quốc ngữ để bày tỏ tâm sự trước cảnh nước mất nhà tan, nhân dân lầm than đau khổ. Sau bà trở thành nữ chủ bút đầu tiên của Việt Nam, phụ trách tờ báo “Nữ giới chung” – tờ báo đầu tiên của phụ nữ, được xuất bản tại Sài Gòn.

Cuộc đời,  sự nghiệp của nữ sĩ Sương Nguyệt Anh

Năm 1888, Sương Nguyệt Anh được 24 tuổi thì cha mất. Tri phủ Ba Tường lúc đó đến hỏi bà làm vợ không được, nên mang lòng oán hận, đang tìm cách hãm hại.

Để tránh tai hoạ, bà cùng gia đình người anh (Nguyễn Đình Chúc) chuyển sang Cái Nứa (Mỹ Tho) rồi dời về Rạch Miễu ở nhờ nhà ông nghè Trương Văn Mân. Ở đây, bà kết duyên với một phó tổng sở tại, góa vợ tên Nguyễn Công Tính, sinh được một bé gái tên là Nguyễn Thị Vinh.

Cuộc hôn nhân đẹp đẽ đã sớm kết thúc bi thảm khi ông Tính bị Phủ Xuyên âm mưu sát hại. Năm con gái được 2 tuổi thì chồng mất. Từ đó bà thủ tiết nuôi con, thờ chồng và mở trường dạy chữ Nho cho học trò trong vùng để sinh sống. Và cũng từ đó, bà thêm trước bút hiệu Nguyệt Anh một chữ “sương”, thành “Sương Nguyệt Anh”, có nghĩa là “Nguyệt Anh goá chồng”.

Những năm 1906-1908, hưởng ứng phong trào Đông Du của Phan Bội Châu bà bán một phần điền sản và vận động quyên góp để giúp học sinh xuất dương sang Nhật du học.

Năm 1917, Sương Nguyệt Anh được một nhóm chí sĩ ái quốc mời làm chủ bút tờ “Nữ giới chung” nghĩa là “tiếng chuông của nữ giới”. Tờ báo ra số đầu tiên ngày 1/2/1918, với chủ trương nâng cao dân trí, khuyến khích công nông thương và nhất là đề cao vai trò phụ nữ trong xã hội.

 Nhưng dù ngòi bút của Sương Nguyệt Anh có khéo léo đến đâu, tầm ảnh hưởng của tờ báo này khiến mật thám Pháp e ngại. Tháng 7/1918, tờ “Nữ giới chung” bị đình bản. Cũng ngay lúc này, người con gái độc nhất của bà (Nguyễn Thị Vinh) vừa sinh nở xong đã ngã bệnh qua đời.

Sau đó mắt bà bị bệnh, thường xuyên đau nhức và sức khoẻ cũng dần suy kiệt. Nghe lời thầy thuốc, Sương Nguyệt Anh dẫn cháu ngoại trở về Mỹ Chánh Hoà (Ba Tri), nương náu nơi nhà người em út tên là Nguyễn Đình Chiêm để chạy chữa, nhưng chỉ một thời gian ngắn sau, đôi mắt bà bị mù loà hẳn.

Từ đó, sớm chiều bà lại tiếp tục dò dẫm bốc thuốc, dạy học và sáng tác thơ văn. Sáng sớm ngày 12 tháng Chạp năm Tân Dậu (tức 9 tháng 1 năm 1922), Sương Nguyệt Anh trút hơi thở cuối cùng, lúc 58 tuổi.

Lúc đầu, mộ Sương Nguyệt Anh ở Mỹ Nhơn, về sau (năm 1959) được đồng bào cải táng dời về nằm cạnh mộ phần của song thân bà, tức nằm trong khu đền thờ và mộ Nguyễn Đình Chiểu ngày nay.

Mới đây, sáng 1/2, trên trang Google search tại Việt Nam, logo quen thuộc của công cụ này được cách điệu thể hiện hình ảnh bà Sương Nguyệt Anh mặc áo dài, tóc búi cao, xung quanh là các trang viết, bình hoa mai. Đó cũng là cách mà Google vinh danh Sương Nguyệt Anh, nữ tổng biên tập đầu tiên của Việt Nam nhân dịp kỷ niệm 105 năm phát hành báo “Nữ giới chung”.

Theo đó, tác phẩm do họa sĩ Camelia Phạm thực hiện. Camelia Phạm cho biết cô đã cố gắng tìm kiếm hình ảnh biểu tượng từ những bài thơ của Sương Nguyệt Anh để minh họa. Sinh thời, nữ sĩ từng sáng tác bài Cây mai với những câu từ: “Tài không sắc, sắc không tài/ Lá úa nhành khô cũng tiếng mai/ Ngọc ánh chi nài son phấn đượm / Vàng ròng há sợ sắc màu phai“.

Những tác phẩm của nữ sĩ Sương Nguyệt Anh

Sương Nguyệt Anh sáng tác nhiều, nhưng bà không gom thành tập. Nay chỉ còn tản mác một số bài thơ như: Đoan Ngọ nhật điếu Khuất Nguyên, Tức sự, Chinh Phụ thi, Thưởng bạch Mai, Vịnh ni cô, vua Thành Thái vào Nam, cảm tác khi lính Việt đi Âu chiến… Và vài bài vè, như: Vè tiểu yêu, Vè Thầy Hỷ, Vè đánh đề…

Ngoài bản dịch bộ Yên Sơn ngoại sử của Trung Quốc ra thơ lục bát, một số ít bài thơ chữ Hán, thể vè lục bát; thơ của Sương Nguyệt Anh phần lớn là thơ Nôm, theo thể Đường luật.

Thơ của bà phần nhiều là để đối đáp lại những người đã trêu ghẹo, đã tỏ tình với mình, nhằm nêu lên đức kiên trinh của người phụ nữ Nam Bộ, như Tiễn ông Kinh Hối nhậm chức kinh lịch ở Sa Đéc, Hoạ thơ Bảy Nguyện, Họa thơ Phủ Ngọc, Họa thơ Bái Liêu, Thưởng Bạch Mai, Vịnh ni cô.

Đường phố mang tên Sương Nguyệt Anh ở TP HCM

Trên tờ “Nữ giới chung”, bà đăng nhiều bài thơ đề cao tinh thần quật khởi của các nữ anh hùng dân tộc như Bà Trưng, Bà Triệu hoặc đăng những bài thơ đề cao nữ quyền; đăng những bài thơ khuyên thanh niên Việt Nam không nên đi lính cho Pháp trong chiến tranh thế giới thứ nhất 1914-1918.

Bằng tất cả tài năng, tâm huyết, suốt đời phấn đấu vì sự nghiệp chung, Sương Nguyệt Anh đã để lại trong tâm trí người Việt Nam hình ảnh đẹp về một nữ chủ bút đầu tiên, một nhà thơ đa tài và một người tiên phong trong cuộc đấu tranh vì quyền lợi, địa vị của phụ nữ nước nhà.

Đó là tất cả những thông tin chúng tôi muốn gửi tới độc giả về tiểu sử, cuộc đời, sự nghiệp của nữ sĩ – nữ chủ bút đầu tiên của Việt Nam Sương Nguyệt Anh. Đừng quên theo dõi HopAmGuitar.vn để không bỏ lỡ những thông tin mới nhất nhé!



Sưu tầm – Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo

Share:

Các bài viết khác:
Câu chuyện thú vị về hoàn cảnh sáng tác ca khúc Trả Lại Em Yêu (nhạc sĩ Phạm Duy)
Câu chuyện thú vị về hoàn cảnh sáng tác ca khúc Trả Lại Em Yêu (nhạc sĩ Phạm Duy)
[ad_1] Trong sự nghiệp sáng tác đồ sộ của mình, nhạc sĩ Phạm Duy viết ở mọi thể loại nhạc, và hầu như ở thể loại nào ông cũng để...

Mai Phương Thuý gợi cảm, Diệp Lâm Anh xác nhận đang yêu người đàn ông kém tuổi
Mai Phương Thuý gợi cảm, Diệp Lâm Anh xác nhận đang yêu người đàn ông kém tuổi
[ad_1] Tin sao Việt 13/1: Soobin mang túi hàng hiệu nhận giải thưởng WeChoice Awards 2024. Nam ca sĩ nhận cùng lúc 6 giải thưởng. Sau hai năm ly hôn,...

Đạo diễn ‘Ma Da’ bắt tay ê-kíp Hàn Quốc làm phim về nhà ma ám Yeong Deok
Đạo diễn ‘Ma Da’ bắt tay ê-kíp Hàn Quốc làm phim về nhà ma ám Yeong Deok
[ad_1] Sau thành công vang dội của Ma Da với doanh thu 127 tỷ đồng, đạo diễn Nguyễn Hữu Hoàng tiếp tục "đánh chiếm" thị trường phim kinh dị với...

HOT: Song Hye Kyo úp mở về vụ ly hôn với Song Joong Ki bằng 1 câu bóng gió?
HOT: Song Hye Kyo úp mở về vụ ly hôn với Song Joong Ki bằng 1 câu bóng gió?
[ad_1] Sáng 13/1, tờ Sports Chosun đưa tin, Song Hye Kyo vừa xuất hiện trên kênh YouTube Fairy Jaehyung và có nhiều chia sẻ đáng chú ý về chuyện đời,...

Tiểu sử Hoa hậu Nguyễn Cao Kỳ Duyên
Tiểu sử Hoa hậu Nguyễn Cao Kỳ Duyên
[ad_1] Kỳ Duyên từng bị gán mác là hoa hậu dính nhiều thị phi nhất Việt Nam với một loạt scandal nổ ra sau đăng quang khiến dư luận quan...

Nhạc sĩ Trần Thiện Thanh và ca khúc “Khi Người Yêu Tôi Khóc”: Một đêm cúi mặt, để cay đắng rơi thành giọt lệ đời…
Nhạc sĩ Trần Thiện Thanh và ca khúc “Khi Người Yêu Tôi Khóc”: Một đêm cúi mặt, để cay đắng rơi thành giọt lệ đời…
[ad_1] Trần Thiện Thanh là một những ca sĩ kiêm nhạc sĩ nổi tiếng nhất của nhạc vàng Việt Nam. Tài năng của ông được hầu hết những người yêu...

Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn và ca khúc “Xin Trả Nợ Người” – Hai mươi năm tình cũ chưa nguôi
Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn và ca khúc “Xin Trả Nợ Người” – Hai mươi năm tình cũ chưa nguôi
[ad_1] “Anh nhớ Ánh, nhớ Ánh, nhớ Ánh mà không nói được với ai. Như tiếng kêu của một loài kiến nhỏ. Làm thế nào Ánh nghe thấy… Ánh ơi,...

Mỹ nhân lên đồ đẹp nhất phim Việt giờ vàng hiện tại, vừa ngọt vừa sang khiến ai cũng đổ
Mỹ nhân lên đồ đẹp nhất phim Việt giờ vàng hiện tại, vừa ngọt vừa sang khiến ai cũng đổ
[ad_1] Bộ phim Đi Về Miền Có Nắng mới lên sóng được 1 tuần nhưng đã trở thành chủ đề hot trên các nền tảng mạng xã hội, lý do...

Những chuyện tình buồn trong lạnh giá trong 2 ca khúc “Mùa Đông Của Anh” và “Mùa Xuân Không Còn Nữa”
Những chuyện tình buồn trong lạnh giá trong 2 ca khúc “Mùa Đông Của Anh” và “Mùa Xuân Không Còn Nữa”
[ad_1] Những ngày cuối cùng của một năm sắp sửa qua đi. Đây cũng là lúc mà mùa Đông, với những đợt gió bấc, những quầng mây xám nhợt nhạt...

Tiểu sử diễn viên Nguyễn Hoàng Ngọc Huyền
Tiểu sử diễn viên Nguyễn Hoàng Ngọc Huyền
[ad_1] Cùng với sức hút của bộ phim phát sóng giờ vàng “Gara Hạnh Phúc” thì cái tên Nguyễn Hoàng Ngọc Huyền – cô em gái yếu đuối trong phim...